Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa


Thứ ba, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch. Mục đích của tuyên truyền, xúc tiến trong kinh doanh du lịch là nhằm giới thiệu, hình thành và định hướng nhu cầu của du khách đối với các sản phẩm du lịch của địa phương. Có thể nói, làm tốt công tác tuyên tryền, quảng bá du lịch là một trong những kinh nghiệm quan trọng cần học hỏi để đưa du lịch của tỉnh Quảng Ninh phát triển.

Thứ tư, cần có sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp với nhau để phát triển du lịch. Trong bối cảnh Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO, ngành du lịch phải đối mặt với những cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do vậy, liên kết, hợp tác du lịch giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp du lịch với nhau để cùng phát triển trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Việc liên kết, hợp tác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành các tua, các tuyến du lịch và trong việc xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch để thu hút khách du lịch nhất là du khách quốc tế.

Thứ năm, quan tâm đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở địa phương. Du lịch là một ngành kinh tế - dịch vụ có đối tượng phục vụ là con người. Hơn nữa, con người ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi một vùng, một nước mà còn bao gồm cả du khách quốc tế. Vì vậy, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du khách không giống với các ngành kinh tế và dịch vụ khác, nó mang tính toàn diện, từ cán bộ quản lý cho đến nhân viên phục vụ đều phải được trang bị đầy đủ kiến thức về du lịch để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của du lịch.

Thứ sáu, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch. Việc phát triển du lịch đang đặt ra ngày càng nhiều vấn đề không thể xem nhẹ, chẳng hạn, tình trạng gây tổn hại về môi trường, tài nguyên du lịch


thiên nhiên, thậm chí là xâm phạm cả vào các công trình lịch sử, văn hóa, kéo theo sự phát triển của một số tệ nạn xã hội hoặc tình trạng cố tình vi phạm pháp luật của một số tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Điều đó cho thấy, cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh du lịch, đồng thời làm tốt việc bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch.

*) Tiểu kết chương 1

Chương 1 của Luận văn đã đề cập đến và làm rõ nhưng cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch. Chương này gồm 03 nội dung chính mà tác giả muốn đề cập, đó là:

- Du lịch và hoạt động du lịch: Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn vã đã xuất hiện lâu đời ở nhiều nước trên thế giới. Trong thực tế có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về du lịch khác nhau nhưng có thể hiểuvề du lịch như sau: Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên;mang tính tạm thời, trong một thời gian ngắn; nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng hoặc kết hợp đi du lịch với giải quyết những công việc của cơ quan và nghiên cứu thị trường, du lịch thiết lập các quan hệ giữa khách du lịch với nhà cung ứng các dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương và cư dân ở địa phương. Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

- Quản lý nhà nước về du lịch: Đề tài này nghiên cứu về quản lý nhà nước về du lịch cho nên luận văn phải có những nghiên cứu về lý thuyết quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch qua việc làmrõ những đặc điểm, vai trò, nội dung và những nhân tố tác động đến quản lý nhà nước về du lịch. Từ đó, có thể hiểu sâu hơn thế nào là quản lý nhà nước về du lịch để có những cơ sở lý thuyết quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu vấn đề tại tỉnh Quảng Ninh.


Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - 6

- Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của một số tỉnh, thành phố trong nước. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của một số địa phương trong nước như Nha Trang, Vũng Tàu trên một số lĩnh vực như: xây dựng tổng thể quy hoạch phát triển du lịch; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch; quảng bá, xúc tiến du lịch; cần có sự liên kết, hợp tác giữa các vùng, địa phương và quốc tế; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch; kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động du lịch…Tỉnh Quảng Ninh cần học hỏi và đổi mới nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa quản lý nhà nước về dulịch để tiến kịp và sánh ngang với các nước và tỉnh, thành phố có ngành du lịch cực kỳ phát triển.


Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH


2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch trên địa

bàn tỉnh Quảng Ninh

2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là địa phương có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nói riêng và của cả nước nói chung, trong đó bao gồm cả phát triển ngành du lịch.

Quảng Ninh là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Tỉnh có địa hình đa dạng núi, rừng, bờ biển, cửa sông và hàng nghìn hòn đảo. Nhìn chung, tỉnh có một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cho phát triển du lịch. Tỉnh Quảng Ninh có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chệch theo hướng đông bắc – tây nam. Phía tây tựa lưng vào núi trùng điệp, phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu Vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông. Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc xã Trà Cổ, thị xã Móng Cái. Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thị xã Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây


giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là vùng Hà Nội đã xác định vai trò quan trọng của Quảng Ninh với tư cách là một cực của tam giác tăng trưởng dịch vụ - du lịch: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Trong chiến lược hợp tác du lịch khu vực, Quảng Ninh đã được xác định là một “mắt xích” quan trọng trong các chương trình hợp tác về du lịch giữa Trung Quốc với ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á), cụ thể là chương trình “Hai hành lang – một vành đai”, Chương trình phát triển du lịch Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng GMS,…[25].

Tỉnh Quảng Ninh có diện tích khoảng 12.000 km2, bao gồm 6.000 km2 đất liền và 6.000 km2 mặt biển với hơn 2.000 hòn đảo lớn nhỏ, 80% diện tích đất của tỉnh là đồi núi, đường bở biển dài 250km. Có hai khu vực miền núi chính, một ở phía đông giáp với Trung Quốc và khu vực còn lại ở phía tây. Dân số tỉnh phần lớn tập trung ở khu vực miền núi và đồng bằng ven biển. Vùng núi chia làm 2 miền: vùng núi miền đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái; vùng núi miền tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía bắc thành phố Uông Bí, và thấp dần ở phía bắc thị xã Đông Triều. Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những bãi bồi thấp bị phong hóa và xâm thực, tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bở biển. Ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp. Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển lại thuận lợi cho nông nghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân cư trù phú của Quảng Ninh. Con số hơn

2.000 hòn đảo của tỉnh chiếm hơn hai phần ba số đảo trên toàn quốc, bao gồm những hòn đảo có diện tích nhỏ hơn, trên một số đảo có hang động. Tỉnh Quảng Ninh có hai huyện đảo là huyện đảo Cô Tô và huyện đảo Vân Đồn và có rất nhiều hòn đảo tập trung trên Vịnh Hạ Long và khu vực Vịnh Bái Tử


Long. Toàn tỉnh có 40.000 ha bãi triều và 20.000 ha cửa sông và vịnh, tạo nên rất nhiều khu bãi cát trắng phục vụ du lịch như khu vực Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu và Ngọc Vừng [21].

Dân số tỉnh Quảng Ninh đạt gần 1.177.200 người (năm 2012), có 22 thành phần dân tộc, trong đó có 06 dân tộc có hàng nghìn người trở lên, cư trú thành những cồng đồng và có ngôn ngữ, bản sắc dân tộc rõ nét, đó là dân tộc Kinh, Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa. Quảng Ninh có một vùng đất có nền văn hóa lâu đời. Văn hóa Hạ Long đã được ghi vào lịch sử như một mốc tiến hóa của người Việt. Cũng như các địa phương khác, cư dân sống ở Quảng Ninh cũng có những tôn giáo, tín ngưỡng để tôn thờ: đạo Phật, Ky Tô giáo, Cao Đài,…Cùng với việc tôn thở đạo phật thì hàng trăm ngôi chùa ở Quảng Ninh được xây dựng. Đầu tiên phải kể đến chùa Yên Tử- trung tâm phật giáo Việt Nam, sau đó là các ngôi chùa nổi tiếng như chùa Cái Bầu, chùa Ba Vàng, chùa Long Tiên, chùa Lôi Âm,…[25].

Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam vừa có nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển. Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa đông lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất. Do nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú. Với việc có khí hâu ôn hòa như vậy, rất thuận lợi cho hoạt động du lịch diễn ra.

Quảng Ninh có đến 30 sông, suối dài trên 10 km nhưng phần nhiều đều nhỏ. Diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2, trong đó có 4 con sông lớn là hạ lưu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ.Đại bộ phận sông có dạng xoè hình cánh quạt, trừ sông Cầm, sông Ba Chẽ, sông Tiên Yên, sông Phố Cũ có dạng lông chim.Nước ngập mặn xâm nhập vào vùng cửa sông khá xa. Lớp thực vật che phủ chiếm tỷ lệ thấp ở các


lưu vực nên thường hay bị xói lở, bào mòn và rửa trôi làm tăng lượng phù sa và đất đá trôi xuống khi có lũ lớn do vậy nhiều nơi sông suối bị bồi lấp rất nhanh, nhất là ở những vùng có các hoạt động khai khoáng như ở các đoạn suối Vàng Danh, sông Mông Dương.Ngoài 4 sông lớn trên, Quảng Ninh còn có 11sông nhỏ, chiều dài các sông từ 15 – 35 km; diện tích lưu vực thường nhỏ hơn 300 km2, chúng được phân bố dọc theo bờ biển, gồm sông Tràng Vinh, sông Hà Cối, sông Đầm Hà, sông Đồng Cái Xương, sông Hà Thanh, sông Đồng Mỏ, sông Mông Dương, sông Diễn Vọng, sông Man, sông Trới, sông Míp. Tất cả các sông suối ở Quảng Ninh đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45m3/s, mùa mưa lên tới 1500 m3/s, chênh nhau 1.000 lần. Về phía biển Quảng Ninh giáp Vịnh Bắc Bộ, một vịnh lớn nhưng kín lại có nhiều lớp đảo che chắn nên sóng gió không lớn như vùng biển Trung Bộ. Chế độ thuỷ triều ở đây là nhật triều điển hình, biên độ tới 3-4 m. Nét riêng biệt ở đây là hiện tượng sinh "con nước" và thuỷ triều lên cao nhất vào các buổi chiều các tháng mùa hạ, buổi sáng các tháng mùa đông những ngày có con nước cường. Trong vịnh Bắc Bộ có dòng hải lưu chảy theo phương bắc nam kéo theo nước lạnh lại có gió mùa đông bắc nên đây là vùng biển lạnh nhất nước ta. Nhiệt độ có khi xuống tới 130C.

Với những điều kiện tự nhiên và xã hội vốn có, Quảng Ninh sở hữu những tiềm năng lớn để trở thành một điểm đến du lịch chính của Việt Nam. Trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Quảng Ninh chính là cửa ngõ thông sang thị trường Trung Quốc, một trong những thị trường lớn nhất thế giới. Với tiềm năng và vị trí địa lý kinh tế thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế và phát triển du lịch với Trung Quốc cũng như các địa phương trong vùng kinh


tế trọng điểm Bắc Bộ, Quảng Ninh được xác định là một cực trong tam giác phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cùng với Hà Nội và Hải Phòng.

2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Quảng Ninh là nơi có rất nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng thuận lợi cho việc phát triển du lịch, trong đó phải kể đến di sản thiên nhiên thế giới như Vịnh Hạ Long. Với tổng diện tích là 1.553 km2, gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ các loại, Vịnh Hạ Long là một vùng biển đảo kỳ vĩ nằm trên dải hành lang ven biển vùng Đông Bắc Việt Nam, là một phần trong hệ thống tài nguyên biển đảo của tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ Long là một tài nguyên du lịch đặc sản có nhiều giá trị nổi trội mang tầm quốc tế. Năm 1994, Vịnh Hạ Long đượcTổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc(UNESCO) đưa vào danh mục Di sản Thiên nhiên Thế giới vì những giá trị mang tính toàn cầu về thẩm mỹ. Năm 2000, Vịnh Hạ Long lần thứ 2 được UNESCO ghi nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới vì những giá trị địa chất mang tính điển hình. Năm 2011, Vịnh Hạ Long tiếp tục được Tổ chức New 7 Wonders bầu chọn là một trong bảy Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới [21].

Ngoài những giá trị về thẩm mỹ và địa chất, không gian Vịnh Hạ Long còn chứa đựng rất nhiều giá trị sinh học, lịch sử và văn hóa vật thể và phi vật thể với nhiều truyền thuyết dân gian. Ngoài ra, trong không gian rộng lớn của Vịnh Hạ Long còn tồn tại nhiều làng chài truyền thống nơi còn lưu giữ được những giá trị văn hóa cộng đồng rất độc đáo. Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh thủy mặc khổng lồ vô cùng sống động. Đánh giá những giá trị của Vịnh Hạ Long, Hội đồng Di sản thế giới trong bản thuyết trình tại khóa họp lần thứ 17 ngày 14/12/1994 tại Thái Lan đã khẳng định: “Những ngọn núi đá nhô lên từ mặt nước Hạ Long là một cách độc đáo tự nhiên với một sự tuyệt mỹ của thiên nhiên ưu đãi, đặc biệt là các di sản khảo cổ. Nó xứng đáng được bảo tồn và ghi danh vào các danh mục di sản thế giới

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2023