Định Hướng Phát Triển Của Các Ngân Hàng Thương Mại Đến 2015 Và Tầm Nhìn Đến Năm 2020‌


Theo kết quả nghiên cứu, quy mô dư nợ có mối tương quan âm với lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Deger Alper và Adem Anbar (2011) ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng tìm thấy mối tương quan âm giữa các khoản cho vay và lợi nhuận.

Về mặt lý thuyết, khi ngân hàng có dư nợ càng cao thì lợi nhuận càng cao do ngân hàng được hưởng chênh lệch lãi suất gữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn nhiều hơn. Tuy nhiên trong giai đoạn 2008-2013, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, chất lượng tín dụng của các ngân hàng Việt Nam giảm sút rất mạnh, nợ nhóm 02, nợ xấu tăng vọt. Đặc biệt một số ngân hàng có dư nợ nhóm 05 (nợ có khả năng mất vốn) rất lớn dẫn đến những khoản trích dự phòng rủi ro rất cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận. Vì vậy, mặc dù dư nợ tín dụng nhìn chung có tăng trưởng nhưng tỷ lệ nợ nhóm 02, nợ xấu vẫn ở mức cao nên lợi nhuận của các ngân hàng vẫn không được cải thiện.

Do đó, mối tương quan âm giữa quy mô dư nợ và lợi nhuận của các ngân hàng trong bài nghiên cứu là phù hợp với tình hình thực tế của các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2008-2013.

Quy mô tiền gửi của khách hàng (đo lường thông qua biến DP)

Quy mô tiền gửi của khách hàng có mối tương quan âm với lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% trong mô hình (2.1). Kết quả này trái ngược với kỳ vọng ban đầu cũng như với các nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, kết quả này lại phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam trong thời gian qua.

Trong giai đoạn 2010-2011 là giai đoạn thanh khoản của thị trường gặp nhiều khó khăn, một số ngân hàng gặp khó khăn trong thanh khoản đã tăng cường huy động vốn từ các thành phần kinh tế với lãi suất rất cao (nổi bật nhất là Techcombank đã lập kỷ lục của năm 2010 khi huy động với lãi suất lên đến 18%/ năm). Việc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng đã khiến các ngân hàng vốn không thiếu thanh khoản buộc phải đẩy lãi suất huy động lên cao để giữ chân khách hàng.


Lãi suất huy động tăng đồng nghĩa với lãi suất cho vay tăng đã dẫn đến một số ngân hàng cho vay với lãi suất lên đến trên 20%/ năm. Lãi suất cho vay quá cao khiến nhiều khách hàng dám vay vì không có khả năng chi trả, do đó tại một số ngân hàng đã xuất hiện hiện tượng dư thừa vốn, chi phí trả lãi gia tăng trong khi thu nhập từ lãi giảm khiến hiệu quả sử dụng vốn bị giảm.

Tương tự, trong giai đoạn 2012-2013, khi thanh khoản của hệ thống đã bắt đầu ổn định hơn, một số ngân hàng bắt đầu hạ lãi suất để kích thích cho vay. Tuy nhiên do khó khăn chung của nền kinh tế các kênh đầu tư như bất động sản, chứng khoán không hiệu quả khiến gửi tiền ngân hàng trở thành kênh đầu tư an toàn và sinh lời nhất. Do đó nguồn vốn huy động của các ngân hàng liên tục tăng trong khi nhu cầu tín dụng thấp đã dẫn đến thừa vốn ở các ngân hàng khiến do các ngân hàng bị giảm thu nhập.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Cấu trúc thu nhập – chi phí (đo lường thông qua biến NIM và NII)

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi thuần (NII) đều có mối tương quan dương với lợi nhuận của các ngân hàng. Biến NIM có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và biến NII có ý nghĩa thống kê ở mức 1% ở cả 2 mô hình (2.1) và (2.2). Đặc biệt, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi thuần (biến NII) có tác động tới ROA và ROE lớn hơn biến thu nhập lãi thuần (NIM). Điều này chứng tỏ các ngân hàng có thu nhập ngoài lãi như thu nhập từ hoạt động dịch vụ, từ hoạt động mua bán chứng khoán, kinh doanh vàng, kinh doanh ngoại hối, thu nhập từ việc góp vốn mua cổ phần…càng cao thì lợi nhuận càng cao. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Fadzlan Sufian (2011) ở Hàn Quốc chỉ ra rằng các ngân hàng có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cao như thu nhập từ các công cụ phái sinh, thu nhập từ kinh doanh chứng khoán, thu từ các khoản phí dịch vụ sẽ có lợi nhuận cao hơn.

Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 8

Kết quả nghiên cứu đã phản ánh đúng thực trạng của các Ngân hàng Việt Nam. Trong khi nguồn thu nhập từ lãi phụ thuộc rất lớn vào nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô, các ngân hàng đã bắt đầu chú trọng nhiều hơn đến nguồn thu nhập ngoài lãi. Thời gian gần đây, các Ngân hàng liên tục đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ vào


việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, các dịch vụ tiện ích cho khách hàng vừa giúp ngân hàng tiết giảm chi phí so với các dịch vụ truyền thống mà còn thu được phí sử dụng dịch vụ. Các nguồn thu phí được nhiều ngân hàng đẩy mạnh trong thời gian gần đây: phí dịch vụ thanh toán, phí dịch vụ ngân quỹ, phí dịch vụ ủy thác, đại lý, phí bảo lãnh, tài trợ thương mại, phí từ dịch vụ Thẻ và các ngân hàng điện tử…Các loại hình dịch vụ này đã làm gia tăng đáng kể nguồn thu nhập cho ngân hàng bên cạnh nguồn thu truyền thống.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối tương quan dương với lợi nhuận của các ngân hàng và có ý nghĩa thống kê ở cả 2 mô hình (2.1) và (2.2). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam càng cao thì lợi nhuận của các ngân hàng càng tăng. Khi kinh tế tăng trưởng sẽ kéo theo nhu cầu tín dụng và nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ khác của ngân hàng tăng, các ngân hàng có nguồn thu dồi dào và đa dạng hơn, làm cho lợi nhuận của các ngân hàng tăng cao. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây của Bourke (1989), Molyneur & Thornton (1992), Pasiouras và Kosmidou (2007), Kosmidou (2008)…

Lạm phát (INF)

Lạm phát có mối tương quan âm với lợi nhuận của các ngân hàng và có ý nghĩa thống kê ở cả 2 mô hình (2.1) và (2.2). Kết quả này cho thấy tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế càng cao thì lợi nhuận của các ngân hàng càng giảm. Điều này chứng tỏ khi lạm phát tăng, các ngân hàng đều có tốc độ của chi phí nhập nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập làm giúp cho cho lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2‌


Chương 2 trình bày về thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thuộc mẫu nghiên cứu ; đồng thời cũng trình bày mô hình nghiên cứu và kết quả nghiên cứu về sự tác động của các nhân tố đến lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2013.

Kết quả nghiên cứu cho thấy 7 yếu tố : quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô dư nợ, quy mô tiền gửi của khách, tỷ lệ thu nhập lãi thuần, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi thuần, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát có mối tương quan dương hoặc âm đến lợi nhuận của các ngân hàng. Yếu tố còn lại, yếu tố tổng tài sản có tác động tới lợi nhuận của ngân hàng nhưng không có ý nghĩa thống kê. Trong đó, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi thuần là yếu tố có tác động lớn nhất tới ROA và ROE.

Thực trạng và kết quả nghiên cứu trong Chương 2 sẽ làm tiền đề để đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm giúp gia tăng lợi nhuận của các Ngân hàng Việt Nam trong chương 3.


CHƯƠNG 3‌

GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.1. Định hướng phát triển của các Ngân hàng thương mại đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020‌

Định hướng phát triển chung cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau :

Tiếp tục cơ cấu lại một cách toàn diện hệ thống Ngân hàng thương mại, tăng cường năng lực thể chế, sắp xếp lại bộ máy tổ chức, mở rộng quy mô hoạt động đi đôi với tăng cường năng lực tự kiểm tra, quản lý rủi ro.

Tăng cường năng lực tài chính, nâng cao năng lực quản trị đạt chuẩn quốc tế thông qua việc hoàn thiện mô hình hoạt động, từng bước triển khai hệ thống quản lý rủi ro, ứng dụng chuẩn mực Basel vào hoạt động Ngân hàng.

Tăng trưởng tín dụng một cách hợp lý, phù hợp với định hướng của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bám sát các chính sách điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước nhằm tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế một cách hiệu quả. Tập trung thay đổi cơ cấu huy động vốn, gia tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động với chi phí thấp để giảm chi phí đầu vào, giúp tăng hiệu quả hoạt động.

Đổi mới và phát triển nền tảng Công nghệ, hệ thống Corebanking. Đảm bảo một hệ thống ổn định, đủ khả năng hỗ trợ hoạt động quản lý và kinh doanh Ngân hàng.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc xây dựng cơ chế tuyển dụng, đánh giá đo lường hiệu quả công việc và đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ.

Tập trung các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh.


3.2. Giải pháp nâng cao lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại Việt Nam‌

3.2.1. Nhóm giải pháp do Ngân hàng thực hiện‌

3.2.1.1. Tăng thu nhập từ lãi‌

Hiện tại, ngân hàng cần phải có một chính sách điều hành nguồn vốn hợp lý để gia tăng hiệu quả sử dụng vốn, giúp gia tăng thu nhập từ lãi. Trong thời kỳ nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn, các doanh nghiệp và người dân rất ngại vay vốn ngân hàng do không đủ khả năng chi trả. Các ngân hàng cần có các chính sách hỗ trợ hay các gói sản phẩm ưu đãi để giúp các doanh nghiệp và người dân có thể tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng để sản xuất kinh doanh thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

Đối với công tác huy động vốn, do thanh khoản của hệ thống đã ổn định, hầu hết các ngân hàng đều đang dư thừa nguồn vốn. Do đó, các ngân hàng cần căn cứ vào tình hình thực tế của mình để tính toán, điều chỉnh lãi suất huy động về mức hợp lý làm tiền đề để giảm lãi suất cho vay. Như vậy các ngân hàng vừa giảm bớt gánh nặng trả lãi cho khách hàng vừa tăng hiệu quả sử dụng vốn.

3.2.1.2. Tăng thu nhập ngoài lãi‌

Theo như kết quả nghiên cứu đã được phân tích ở trên, thu nhập ngoài lãi có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất đến lợi nhuận của các ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng muốn nâng cao lợi nhuận cần phải đẩy mạnh phát triển các hoạt động khác như cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại, kinh doanh vàng và ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán, góp vốn mua cổ phần…Trong đó, đáng chú ý nhất là việc đẩy mạnh các dịch vụ như dịch vụ thanh toán qua ngân hàng điện tử, dịch vụ đại lý, ủy thác, các dịch vụ cung cấp cho thị trường tài chính phái sinh, các hoạt động bán chéo sản phẩm… Đây là những mảng mà các ngân hàng nước ngoài rất chú trọng đẩy mạnh trong khi đối với các ngân hàng Việt Nam đây vẫn là những lĩnh vực khá mới mẻ.

Dịch vụ Thẻ/ POS


Trong quá trình hội nhập quốc tế, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển mạnh mẽ. Do đó, hoạt động kinh doanh Thẻ là một hoạt động cần phải được các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới. Bên cạnh việc tăng cường hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật để đa dạng hóa các sản phẩm tiện ích trên nền tảng công nghệ cao, cần phải chú trọng đẩy mạnh việc liên kết giữa các ngân hàng, các tổ chức Thẻ quốc tế để tiến tới hình thành một hệ thống thanh toán thẻ tiện lợi, hiệu quả không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài nhằm tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho khách hàng sử dụng thẻ. Để thực hiện được định hướng trên, các Ngân hàng cần chú trọng một số biện pháp cụ thể sau :

+ Chủ động tiếp cận các doanh nghiệp nhằm sử dụng các dịch vụ trả lương qua tài khoản liên kết với Thẻ ngân hàng. Tăng cường phát triển, mở rộng hệ thống các đơn vị chấp nhận thẻ (POS) thành mạng lưới rộng khắp, tạo điều kiện cho khách hàng có thể dùng thẻ để mua hàng hóa, trả tiền dịch vụ (thanh toán hoá đơn tiền điện, nước, điện thoại, ăn uống, giải trí, du lịch …)

+ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc cải tiến, gia tăng các tiện ích khi sử dụng thẻ song song với việc tăng cường công tác quản lý rủi ro trong điều kiện hội nhập quốc tế, tội phạm công nghệ cao ngày càng gia tăng.

+ Đẩy mạnh quan hệ với các Tổ chức thẻ quốc tế và các Ngân hàng khác để học hỏi trao đổi kinh nghiệm nhằm phát triển thẻ và cùng nhau phối hợp phòng chống tội phạm quốc tế trong lĩnh vực thẻ.

Dịch vụ ngân hàng điện tử

Dịch vụ ngân hàng điện tử là một mảng dịch vụ có tiềm năng mang lại thu nhập cao cho các ngân hàng nước ngoài trong thời gian tới. Ngày nay, với xu thế bùng nổ công nghệ thông tin, các dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng đa dạng và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Một số dịch vụ nổi bật như : Internet banking (giao dịch ngân hàng trên Internet), Mobile banking (giao dịch ngân hàng trên điện thoại), SMS Banking (các dịch vụ theo dòi số dư tài khoản, vấn tin các thông tin lãi suất, tỷ giá bằng tin nhắn SMS)…


Để có thể phát triển tốt dịch vụ này, các Ngân hàng cần đầu tư một hệ thống công nghệ hiện đại vì chất lượng dịch vụ và bảo mật thông tin là những yếu tố được đưa lên hàng đầu đối với mảng ngân hàng điện tử. Do đó xu thế tất yếu là các Ngân hàng thương mại Việt Nam là đầu tư công nghệ tiên tiến cộng với việc học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài nhằm phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng điện tử.

Ngoài việc gia tăng thu phí dịch vụ, nếu triển khai có hiệu quả dịch vụ ngân hàng điện tử, các ngân hàng có thể cắt giảm được các khoản chi phí so với khi khách hàng đến giao dịch tại quầy (các chi phí in ấn, lưu trữ chứng từ…) đồng thời giảm bớt áp lực tác nghiệp tại quầy để giảm thiểu rủi ro tác nghiệp.

Dịch vụ tài chính phái sinh

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các hoạt động thương mại quốc tế phát triển rất mạnh mẽ, nên khả năng rủi ro liên quan đến tỷ giá, đến lãi suất sẽ lớn hơn, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì thế, nhu cầu về các dịch vụ tài chính phái sinh đang ngày càng tăng. Việc phát triển dịch vụ tài chính phái sinh vừa giúp ngân hàng có nguồn thu phí dịch vụ vừa phòng ngừa rủi ro về lãi suất, về tỷ giá cho chính ngân hàng.

Thị trường phái sinh và các công cụ phái sinh rất đa dạng và phức tạp, đòi hỏi ngân hàng phải đào tạo cán bộ trình độ phải am hiểu về các kỹ thuật nghiệp vụ phái sinh, sử dụng thành thạo các kỹ thuật phân tích, kỹ thuật dự báo xu hướng diễn biến của thị trường nhằm sử dụng các công cụ phái sinh phù hợp, thông qua đó có thể tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng. Bên cạnh vấn đề về trình độ thì vấn đề về công nghệ ngân hàng cũng là một yếu tố cần phải quan tâm. Các công cụ phái sinh được tính toán, thiết kế dựa trên các thuật toán khá phức tạp nên đòi hỏi các ngân hàng cần phải có những phần mềm hiện đại để xử lý. Do đó, các ngân hàng cần mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng trên thế giới để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, kỹ năng cũng như công nghệ ngân hàng đối với việc cung cấp các dịch vụ phái sinh.

Các hoạt động khác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2022