Tác Động Về Kinh Tế, Xã Hội Của Mô Hình Nghiên Cứu



nuôi lợn thịt











2

Mô hình vỗ béo trâu


2017


Xã Giáo Hiệu


600


582


97,0


270


245


90,7


220

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Đánh giá kết quả thực hiện một số mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018 - 10


Nguồn: Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Pác Nặm


Do quy mô đàn gia súc (đàn lợn, đàn trầu bò) khá lớn nên hoạt động nghiệm thu không đánh giá được tất cả gia súc trong tổng đàn. Theo đó, với mô hình chăn nuôi lợn, cán bộ khuyến nông chỉ nghiệm được 740/800 con, đạt 92,5% kế hoạch; Với mô hình chăn nuôi vỗ béo trâu bò, huyện chỉ nghiệm thu được 582/600 con, đạt 97% kế hoạch. Kết quả nghiệm thu cho thấy, mặc dù khối lượng bình quân một con gia súc đã tăng lên sau khi triển khai mô hình khuyến nông song vẫn chưa đáp ứng được kế hoạch đề ra. Điều này là do chất lượng con giống còn thấp và chưa được coi trọng đúng mức trong quá trình triển khai mô hình nên đã xảy ra một số trường hợp đáng tiếc: lợn còi cọc, không đủ trọng lượng, dịch bệnh… gây thiệt hại cho người chăn nuôi và không đảm bảo đúng kế hoạch đề ra. Ngoài ra, việc xây dựng mô hình còn tản mạn, chưa tập trung. Mô hình chăn nuôi lợn và vỗ béo trâu bò là chăn nuôi công nghệ cao, đòi hỏi phải có sự đầu tư nhất định, song mô hình triển khai tại huyện Pác


Nặm còn hạn chế việc đầu tư và nhân rộng. Từ đây ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình trong thời gian qua.

3.2. Tác động về kinh tế, xã hội của mô hình nghiên cứu

3.2.1. Tác động về kinh tế

3.2.1.1 Mô hình trồng trọt

Đối với cây đậu tương

Căn cứ vào kết quả điều tra, đề tài xác định được hiệu quả kinh tế như sau:

Theo kết quả điều tra cho thấy, tổng chi phí đầu tư (TC) cho 1 ha đậu tương đối với các hộ tham gia thực hiện mô hình khuyến nông huyện Pác Nặm là

15.268 nghìn đồng, thấp hơn các hộ chưa tham gia mô hình, tổng chi phí sản xuất 1 ha đậu tương của các hộ chưa tham gia là 19.231 nghìn đồng. Các hộ chưa tham gia mô hình mất nhiều chi phí đầu tư vào phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khiến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong sản phẩm nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Bảng 3.11. Chi phí /1ha



Chỉ tiêu

Hộ tham gia mô hình

Hộ chưa tham gia mô hình


SL

(kg)

Đơn giá (1.000

đồng)

Thành tiền (1.000

đồng)


SL (kg)


Đơn giá (1.000

đồng)

Thành tiền (1.000

đồng)

1. Chi phí trung gian (IC)

1.014,7

128

8.526,50

1.330,0

242

12.161,30

Giống

3

110

330

3

110

330

Đạm Urê

120,5

7,3

879,7

140

7,3

1.022,00

Lân

700,4

3,7

2.591,50

935,5

3,7

3.461,40


Kali

190,8

7,3

1.392,80

250,2

7,3

1.826,50

Thuốc BVTV



2.332,50

1,3

114

3.221,50

Chi phí khác



1.000,00



2.300

2. Khấu hao tài sản cố

định (KH)




512




537

3. Chi phí nhân công

(CL)




6.230




6.532,70

Tổng chi phí (TC)



15.268



19.231

Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát


Các hộ tham gia mô hình do được chuyển giao, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, chăm sóc mới phù hợp với giống cây trồng nên chi phí chăm bón thấp mà năng suất cây trồng vẫn đảm bảo. Việc sử dụng phân bón hợp lý theo chỉ dẫn nên sản phẩm đậu tương sau thu hoạch luôn đảm bảo chỉ tiêu an toàn thực phẩm, được người tiêu dùng tin tưởng.

Bảng 3.12. Hiệu quả mô hình/ha



STT


Chỉ tiêu

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật

Chưa dụng tiến bộ kỹ thuật

1

Tổng giá trị sản xuất- GO

(nghìn đồng)

44.144,00

31.008,00

1.1

Năng suất (tạ/ha)

24,8

20,4

1.2

Giá bán (nghìn đồng/kg)

17,8

15,2

2

Chi phí trung gian (IC)

6.251,00

9.088,00

3

Tổng chi phí- TC (nghìn đồng)

15.268,50

19.231,00

4

Giá trị gia tăng- VA (nghìn đồng)

37.893,00

21.920,00

5

Hiệu quả sử dụng đồng vốn -HS (đồng)

6,1

2,4

6

Lợi nhuận- Pr (đồng)

28.875,50

11.777,00


Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát


Trên 1ha canh tác, năng suất đậu tương của các hộ tham gia mô hình khuyến nông có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đạt 24,8 tạ/ha cao hơn so với các hộ không tham gia mô hình, không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (năng suất là 20,4 tạ/ha). Mặc dù mức chênh lệch năng suất giữa các hộ không cao song do giá bán trên thị trường chênh lệch (vì chất lượng sản phẩm của các hộ áp dụng kỹ thuật tiến bộ cao hơn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên được người tiêu dùng tín nhiệm, đánh giá cao) nên tổng giá trị sản xuất của các hộ có áp dụng khoa học tiến bộ (GO = 44.144 nghìn đồng) cao hơn rất nhiều so với các hộ không áp dụng tiến bộ kỹ thuật (GO = 31.008 nghìn đồng). Nhờ vậy, giá trị gia tăng giữa các hộ cũng có sự chênh lệch đáng kể. VA của các hộ có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đạt 37.893 nghìn đồng/ha trong khi các hộ không áp dụng công nghệ chỉ đạt 21.920 nghìn đồng/ha. Từ đây khiến giá trị sử dụng vốn và lợi nhuận của các hộ áp dụng tiến bộ kỹ thuật cũng cao hơn các hộ chưa áp dụng. Như vậy, hạch toán kinh tế đem lại từ cây đậu tương cho thấy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong mô hình sản xuất và canh tác cây đậu tương đã đem lại gia trị cao cho người nông dân, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân từ diện tích đất đồi, đất bãi bỏ hoang, đất trồng lúa 1 vụ và đất bãi bồi bên sông. Sản phẩm chế biến từ hạt đậu tương phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân và trong sản xuất chăn nuôi, tạo công ăn việc làm cho người nông

dân trong lúc nông nhàn.

Đối với cây ngô lai:

Căn cứ vào kết quả điều tra, đề tài xác định được hiệu quả kinh tế cây ngô lai như sau:

Bảng 3.13. Chi phí đầu tư cho 1 ha


Chi phí khác

Hộ tham gia mô hình

Hộ chưa tham gia mô hình




SL (kg)

Đơn giá (1.000

đồng)

Thành tiền (1.000

đồng)


SL (kg)

Đơn giá (1.000

đồng)

Thành tiền (1.000

đồng)

1. Chi phí trung

gian (IC)

1.729,80

1.118

15.790,60

2.153,7

2.351

19.364,20

Giống

2,7

1100

2.970,00

2,7

1100

2.970,00

Đạm Urê

311,5

7,3

2.274,00

350,6

7,3

2.559,40

Lân

1.003,30

3,7

3.712,20

1.342,50

3,7

4.967,30

Kali

412,3

7,3

3.009,80

457,9

7,3

3.342,70

Thuốc BVTV



2824,6



3224,9

Chi phí khác



1.000,00


1232,2

2.300

2. Khấu hao TS



493



493

3. Chi phí nhân

công (CL)



7.023



7.239,40

Tổng chi phí

(TC)



23.307



27.097


Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát


Thông qua kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, tổng chi phí sản xuất canh tác đối với 1ha nông lai của các hộ tham gia mô hình khuyến nông thấp hơn đáng kể so với các hộ không tham gia mô hình. Tổng chi phí của các hộ tham gia mô hình khuyến nông huyện Pác Nặm là 23.370 nghìn đồng/ha, trong đó chi phí trung gian chiếm tỷ trọng chủ yếu với 15.790,6 nghìn đồng/ha; chi phí khấu hao và chi phí nhân công là 7.516 nghìn đồng/ha. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất của các hộ sản xuất độc lập không tham gia mô hình khuyến nông trên địa bàn là 27.097 nghìn đồng/ha, trong đó chi phí nhân công là 7.239,4 nghìn đồng/ha; chi phí khấu hao là 493 nghìn đồng/ha và chi phí trung gian (giống, phân bón…) chiếm tỷ trọng rất lớn là 19.364,2 nghìn đồng.


Việc tiết kiệm chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí phân bón sẽ tạo điều kiện để các hộ tham gia mô hình khuyến nông nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế, giảm thiểu lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng và sức khỏe nông dân chăm bón.

Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế trên 1ha


STT

Chỉ tiêu

Áp dụng tiến

bộ kỹ thuật

Chưa dụng tiến

bộ kỹ thuật

1

Tổng giá trị sản xuất- GO (nghìn

đồng)

46.453,00

35.224,00

1.1

Năng suất (tạ/ha)

110

85

1.2

Giá bán (nghìn đồng/kg)

4,223

4,144

2

Chi phí trung gian (IC)

15.790,60

19.364,20

3

Tổng chi phí- TC (nghìn đồng)

23.306,75

27.096,60

4

Giá trị gia tăng- VA (nghìn đồng)

30.662,50

15.859,80

5

Hiệu quả sử dụng đồng vốn -HS (đồng)

1,9

0,8

6

Lợi nhuận- Pr (đồng)

23.146,30

8.127,40

Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát

Đối với mô hình trồng trọt nói chung và mô hình Ngô lai nói riêng, trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu nông hộ bỏ công chăm sóc ra để làm lãi, nếu tính công vào hạch toán kinh tế thì lãi trong sản xuất là không cao. Theo đó, đối với các hộ tham gia mô hình khuyến nông có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thì giá trị gia tăng đạt 30.662,5 nghìn đồng/ha và các hộ chưa tham gia mô hình là 15.859,8 nghìn đồng/ha, giá trị thấp hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, các giá trị lợi nhuận và giá trị sử dụng vốn của các hộ tham gia mô hình khuyến nông cũng cao hơn khá nhiều so với hộ chưa tham gia. HS của hộ tham gia mô hình là 1,9 đồng và của hộ chưa tham gia bằng 0,8 đồng; Pr của hộ tham gia mô hình đạt 23.146,3 nghìn đồng/ha trong khi lợi nhuận của hộ chưa tham gia mô hình khuyến nông chỉ đạt 8.127,4 nghìn đồng/ha.

Như vậy, mô hình khuyến nông đã giúp nông dân huyện Pác Nặm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bố trí cây trồng đúng thời vụ, hợp lý; Từng bước chuyển


đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn, góp phần tăng năng suất cây trồng trên cùng một diện tích đất canh tác. Đảm bảo an ninh lương thực và trong sản xuất chăn nuôi, từng bước tăng thu nhập bền vững cho người nông dân trên địa bàn.

Mô hình trồng lúa Sri

Kết quả kinh tế của mô hình trồng lúa Sri được tác giả tổng hợp dưới đây

Bảng 3.15. Chi phí đầu tư chi 01 ha mô hình trồng lúa Sri



Chỉ tiêu

Hộ tham gia mô hình

Hộ chưa tham gia mô hình

SL

(kg)

Đơn giá (1.000

đồng)

Thành tiền (1.000

đồng)


SL (kg)

Đơn giá (1.000

đồng)

Thành

tiền (1.000 đồng)

1. Chi phí trung gian

(IC)

942,3

58

11.511,40

1.078,60

58

13.143,10

Giống

25

40

1.000,00

25

40

1.000,00

Đạm Urê

90,2

7,3

658,5

112,5

7,3

821,3

Lân

437,3

3,7

1.618,00

450,7

3,7

1.667,60

Kali

389,8

7,3

2.845,50

490,4

7,3

3.579,90

Thuốc BVTV



2.889,40



3.774,30

Chi phí khác



2.500,00



2.300

2. Khấu hao tài sản cố

định (KH)



159



114,9

3. Chi phí nhân công (CL)



3.224



3.689,30

Tổng chi phí (TC)



14.895



16.947

Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát


Theo kết quả điều tra cho thấy, chi phí đầu tư (TC) cho 1 ha lúa Sri của các hộ tham gia mô hình khuyến nông là 14.895 nghìn đồng/ha, thấp hơn so với các hộ chưa tham gia mô hình, chi phí của các hộ này là 16.947 nghìn đồng/ha. Nhờ tuân thủ đúng hướng dẫn của cán bộ khuyến nông mà các mô hình trồng lúa Sri trên địa bàn huyện Pác Nặm đã tiết kiệm, giảm thiểu khá nhiều chi phí sản xuất so với các hộ canh tác đại trà không theo hướng dẫn. Từ


đây góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần gia tăng lợi nhuận cho bà con nông dân, đẩy rộng việc nhân rộng mô hình khuyến nông ra địa bàn.

Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế trên 01 ha mô hình trồng lúa Sri


STT

Chỉ tiêu

Áp dụng tiến

bộ kỹ thuật

Chưa dụng tiến

bộ kỹ thuật

1

Tổng giá trị sản xuất- GO

(nghìn đồng)

50.592,30

36.737,00

1.1

Năng suất (tạ/ha)

110

85

1.2

Giá bán (nghìn đồng/kg)

4,5993

4,322

2

Chi phí trung gian (IC)

11.511,40

13.143,10

3

Tổng chi phí- TC (nghìn đồng)

14.895,21

16.947,26

4

Giá trị gia tăng- VA (nghìn đồng)

39.081

23.593,90

5

Hiệu quả sử dụng đồng vốn -HS (đồng)

3,4

1,8

6

Lợi nhuận- Pr (đồng)

35.697,10

19.789,70

Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát

Qua hạch toán kinh tế nhận thấy, mô hình trồng lúa Sri do Trạm Khuyến nông - huyện Pác Nặm phối hợp với cán bộ khuyến nông cơ sở thực hiện có năng suất khá cao. Theo đó, năng suất của mô hình đạt 110 tạ/ha trong khi năng suất của hộ không tham gia mô hình chỉ đạt 85 tạ/ha. Nhờ việc gia tăng năng suất, tiết kiệm chi phí sản xuất cộng với giá bán nông sản của các hộ tham gia mô hình khuyến nông cao hơn nên hệ số sử dụng vốn và lợi nhuận trên 1 ha lúa của các hộ thực hiện mô hình khuyến nông cao hơn khá nhiều so với hộ không tham gia. Lợi nhuận của hộ tham gia mô hình khuyến nông, áp dụng tiến bộ kỹ thuật là 35.697,1 nghìn đồng/ha và lợi nhuận của hộ không tham gia mô hình chỉ đạt 19.789,7 nghìn đồng/ha. Nguyên nhân do các hộ tham gia thực hiện mô hình đã áp dụng đúng biện pháp tiến bộ khoa học kỹ thuật nên năng xuất, sản lượng lúa cao hơn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022