Sử Dụng Phối Hợp Các Phương Pháp, Hình Thức Đánh Giá Năng Lực Vào Đánh Giá Kết Quả Học Tập Tại Trung Tâm Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh Đại Học

Tiêu chuẩn 2: Phát triển các năng lực quân sự


Các tiêu chí của

tiêu chuẩn 2

Minh chứng và mức độ thực hiện

Điểm


2.1. Nhóm năng lực sử dụng súng

M1: Có bằng chứng khẳng định sinh viên chưa biết cách ngắm trúng, ngắm chụm, chưa biết cách tháo lắp súng AK và chưa biết bắn đạn

thật.


0 – 4

M2: Có bằng chứng khẳng định sinh viên bước đầu đã biết cách xác định đường ngắm bắn, bước đầu biết cấu tạo và các bộ phận của súng,

tập làm quen với súng AK.


5 – 6

M3: Có bằng chứng khẳng định sinh viên đã

xác định được đường ngắm bắn, độ trúng, độ chụm và tháo lắp được súng AK.


7 – 8

M4: Có bằng chứng khẳng định sinh viên đã xác định được chính xác đường ngắm của mình khi ngắm bắn, biết độ trúng và chụm hay điểm ngắm sang phải, sang trái, cao, thấp; nắm vững cấu tạo súng và tháo lắp súng AK thuần thục, nhanh chóng, chính xác; bắn được đạn thật tại

trường bắn.


9 – 10


2.2. Nhóm năng lực đảm bảo an toàn về người và vũ khí trang bị

M1: Có bằng chứng khẳng định sinh viên chưa biết cách bảo đảm an toàn cho mình và bạn học; chưa nắm được các yêu cầu về bảo quản vũ khí

trang bị trước, trong và sau khi học tập.


0 – 4

M2: Có bằng chứng khẳng định sinh viên bước đầu đã biết cách bảo đảm an toàn cho mình và bạn học trong khi học tập và rèn luyện; bước

đầu biết cách bảo quản vũ khí trang bị.


5 – 6

M3: Có bằng chứng khẳng định sinh viên đã biết cách đảm bảo an toàn cho bản thân và bạn học; biết cách bảo quản vũ khí trang bị theo

đúng quy định.


7 – 8

M4: Có bằng chứng khẳng định sinh viên đã đảm bỏ an toàn tuyệt đối cho người và trang thiết bị trước, trong và sau quá trình học tập và

rèn luyện.


9 – 10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên theo tiếp cận năng lực - 13

- Quy trình đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực:

Quy trình đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực là trình tự các bước cần thiết giúp giảng viên thực hiện hoạt động đánh giá KQHT môn học một cách khoa học và có hiệu quả, thông qua đó rèn luyện ở sinh viên một số năng lực cơ bản theo chuẩn đầu ra và xác định được mức độ năng lực mà sinh viên đạt được.

Quy trình đánh giá KQHT môn học theo tiếp cận năng lực


1


Xác định năng lực cần đánh giá ở môn GDH



2

Cụ thể hóa năng lực cần đánh giá thành các KT, KN, TĐ mà sinh viên phải đạt được



3

Lựa chọn nội dung đánh giá



4

Lựa chọn phương pháp, hình thức đánh giá phù hợp



5


Xây dựng công cụ thu thập thông tin về năng lực của sinh viên



6

Xây dựng rubric chấm điểm



7


Đánh giá và phản hồi kết quả

* Cách thức thực hiện biện pháp:

- Căn cứ vào các tiêu chuẩn, tiêu chí đầu ra của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh để thiết kế hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá KQHT. Giảng viên phải nghiên cứu, phân tích Chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh, chuẩn đầu ra để xác định được những tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cần thiết.

- Công khai những tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực cho sinh viên nắm được trước khi thực hiện quá trình đánh giá.

3.2.1.3. Điều kiện để thực hiện

- Các cấp quản lý giáo dục phải ban hành các quy chế, chính sách và các hướng dẫn cụ thể về thực hiện đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực, trong đó cần cụ thể về hệ thống những năng lực chung cũng như hệ thống những năng lực đặc thù về quân sự cần hình thành cho sinh viên ở từng môn học, học phần.

- Giảng viên cần phải có kiến thức, trình độ chuyên môn vững vàng, có hiểu biết sâu rộng và có năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh về những năng lực chung và những năng lực quân sự, từ đó xây dựng được những tiêu chí đánh giá KQHT cụ thể, chính xác và hiệu quả. Cùng với đó, giảng viên phải hiểu rõ những thành phần cấu tạo của các năng lực và có hiểu biết về những nhóm thuật ngữ khác nhau dùng để miêu tả mức độ biểu hiện của các tiêu chí đánh giá.

3.2.2. Sử dụng phối hợp các phương pháp, hình thức đánh giá năng lực vào đánh giá kết quả học tập tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Sử dụng phối hợp những phương pháp, hình thức đánh giá năng lực trong đánh giá kết quả học tập nhằm phát huy ưu điểm của từng phương pháp và có thể thu được thông tin về năng lực của sinh viên để bảo đảm cho kết quả đánh giá chính xác, đầy đủ và toàn diện. Đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực là đánh giá không những diễn ra trong mỗi giờ kiểm tra mà còn diễn ra trong suốt quá trình học tập của sinh viên. Thông qua quá trình tham gia vào các hoạt động phong phú và đa dạng khác nhau, năng lực của sinh viên được bộc lộ ra bên ngoài.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức tiến hành

Trong quá trình giảng dạy môn học, học phần trong chương trình Giáo dục QP &AN hiện nay, có nhiều nội dung giảng viên có thể sử dụng kết hợp các phương pháp, hình thức đánh giá KQHT với nhau. Hay phối hợp những phương pháp, hình thức đánh giá với những phương pháp hình thức tổ chức dạy học khác nhau.

Đối với các môn học đặc thù quân sự thiên về thực hành thao tác. Do vậy, quan sát là phương pháp quan trọng trong đánh giá không chỉ thái độ học tập mà còn cả kỹ

năng, kỹ xảo của sinh viên. Phương pháp này được tiến hành xuyên suốt trong quá trình dạy học, cung cấp những thông tin có giá trị định tính và định lượng. Quan sát lối ứng xử của sinh viên trong khi thực hiện các nhiệm vụ học tập độc lập hay khi tập luyện theo nhóm, thái độ học tập trên lớp học, ... là cơ sở để đánh giá định lượng. Khi quan sát phối hợp với đánh giá thông qua hồ sơ học tập, kết quả tự đánh giá và đánh giá đồng đăng của người học sẽ là căn cứ để đánh giá định tính.

Phương pháp kiểm tra vấn đáp cung cấp những thông tin ngược cho giảng viên ngay trong quá trình dạy học một cách kịp thời, nhanh chóng. Qua đó, giảng viên nắm được tình hình học tập của người học thông qua câu trả lời của họ. Từ đó, giảng viên có sự điều chỉnh phương pháp dạy của mình cũng như giúp người học điều chỉnh cách học hiệu quả hơn. Vấn đáp có thể dùng thường xuyên trong các buổi lên lớp hằng ngày, có thể phối hợp sử dụng với những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học khác nhau.

Giảng viên có thể phối hợp những phương pháp đánh giá như: bài kiểm tra tự luận ngắn, trắc nghiệm khách quan kết hợp với những bài kiểm tra thực hành hay bài tập thực hành trong khi tổ chức các hoạt động học tập cho sinh viên. Việc sử dụng những bài kiểm tra viết dạng tự luận ngắn hay trắc nghiệm khách quan kết hợp với kiểm tra thực hành giúp sinh viên giảm bớt căng thẳng, áp lực, hạn chế tâm lý “học tủ, ôn tủ”, học mang tính chất đối phó, mở rộng hơn những giới hạn nội dung đánh giá, giảm thiểu tình trạng gian lận trong kiểm tra, thi cử. Những bài tập thực hành rất quan trọng đối với môn học đặc thù quân sự chiếm phần lớn chương trình môn học, vì vậy những bài tập này rất đa dạng, phong phú được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: thuyết trình, làm việc nhóm, thực tế,... Chính vì vậy, sử dụng những bài tập thực hành thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kết hợp với những phương pháp đánh giá khác như: trắc nghiệm khách quan, bài kiểm tra viết sẽ giúp giảng viên đánh giá KQHT của sinh viên được chính xác và toàn diện hơn. Giảng viên không những đánh giá được kiến thức, kĩ năng, thái độ, hành động mà quan trọng hơn là đánh giá được hệ thống những năng lực của sinh viên. Bởi khi giảng viên sử dụng phối kết hợp này sẽ đưa sinh viên vào các hoạt động, việc làm cụ thể để giải quyết những nhiệm vụ học tập nhất định. Sinh viên cần chủ động, tự giác, tích cực, độc lập vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thái độ, hành động khác nhau nhằm giải quyết vấn đề cá nhân hoặc trong khi làm việc nhóm.

Thông qua quá trình hoạt động thực tế mà năng lực của sinh viên được thể hiện ra như: nhóm năng lực tư duy, năng lực thu thập và xử lý thông tin, năng lực sử dụng ngôn ngữ nói, năng lực tự học,...

Như vậy, giảng viên sử dụng phối hợp những phương pháp, hình thức đánh giá năng lực trong đánh giá KQHT của sinh viên không chỉ có tác dụng trong việc hình thành và phát triển các năng lực của họ mà còn đánh giá việc thể hiện các năng lực đó.

3.2.2.3. Điều kiện để thực hiện

Để sử dụng phối hợp các phương pháp, hình thức đánh giá năng lực vào việc đánh giá kết quả học tập có hiệu quả cần:

- Giảng viên nắm vững những phương pháp, hình thức đánh giá năng lực cũng như những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để vận dụng một cách phù hợp, linh hoạt trong đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực.

- Việc sử dụng những phương pháp, hình thức đánh giá năng lực phải xuyên suốt trong quá trình dạy học, bảo đảm đánh giá, chính xác, kịp thời và toàn diện.

- Xây dựng hệ thống những câu hỏi vấn đáp, tự luận, trắc nghiệm khách quan, các dạng bài tập thực hành thích hợp với mỗi nội dụng và có tính ứng dụng cao trong thực tiễn.

3.2.3. Xây dựng công cụ đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên theo tiếp cận năng lực

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Để thực hiện đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực thì giảng viên không thể thiếu bộ công cụ đánh giá. Giảng viên sử dụng bộ công để tiến hành thu thập những thông tin, tìm hiểu và đánh giá những năng lực mà sinh viên đạt được. Các kết quả này là cơ sở để tác động, điều chỉnh và nâng cao chất lượng dạy học.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức tiến hành

Trong quá trình dạy học, có rất nhiều công cụ dung để đánh giá KQHT của sinh viên như: bài kiểm tra viết, bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan, hệ thống câu hỏi vấn đáp,... Nhưng các công cụ đánh giá này chưa đánh giá được toàn diện, đầy đủ KQHT của sinh viên nhất là hệ thống những năng lực. Do vậy, để đánh giá một cách hiệu quả KQHT của sinh viên, giảng viên cần sử dụng phối hợp nhiều công cụ đánh giá khác

nhau, chú trọng dến việc sử dụng hệ thống bài tập thực hành, hồ sơ học tập.

Khi đánh giá KQHT của sinh viên tại Trung tâm theo tiếp cận năng lực, giảng viên phải xây dựng và sử dụng hệ thống các ông cụ đánh giá để hình thành hệ thống năng lực cho sinh viên như sau:

a) Hệ thống bài tập thực hành

Việc xây dựng những bài tập thực hành phải được chú ý cả về nội dung, hình thức, mức độ đa dạng và thiết thực của bài tập. Bài tập thực hành bao gồm các dạng sau:

- Bài tập thực hành mang tính chất lý thuyết: Nhằm giúp sinh viên củng cố hệ thống kiến thức lý thuyết đã được học, bên cạnh đó, nó còn là một phương tiện bồi dưỡng cho sinh viên những năng lực tư duy, suy luận. Giảng viên có thể dùng đan xen trong quá trình tổ chức cho sinh viên lĩnh hội tri thức mới hay trong các giờ thảo luận. Thông qua những bài tập thực hành mang tính chất lý thuyết như vậy, giảng viên có thể đánh giá được những năng lực mà sinh viên có được như: nhóm năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ, ….

- Bài tập thực hành rút ra từ những kết luận sư phạm: Đây là loại bài tập đòi hỏi người học phải rút ra được những lời khuyên về giáo dục, phát triển những năng lực chung cũng như những năng lực quân sự của sinh viên. Trên cơ sở các kiến thức đã học, các hiện tượng quân sự đề ra những điều kiện thực hiện, cách tác động. Loại bài tập này có thể được sử dụng trong các bài học trên lớp, bài đánh giá cuối kì, các hoạt động ngoại khóa, ,...

- Bài tập thực hành giải quyết các tình huống quân sự: Đây là loại bài tập nhằm vận dụng các kiến thức lý thuyết để giải quyết các tình huống diễn ra trong thực tiễn học tập và rèn luyện quân sự, giúp người học phát triển những năng lực như: ứng xử, giao tiếp, khả năng phán đoán, lập luận, phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề,... Để giải quyết những bài tập này, người học không chỉ cần nắm vững hệ thống kiến thức lý luận mà còn phải chủ động quan sát các tình huống trong thực tế, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các bạn cùng học đồng thời cần chủ động tìm kiếm, tham khảo các nguồn tài liệu và tự luyện tập.

Khi thiết kế những bài tập thực hành vừa cần chú ý lựa chọn nội dung, hình thức bài tập cho thích hợp để đánh giá những năng lực, những bài tập thực hành vừa cần đảm bảo có tính khả thi, hiệu quả, phù hợp với thực tế và cần xác định được những

mục tiêu về năng lực để đánh giá.

b) Bài kiểm tra đánh giá kết thúc môn học

Hệ thống bài thi kết thúc môn học có ảnh hưởng rất lớn đến thành tích học tập của người học vì nó chiếm hơn 50% điểm số của toàn môn học. Những bài thi hết môn không chỉ đánh giá chất lượng và thành tích học tập của người học mà còn đánh giá chất lượng dạy học của giảng viên. Bài kiểm tra đánh giá kết thúc môn học có thể sử dụng hai bài thi bao gồm: một bài thi tự luận và một bài tập thực hành hay một bài thi vấn đáp và một bài tập thực hành .

Để xác định được mức độ năng lực đạt được của người học thì những câu hỏi trong bài thi cần được xây dựng tập trung vào đánh giá sự vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ, hành động của người học nhằm giải quyết những nhiệm vụ đề ra. Nhưng, do bài thi có tính chất quan trọng nên khi thiết kế cần chú ý:

- Bài thi cần tập trung vào đánh giá các năng lực cốt lõi, trọng tâm, trọng điểm của môn học.

- Những câu hỏi đưa ra phải rõ ràng, chính xác, dễ hiểu, phù hợp về thời gian và độ khó.

- Phải cân đối giữa từng nội dung cần đánh giá.

- Cần xác định được các mục tiêu về năng lực cần đánh giá ở người học.

+ Đối với bài thi tự luận, khi xây dựng câu hỏi cần chú ý đến thời gian cần thiết để hoàn thành bài thi để từ đó thiết kế số câu trong bài và độ khó của bài thi

cho phù hợp.

+ Đối với các bài thi thì không cần nêu các tiêu chí đánh giá khái quát cho sinh viên biết như ở bài tập thực hành.

+ Có thể dùng rubric tổng hợp thay cho rubric phân tích để chấm điểm bài thi.

c. Hồ sơ học tập

Hồ sơ học tập là minh chứng để đánh giá mức độ tiến bộ của người học khi học tập môn học. Đây vừa là căn cứ để giảng viên đánh giá vừa là công cụ cần thiết khi thực hiện tự đánh giá của người học. Hồ sơ học tập bao gồm:

- Hồ sơ tiến bộ: Những bài tập, sản phẩm được người học thực hiện trong quá trình học mà thông qua đó bộc lộ sự tiến bộ mà người học đạt được.

- Hồ sơ quá trình: Giảng viên ghi lại chi tiết, cụ thể những gì mà sinh viên học

được về kiến thức, kĩ năng, thái độ, hành động xuyên suốt trong quá trình học tập và rèn luyện. Những điều cần chú ý, điều chỉnh hoặc cần sự trợ giúp từ giảng viên hay các bạn trong nhóm.

- Hồ sơ mục tiêu: Căn cứ vào các năng lực đã có của bản thân, người học tự thiết kế những mục tiêu học tập cần đạt cho các giai đoạn học tập tiếp theo.

- Hồ sơ thành tích: Giảng viên lưu lại toàn bộ các sản phẩm, thành tích học tập nổi bật của sinh viên trong quá trình học. Qua đó, sinh viên tự đánh giá được các năng lực của cá nhân, đồng thời khám phá ra các năng lực tiềm ẩn như: năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực khai thác thông tin, ...

Như vậy, có rất nhiều công cụ đã và đang được sử dụng để đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của đánh giá mà giảng viên lựa chọn, sử dụng các công cụ đánh giá khác nhau cho phù hợp. Mỗi loại công cụ đánh giá sẽ có các ưu nhược điểm nhất định nên khi đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực, giảng viên cần biết lựa chọn và sử dụng những bộ công cụ đánh giá sao cho thích hợp nhằm nâng cao chất lượng đánh giá cũng như nâng cao chất lượng dạy học.

3.2.3.3. Điều kiện để thực hiện

Để xây dựng được bộ công cụ đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực, bên cạnh việc giảng viên cần phải có năng lực chuyên môn cao và hiểu biết sâu rộng thì giảng viên còn cần phải có hiểu biết về thực tế chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh hiện nay. Giảng viên liên tục cập nhật những thông tin, sự kiện về vấn đề quân sự, quốc phòng và an ninh để lấy đó làm tư liệu thiết kế bộ công cụ đánh giá cho phù hợp.

3.2.4. Kết hợp đánh giá của giảng viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Tự đánh giá giúp người học nhìn lại những minh chứng của quá trình học tập, qua đó thấy được các điểm mạnh, yếu của cá nhân và ý thức, trách nhiệm hơn về việc học của bản thân mình.

Đánh giá đồng đẳng giúp người học có cơ hội tham gia nhiều hơn vào quá trình học tập, thể hiện được những năng lực của người học, đồng thời tạo thêm các động lực để họ cố gắng. Đánh giá đồng đẳng không những phát triển khả năng đánh giá cho sinh viên mà còn phát triển lợi ích nhóm, tinh thần tập thể của sinh viên.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 17/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí