Dung Lượng Và Thị Phần Thị Trường Vận Tải Hành Khách Nội Địa Của Các Hãng Hàng Không Việt Nam Giai Đoạn 1995 – 2008

thương gia chiếm một tỷ lệ đáng kể và tỷ lệ đó đang có xu hướng ngày càng tăng khi sự hợp tác đầu tư và mậu dịch giữa các nước trong khu vực với Việt Nam phát triển. Đây cũng là thị trường có mức thu nhập bình quân cao (Nhật Bản, Hàn Quốc), song cũng là thị trường có tính cạnh tranh rất gay gắt với sự góp mặt của nhiều hãng HK mạnh của châu Á. Thời gian 5 năm trở lại đây, VNA đã luôn nỗ lực mở rộng thêm mạng đường bay của mình đến Nhật Bản và Hàn Quốc. Tính đến cuối năm 2008, VNA đã trực tiếp khai thác 04 đường bay tới các điểm đến tại đất nước “mặt trời mọc”, bao gồm Tokyo, Osaka, Fukuoka và Nagoya - thủ phủ của vùng kinh tế Chubu lớn thứ ba tại Nhật Bản. Nỗ lực mở thêm ngày càng nhiều đường bay thẳng tới khu vực Đông Bắc Á thể hiện quyết tâm của VNA trong việc từng bước thực hiện chiến lược xây dựng Việt Nam thành trung tâm trung chuyển hành khách của khu vực qua 2 cửa ngõ Hà Nội và Tp. HCM, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của thị trường ngày một tốt hơn, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư – du lịch trên cơ sở các chuyến bay thẳng và nối chuyến.

- Thị trường khu vực Đông Nam Á:

Đây là thị trường quan trọng thứ hai của hãng HK quốc gia Việt Nam và là thị trường truyền thống của hãng trong nhiều năm qua, mặc dù xét về mật độ điểm đi và điểm đến, 08 điểm, ít hơn các thị trường châu Âu và châu Mỹ. Vận chuyển khu vực chiếm 33% tổng thị trường vận chuyển quốc tế của VNA [7]. Tại khu vực này, các chuyến bay của VNA có tần suất dày đặc trên các tuyến đến Bangkok và Singapore. Ngoài nguồn khách ở thị trường địa phương, trên các đường bay đi/đến khu vực này còn có cả nguồn khách từ các khu vực khác, đáng kể là châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á và Úc, tạo nên một sự hỗ trợ khá hiệu quả cho việc khai thác của VNA. Tổng thị trường địa phương của khu vực Đông Nam Á có qui mô và tốc độ tăng trưởng tương đối cao, gồm hai đối tượng khách chính là thương gia và khách du lịch. Tốc độ tăng trưởng của thị trường khu vực này một phần xuất phát từ mối quan hệ tốt, hợp tác giữa Việt Nam với các nước trong khu vực ASEAN.

- Thị trường khu vực Đông Dương:

Khách hàng của thị trường khu vực này chủ yếu là khách thương gia, khách công vụ và khách du lịch. Thị trường này có cơ hội tăng trưởng nhiều, tuy nhiên, sự

bất ổn chính trị của Campuchia và Thái Lan đã tác động lớn đến nhu cầu đi lại giữa những nước này và Việt Nam (những năm trước 1998 và thời gian gần đây, đặc biệt là tình hình chính trị ở Thái Lan).

- Thị trường Australia:

Australia được VNA xem là thị trường tiềm năng của mình trong những năm tới, một phần bởi cộng đồng người Việt chiếm tỷ trọng lớn trong số người dân nhập cư vào đất nước này. Hơn nữa, trong thời gian gần đây, quốc đảo này cũng đã quan tâm hơn đến các chính sách kinh tế và chính trị, cũng như các mối quan hệ văn hóa, du lịch, giáo dục với Việt Nam, khiến cho nhu cầu vận chuyển giữa hai nước đã có sự chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên, hạn chế đối với VNA trên thị trường này là hiện nay một số lượng lớn hành khách vẫn đi qua Singapore, Bangkok, Hongkong… để vào tp. HCM, thay vì sử dụng đường bay thẳng của VNA và Quantas. Khách của VNA trên thị trường này chủ yếu là khách thương quyền 3 và thương quyền 4, trong đó khách thương mại chiếm 27%, khách du lịch chiếm 23% và Việt kiều thăm thân nhân chiếm 45%, còn lại 5% là khách có mục đích khác. Khách xuất phát từ Việt Nam chủ yếu là đi học dài hạn và công tác ngắn hạn.

- Thị trường khu vực châu Âu:

Thị trường châu Âu – Việt Nam rất quan trọng với hãng HK quốc gia VN, có tốc độ tăng trưởng cao. Nguyên nhân chủ yếu là do thị hiếu đi thăm Việt Nam của người dân nơi đây khá cao, nhu cầu nghỉ dưỡng, du lịch lớn; khách thương gia có tỷ trọng đáng kể, thể hiện quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và châu Âu càng ngày càng chặt chẽ. Thêm vào đó là một lượng lớn Việt kiều đang làm ăn sinh sống tại đây có nhu cầu về thăm thân nhân, và các mạng bay với khu vực này còn phục vụ cho việc nối chuyến, chuyển tiếp tới khu vực Bắc Mỹ. Là một khu vực có nền kinh tế phát triển, sự cạnh tranh trên thị trường HK châu Âu không hề ít. VNA mới thâm nhập thị trường này, và cũng đã bước đầu khẳng định được tính cạnh tranh của mình, với một thị phần nhất định, song nhìn từ giác độ kinh doanh vận tải HK mà xét, cũng phải thừa nhận những điểm yếu của sản phẩm vận tải HK của VNA trên mạng bay này như công tác marketing còn bất cập, chất lượng phục vụ còn kém nhiều so với các tên tuổi lớn của châu Âu như Air France, Lufthansa… Đây là một thách thức rất

lớn với VNA khi hãng muốn thực hiện mục tiêu tìm kiếm thị trường ở khu vực phát triển thứ hai trên thế giới này.

Với cơ cấu đường bay này, tuy qui mô hoạt động của VNA vẫn còn hạn chế so với nhiều hãng HK khác, song nhìn chung, hãng đã có một mạng bay khá đầy đủ tới các khu vực trên thế giới. Bên cạnh các tuyến đường bay tự khai thác, VNA còn sử dụng những mối quan hệ hợp tác khai thác với các hãng HK nước ngoài theo các hình thức liên danh liên kết khai thác, trao đổi chỗ, cung cấp cho nhau giá chia chặng đặc biệt... để tăng thêm sự hiện diện của mình trên thị trường, tranh thủ sản phẩm của các hãng HK quốc tế. Việc khai thác đường bay của VNA được định hướng xây dựng sao cho có thể sử dụng nguồn lực nội tại một cách hiệu quả nhất, dựa trên cơ sở các đường bay ngắn với tần suất dày, thời gian khai thác hợp lý để hỗ trợ cho các đường bay tầm trung và dài, đặc biệt như các đường bay đi Bangkok, Hongkong, Singapore và Kuala Lumpur. Ngược lại, lịch bay cho các tuyến đường bay dài và tầm trung cũng được sắp xếp trên cơ sở nối chuyến hợp lý với nhau và với các đường bay ngắn trong khu vực, nhằm khai thác tối đa các nguồn khách trong khu vực quá cảnh Việt Nam tới các nước khác trong mạng bay.

2.3. Các thị trường quốc tế tiềm năng:

Bên cạnh những thị trường mà hãng HK quốc gia VN đã và đang khai thác, còn một số thị trường quốc tế vẫn chưa có đường bay trực tiếp của hãng, trong đó phải kể đến thị trường Bắc Mỹ. Thị trường này bao gồm nguồn khách xuất phát từ Mỹ và Canada, là một thị trường có tiềm năng lớn, có cấu trúc đầy đủ các phân đoạn thị trường như khách du lịch, thương nhân và Việt kiều. Trong đó, khách thương nhân chiếm tỷ trọng nhiều hơn cả, còn lượng khách du lịch chủ yếu là cựu chiến binh Mỹ đã từng tham gia chiến tranh ở Việt Nam mong muốn về thăm lại chiến trường xưa, số khách đi Việt Nam thăm quan danh lam thắng cảnh vẫn còn ở mức hạn chế. Việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ và việc Qui chế thương mại bình thường vĩnh viễn được trao cho Việt Nam năm 2006 vừa qua là những điều kiện nền tảng, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Mỹ nhanh chóng tiếp cận thị trường Việt Nam, qua đó nhu cầu tìm hiểu đất nước, con người và thị trường của các doanh nghiệp Mỹ sẽ tăng lên, kéo theo là sự gia tăng của nhu

cầu vận tải hành khách bằng đường HK, cũng như nhu cầu chuyên chở hàng hóa bằng loại hình này. Trong khu vực Bắc Mỹ hiện có khoảng trên 1,6 triệu người Việt Nam đang làm ăn và sinh sống. Đây cũng là một nguồn khách tiềm năng lớn. Với chính sách mở cửa đón đầu tư của Đảng và Nhà nước cũng như tạo điều kiện ưu đãi cho người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài, ngày càng có nhiều Việt kiều về quê hương làm ăn và thăm viếng người thân. Mặc dù hiện nay VNA chưa mở đường bay trực tiếp tới Mỹ, mà mới chỉ khai thác thông qua các hình thức trao đổi chỗ, bán vé liên chặng (interline), nhưng lượng khách đi trên tuyến bay này vẫn rất đông. Hiện nay, VNA đang nỗ lực thực hiện kế hoạch mở đường bay sang Bắc Mỹ, nhằm phát triển thị trường Bắc Mỹ một cách đầy đủ, và gia tăng đáng kể lợi nhuận của hãng.

Một thị trường có tiềm năng phát triển mà VNA đang tập trung chú ý là thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản. Đây là hai trong những thị trường trọng điểm của hãng. Các thị trường này có tiềm năng khai thác lớn nếu có sự đầu tư thích hợp từ phía ngành du lịch Việt Nam và các đơn vị liên quan như khách sạn, lữ hành… Từ năm 2006 cho đến nay, Việt Nam chưa thực sự có các hoạt động quảng bá lớn và mạnh ở hai thị trường này, kể cả ngành HK hay ngành du lịch. Trong một, hai năm tới, nhân dịp kỷ niệm 35 năm và 30 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Nhật Bản và Hàn Quốc, từ đầu năm 2008, VNA đã lên kế hoạch thực hiện các hoạt động quảng bá, xúc tiến điểm đến Việt Nam đối với hai thị trường này với sự phối hợp với Tổng cục Du lịch và các công ty du lịch, khách sạn trong nước. Đặc biệt là thị trường Nhật Bản, do dân số của nước này đang già đi nên nhu cầu nghỉ dưỡng, du lịch của người dân nước này sẽ tăng lên. Đây là một nguồn khách lớn để VNA khai thác và tìm kiếm lợi nhuận.

3. Thị trường vận tải hành khách nội địa:

3.1. Dung lượng thị trường:

Trên thị trường trong nước, hãng HK quốc gia VN hầu như giữ vị trí độc quyền khai thác, chỉ tới năm 1992 xuất hiện thêm một hãng HK cổ phần Pacific (đổi tên thành Jetstar Pacific Airlines từ ngày 23/05/2008) khai thác thị trường nội địa, thì thị phần của VNA bắt đầu giảm xuống do phải chia sẻ. Hãng HK nội địa này chỉ

khai thác một tuyến đường bay trong nước, là Hà Nội – tp. HCM, nên tỷ trọng nhỏ của hãng này cũng không phải là lớn so với tổng cầu của thị trường.


Bảng 5: Dung lượng và thị phần thị trường vận tải hành khách nội địa của các hãng hàng không Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008


Năm

Tổng thị trường khách nội địa

(lượt người)

Vietnam Airlines

Pacific Airlines

Lượng khách (lượt người)


Thị phần

(%)

Lượng khách (lượt người)


Thị phần

(%)

1995

1.440.000

1.360.000

94,4

80.000

5,6

1996

1.651.250

1.535.400

93,0

115.850

7,0

1997

1.711.843

1.626.379

95,0

85.464

5,0

1998

1.646.072

1.549.421

94,1

96.651

5,9

1999

1.716.687

1.606.304

93,6

110.383

6,4

2000

1.875.004

1.713.937

91,4

161.067

8,6

2001

2.283.212

1.954.739

85,6

328.473

14,4

2002

2.651.304

2.275.801

85,8

375.503

14,2

2003

2.655.996

2.326.599

87,6

329.397

12,4

2004

3.105.595

2.747.749

88,5

357.846

11,5

2005

3.722.576

3.301.716

88,7

420.860

11,3

2006

3.751.105

3.346.502

89,2

404.603

10,8

2007

4.773.438

3.427.328

71,8

1.346.110

28,2

2008

4.705.326

3.684.270

78,3

1.021.056

21,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Thị trường vận tải khách hàng của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế - 10

Nguồn: Phụ lục Số liệu thực trạng 1995-2005 - Ban Kế hoạch – Thị trường (Tổng công ty HK Việt Nam) và Thông tin hàng không – Viện Khoa học Hàng không các

số 1-2 năm 2007, số 1-2 năm 2008, số 1-2 năm 2009. Thị phần vận tải hành khách nội địa của VNA trong suốt những năm trước 2001 đều giữ ở mức rất cao, trung bình mỗi năm chiếm 93,58% tổng thị trường. Lượng hành khách đi lại trên các chuyến bay trong nước của Việt Nam khá ổn định, tốc độ tăng trưởng đều trong thời gian này. Đến năm 2001, lượng khách tăng mạnh, tiếp theo đó là sự giảm mạnh thị phần của VNA. Hãng HK đầu tiên của Việt Nam đã phải san sẻ bớt miếng bánh thị phần của mình cho hãng Pacific Airlines. Sự cạnh tranh giữa hai hãng bắt đầu trở nên gay gắt. Trong khoảng thời gian sau đó, từ năm 2001 đến 2006, thị phần của VNA không tăng nhiều, duy trì ở mức bình quân là 87,57%. Trong hai năm 2007 và 2008, thị phần của VNA đã giảm xuống dưới tỷ lệ 80%, do sự cạnh tranh với đối thủ trong nước trở nên phức tạp hơn, Pacific Airlines tham gia sâu hơn vào thị trường với nhiều đường bay mới được mở. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế năm 2008 đã khiến cho tổng lượng khách cả thị trường giảm so với năm trước, phần nào cũng ảnh hưởng đến lượng khách vận chuyển của VNA, thị trường nội địa 2008 tăng 21,7% so với 2007, trong khi năm 2007 tăng 28,2% so với 2006. Dự kiến năm 2009, thị trường nội địa mà hãng khai thác sẽ tăng trưởng

11,13% so với năm 2008.

Đời sống nhân dân ngày một nâng cao, việc sử dụng máy bay như một phương tiện đi lại, du lịch, làm việc, học tập đã trở nên gần gũi hơn với người dân. Thêm vào đó, sự cạnh tranh trên thị trường ngày một gay gắt hơn, kết quả là các hãng luôn phải cố gắng giảm giá vé, nâng cao chất lượng phục vụ nhằm thu hút và giữ chân khách hàng của mình. Người tiêu dùng là người hưởng lợi, dẫn đến nhu cầu ngày một tăng cao, và kéo theo đó là sự cạnh tranh cũng ngày một khốc liệt hơn giữa các hãng cung ứng vận tải HK.

Với kinh nghiệm và tài sản còn quá ít ỏi so với nhiều hãng HK khác trong khu vực và trên thế giới, hình ảnh VNA được đông đảo khách hàng trong nước tin tưởng và lựa chọn là một thành công lớn của hãng. Hầu hết các sân bay trong nước đều nhỏ và gặp rất nhiều khó khăn trong việc hạch toán chi phí, nhưng hãng đã có nhiều

nỗ lực trong việc xây dựng và duy trì, khai thác mạng đường bay trong nước một cách hợp lý nhất, đáp ứng được mục tiêu kinh tế, chính trị mà Chính phủ đề ra và đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

3.2. Tầm quan trọng và đặc điểm của thị trường:

3.2.1. Tầm quan trọng:

Thị trường vận tải hành khách nội địa là một trong những lĩnh vực khai thác của VNA, bởi thế, đây là một thị trường giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động của hãng. Bên cạnh việc khai thác và mở rộng thị trường quốc tế, việc xây dựng được một mạng lưới các đường bay trong nước dày đặc, hiệu quả sẽ là thế mạnh và điểm tựa cho hãng trong những tình huống khó khăn. Chẳng hạn như cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2007 cho đến nay đã làm chao đảo cả thị trường HK quốc tế, thì việc VNA tập trung khai thác, hướng tới thị trường nội địa là một trong những cách thức để duy trì hoạt động của hãng, nhằm bù đắp sự giảm sút phần nào trên các mạng đường bay quốc tế.

Tính tới thời điểm ngày 01/04/2009, VNA có một mạng đường bay tới 19 tỉnh thành trong cả nước [23], theo mô hình “trục-nan”, lấy trục Bắc – Nam làm xương sống, lấy ba trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn của cả nước - Hà Nội, Đà Nẵng và tp. HCM làm ba trung tâm HK tại ba khu vực Bắc, Trung và Nam, từ ba trung tâm này có các đường bay tỏa đi khắp các tỉnh thành trong khu vực. Hai trung tâm Hà Nội và tp. HCM là nơi thường diễn ra các hoạt động giao lưu kinh tế, hội thảo, hội nghị lớn trong nước và quốc tế, các cuộc họp Chính phủ… đồng thời cũng là thị trường giàu tiềm năng của các hoạt động kinh doanh, đầu tư. Vị trí thuận lợi của Hà Nội và tp. HCM có thể tạo ra lợi thế rất lớn để biến hai thành phố này thành cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

3.2.2. Đặc điểm:

Trong những năm đầu chuyển sang cơ chế thị trường, đặc biệt là từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, hãng HK quốc gia Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, cả về chất và lượng. Thị trường vận tải trong nước đã thực sự đáp ứng được nhu cầu của nhiều loại đối tượng khác nhau. Nếu như trước đây, đi lại bằng đường HK là sự phân phối cứng nhắc, chỉ thỏa mãn một nhóm đối tượng mà thậm

chí những đối tượng có tiền cũng không dễ dàng tiếp cận được, thì đến nay cung cho thị trường này cũng rất lớn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển phong phú và đa dạng của khách hàng trong cơ chế thị trường.

Khách trên các đường bay nội địa của hãng HK quốc gia VN có thể chia thành hai loại chính là khách từ nguồn quốc tế (bao gồm cả khách nước ngoài và Việt kiều) và khách trong nước.

- Khách từ nguồn quốc tế nhiều nhất là khách du lịch, thương gia, các nhà đầu tư, tiếp đó là các khách dự hội nghị, hội thảo, tham gia các cuộc thi đấu thể thao… tại Việt Nam. Khách du lịch thường đi theo mùa và đi thành các nhóm lớn, chủ yếu là khách từ các nước Đài Loan, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan, Hongkong, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc. Khách Việt kiều về thăm quê hương từ Mỹ, Canada, Pháp, Úc, Đức… Khách quốc tế đến Việt Nam thường đi tới các tỉnh, thành phố lớn hoặc những trung tâm du lịch của đất nước, như Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh, Huế, Nha Trang, Hạ Long… Do vậy, các đường bay từ hai trung tâm Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh tới các điểm nói trên thường rất đông khách quốc tế.

- Nguồn khách trong nước tương đối đa dạng, tuy nhiên, do thu nhập của người dân chưa cao nên chỉ có một số đối tượng chính thường xuyên đi lại bằng máy bay như: cán bộ lãnh đạo các tỉnh thành, viên chức Nhà nước đi công tác, dự hội nghị, hội thảo, cán bộ lãnh đạo của các công ty, doanh nghiệp, và một số ít những người buôn bán. Trong mùa cao điểm, nhất là dịp Tết Nguyên đán, thường xuất hiện thêm nguồn khách đi làm ăn buôn bán, công tác từ các tỉnh về quê ăn Tết. Trong vài năm trở lại đây, hình thức HK giá rẻ xuất hiện trên thị trường đã phần nào tăng thêm đối tượng đi lại bằng con đường này. Tuy nhiên, với VNA, phương châm của hãng không phải hoạt động theo hình thức HK giá rẻ, mà là một hãng HK cung cấp giá trị dịch vụ đầy đủ và chất lượng. Tính đến 30/04/2009, trên thị trường HK nội địa có

05 hãng trong nước là Vietnam Airlines, JetStar Pacific Airlines, VietJet Air, Indochina Airlines và Vasco, phân khúc rõ nét theo 2 hướng: hãng HK truyền thống (có dịch vụ chất lượng cao) với 2 đại diện là VNA, Indochina Airlines, Vasco và hãng HK giá rẻ với đại diện là JetStar Pacific Airlines và Vietjet Air.

3.3. Các thị trường trong nước tiềm năng:

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí