Khảo Sát Về Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp

Như vậy, sự kết hợp giữa đánh giá của giảng viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đăng của sinh viên nhằm giúp giảng viên có cái nhìn khách quan hơn trong đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực, đồng thời giúp cho họ biết cách đánh giá KQHT của chính bản thân mình, qua đó biết mình đạt kết quả ở mức nào so với mục tiêu đề ra.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức tiến hành

Giảng viên tổ chức cho sinh viên thiết kế các tiêu chí tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, hướng dẫn và tổ chức cho sinh viên tiến hành tự đánh giá và đánh giá đồng đăng. Từ các kết quả của sinh viên, giảng viên làm cơ sở để đánh giá KQHT cho sinh viên. Cụ thể:

- Tổ chức cho sinh viên xây dựng những tiêu chí tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Thông thường, giảng viên sẽ là người xây dựng những tiêu chí đánh giá, nhưng nếu cho sinh viên có cơ hội được tham gia vào quá trình xây dựng các tiêu chí đánh giá này sẽ giúp họ không những hiểu việc đánh giá KQHT của họ mà còn giúp họ có them các kiến thức về đánh giá để thực hiện công việc này trong các giai đoạn học tập tiếp theo.

- Hướng dẫn và tổ chức cho sinh viên tiến hành tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. Sau khi xây dựng được các tiêu chí đánh giá, giảng viên thông báo, hướng dẫn và tổ chức cho sinh viên thực hiện tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Trong quá trình tiến hành tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của sinh viên, giảng viên cần phải theo sát để kịp thời hỗ trợ và điều chỉnh để sinh viên không đi chệch hướng.

Để thực hiện tốt việc phối hợp này, giảng viên là người giữ vai trò quan trọng và cần lưu ý:

- Dành nhiều thời gian cho việc thiết kế các tiêu chí cũng như tổ chức cho sinh viên tiến hành tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.

- Xây dựng những bài kiểm tra, mẫu phiếu học tập chi tiết, cụ thể, rõ ràng.

-Trong khi đánh giá, giảng viên thường xuyên trao đổi với sinh viên để họ nhận ra những ưu, nhược điểm của bản thân, những gì đã làm được và chưa làm được để rút kinh nghiệm và tìm cách sửa chữa, khắc phục.

- Giảng viên khuyến khích sinh viên để họ chủ động, tích cực, tự giác và có ý thức trách nhiệm trong quá trình tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn cùng lớp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

3.2.4.3. Điều kiện để thực hiện

Để thực hiện việc phối kết hợp giữa đánh giá với tự đánh giá và đánh giá đồng

Đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên theo tiếp cận năng lực - 14

đẳng của sinh viên thì giảng viên cần giữ vai trò chủ đạo trong quá trình đánh giá, hướng dẫn, hỗ trợ sinh viên cách đánh giá cũng như tự đánh giá. Sinh viên cần phải thể hiện thái độ chủ động, tự giác, tích cực, nghiêm túc trong tự đánh giá và đánh giá bạn cùng học.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Để thực hiện tốt đánh giá KQHT của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng va an ninh theo tiếp cận năng lực, chúng tôi nghiên cứu và đề xuất những biện pháp sau: Xây dựng và công khai các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá; Xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực; Sử dụng phối hợp các phương pháp, hình thức đánh giá và kết hợp đánh giá của giảng viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của sinh viên. Ngoài 4 biện pháp đã đưa ra ở trên còn rất nhiều biện pháp khác để thực hiện tốt việc đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực. Tuy nhiên, theo chúng tôi, trên đây là các biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả đánh giá KQHT môn học này theo tiếp cận năng lực. Giữa những biện pháp có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, bổ sung kết quả cho nhau. Trong đó, xây dựng và công khai các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá là biện pháp có vai trò tiền đề quan trọng, là cơ sở để thực hiện các biện pháp tiếp theo. Xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực là phương tiện cần thiết để tiến hành đánh giá, kết hợp đánh giá của giảng viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của sinh viên giữu vai trò chủ đạo trong quá trình đánh giá. Những biện pháp được thiết kế theo một trình tự khoa học, có lo gic chặt chẽ, bảo đảm tính hiệu quả và khả thi. Do vậy, giảng viên cần thực hiện phối kết hợp những biện pháp nêu trên để giúp quá trình đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực đạt hiệu quả cao.

3.4. Khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Qua nghiên cứu cứu cơ sở lý luận về đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh theo tiếp cận năng lực. Qua phân tích, đánh giá thực trạng chúng tôi đưa ra 4 biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả về về đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực. Các biện pháp đó bao gồm:

Biện pháp 1: Xây dựng và công khai các tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình đánh giá Biện pháp 2: Xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng

lực


Biện pháp 3: Sử dụng phối hợp các phương pháp, hình thức đánh giá

Biện pháp 4: Kết hợp đánh giá của giảng viên với tự đánh giá và đánh giá đồng

đẳng của sinh viên.

3.4.1.. Mục đích khảo sát

Tìm hiểu sự tán thành của các đối tượng tham gia ĐG về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.

3.4.2. Đối tượng khảo sát

Để khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp trên, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 16 giảng viên.

3.4.3. Nội dung khảo sát

* Nhận thức mức độ cần thiết của 4 biện pháp:

- Cần thiết

- Ít cần thiết

- Không cần thiết

* Nhận thức mức độ khả thi 4 biện pháp :

- Khả thi

- Ít khả thi

- Không khả thi

3.4.4. Phương pháp khảo sát

- Điều tra bằng phiếu hỏi

- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học

3.5. Kết quả khảo sát

3.5.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp

Chúng tôi tiến hành đánh giá sự cần thiết của 4 biện pháp đã đề xuất trong luận văn, kết quả thu được như sau:

90

95

90

85

10

15

0

5

0

10

0

0

Tỉ lệ % 100

80


60


40


20


0

1 2 3 4


Biện pháp


Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết


Biểu đồ 3.1: Ý kiến của giảng viên về mức độ cần thiết của các biện pháp


Ghi chú: Các tiêu chí được quy định tại câu hỏi 1 - phụ lục 3.

Qua biểu đồ trên chúng tôi nhận thấy:

- 95% giảng viên cho rằng “Xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực” là cần thiết.

“Xây dựng và công khai các tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình đánh giá” và “Sử dụng phối hợp các phương pháp, hình thức đánh giá” là các biện pháp được 90% giảng viên đồng ý là cần thiết.

- 85% giảng viên đồng ý cho rằng “Kết hợp đánh giá của giảng viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của sinh viên” là biện pháp cần thiết.

Không có ý kiến nào cho rằng các biện pháp trên là không cần thiết.

Như vậy, 4 biện pháp được đề xuất trên đều giảng viên đánh giá ở mức độ cần thiết cao, góp phần nâng cao hiệu quả đánh giá kết quả học tập ở trung tâm GDQP&AN Đại học Thái Nguyên theo tiếp cận năng lực

3.5.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp

Để đánh giá mức độ khả thi của 4 biện pháp trên chúng tôi tiến hành khảo sát trên 16 giảng viên, kết quả thu được như sau:

Tỉ lệ %

100


80


60


40


20


0


1 2 3 4


90

90

85

80

10

0

10

0

15

0

20

0

Biện pháp


Khả thi Ít khả thi Không khả thi


Biểu đồ 3.2: Ý kiến của giảng viên về mức độ khả thi của các biện pháp

Ghi chú: Các tiêu chí được quy định tại câu hỏi 2 - phụ lục 3. Qua biểu đồ trên chúng tôi nhận thấy:

- 90% giảng viên cho rằng “Xây dựng và công khai các tiêu chuẩn, tiêu chí , quy trình đánh giá” và “Xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lựclà các biện pháp mang tính khả thi.

- 85% giảng viên đánh giá biện pháp 3 “Bồi dưỡng nâng cao năng lực tự đánh giá cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên” và biện pháp 3 “Sử dụng phối hợp các phương pháp, hình thức đánh giá” là khả thi.

- 80% giảng viên đồng ý đánh giá biện pháp “Kết hợp đánh giá của giảng viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của sinh viên” là biện pháp mang tính khả thi.

Không có ý kiến nào cho rằng các biện pháp trên là không khả thi.

Như vậy, đại đa số giảng viên đều cho rằng việc đề xuất các biện pháp trên là mang tính khả thi, góp phần nâng cao đánh giá KQHT ở trung tâm GDQP&AN Đại học Thái Nguyên theo tiếp cận năng lực.

Qua phân tích kết quả sảo sát về mức độ cần thiết và tính khả thi của 4 biện pháp trên, chúng tôi thấy rằng giảng đều đánh giá các biện pháp trên ở mức độ rất cần thiết, khả thi khá cao (87%), không có ai cho rằng các biện pháp đó là không cần thiết, không khả thi.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn và dựa trên các nguyên tắc xây dựng biện pháp, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp:

Biện pháp 1: Xây dựng và công khai các tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình đánh giá.

Biện pháp 2: Xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực Biện pháp 3: Sử dụng phối hợp các phương pháp, hình thức đánh giá

Biện pháp 4: Kết hợp đánh giá của giảng viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của sinh viên.

Mỗi biện pháp trên với mục đích, nội dung và cách thực hiện khác nhau đã góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đánh giá KQHT môn Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK theo tiếp cận năng lực của sinh viên tại Trung tâm.

Sau khi tiến hành khảo nghiệm trên 16 giảng viên về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp, kết quả thu được rất khả quan. Đội ngũ giảng viên đều đánh giá cao mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp trên. Qua đó, tạo điều kiện để quá trình đánh giá KQHT ở trung tâm GDQP&AN Đại học Thái Nguyên theo tiếp cận năng lực của sinh viên, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả, góp phần quan trọng vào sự phát triển của đơn vị trong mỗi giai đoạn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

1.1. Đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực đang là một trong những vấn đề được nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu nhằm hướng đến việc hình thành và phát triển năng lực thực hiện cho sinh viên, tạo điều kiện cho họ đi sâu vào thực tiễn, gắn học đi đôi với hành. Trong chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm 3 học phần, môn học có tác động lớn trong việc hình thành các năng lực quân sự cho sinh viên. Do vậy, nghiên cứu đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại Trung tâm theo tiếp cận năng lực là hết sức cần thiết giúp họ hình thành được các năng lực chung và các năng lực quân sự theo đúng chuẩn đầu ra của Trung tâm.

Mục tiêu đánh giá KQHT của sinh viên Trung tâm theo tiếp cận năng lực là đánh giá các năng lực chung và năng lực quân sự cần thiết của sinh viên. Đó là những năng lực phù hợp với chuẩn đầu ra của môn học và của chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh. Từ mục tiêu này sẽ quy định đến nội dung, phương pháp, công cụ của đánh giá KQHT môn học.

Nội dung của đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực yêu cầu sinh viên vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thái độ, hành động đã học để giải quyết những bài tập thực hành đặt ra, qua đó bộc lộ được năng lực của bản thân.

Giảng viên cần sử dụng phối hợp, đa dạng những phương pháp kiểm tra đánh giá và những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để đánh giá theo tiếp cận năng lực.

Những bài tập thực hành là công cụ phổ biến để thu thập thông tin về năng lực của người học, còn rubric là công cụ chủ yếu được sử dụng để đánh giá mức độ năng lực của họ trong đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực.

1.2 Qua nghiên cứu thực trạng đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực có thể thấy: Giảng viên và sinh viên đã có nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của đánh giá KQHT trong việc phát triển các năng lực quân sự cho sinh viên Trung tâm. Các giảng viên bước đầu cũng đã hướng đến đánh giá những năng lực của sinh viên trong quá trình dạy học, song việc đánh giá chưa được tiến hành triệt để, toàn diện, chưa xác định được mức độ năng lực đạt được của mỗi sinh viên.

Một số khó khăn chính mà giảng viên mắc phải khi tiến hành đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực là: khó xây dựng tiêu chí cũng như rubric đánh giá năng lực; khó xây dựng những nhiệm vụ đánh giá năng lực, khó thiết kế quy trình đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực. Các khó khăn chủ yếu mà giảng viên gặp phải khi thực hiện đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực là do họ chưa có nhiều hiểu biết nhiều về loại hình đánh giá này.

1.3. Để khắc phục thực trạng cần có các biện pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trung tâm theo tiếp cận năng lực, đó là: Xây dựng và công khai các tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình đánh giá kết quả học tập; Sử dụng phối hợp các phương pháp, hình thức đánh giá năng lực vào đánh giá kết quả học tập môn học ; Xây dựng công cụ đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trung tâm theo tiếp cận năng lực; Kết hợp đánh giá của giảng viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của sinh viên. Những biện pháp này có mối quan hệ mật thiết, bổ trợ cho nhau để mang lại hiệu quả và đã được tiến hành khảo nghiệm và cho kết quả về tính khả thi cao.

2. Khuyến nghị

* Về phía Quân Khu I

- Tiếp tục cử đội ngũ sĩ quan có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, được đào tạo qua hệ sư phạm tại các nhà trường quân đội sang thực hiện nhiêm vụ sĩ quan biệt phái tại Trung tâm.

- Kéo dài thời gian biệt phái của các sĩ quan thực hiện nhiệm vụ giảng dạy tại Trung tâm nhằm ổn định đội ngũ giảng viên giảng dạy cũng như để đảm bảo chất lượng dạy học của đơn vị.

- Đầu tư thêm vũ khí trang bị, quân trang, tạo điều kiện về trường bắn để Trung tâm chọn sinh viên tham gia bắn đạn thật được nhiều hơn.

- Có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Cục Chính trị - Quân khu I và Đại học Thái Nguyên nói chung, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh nói riêng nhằm đảm bảo đủ cả về số lượng và chất lượng đội ngũ sĩ quan biệt phái cũng như vũ khí trang bị. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ quân dân giữa các đơn vị.

* Về phía nhà quản lý giáo dục và Trung tâm

- Lên kế hoạch, chỉ đạo tiến hành đổi mới đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực. Nghiên cứu đưa vào chương trình đào tạo các nội dung về đổi mới

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 17/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí