Hoạt Động Tuyền Truyền Với Các Mô Hình Chăn Nuôi


đàn lớn nên được sự quan tâm của đội ngũ cán bộ khuyến nông cấp huyện và cấp cơ sở. Do đó, tác giả lựa chọn làm mô hình nghiên cứu.

+ Xây dựng mô hình

Hoạt động tuyên truyền:

Khi bắt đầu triển khai các mô hình chăn nuôi, các hộ tham gia được phát tài liệu hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt và trâu bò vỗ béo. Bên cạnh đó trong suốt quá trình thực hiện mô hình cán bộ Trạm khuyến nông huyện và cán bộ khuyến nông xã thường xuyên đến các hộ gia đình kiểm tra và hướng dẫn các hộ dân, qua đó các hộ dân đã nắm vững hơn về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như phòng trị bệnh cho vật nuôi. Kết thúc mô hình, sau khi tổ chức hội thảo tổng kết, Trạm khuyến nông huyện Pác Nặm sẽ phối hợp với phòng truyền thông đã viết bài quảng bá kết quả thực hiện trên Website của huyện để tuyên truyền nhân rộng mô hình chăn nuôi khuyến nông sang các địa bàn lân cận. Kết quả cụ thể của hoạt động tuyên truyền như sau:

6

5

4

3

2

1

0

5

5

4

3

Mô hình nuôi lợn thịt

Mô hình nuôi trâu

bò vỗ béo

Tuyên truyền của cán bộ Đài truyền thanh, truyền hình

Sơ đồ 3.2. Hoạt động tuyền truyền với các mô hình chăn nuôi

Nguồn: Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Pác Nặm

Giai đoạn 2016-2018, Trạm khuyến nông huyện Pác Nặm đã phối hợp với cán bộ khuyến nông cơ sở và cán bộ phòng thông tin, tuyên truyền triển khai các hoạt động viết bài tuyên truyền và giới thiệu trên đài phát thanh xã. Với mô hình nuôi lợn thịt, huyện đã thực hiện 4 bài tuyên truyền và 3 bài phát thanh trên đài tiếng nói địa phương. Tương tự, với mô hình vỗ béo trâu bò, huyện


thực hiện 5 bài tuyên truyền nhân rộng mô hình và 5 bài phát thanh trên đài địa phương.

Nhìn chung, các hoạt động thông tin tuyên truyền luôn bám sát kết quả hoạt động, triển khai của các mô hình chăn nuôi góp phần nâng cao dân trí, trình độ kỹ thuật và quản lý sản xuất của nông dân, thúc đẩy nhân rộng mô hình khuyến nông hiệu quả ra địa bàn huyện và tỉnh. Tuy nhiên, trong các bài phát thanh tuyên truyền, số lượng thông tin truyền tải ít, nội dung không hấp dẫn nên chưa thu hút được người nghe. Từ đây làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện.

Đào tạo tập huấn:

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình khuyến nông chăn nuôi, trạm khuyến nông huyện Pác Nặm đã phối hợp với cán bộ khuyến nông cơ sở để tổ chức các lớp tập huấn, các lớp tham quan, các buổi hội thảo để chuyên giao kỹ thuật chăn nuôi cho hộ tham gia. Các hoạt động đào tạo hầu hết được triển khai trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển của vật nuôi bao gồm: Kỹ thuật chuẩn bị chuồng trại, kỹ thuật úm gà, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, cách thức phòng và trị bệnh. Kết quả của công tác đào tạo, tập huấn như sau:

Bảng 3.7. Công tác đào tạo và tập huấn chăn nuôi


Số người tham gia

tập huấn

Số người tham quan,

học tập kinh nghiệm

Hội thảo tổng kết

Kế

hoạch

Thực

hiện

Tỷ lệ

(%)

Kế

hoạch

Thực

hiện

Tỷ lệ

(%)

Kế

hoạch

Thực

hiện

Tỷ lệ

(%)

40

37

92%

40

20

50%

40

35

87%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Đánh giá kết quả thực hiện một số mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018 - 9

Nguồn: Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Pác Nặm

Kết quả điều tra cho thấy, trong lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi do Trạm khuyến nông huyện tổ chức có 37 người tham gia trên tổng số 40 người như kế hoạch, đạt 92% so với kế hoạch. Nhìn chung đa số các hộ tham gia tập huấn đều tiếp thu được tiến bộ kỹ thuật mới và áp dụng vào thực tế sản xuất. Tuy nhiên, chăn nuôi phải thực nghiêm ngặt về chế độ phòng và trị bệnh, do đó cũng


gây trở trại cho một số hộ tham gia, thường quen với tập quán sản xuất truyền thống.

Bên cạnh kết quả về tập huấn nêu trên, trong quá trình triển khai các mô hình khuyến nông chăn nuôi, Trạm khuyến nông huyện Pác Nặm đã tổ chức cho các học viên đi tham quan học tập kinh nghiệm tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang tuy nhiên chỉ có 20/40 hộ tham gia, đạt 50%. Qua chuyến tham quan, các học viên đã được giới thiệu về cách thức sản xuất theo mô hình, đồng thời chia sẻ những thành công cũng như bài học kinh nghiệm để ứng dụng vào thực tế của địa phương. Ngoài ra, sau khi kết thúc mô hình, huyện Pác Nặm cũng tổ chức các Hội thảo tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm, dề xuất giải pháp nhân rộng mô hình và mời 40 người tham gia, song thực tế chỉ có 35 đối tượng tham dự, đạt 87% kế hoạch.

Như vậy, tất cả hoạt động đào tạo, tập huấn đề không hoàn thành kế hoạch đề ra. Điều này do kinh phí tổ chức hạn hẹp, đối tượng tham gia tập huấn, tham quan học hỏi kinh nghiệm phải tự tục chi phí đi lại. Đồng thời, cán bộ khuyến nông cơ sở cũng chưa mặn mà trong công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân tham gia tập huấn. Từ đây khiến việc truyền tải kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật gặp khó khăn, hầu hết các hộ dân vẫn chăn nuôi theo cách thức truyền thống làm ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai mô hình chăn nuôi trên địa bàn huyện thời gian qua.

Biện pháp kỹ thuật áp dụng:

Bảng 3.8. Biện pháp kỹ thuật áp dụng trong mô hình chăn nuôi


Nội dung

Mô hình nuôi lợn thịt

Mô hình nuôi trâu bò vỗ béo


Chuông trại

Chuồng nuôi đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Nên chọn địa điểm cao ráo, dễ thoát nước, dễ làm vệ sinh để làm

chuồng, không xây chuồng lợn

Xây chuồng nên chọn hướng Ðông Nam hoặc hướng Nam là tốt nhất để tránh gió Ðông bắc trực tiếp thổi vào chuồng. Diện tích chuồng phải

phù hợp với số lượng nuôi; Mùa


Nội dung

Mô hình nuôi lợn thịt

Mô hình nuôi trâu bò vỗ béo


chung với gia súc, gia cầm khác để

tránh lây nhiễm bệnh

nắng nóng nên nuôi mật độ thưa

hơn mùa lạnh


Thức ăn

Cám đậm đặc và rau xanh, Nên có máng ăn và máng uống riêng. Máng ăn, máng uống có thể làm bằng gỗ, bằng xi măng đúc rời hay xây cố định vào tường và nền. Cần có độ cao thích hợp từ 13-20 cm tuỳ theo độ tăng trưởng của lợn.

Thức ăn của bò vỗ béo gồm cỏ tươi, cỏ khô, rơm lúa khô, thức ăn tinh và thức ăn củ quả. Cần cho ăn loại thức ăn tinh giàu năng lượng để giúp cho cơ thể tích luỹ mỡ nhanh và bò chóng béo. Tuỳ theo điều kiện cụ thể mỗi ngày có thể cung cấp cho mỗi con bò vỗ béo 1-2kg thức ăn

tinh.


Chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trừ bệnh

Chăm sóc nuôi dưỡng: Cho ăn thức ăn tinh đã phối trộn trước rồi cho ăn rau xanh sau. Rau xanh rửa sạch rồi cho ăn sống, không nấu chín. Cho ăn ít nhất 3 bữa trong một ngày.

Cọ rửa, tiêu độc chuồng trại 3- 5 ngày trước khi đưa lợn vào nuôi bằng vôi bột, và các chất khử trùng (nước sôi, nước vôi, chất tẩy chuồng...). Thường xuyên quét, dọn chuồng, máng ăn, máng uống sạch sẽ, định kỳ tẩy uế, sát trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi, đảm bảo đông ấm hè mát. Lợn mới mua về nuôi cách ly theo dòi từ 15- 20

ngày trước khi nhập đàn. Sau mỗi

Tháng thứ nhất: tiến hành dọn vệ sinh chuồng trại, tẩy giun sán cho trâu bò và cho ăn đủ rơm, cỏ. Đối với những con gầy yếu thì cho ăn thêm các loại thức ăn giàu đạm để nhanh chóng phục hồi cơ thể, tạo đà cho những tháng tiếp theo.

Tháng thứ hai: chăn thả gần, cho ăn cỏ thoả mãn, tăng lượng thức ăn tinh, bảo đảm đủ nước uống.

Tháng thứ ba: cung cấp cho trâu bò loại thức ăn giàu gluxit, chăn thả gần chuồng để hạn chế tiêu hao năng lượng và tăng tích luỹ mỡ.


Nội dung

Mô hình nuôi lợn thịt

Mô hình nuôi trâu bò vỗ béo


đợt nuôi, phải để trống chuồng

khoảng 7-10 ngày.


Nguồn: Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Pác Nặm


3.1.2.3 Mô hình thủy sản

+ Lựa chọn mô hình

Tại huyện Pác Nặm, Trung tâm khuyến nông, khuyến lâm tỉnh Bắc Kạn đã thử nghiệm mô hình nuôi cá diêu hồng xã Nghiêu Loan và mô hình nuôi tôm xã Giáo Hiệu. Qua quá trình nuôi thử nghiệm, triển khai mô hình cho thấy, mô hình nuôi cá đem lại thu nhập khá cho người nông dân còn mô hình nuôi tôm không mang lại hiệu quả. Do vậy, tác giả thực hiện nghiên cứu đối với mô hình nuôi cá, cụ thể như sau:

Bảng 3.9. Mô hình thủy sản triển khai trong giai đoạn 2016-2018



TT


Tên mô hình


Năm thực hiện


Địa điểm triển khai

Dung tích (mét

khối)

Số điểm triển

khai


Số hộ tham gia

Số người phỏng

vấn


1

Mô hình nuôi

cá Diêu hồng


2018

Xã Nghiên

Loan


100


1


2


20

Nguồn: Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Pác Nặm

Trạm khuyến nông huyện đã xây dựng mô hình khuyến nông nuôi cá diêu hồng tại xã Nghiêu Loan với dung tích hồ nuôi khoảng 60m3. Mô hình này được thực hiện theo cơ chế Nhà nước hỗ trợ 100% giống, 50% thức ăn, thuốc hoá chất, vôi, còn lại là vốn đối ứng đóng góp của hộ tham gia mô hình (2 hộ tham gia nuôi). Qua một thời gian thực hiện, mô hình thử nghiệm đã cho kết quả rất khả


quan đem lại thu nhập ổn định cho hộ dân do cá diêu hồng có nhiều ưu điểm nổi trội như ít bị nhiễm các loại bệnh thường gặp, tốc độ tăng trưởng nhanh, dễ nuôi. Với hiệu quả đã đạt được, mô hình nuôi cá diêu hồng đang được trạm khuyến nông tuyên truyền nhằm nhân rộng ra địa bàn.

+ Xây dựng mô hình

Hoạt động tuyên truyền:

Để tuyên truyền, nhân rộng mô hình nuôi cá diêu hồng ra địa bàn, trạm khuyến nông huyện đã thực hiện đăng nhiều bài viết trên website huyện và tổ chức các buổi phát thanh trên đài tiếng nói tại các xã và huyện lân cận. Ngoài ra, do mô hình nuôi cá diêu hồng là mô hình khuyến nông được hỗ trợ 100% giống và 50% thực ăn nên mô hình này còn được quảng bá rộng rãi trên đài truyền hình tỉnh Bắc Kạn trong chuyên mục bạn của nhà nông. Từ đây giúp tuyên truyền, giới thiệu mô hình đến đông đảo bà con nông dân. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Pác Nặm nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung việc triển khai nuôi cá diêu hồng còn khá mới mẻ nên chưa được đông đảo người dân đón nhận. Đồng thời, cán bộ khuyến nông cơ sở trình độ chuyên môn còn hạn chế nên chưa tạo được sự tin tưởng của người dân trong việc xây dựng mô hình.

Đào tạo tập huấn:

Để mô hình nuôi cá diêu hồng đạt hiệu quả, trạm khuyến nông huyện Pác Nặm đã phối hợp với cán bộ khuyến nông cơ sở tổ chức triển khai các lớp tập huấn cho người dân tham gia mô hình và người dân ngoài mô hình thăm quan, học tập đánh giá thực tế mô hình nuôi cá diêu hồng tại huyện Ba Bể mà kết quả mô hình đem lại, để từ đó góp phần cho việc tuyên truyền nhân rộng mô hình, đây là hình thức tuyên truyền tại chỗ giúp những người dân không tham gia mô hình có thể hiểu và đánh giá về hiệu quả của mô hình đem lại.

Biện pháp kỹ thuật áp dụng:


Chuẩn bị ao nuôi: Ao nuôi cần tuân thủ qui trình chuẩn bị ao nuôi. Chú ý ngăn chặn phèn vào ao ở thời kỳ đầu ao mới đào, đồng thời hạn chế tối đa cá tạp, cá dữ vào ao. Tuỳ vào chất lượng ao, nguồn nước cung cấp và khả năng cung cấp thức ăn để quyết định mật độ thả từ 3 - 5 con/m2, cỡ cá giống từ 3 - 7cm.

Chọn cá giống: Cần chọn cá ăn mạnh, bơi lội khỏe, màu sắc hồng tươi, đồng cỡ. Loại bỏ cá dị hình, màu nhợt nhạt, gầy ốm, bơi lội lạc đàn, cỡ quá nhỏ hoặc qua lớn. Nếu có điều kiện cần tìm nguồn gốc cá bố và mẹ, kỹ thuật sinh sản và ương nuôi của cơ sở sản xuất cá giống để có thêm cơ sở xác định con giống.

Thả cá giống ra ao: Thời điểm thả cá giống tốt nhất là lúc trời mát. Cho túi chứa cá vào nước ao trong 20-30 phút, tạo điều kiện cho cá quen dần với nhiệt độ môi trường nước ao, kết hợp sát trùng cá giống bằng kháng sinh (Aureomycin hoặc Oxytetracylin) nồng độ 10 - 15 phần triệu trong 5 - 10 phút. Sau đó kéo mạnh hai góc đáy túi cho cá ra ao toàn bộ.

Quản lý chăm sóc

Đảm bảo độ sâu nước ao tối thiểu 1 m, nước có màu xanh nòn chuối, vàng nhẹ phù hợp với cá nuôi; nếu nước có màu tối, xám xịt có nhiều hữu cơ, khí độc sẽ gây hại cho cá nuôi; nước trong veo hoặc có váng phèn lớp mặt và tích tụ đáy ao cũng gây hại cho cá. Vào các tháng có nhiệt độ cao, oi bức kéo dài dễ gây hiện tượng cá sốc nhiệt độ, đồng thời chất hữu cơ phân hủy nhanh, tiêu tốn nhiều dưỡng khí và thải ra ao hồ nhiều loại khí độc. Trong những điều kiện như vậy, ao nuôi cá phải bổ sung nước định kỳ 5 - 7 ngày/lần, mỗi lần 15 - 20% lượng nước ao hoặc tháo bỏ 1/3 nước ao và bơm nước mới vào.

Phòng và trị bệnh

Ao ương và nuôi cá phải có sục khí. Khi phát hiện cá bị bệnh cần bón: Formol nồng độ 25 - 30 ml/m3, trị thời gian dài và nồng độ từ 100 - 150 ml/m3


nếu trị trong 15 - 30 phút; CuSO4 (phèn xanh) nồng độ 2 - 5 g/m3 trị thời gian dài và từ 20 - 50 g/m3 trong thời gian 15 - 30 phút, cách này trị một lần; muối ăn để phòng trị bệnh cho cá, nồng độ 1% trị thời gian dài và 1 - 2% trong 10 - 15 phút.

Thu hoạch

Thời gian nuôi từ 4 - 5 tháng là thu hoạch được, đến giai đoạn này cá đạt trọng lượng trung bình 0,5 - 0,6 kg/con, nếu có điều kiện nuôi tiếp đến tháng thứ 9 - 10 thì trọng lượng cá đạt khoảng 1 kg/con.

Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi:

Cũng giống xây dựng mô hình trồng trọt, các mô hình khuyến nông chăn nuôi huyện Pác Nặm đều được nghiệm thu đánh giá kết quả thực hiện khi kết thúc mô hình, khi xuất chuồng đối với vật nuôi. Kết quả thực hiện một số mô hình chăn nuôi trên địa bàn huyện như sau:

Bảng 3.10. Kết quả thực hiện các mô hình chăn nuôi giai đoạn 2016-2018



TT


Tên mô hình


Năm thực hiện


Địa điểm triển khai


Quy mô (con)


Năng suất (kg/con)

Năng suất khi chưa áp dụng tiến bộ KT của mô hình

(kg/con)


Kế hoạch


Nghiệm thu


Tỷ lệ

%


Kế hoạch


Nghiệm thu


Tỷ lệ

%


1

Mô hình chăn


2016

Xã Bộc Bố


800


740


92,5


90


86,5


96,1


78,5

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí