Bảng Giá Sỉ Và Giá Lẻ Một Số Sản Phẩm Của Công Ty Lô Hội

Bảng 4: Hạn mức tín dụng theo doanh số


Doanh số cộng dồn trong quý

Hạn mức tín dụng

750.000

500.000

3.000.000

1.500.000

6.000.000

3.000.000

10.000.000

5.000.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp cho các tình huống Marketing đa cấp tại Việt Nam - 9

Nguồn: Tài liệu hướng dẫn Tư vấn viên mới của Công ty Avon Việt Nam


Bảng 5: Thanh toán cho hình thức trả chậm



Chi nhánh

Cộng dồn

Thanh toán bằng tiền mặt

Được mua nhiều hóa đơn

Không áp dụng

Thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng

Phải thanh toán hóa đơn trước đó mới được mua đơn hàng tiếp theo

(Giao hàng tại nhà)

Phải thanh toán hóa đơn đó mới được mua đơn hàng tiếp theo

Mua hàng trả chậm

Phải thanh toán hóa đơn trước đó mới được

mua đơn hàng tiếp theo

Phải thanh toán hóa đơn trước đó mới được

mua đơn hàng tiếp theo

Nguồn: Tài liệu hướng dẫn Tư vấn viên mới của Công ty Avon Việt Nam

- Quy định về mua hàng trả chậm

+ Hạn mức tín dụng sẽ được xem xét vào đầu tuần mỗi tháng 1, tháng 4, tháng 7 và tháng 10 hàng năm.

+ Không chấp nhận mua hàng bằng tiền mặt trong điều kiện chưa thanh toán đơn hàng trả chậm tại chi nhánh.

+ Việc thanh toán phải hoàn tất trong vòng 21 ngày kể từ ngày xuất hóa đơn.

+ Trường hợp nợ quá hạn sẽ không được mua hàng.

+ Nếu xảy ra hai lần nợ quá hạn, hạn mức tín dụng của đại diện bán hàng sẽ tự động giảm xuống mức 500.000 VNĐ dù đại diện bán hàng đang được hưởng mức tín dụng cao hơn. Nếu hạn mức tín dụng của đại diện bán hàng đang là 500.000 VNĐ và để xảy ra tình trạng trên, đại diện bán hàng sẽ mất quyền mua hàng trả chậm và phải bắt đầu trở lại quá trình được xét mua hàng trả chậm.


Quy định về nâng, hạ cấp bậc và chấm dứt hợp đồng

- Nâng cấp bậc thành trưởng nhóm dự bị:

+ Tuyển được một đại diện bán hàng

+ Không có nợ quá hạn.

+ Phải ký hợp đồng trưởng nhóm.

- Hạ cấp bậc quản lý bán hàng/ Chấm dứt hợp đồng

+ Nếu cấp bậc quản lý bán hàng không có doanh số cá nhận hoặc không đạt được cấp bậc đại diện bán hàng trong 3 chu kỳ catalogue liên tiếp thì sẽ bị hạ bậc thành đại diện bán hàng và tuyến dưới sẽ được chuyển lên cho cấp bậc quản lý phía trên.

+ Sau khi trở thành đại diện bán hàng phải tuân thủ theo chính sách chấm dứt hợp đồng như sau: Xóa tên ra khỏi danh sách đại diện bán hàng sau 3 chu kỳ không hoạt động. Xóa tên ra khỏi hệ thống sau 6 chu kỳ không hoạt động. Giữa chu kỳ 3-6, có thể phục hồi tư cách thành viên miễn phí (không thu phí đăng ký nếu đại diện bán hàng có đặt hàng).

4.1.4. Đánh giá hoạt động của Avon Việt Nam

Một quan chức thuộc Sở thương mại TP HCM qua quá trình theo dõi hoạt động của các doanh nghiệp marketing đa cấp, đã đánh giá Avon là một tổng số hiếm những doanh nghiệp thực hiện tốt phương thức marketing đa cấp tại Việt Nam.

Avon đã đầu tư nhà máy sản xuất tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore với tổng vốn đầu tư là 3 triệu USD. Toàn bộ sản phẩm mà công ty đang phân phối đều được sản xuất trong nước (nguyên liệu nhập từ Phillipines) nên giá thành vừa phải và đặc tính sản phẩm phù hợp với khí hậu Việt Nam.


Điểm nổi bật đáng chú ý đầu tiên của Avon là trên mỗi cuốn Avon sản phẩm đều in rõ dòng chữ “Sản phẩm được đổi hoặc trả lại trong vòng 21 ngày, kể từ ngày mua với điều kiện còn nguyên vẹn, chưa qua sử dụng”.

Để trở thành đại diện bán hàng của Avon, khách hàng đóng một khoản phí là 100.000 VNĐ để dùng thử trước khi đi tư vấn cho khách hàng, và được tham gia các buổi huấn luyện nghiệp vụ (cách trang điểm, chăm sóc da). Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký như vậy thì đại diện bán hàng sẽ được nhận các cuốn catalogue trong đó có đầy đủ hình ảnh các sán phẩm của công ty, giá thành sản phẩm và công dụng… Nếu đại diện bán hàng không có vốn cũng không cần phải mua hàng, chỉ cần giới thiệu catalogue đến bạn bè, người thân và khi có khách đặt mua hàng (theo mẫu trong catalogue) thì quay về công ty lấy hàng giao để kiếm thêm thu nhập.

Đại diện bán hàng của Avon chỉ được hưởng hoa hồng từ 20-30% doanh số bán hàng, trong khi giá thành sản phẩm của Avon thì rất thấp (từ

27.000 – 185.000 VNĐ/ sản phẩm).

Ngoài ra, nếu tuyển dụng được người tham gia vào nhóm mình thì đại diện bán hàng được quyền hưởng 7% doanh số bán hàng / người do mình trực tiếp tuyển, và từ 1-2% / người do cấp dưới mình tuyển. Như vậy, Avon chỉ tính hoa hồng cho mạng lưới bán hàng của mình ở mức độ 3 cấp.

Mỗi sản phẩm Avon bán ra đều có hóa đơn bán hàng (người mua chịu 10% thuế VAT), với các đại diện bán hàng được hưởng hoa hồng từ nhóm của mình thì đến kỳ lương sẽ bị giữ lại 5% để đóng thuế thu nhập cá nhân cho họ.

Với cách làm như vậy, dù mới có mặt tại Việt Nam cuối tháng 4/2004 vừa qua, hoạt động được gần 5 năm tại Việt Nam nhưng Avon đã phát triển


được hơn 8.000 đại diện bán hàng, một đại diện bán hàng giỏi tại Đồng Nai đã đạt doanh số bán hàng 150 triệu đồng / tháng.

Như vậy, có thể thấy vai trò của Doanh nghiệp trong marketing đa cấp là phải đảm bảo được việc cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm có giá thành rẻ (nhờ giảm được chi phí trả cho các khâu trung gian như khuyến mãi, quảng cáo,…) chứ không phải là tạo ra nhiều tầng lớp trung gian, với tỷ lệ hoa hồng cao để đội giá thành lên gấp nhiều lần. Người tiêu dùng phải được hưởng các quyền lợi chính đáng như quyền đổi, trả sản phẩm khi không vừa ý về chất lượng, được chăm sóc, tư vấn và hậu mãi tốt. Doanh nghiệp marketing đa cấp không vì mưu lợi trước mắt mà bắt đại diện bán hàng (những người có nhu cầu về việc làm) phải mua hàng hay “đặt cọc” một số tiền lớn.

 

4.2. Công ty TNHH Thương mại Lô Hội

4.2. Công ty TNHH Thương mại Lô Hội

4.2.1. Giới thiệu chung về công ty

Tập đoàn Forever Living Products

Forever Living Products International. Inc. (FLP) được thành lập dựa vào ý tưởng của người sáng lập – Ngài Rex Maughan. Ông muốn hình thành một công ty đem lại nhiều mơ ước cho mọi người trong việc thiết lập cho bản thân mỗi người nguồn tài chính thoải mái. Từ ý tưởng lạ thường này đã hình thành nên một kế hoạch tiếp thị tuyệt vời. Kế đến là bắt đầu bằng một loạt sản phẩm độc nhất vô nhị mang lại hiệu quả tốt cho con người.

Forever Living Products International, Inc. - FLP được thành lập vào ngày 13/5/1978 tại Phoenix, Arizona… Ngay khi thành lập, công ty đã có mục tiêu rõ ràng là việc kinh doanh phát triển nhanh và đạt được thành công. Hiện nay, sau gần 30 năm (tính đến thời điểm 10-2008), sản phẩm của


Công ty đã có mặt ở hơn 135 nước trên thế giới, với hơn 9,5 triệu nhà phân phối trên toàn cầu chính thức tham gia phân phối sản phẩm FLP.

Để đảm bảo uy tín cho công ty và các nhà phân phối của một công ty có nguồn sản phẩm lớn, công ty đã sở hữu các đồn điền trồng cây Lô hội. Hơn nữa, việc sở hữu các đồn điền Lô Hội đã cung cấp cho công ty các nguyên liệu cần thiết, và cũng như tạo điều kiện cho công ty trong việc kiểm tra sự trồng trọt và chất lượng cây Lô Hội của Forever Living Products.

Một bước đáng ghi nhớ là vào ngày 01/05/1981, công ty đã sở hữu nhà máy sản xuất Aloe Vera of America và hai bằng sáng chế thiết yếu trong việc làm ổn định chất gel Lô Hội. Quá trình sáng chế đã chứng minh rằng các sản phẩm Lô hội của công ty khi thành phẩm vẫn không mất đi những hiệu quả tốt của chất gel Lô Hội.

Việc phát triển của công ty vẫn tiếp tục. Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất hàng tỷ đô-la và đội ngũ xe tải và xe kéo, tất cả để phục vụ cho nhu cầu của các nhà phân phối trên toàn thế giới.

Một phần rất quan trọng trong sự phát triển của công ty là việc thành lập một đội ngũ nghiên cứu và phát triển để đảm bảo độ tinh khiết của chất lượng sản phẩm cũng như sự hình thành các sản phẩm mới.

Với hơn 7.500 mẫu đồn điền Lô Hội ở Mỹ, Mexico và Cộng hòa Dominica, FLP là nhà trồng trọt, sản xuất và phân phối sản phẩm Lô hội lớn nhất trên thế giới. Với sự sở hữu các đồn điền Lô hội, công ty có thể kiểm soát những tiêu chuẩn cao trong môi trường trồng trọt hữu cơ, không có chất hoá học và thuốc trừ sâu. Những điều kiện gắt gao của công ty về chất lượng đảm bảo các bạn sẽ luôn có những sản phẩm Lô hội tinh khiết và chất lượng tốt nhất ở khắp mọi nơi.


FLP cũng thành lập nên nhà máy sản xuất sản phẩm từ ong, một trong những nhà máy rộng lớn trên thế giới ở sa mạc Arizona và nhà máy tạo ra các sản phẩm từ ong tinh khiết và chất lượng nhất. Những nỗ lực của đội ngũ nghiên cứu và phát triển của công ty cho phép công ty đạt được một số sáng chế , ví dụ hiện tại là công nghệ thu thập phấn hoa, sáp ong và sữa ong chúa, làm cho công việc kinh doanh sản phẩm từ ong phát triển thêm.

Tập đoàn Forever Living Products Việt Nam – Công ty TNHH Thương mại Lô Hội

Công ty TNHH Thương mại Lô Hội là thành viên thứ 81 của tập đoàn FLP, ngày 15-06-2002, Công ty TNHH TM Lô Hội đã chính thức ra đời với vai trò là nhà nhập khẩu và phân phối độc quyền các dòng sản phẩm FLP tại Việt Nam.

Sau 6 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, dòng sản phẩm Lô Hội đã dần trở nên quen thuộc đối với rất nhiều người tiêu dùng. Tính cho đến thời điểm hiện nay (6-2008), Công ty đã có hơn 210.000 nhà phân phối ở khắp 64 tỉnh thành trên cả nước, doanh thu năm 2007 đạt gần 250 tỉ đồng, tăng hơn 1.200% so với năm 2002.

Công ty đang kinh doanh 33 mặt hàng mỹ phẩm và 24 mặt hàng “thực phẩm bổ sung dinh dưỡng”. Nếu chỉ dựa trên khung giá sỉ và lẻ (chưa tính thuế VAT 10%) công bố trên đơn đặt hàng, cho thấy chênh nhau trung bình gần 43%, tỉ lệ đủ kích thích nhiều người tham gia làm nhà phân phối (phân phối viên) để hưởng giá sỉ.

Thực chất công ty định giá bán cao gấp 40-50 lần (4.000-5.000%) so với giá vốn (sau khi đã tính thuế nhập khẩu, phí vận chuyển, bốc xếp, lưu kho). Với 24 mặt hàng “thực phẩm” vốn chỉ từ 3.226 đồng/lọ, cao nhất


11.592 đ/lọ, nhưng bán sỉ từ 138.000 - 419.000đ/lọ. Giá bán mỹ phẩm lại càng “trên trời”. Xin nêu một vài mặt hàng để tham khảo:

Bảng 6: Bảng giá sỉ và giá lẻ một số sản phẩm của công ty Lô Hội


Tên sản phẩm

Giá

lẻ (VNĐ)

Giá sỉ (VNĐ)

Giá vốn

(VNĐ)

- Nước uống dinh

dưỡng lô hội (chai 1 lít)

432.000

303.000

7.902

- Nước uống dinh dưỡng

Forever Freedom (chai 1 lít)

503.000

354.000

10.351

- Dầu cá (lọ 60

viên)

599.000

419.000 9

9.161

- Viên dinh dưỡng sáp ong

(chai 60 viên)

556.000

389.000

7.729

- Viên dinh dưỡng phấn ong

348.000

244.000

3.628

- Kem hồi phục da

ban đêm (hộp)

584.000

409.000

12.421

- Bộ làm ốm

1.523.000

1.066.000

33.123

- Bộ thanh xuân

2.391.000

1.674.000

57.059

Nguồn: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=11477&ChannelID=11

Với hình thức kinh doanh theo mạng, công ty đưa ra “Kế hoạch tiếp thị FLP” với cấu trúc tiền hoa hồng cá nhân từ 5%-8%-13%-18% cho các cấp tham gia mạng phân phối. Ngoài hoa hồng cá nhân còn có hoa hồng khối lượng từ 3%-13%-28%. Tập “Chính sách công ty” còn đưa ra hoa hồng lãnh đạo, “huy hiệu quản lý vàng”, “quản lý ngọc”, “quản lý ngọc bích”, “ngọc bích - kim cương”, rồi những tài sản được đứng tên mình như xe hơi, nhà, thuyền, máy bay... Với hoa hồng hấp dẫn, những ảo vọng “ngất


trời” này, các phân phối viên lao vào cuộc tìm người để “bảo trợ” - cứ một người mua hai chỉ tiêu, thì phân phối viên có hoa hồng trên 400.000 đồng, ba người thì hoa hồng gần 2 triệu.

Như vậy, ngay khi để trở thành phân phối viên, phải có người bảo trợ, làm hồ sơ đăng ký và mua đủ 2 chỉ tiêu (khoảng 6,3 triệu đồng) thì chính các phân phối viên này đã bị thiệt do phải mua với giá rất cao so với giá trị thực của sản phẩm.

Ngoài ra, công ty Lô Hội còn bị phát hiện chỉ đăng ký bán “thực phẩm dinh dưỡng” nhưng lại quảng cáo thuốc. Với 24 mặt hàng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng do văn phòng đại diện thường trú Forever Living Products Việt Nam công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm và được Cục Quản lý chất lượng - vệ sinh an toàn thực phẩm cấp phiếu tiếp nhận, Công ty Lô Hội tự biên soạn, in 2.039 cuốn cẩm nang sử dụng, dày 186 trang, giới thiệu 24 sản phẩm chữa 141 loại bệnh, với hướng dẫn sử dụng, chỉ định, liều dùng... Chữa từ nhiễm độc máu, gãy xương, bỏng, tắc mạch máu não, đột quị, thủy đậu, dịch tả, xơ gan, động kinh... cho đến ung thư.

Với nội dung vô cùng phản khoa học như vậy, không qua kiểm duyệt của cơ quan chức năng, không giấy phép xuất bản, công ty còn in dòng chữ: “Cuốn cẩm nang sử dụng do Công ty Lô Hội phát hành cho các phân phối viên với mục đích giới thiệu sản phẩm Forever Living Products đến với các khách hàng của mình. Công ty Lô Hội nghiêm cấm mọi hình thức sao chép (copy) hoặc trích lục.

Kết quả kiểm tra cho thấy có đến 21/24 mặt hàng kiểm tra là thuốc chứ không phải sản phẩm thực phẩm. Tại đây tổ kiểm tra còn phát hiện 32 đĩa VCD không dán tem kiểm soát của Bộ Văn hóa - thông tin, được nhân bản từ hai cuộn băng gốc để bán với giá 10.000 đồng/đĩa. Đó là những minh


chứng cho những hành vi trái pháp luật, gian lận của công ty TNHH TM Lô Hội trong quá trình hoạt động của mình.

III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐA CẤP TẠI VIỆT NAM

Hoạt động kinh doanh đa cấp xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 2000, với nhiều diễn biến phức tạp đòi hỏi phải có cơ chế quản lý giám sát chặt chẽ. Luật Cạnh tranh có hiệu lực từ 01/07/2005 đã luật hoá khái niệm kinh doanh đa cấp, ngăn cấm các hành vi kinh doanh đa cấp bất chính. Tiếp theo, Chính phủ đã ban hành Nghị định 110/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 quy định các nội dung quản lý hoạt động Kinh doanh đa cấp. Bộ Công Thương cũng đã có Thông tư 19/2005/TT-BMT ngày 08/01/2005 hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 110, chủ yếu liên quan đến thủ tục đăng ký tổ chức kinh doanh đa cấp tại các Sở Thương mại, Sở Thương mại - Du lịch.

Các Sở Thương mại, Sở Thương mại - Du lịch giúp uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy đăng ký tổ chức kinh doanh đa cấp; thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh đa cấp trên địa bàn và báo cáo đình kỳ trước 15 tháng 01 hàng năm với Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Thương mại về việc kiểm tra, giám sát đó.

Theo báo cáo của các Sở Thương mại, Sở Thương mại - Du lịch, tính đến hết ngày 31/01/2007 trên toàn quốc có 25 doanh nghiệp đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp; trong đó Hà Nội có 11 doanh nghiệp đăng ký, TP Hồ Chí Minh có 12 doanh nghiệp đăng ký, 01 doanh nghiệp đăng ký tại Đồng Nai và 01 doanh nghiệp đăng ký tại Bình Dương. Trong số này, 01 doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp do vi phạm pháp luật nghiêm trọng (Công ty TNHH Sinh Lợi) theo Quyết định số 263/QĐ-


TM-TTr ngày 26/06/2006 của Sở Thương mại TP HCM, 02 công ty xin rút giấy Giấy đăng ký tổ chức BHĐC (Công ty TNHH Ích Lợi - TP HCM và Công ty TNHH Quy Xuyên Việt Nam - Hà Nội), một công ty xin tạm ngừng hoạt động (Công ty TNHH Dược phẩm Điền Thảo Đường - Hà Nội). Các doanh nghiệp Marketing đa cấp chủ yếu kinh doanh các mặt hàng thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đồ gia dụng.

1. Kết quả đạt được

Sau khi Nghị định 110 và Thông tư 19 được ban hành cuối năm 2005, Cục Quản lý cạnh tranh đã tích cực triển khai thực thi các quy định về quản lý hoạt động Kinh doanh đa cấp. Nhận thức được tính chất phức tạp của hoạt động BHĐC, Cục đã tăng cường phối hợp với các Sở Thương mại, Thương mại du lịch tại các địa phương thông qua nhiều hình thức như văn bản, điện thoại, email,… để theo dõi cập nhật diễn biến thực tế, hướng dẫn áp dụng các quy định pháp luật về Marketing thống nhất trên toàn quốc, phố biến kinh nghiệm quản lý của một số địa phương trọng điểm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.

Trong năm 2006, Cục Quản lý cạnh tranh đã thực hiện được nhiều hoạt động để giám sát hoạt động marketing đa cấp.

- Phối hợp với Cục An toàn vệ sinh thực phảm và Vụ Pháp chế - Bộ Y tế về việc hướng dẫn cấp Giấy chứng nhận kinh doanh cho các doanh nghiệp BHĐC kinh doanh thực phẩm chức năng theo yêu cầu của Sở Thương mại TP. HCM:

- Phối hợp với Cục Quản lý thị trường xây dựng nội dung quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kinh doanh đa cấp trong khuôn khổ Nghị định sửa đổi Nghị định 175/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/10/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại;


- Phối hợp với Sở Thương mại TP. HCM trong việc xử lý vi phạm pháp luật của Công ty Cổ phần Sinh Lợi;

- Tổ chức các khoá tập huấn nghiệp vụ về quản lý hoạt động Kinh doanh đa cấp cho các Sở thương mại - Du lịch Nghệ An, Hải Dương,. Vĩnh Phúc, Thừa Thiên - Huế.

Ngày 08/06/2007, Cục Quản lý cạnh tranh phối hợp với Sở Thương mại và Du lịch Hậu Giang tổ chức khoá Tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý bán hàng đa cấp cho cán bộ thương mại và quản lý thị trường các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tại Thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Tham gia buổi tập huấn có đông đảo đại diện lãnh đạo và cán bộ chuyên viên Sở Thương mại, Sở Thương mại Du lịch các tỉnh Hậu Giang, An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Kiên Giang, Sóc Trăng và Vĩnh Long; đại diện lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường và đội trưởng, đội phó các đội Quản lý thị trường địa phương. Về phía Cục Quản lý cạnh tranh, Phó Cục trưởng Trần Anh Sơn và các chuyên viên trong Ban Điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh đã thực hiện các bài giảng. Tới dự và đưa tin về chương trình còn có nhiều đại diện các cơ quan báo đài địa phương.

Theo Nghị định 110/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, công tác quản lý được phân cấp cho các Sở Thương mại, Sở Thương mại - Du lịch địa phương. Đây là lĩnh vực mới và diễn biến phức tạp, đòi hỏi có sự quan tâm theo dõi, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý. Tại khoá đào tạo, đại diện Cục Quản lý cạnh tranh đã trình bày các nội dung về những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh doanh đa cấp, các quy định pháp luật của Việt nam về Bán hàng đa cấp, và Quản lý nhà nước về kinh doanh đa cấp. Bên cạnh các bài trình bày là phần hỏi đáp, trao đổi


kinh nghiệm giữa Cục Quản lý cạnh tranh và các Sở về các vấn đề thực tiễn trong công tác quản lý, đáp ứng được nhu cầu thiết thực của địa phương….

- Xuất bản một số tài liệu, ấn phẩm phục vụ công tác tuyên truyền pháp luật liên quan đến quản lý Marketing đa cấp.

Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành về quản lý hoạt động marketing đa cấp, các Sở Thương mại, Sở Thương mại du lịch đã thực hiện kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động Marketing đa cấp trong năm 2006.

Bên cạnh việc thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các doanh nghiệp thực hiện Marketing đa cấp tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan, trong thời gian vừa qua, các cơ quan hữu quan còn kịp thời phát hiện và xử lý một số vi phạm trong hoạt động marketing đa cấp, được các dư luận ủng hộ rộng rãi, như việc xử lý vụ việc của công ty Sinh Lợi,…

2. Hạn chế và tồn tại

 

2.1. Chủng loại sản phẩm2.2. Giá cả sản phẩm2.3. Chính sách của công ty

2.1. Chủng loại sản phẩm

Không phải mặt hàng nào cũng có thể kinh doanh theo mô hình marketing đa cấp. Hầu như phải là những mặt hàng thực sự có chất lượng và độc đáo, độc quyền, chỉ doanh nghiệp đó kinh doanh mới có thể áp dụng mô hình này. Vì vậy lượng sản phẩm được đưa vào kinh doanh theo mô hình này còn giới hạn ở một số mặt hàng như: mỹ phẩm, thực phẩm dinh dưỡng, sản phẩm bảo vệ sức khỏe,… mà chưa thể mở rộng ra kinh doanh một số mặt hàng khác.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/01/2024