Lựa Chọn, Nghiên Cứu Một Số Mô Hình Điển Hình


Xuân La. Hầu hết các mô hình khuyến nông chăn nuôi đã tập trung vào việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới cho bà con nông dân, góp phần nâng cao trình độ dân trí, trình độ kỹ thuật, đưa nền chăn nuôi từ manh mún, nhỏ lẻ dần dần trở thành nền chăn nuôi hàng hóa, tập trung, có hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh cao. Nhiều mô hình khuyến nông đã thực hiện trên địa bàn rộng nhiều xã, đạt hiệu quả cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người nông dân, đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng giống vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi.

Đối với mô hình thủy sản, hoạt động nuôi trồng thủy sản chưa được chú trọng phát triển trên địa bàn huyện Pác Nặm. Giai đoạn 2016-2018, hai mô hình khuyến nông thủy sản được triển khai là mô hình nuôi tôm xã Giảo Hiệu và mô hình nuôi cá Diêu hồng xã Nghiêu Loan đều do Nhà nước tổ chức. Tuy nhiên, cả hai mô hình này đều không đem lại hiệu quả cao do thời gian xây dựng và thực hiện mô hình không phù hợp với chu kỳ sinh trưởng của giống thủy sản. Đội ngũ cán bộ khuyến nông lĩnh vực thủy sản còn thiếu và trình độ chuyên môn hạn chế nên chưa phát huy vai trò trong giúp đỡ nông dân áp dụng các kỹ thuật mới vào nuôi trồng khiến hiệu quả không cao.

Như vậy, nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi đã được triển khai xây dựng và thực hiện trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn thời gian qua.

3.1.2. Lựa chọn, nghiên cứu một số mô hình điển hình

3.1.2.1. Mô hình trồng trọt

+ Lựa chọn mô hình:

Do số lượng các mô hình khuyến nông nói chung và mô hình trồng trọt nói riêng đã xây dựng và triển khai giai đoạn 2016-2018 khá lớn nên tác giả chỉ chọn một số mô hình điển hình, triển khai ở các xã khác nhau tại những thời điểm khác nhau để nghiên cứu, cụ thể như sau:


Bảng 3.2. Mô hình trồng trọt triển khai trong giai đoan 2016-2018



TT


Tên mô hình

Năm thực hiện


Địa điểm triển khai

Diện tích (ha)

Số điểm triển khai (điểm)

Số hộ tham gia

Số người phỏng vấn

1

Mô hình trồng đậu tương

2016

Xã An Thắng

6

2

60

30

2

Mô hình trồng giống ngô lai

2017

Xã Nhạn Môn

5

2

50

30

3

Mô hình trồng lúa Sri

2018

Xã Cổ Linh

5

1

50

30

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Đánh giá kết quả thực hiện một số mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018 - 8

Nguồn: Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Pác Nặm


Tác giả thực hiện nghiên cứu đối với mô hình trồng đậu tương xã An Thắng triển khai năm 2016 với diện tích 6 ha có 60 hộ tham gia; mô hình trồng giống ngô lai xã Nhạn Môn, diện tích 5ha triển khai năm 2017 với 50 hộ tham gia; Mô hình trồng lúa Sri tại xã Cổ Linh triển khai năm 2018 trên diện tích 5ha với 50 hộ tham gia. Đây đều là những mô hình khuyến nông trồng trọt điển hình nhận được sự quan tâm của đội ngũ cán bộ khuyến nông toàn huyện.

+ Xây dựng mô hình

Hoạt động thông tin tuyên truyền:

Để tuyên truyền cho các mô hình khuyến nông, tại địa điểm xây dưng mô hình, cán bộ khuyến nông xã đã dựng biển quảng cáo mang tên mô hình. Bên cạnh đó trong suốt quá trình tập huấn, cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Pác Nặm và cán bộ khuyến nông xã thường xuyên xuống hiện trường kiểm tra và hướng dẫn các hộ dân, đồng thời viết bài quảng bá về mô hình trên cổng thông tin điện tử của huyện và phát trên đài truyền thanh của huyện để tuyền truyền đến các hộ dân trên địa bàn huyện, nhằm nhân rộng mô hình, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ dân. Cụ thể kết quả thực hiện như sau:


12

10

10

8

8

8

Mô hình đậu tương

6

4

4

3

3

Mô hình giống ngô lai

Mô hình trồng lúa Sri

2


0

Bài quảng bá

Số lần CB xuống hiện trường

Sơ đồ 3.1: Hoạt động thông tin tuyên truyền với mô hình trồng trọt

Nguồn: Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Pác Nặm


Trong quá trình xây dựng và triển khai mô hình khuyến nông trồng trọt, cán bộ khuyến nông cơ sở đã phối hợp với cán bộ khuyến nông huyện trực tiếp xuống hiện trường phổ biến kỹ thuật và hướng dẫn bà con các kỹ thuật canh tác, chăm sóc cây trồng. Theo đó, cán bộ khuyến nông đã xuống hiện trường 8 lần đối với mô hình đậu tương; 3 lần đối với mô hình giống ngô lai và mô hình trồng lúa Sri. Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả của hoạt động tuyên truyền, Trạm Khuyến nông - khuyến ngư huyện Pác Nặm đã phối hợp, cộng tác thường xuyên với nhiều cơ quan thông tin, nhiều loại hình báo chí để cung cấp và truyền tải các thông tin về hoạt động khuyến nông tới các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý và bà con nông dân. Giai đoạn 2016-2018, huyện đã viết 10 bài quảng bá đối với mô hình đậu tương; 8 bài viết với mô hình giống ngô lai; 4 bài viết với mô hình trồng lúa Sri.

Các hoạt động thông tin tuyên truyền cho các mô hình khuyến nông trồng trọt huyện Pác Nặm đã góp phần nhân rộng mô hình trên toàn huyện, toàn tỉnh. Tuy nhiên, số lượt xuống hiện trường của cán bộ khuyến nông huyện còn ít, các bài viết quảng bá kém hấp dẫn, chưa thu hút người dọc, nội dung các hoạt động tuyên truyền thiếu đa dạng, phong phú. Từ đây phần nào ảnh hưởng đến kết quả của các mô hình khuyến nông triển khai trên địa bàn.


Đào tạo tập huấn:

Để triển khai mô hình đạt kết quả, cán bộ khuyến nông huyện đã kết hợp với cán bộ khuyến nông cơ sở tổ chức tập huấn kỹ thuật cho các hộ dân tham gia mô hình. Tại buổi tập huấn, các đơn vị triển khai bố trí cán bộ kỹ thuật của mình hoặc hợp đồng thuê các cán bộ kỹ thuật có chuyên môn (nếu đơn vị không tự chủ được) tập huấn, hướng dẫn người dân quy trình kỹ thuật về các giống cây trồng trong mô hình theo đúng các quy trình kỹ thuật đã được Bộ Nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia ban hành. Từ khâu chuẩn bị đất, phát thực bì, làm đất (cày, bừa, san phẳng, lên luống), gieo, chăm sóc, bón phân… Kết quả của hoạt động đào tạo như sau:

Bảng 3.3. Hoạt động đào tạo tập huấn trồng trọt


Số người tham gia

tập huấn

Số người tham quan,

học tập kinh nghiệm

Hội thảo tổng kết

Kế

hoạch

Thực

hiện

Tỷ lệ

(%)

Kế

hoạch

Thực

hiện

Tỷ lệ

(%)

Kế

hoạch

Thực

hiện

Tỷ lệ

(%)

160

150

93,8%

50

45

90%

30

25

83,3%

Nguồn: Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Pác Nặm

Nhìn chung, số người tham gia tập huấn, tham quan, học tập các mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện Pác Nặm luôn không hoàn thành đúng kế hoạch đề ra. Theo đó, số người tham gia tập huấn chỉ đạt 93,8% kế hoạch; số người tham quan, học tập kinh nghiệm đạt 90%; số người tham gia hội thảo tổng kết đạt 83,3% kế hoạch. Như vậy, công tác đào tạo, tập huấn nông dân tham gia các mô hình khuyến nông trồng trọt trên địa bàn huyện Pác Nặm còn hạn chế và chưa phát huy hết vai trò. Tình trạng này là do đầu tư kinh phí còn thấp chưa tạo được động lực để thu hút đông đảo nông dân tham gia. Bên cạnh đó, mạng lưới khuyến nông trên địa bàn huyện Pác Nặm còn mỏng, đội ngũ CBKN hoạt động trên địa bàn rộng, Trạm khuyến nông huyện chưa xây dựng được mạng lưới khuyến nông thôn, xóm nên việc vận động người dân tham gia các mô hình khuyến nông gặp khó khăn. Trong quá trình hoạt động các khuyến


nông viên hoạt động theo ban khuyến nông, chưa có sự kết hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, đài truyền thanh xã nên hoạt động tuyên truyền, vận động người dân tham gia tập huấn chưa đạt hiệu quả cao. Các thành viên của ban khuyến nông chưa quan hệ chặt chẽ với các tổ chức quần chúng do đó việc tổ chức các cuộc tập huấn nhiều khi còn gặp khó khăn. Những hạn chế này làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các mô hình khuyến nông trồng trọt này trên địa bàn huyện Pác Nặm.

Biện pháp kỹ thuật áp dụng:

Bảng 3.4. Biện pháp kỹ thuật áp dụng trong trồng trọt


Nội dung

Mô hình đậu tương

Mô hình ngô lai

Mô hình lúa Sri

Đặc điểm

Đậu tương là cây trồng cạn, họ đậu giàu hàm lượng chất đạm protein, dễ trồng, trồng trên các loại đất, thích ứng rộng.

Giống ngô lai đều có khả năng thích ứng rộng, cứng cây, chống đổ tốt… Năng suất trung bình 55-60 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 70-80 tạ/ha.

Chiều cao cây: 90 - 95 cm, màu lá xanh nhạt, bông to, góc độ lá đòng nhỏ, hạt xếp xít, có màu vàng đậm, chiều dài hạt

gạo 6,7mm

Thời vụ

Vụ xuân hè: tháng 2 - 4;

Vụ hè thu: tháng 6 - 8; Vụ đông: trước 20 - 9

Vụ xuân hè: tháng 2 - 4;

Vụ hè thu: tháng 6 - 8; Vụ đông: trước 20 - 9

Vụ xuân: 25/12 đến

10/01; Vụ mùa: 1/6 đến 20/6

Làm đất

Cày sâu, bừa kỹ, làm sạch cỏ dại, san phẳng mặt ruộng

Cày bừa kỹ, tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại. Cứ 5 - 6 hàng ngô làm một rãnh sâu 15-20 cm, rộng 25- 30 cm để thuận tiện cho

việc tưới tiêu nước

Cày sâu bừa kỹ, san phẳng mặt ruộng, có rãnh thoát nước xung quanh ruộng, chiều rộng của

luống khoảng 2,6m

Kỹ thuật gieo

Lượng gieo từ 6 đến 7 kg/1.000m2. Hàng cách hàng 30 - 35cm, cây cách cây 8-10 cm Gieo hạt khi đất đủ ẩm, trước khi gieo phải bón phân lót vào rạch, lấp một lớp đất mỏng sau

đó gieo hạt. Gieo mỗi

Gieo hạt khi đất đủ ẩm, dùng cày hoặc cuốc để rạch hàng với độ sâu 7-

10 cm. Sau khi rạch hàng cần bón lót phân và rải một lớp đất mỏng rồi mới tiến hành gieo hạt vào hàng rồi lấp đất bề

mặt dày 3 - 5 cm. Gieo

Khi hạt nẩy mầm đều, đủ tiêu chuẩn tiến hành gieo. Đặt máy gieo sát bờ ruộng, người kéo cầm càng kéo công cụ đi đều, mắt hướng thẳng về bờ

phía trước để tạo


Nội dung

Mô hình đậu tương

Mô hình ngô lai

Mô hình lúa Sri


hốc 2 hạt và lấp một lớp đất tơi xốp dày 2 - 3cm (tránh gieo hạt tiếp xúc với phân gây

thối hạt).

một hạt/hốc, mật độ 5 - 6 cây/m2, 1ha đạt 5 - 6 vạn cây; không đặt hạt giống trực tiếp lên phân

tránh gây thối hạt.

cho hàng và luống được thẳng

Kỹ thuật chăm sóc, bón phân

- Bón thúc: Bón đạm và kali chia làm 2 lần. Lần 1, khi cây có 1 - 2 lá thật Lần 2, khi cây có 5 - 6 lá thật. Không được bón trực tiếp lên cây, cây sẽ bị cháy lá hoặc chết, bón cách gốc cây 5 - 7cm. Làm cỏ, tưới nước, tỉa dặm và phòng trừ sâu bệnh

Bón phân đạm và phân kali chia làm 3 lần. Lần 1, khi ngô 3 - 4 lá bón 15 kg đạm + 7 kg kali, rạch hàng hoặc bổ hốc sâu 3 - 5cm, cách gốc 5cm tra phân và vun nhẹ quanh gốc. Lần 2, khi ngô 7 - 9 lá bón 15 kg đạm + 7 kg kali, rạch hàng bổ hốc cách gốc 10 cm, sâu 5-7 cm rải đều phân kết hợp làm cỏ vun cao quanh gốc ngô. Lần 3, khi ngô xoáy nòn, bón 15 kg đạm + 6 kg kali, bón cách gốc 10 - 15 cm, sâu 7 - 10 cm kết hợp làm cỏ

vun cao gốc.

Bón phân chia làm 3 lần. Lần 1, sau khi gieo 15-20 ngày bón 9 kg đạm + 7-10 kg kaly, kết hợp làm cỏ, tỉa dặm vào những nơi lượng giống rơi không đều. Lần 2, khi lúa được khoảng 40-45 ngày, bón 9kg đạm kết hợp làm cỏ sục bùn; Lần 3, khi lúa được khoảng 60-70 ngày, bón 9kg đạm và 8-10 kg kaly

Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản

Thu hoạch khi 1/2 số quả chuyển sang khô, vỏ quả chuyển màu xám vàng, hạt rắn. Thu vào những ngày nắng ráo vào 40 buổi sáng hoặc khi mát trời vì vỏ quả ít bị nứt. Dùng liềm, dao cắt sát gốc đem về rải mỏng phơi nắng, tránh

chất đống

Khi lá bi của cây ngô khô, chân hạt có điểm đen. Ngô thu về không để đắp đống, cần tiến hành phơi, tẽ ngay, nếu trời không nắng buộc túm lại treo lên nơi thoáng mát để tránh mối, mọt, thối, mốc

Khi lúa trỗ được 30 ngày, chuyển từ giai đoạn chín sáp sang chín hoàn toàn. Tiến hành gặt đập phơi khô quạt sạch, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát.

Nguồn: Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Pác Nặm


Kết quả xây dựng mô hình tiêu biểu:

Sau khi kết thúc triển khai xây dựng và thực hiện các mô hình trồng trọt, cán bộ khuyến nông huyện đều phối hợp với khuyến nông cơ sở tổ chức các buổi nghiệm thu, đánh giá năng suất của mô hình. Kết quả thực hiện các mô hình trồng trọt tại huyện Pác Nặm như sau:

Bảng 3.5. Kết quả thực hiện các mô hình trồng trọt giai đoạn 2016-2018



TT


Tên mô hình


Năm thực hiện


Địa điểm triển khai


Diện tích (ha)


Năng suất (tạ/ha)

Năng suất khi chưa áp dụng tiến bộ KT của mô hình

(tạ/ha)


Kế hoạch


Nghiệm thu


Tỷ lệ

%


Kế hoạch


Nghiệm thu


Tỷ lệ

%


1

Mô hình

trồng đậu tương


2016

Xã An Thắng


6


6


100


23,7


24,8


104,6


20.4


2

Mô hình trồng giống ngô

lại


2017

Xã Nhạn Môn


5


5


100


6


5,8


96,7


5,2


3

Mô hình

trồng lúa Sri


2018

Xã Cổ Linh


5


5


100


55,8


60,1


107,7


50,3

Nguồn: Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Pác Nặm


Nhận thấy, 100% mô hình khuyến nông trồng trọt sau khi xây dựng và triển khai đều được đánh giá kết quả thực hiện. Hầu hết các mô hình đều vượt mức năng suất kế hoạch đề ra và năng suất của cây trồng tăng so với khi chưa triển khai mô hình. Từ đây thể hiện các mô hình khuyến nông trồng trọt huyện


Pác Nặm đã có ý nghĩa to lớn trong công tác chuyển giao kỹ thuật giữa các hộ dân. Từ các mô hình này, huyện Pác Nặm xây dựng được những giống đầu dòng, cung cấp thực liệu nhân giống, đóng góp vào quá trình sản xuất được giống chất lượng cao phục vụ sản xuất. Thông qua các mô hình khuyến nông đã ứng dụng, nhân rộng thành công công nghệ nhân giống tiên tiến. nâng cao tay nghề cho nông dân. Tuy nhiên, các mô hình hầu như chưa được nông dân tự chủ động nhân rộng, những kỹ thuật canh tác, chăm sóc mới chưa được đông đảo nông hộ đón nhân do nhân thức chậm đổi mới của người dân trên địa bàn.

3.1.2.2. Mô hình chăn nuôi

+ Lựa chọn mô hình

Dưới đây, tác giả lựa chọn điều tra một số mô hình chăn nuôi điển hình sau:

Bảng 3.6. Mô hình chăn nuôi triển khai trong giai đoan 2016-2018



TT


Tên mô hình

Năm thực hiện


Địa điểm triển khai

Quy mô (con)

Số điểm triển

khai

Số hộ tham gia

Số người phỏng

vấn

1

Mô hình chăn

nuôi lợn thịt

2016

Xã Bộc

Bố

800

2

20

20


2

Mô hình chăn

nuôi vỗ béo trâu bò


2017

Xã Giáo Hiệu


600


2


20


20

Nguồn: Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Pác Nặm


Đề tài thực hiện điều tra nghiên cứu đối với mô hình chăn nuôi lơn thịt tại xã Bộc Bố và mô hình chăn nuôi vỗ béo trâu bò tại xã Giáo Hiệu. Mô hình chăn nuôi lợn thịt huyện Pác Nặm được xây dựng năm 2016 với sự tham gia của 20 hộ dân, quy mô tổng đàn chăn nuôi là 800 con lợn. Mô hình chăn nuôi vỗ béo trâu bò được triển khai năm 2017 có sự tham gia của 20 hộ dân với tổng đàn chăn nuôi đạt 600 con. Đây là những mô hình chăn nuôi điển hình với quy mô

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí