Chính Sách Của Đảng Và Nhà Nước Liên Quan Đến Khuyến Nông


thường xảy ra lũ quét ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân. Ngoài ra, do địa hình của huyện chủ yếu là núi cao, độ dốc tương đối lớn nên gây khó khăn cho sản xuất nông - lâm nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội tạo ra thực thức đối với công tác mở rộng, hình thành các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi.

3.3.2.2. Môi trường xã hội

Theo số liệu báo cáo năm 2016 dân số huyện Pác Nặm là 32.798 người; mật độ dân số bình quân 68,99 người/km2, phân bố không đồng đều trong 10 xã, tập trung đông nhất ở các xã Nghiên Loan, xã Bộc Bố. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,12%. Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó gồm tộc Tày, Mông, Dao, Nùng, Kinh và một số dân tộc khác. Mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng, phong tục tập quán riêng, có nét truyền thống văn hoá dân gian, dân tộc đặc sắc đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hoá truyền thống của huyện.

Tổng số hộ nghèo trên địa bàn toàn huyện đến nay là 6.850 hộ (44,82%), trong đó hộ nghèo là 3.070 hộ, số hộ cận nghèo là 954 hộ. Từ đầu năm UBND huyện đã ban hành quyết định giao chỉ tiêu giảm nghèo năm 2018 cho các xã với mục tiêu chung giảm tỷ lệ hộ nghèo 5%/xã, đến thời điểm hiện nay số hộ dự kiến thoát nghèo được 129/341 hộ (đạt 37,39% kế hoạch).

Như vậy, với số lượng hộ nghèo và dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Pác Nặm lớn nên các vùng triển khai mô hình khuyến nông đều có tỷ lệ người dân tộc thiểu số vùng cao, trình độ dân trì không đồng đều, cùng với thói quen canh tác nương rẫy, thói quen chăn thả dông trâu bò, vì vậy việc chuyển tải khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế gây nhiều thách thức cho việc xây dựng và nhân rộng mô hình khuyến nông trên địa bàn. Ngoài ra, đời sống của người dân trong huyện còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo của một số xã vùng ngoài còn cao so với các xã trong vùng lòng chảo của huyện, nên phần nào


cũng ảnh hưởng tới việc xây dựng mô hình khuyến nông. Nhiều hộ nghèo không đủ điều kiện tham gia mô hình.

3.3.2.3. Chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến khuyến nông

Huyện Pác Nặm đã có những chính sách sử dụng ngân sách địa phương để xây dựng mô hình khuyến nông như: Quyết định số 10/2012/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 của UBND huyện Pác Nặm ban hành quy định về nội dung chi và mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông địa phương sử dụng nguồn kinh phí khuyến nông của tỉnh; Quyết định số 02/2014/QĐ-UBND ngày 13/3/2014 của UBND huyện Pác Nặm Ban hành chính sách hỗ trợ sản xuất Nông - Lâm nghiệp và Thuỷ sản trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng ban hành nhiều về hướng dẫn và triển khai hoạt động xây dựng mô hình khuyến nông như: Nghị định 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 về khuyến nông, khuyến ngư; Thông tư 50/2007/ TTLT-BTC-BNN-BTS ngày 21/7/2007 về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 6/4/2006 hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư; Quyết định 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 về việc phê duyệt quy định tạm thời định mức áp dụng trong các Chương trình khuyến nông; Quyết định 37/QĐ-BNN ngày 22/2/2008 Ban hành quy chế quản lý chương trình, dự án khuyến nông, khuyến ngư quốc gia. Quyết định số 162/QĐ- TTg ngày 04/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến nông, khuyến ngư ở địa bàn khó khăn đó là những cơ sở pháp lý để các địa phương tổ chức phát triển khuyến nông; Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến nông; Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông

Nhận thấy, hệ thống chính sách khá hoàn chỉnh tuy nhiên chưa có chính sách để thu hút các Doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào sản xuất nông nghiệp của địa phương; Chính sách tài chính đầu tư cho nông nghiệp và người dân hiện còn


hạn chế, đối tượng này rất khó tiếp cận các nguồn lực để phát triển; Chính sách hưởng lợi, tuyên truyền về dự án, nhân rộng mô hình tiên tiến trong quá trình thực hiện dự án chưa được quan tâm đúng mức nên hiện cũng còn nhiều người chưa hiểu đúng về mục đích, nội dung của dự án; Chính sách cho cán bộ khuyến nông, đặc biệt là cán bộ khuyến nông ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa như huyện Pác Nặm thường xuyên trực tiếp gắn bó với nông dân, điều kiện làm việc vất vả, thu nhập rất thấp nhưng chưa có chính sách đãi ngộ tương xứng để thu hút cán bộ giỏi và động viên cán bộ nhiệt tình, tâm huyết với công việc. Từ đây gây ra nhiều thách thức cho hoạt động xây dựng và triển khai các mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện.

3.4 Mô hình SWOT về xây dựng và nhân rộng các mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện Pác Nặm

Từ những thống kê, tổng hợp các mô hình khuyến nông và khảo sát hiện trạng một số mô hình khuyến nông tiêu biểu, cùng với kết quả điều tra, phỏng vấn những người dân, đơn vị triển khai, đơn vị chủ quản, kết quả phân tích SWOT về thuận lợi, khó khăn trong xây dựng mô hình khuyến nông tại huyện Pác Nặm được thể hiện như sau:

Bảng 3.29: Mô hình SWOT về xây dựng mô hình khuyến nông huyện Pác Nặm



Điểm mạnh (S)

1. Cán bộ khuyến nông huyện Pác Nặm có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công tác và được đào tạo nâng cao trình độ hàng năm.

2. Lực lượng lao động trên địa bàn huyện khá dồi dào, có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, sản xuất nông lâm nghiệp lâu đời, với nhiều

kinh nghiệm bản địa

Điểm yếu (W)

1. CBKN hoạt động ở địa bàn xã còn gặp rất nhiều khó khăn về đời sống kinh tế, không yên tâm công tác

2. CBKN còn ỉ lại vào sự chỉ đạo phân công của cấp trên mà chưa chủ động triển khai công việc.

3. Trình độ dân trí của các hộ dân không đồng đều, một số hộ là

đồng bào dân tộc thiểu số, do vậy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Đánh giá kết quả thực hiện một số mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018 - 13



3. Nguồn vốn đầu tư cho hoạt động nông nghiệp và các mô hình khuyến nông gia tăng qua các năm. Đây là nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững 135 và một số dự án ODA trên địa bàn.

áp dụng tiến bộ theo khoa học kỹ thuật khó khăn, người dân quen với phương thức sản xuất tự phát.

4. Nguồn vốn được bố trí cho hoạt động khuyến nông vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho phát triển sản xuất của người dân địa phương.

5. Huyện chưa thu hút được các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vốn hợp tác sản xuất nông nghiệp; chưa quan tâm đúng mức cho các hỗ dân vay vốn

phát triển sản xuất nông nghiệp.

Cơ hội (O)

1. Môi trường sinh thái thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.

2. Giống có nguồn gốc xuất xứ rò ràng và đã được công nhận.

3. Các loại giống gieo trồng trong mô hình đều nằm trong danh mục các loại giống đã được phê duyệt theo định hướng của Bộ, ngành, cơ quan chuyên môn.

4. Nhiều tổ chức, cá nhân cùng tham gia hoạt động khuyến nông, tạo

áp lực cạnh tranh đòi hỏi

Kết hợp S-O

1. Chú trọng lập kế hoạch khuyến nông

2. Đẩy mạnh đầu tư khoa học và kỹ thuật

Kết hợp W-O

1. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư triển khai xây dựng các mô hình khuyến nông

2. Hoàn thiện bộ máy tổ chức khuyến nông


hệ thống khuyến nông nhà nước phải không ngừng vươn lên.

5. Hệ thống chính sách điều chỉnh hoạt động khuyến nông ngày càng

hoàn thiện.



Thách thức

1. Một số xã trong huyện có địa hình phức tạp, chia cắt, đi lại khó khăn ảnh hưởng đến việc vận chuyển giống, vật tư.

2. Đất đai xói mòn rửa trôi mạnh, sức sản xuất kém ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

3. Cơ chế kinh tế thị trường và quy luật phát triển không đồng đều.

4. Hoạt động khuyến nông vất vả nhưng thu nhập thấp.

5. Văn hóa canh tác truyền thống khó thay đổi ở một số vùng là người dân tộc thiểu số sinh sống, đặc biệt là

vùng sâu, vùng xa.

Kết hợp O-T

1. Hoàn thiện các chính sách khuyến nông

2. Lập kế hoạch xây dựng mô hình khuyến nông phù hợp

3. Nâng cao chất lượng cán bộ khuyến nông

Kết hợp W-T

1. Nâng cao chất lượng cán bộ khuyến nông

2. Hoàn thiện bộ máy tổ chức khuyến nông

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.5. Một số định hướng và giải pháp


3.5.1. Định hướng

3.5.1.1. Định hướng chung

Để góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng và phát triển nền KTXH của toàn huyện nói chung thì các mô hình khuyến nông ở huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn phải được triển khai dựa trên những đinh hướng chung như sau:

- Phát huy những thắng lợi đã có trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp thời gian qua, trong những năm tới các mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện cần bám sát hơn nữa vào chủ trương và mục tiêu phát triển kinh tế của UBND huyên và nhiệm vụ mà TTKNKL tỉnh giao cho.

- Nắm bắt nhanh chóng, đầy đủ và có chọn lọc các KTTB để chuyển giao tới nông dân, giúp nông dân triển khai ra diện rộng.

- Ngoài việc thực hiện chuyển giao KTTB cho nông dân ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm sinh thì trạm còn phải đẩy mạnh các hoạt động khác như xoá đói giảm nghèo, tương trợ giúp đỡ nông dân gặp khó khăn. Bên cạnh đó cần tăng cường việc cung cấp thông tin thị trường, chuyển giao kỹ thuật chế biến, tìm kiếm đầu ra cho nông sản hàng hoá.

3.5.1.2. Định hướng cụ thể

- Tiếp tục thực hiện các chương trình khuyến nông trọng điểm mà TTKNQG, TTKNKL tỉnh đã thông qua nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái bền vững. Kết hợp đa dạng hoá và chuyên môn hoá cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, thực hiện tốt việc phát triển nông nghiệp nông thôn.

- Xác định các biện pháp hữu hiệu để thực hiện xã hội hoá công tác khuyến nông, để huy động mọi tổ chức KTXH, mọi cấp, mọi ngành tham gia thực hiện hiệu quả các mô hình khuyến nông để thúc đẩy sản xuất và cải thiện đời sống cho nhân dân.


- Đánh giá, phân loại đội ngũ CBKN cơ sở, tăng cường vai trò của khuyến nông cơ sở từ đó thúc đẩy hoạt động khuyến nông phát triển mạnh mẽ.

- Kết hợp với đài PTTH huyện thực hiện chuyên mục “nhà nông cần biết” cho 12 tháng trong năm, chương trình khuyến cáo trước các mùa vụ.

- Tiếp tục tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi thông qua các mô hình trình diễn, các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị đầu bờ.

+) Đẩy mạnh diện tích lúa lai, lúa chất lượng cao, ngô lai và các loại cây rau màu khác để tăng năng suất cây trồng, tăng giá trị kinh tế trên 1 ha canh tác.

+) Tiếp tục phát triển cây chè ở vùng Nông Trường và các xã phụ cận.

Tiến tới khôi phục cây chè trên diện tích cây cam cho hiệu quả kém.

+) Chăm lo hướng dẫn nông dân xây dựng và phát triển kinh tế trang trại, phát triển hơn nữa các mô hình VAC và VACR trên địa bàn huyện.

3.5.2. Giải pháp

3.5.2.1. Giải pháp về tổ chức thực hiện xây dựng mô hình khuyến nông Bước 1: Phân tích tình hình

Là bước điều tra tìm hiểu hiện trạng của địa phương hoạt động (bao gồm: các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội), xác định tình hình thực tế, các khiếm khuyết tồn tại, khó khăn…Cụ thể gồm ba hoạt động sau:

* Thu thập thông tin tài liệu về điều kiện tự nhiên và thực trạng sản xuất của địa phương, về hệ thống nông nghiệp, về tài nguyên và tiềm năng sản xuất…(Các thông tin này thường lấy từ các tài liệu có sẵn, các đợt kiểm tra).

* Phân tích đánh giá tình hình: mục đích là tìm ra các nguyên nhân của các sự kiện, vấn đề, phân tích, phỏng vấn, phỏng đoán.

* Nhận biết, phát hiện vấn đề, tiềm năng: CBKN phải có quyết định xác định các vấn đề tồn tại mà nông dân đang quan tâm, chỉ ra những tiềm năng của họ để giúp họ cải tiến hoặc thay đổi các điều kiện sản xuất cũ.

Đây là giai đoạn mà CBKN phải vận dụng cả kiến thức kỹ thuật lẫn sự hiểu biết về nghiên cứu phát triển nông thôn để có những quyết định đúng.


Nhận biết vấn đề và tiềm năng là cơ sở để tìm ra các giải pháp tích cực, có hiệu quả nhằm cải tiến và thay đổi nhanh chóng hiện trang cũ.

Tất nhiên, CBKN không cần thiết phải phân tích toàn bộ điều kiện tình hình của mỗi nông hộ hay cộng đồng hoặc của từng năm mà chỉ xem xét lại các thông tin cơ bản cần thiết cho các hoạt động khuyến nông. Đặc biệt phải phân tích kỹ thành phần có thể tham gia trên các phương diện: (1) Đặc điểm của nhóm, tổ chức; (2) Mối quan tâm và cách nhìn; (3) Mặt mạnh và yếu; (4) Ý nghĩa nếu để cho họ tham gia vào khuyến nông.

Không nhận biết được sâu bệnh

Không biết cách phòng trừ

Tổ chức phòng trừ không đồng loạt

Không hỗ trợ áp

dụng sau tập huấn

Năng suất lúa thấp

Sâu bệnh hại lúa

Thiếu nước tưới

Giống lúa cũ

Sử dụng giống dễ bĩ nhiễm

Nhiều trà lúa trên một cánh đồng

Không tổ chức chiến dịch phòng trừ

Nội dung tập huấn không sát

Không nắm chắc kiến thức

Một khó khăn có thể có nhiều nguyên nhân, khó khăn này là nguyên nhân của khó khăn kia. Chẳng hạn khó khăn “Năng suất lúa thấp” do một số nguyên nhân được trình bày trong sơ đồ 3 - dưới dạng “Cây vấn đề” như sau:





Dân không được tập huấn


Dân không áp dụng được kiến thức tập huấn


Sơ đồ 3.3. Cây vấn đề


Bước 2: Thiết lập các mục tiêu

Việc vạch ra các mục tiêu của mô hình khuyến nông phụ thuộc vào sự nghiên cứu tỷ mỉ các nhu cầu của người dân. Có nhiều loại mục tiêu, từ mục

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí