Nguyên Tắc Đảm Bảo Tính Phù Hợp Với Chương Trình Đào Tạo

+ Về phía sinh viên:

Khó khăn mà sinh viên gặp phải chủ yếu là do những nguyên nhân khách quan như: chưa được giảng viên hướng dẫn phương pháp đánh giá, tự đánh giá, chưa được cung cấp các tiêu chí cụ thể để đánh giá. Do đó, giảng viên cần cho sinh viên tham gia vào quá trình đánh giá, tham gia vào khâu xây dựng tiêu chí đánh giá, hướng dẫn sinh viên cách tự đánh giá và đánh giá bạn học để họ thấy được tầm quan trọng của đánh giá và phát huy được chủ động, tính tự giác, tích cực của bản thân trong hoạt động đánh giá.

+ Về chương trình và cách thức tổ chức dạy học môn học:

Các học phần và môn học trong chương trình GDQP&AN có khối lượng kiến thức nhiều nhưng thời gian học ngắn. Hơn nữa, hiện nay chương trình môn học chưa được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực. Đây là khó khăn không nhỏ cho việc tổ chức dạy học và đánh giá kết quả môn học theo tiếp cận năng lực.

Mặt khác, lớp học được tổ chức với số lượng sinh viên đông. Với lớp học có đông sinh viên thì rất khó tổ chức thực hiện đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực có hiệu quả.

Ngoài ra, sinh viên học tập tại Trung tâm đến từ nhiều trường với nhiều ngành khác nhau, trình độ các sinh viên có sự khác biệt. Đây là một nguyên nhân tạo ra khó khăn cho tổ chức dạy học và đánh giá môn này.

Dựa vào kết quả khảo sát thực trạng trên đây, tác giả có cơ sở để xây dựng các biện pháp nhằm giúp cho quá trình đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực đạt hiệu quả cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Qua kết quả khảo sát chương 2 cho biết phần lớn giảng viên và sinh viên tại Trung tâm đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của đánh giá KQHT, chỉ còn một bộ phận nhỏ sinh viên chưa nhận thức đúng về vấn đề này. Giảng viên đều nhận thấy tầm quan trọng của các mục đích đánh giá nhưng họ chú trọng vào mục đích đánh giá xác nhận KQHT của người học.

Đa số giảng viên có hiểu biết đúng đắn về khái niệm đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực, song vẫn còn một số giảng viên chưa hiểu đầy đủ về khái niệm này. Phần lớn giảng viên và sinh viên xác định được vai trò của đánh giá KQHT đối với việc phát triển năng lực quân sự của sinh viên và tác dụng của đánh giá KQHT môn học này, nhưng vẫn còn một vài tác dụng chưa được giảng viên và sinh viên nhận thức đầy đủ.

Giảng viên đã hướng đến đánh giá những năng lực của sinh viên trong quá trình dạy theo tiếp cận năng lực. Tuy nhiên, việc đánh giá này chưa toàn diện và đầy đủ bởi cách thức chấm điểm của giảng viên là chấm điểm nội dung, không phải chấm điểm các năng lực. Giảng viên chưa xác định được tiêu chí đánh giá của mỗi năng lực, do đó họ chưa thể đánh giá mức độ đạt được các năng lực của sinh viên trong quá trình dạy học

Một số khó khăn chính mà giảng viên gặp phải t khi thực hiện đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực là: khó xây dựng tiêu chí và rubric đánh giá năng lực; khó xây dựng những nhiệm vụ đánh giá năng lực, mất nhiều thời gian tiến hành loại đánh giá này; khó xây dựng quy trình đánh giá KQHT môn học theo tiếp cận năng lực... bởi họ còn chưa có hiểu biết đầy đủ về bản chất và cách thực hiện đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực. Còn sinh viên gặp một số khó khăn như chưa được cung cấp các tiêu chí đánh giá, chưa được hướng dẫn cách thức thực hiện tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.

Kết quả khảo sát này là cơ sở để tác giả nghiên cứu đề ra những biện pháp đánh giá KQHT của sinh viên tại Trung tâm theo tiếp cận năng lực, nhằm khắc phục các tồn tại của thực trạng trên, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng của dạy học và đánh giá KQHT của Trung tâm hiện nay.


Chương 3

BIỆN PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

CỦA SINH VIÊN TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

VÀ AN NINH ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC


3.1. Nguyên tắc để xây dựng biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu dạy học

Những biện pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh theo tiếp cận năng lực cần đảm bảo mục tiêu chương trình đào tạo Giáo dục quốc phòng và an ninh nói chung và môn học cụ thể nói riêng. Mục tiêu dạy học môn học được thực hiện liên tục, xuyên suốt trong quá trình dạy học. Nó quy định các thành tố khác của quá trình dạy học và quy định các thành tố tương ứng trong đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực như: mục tiêu đánh giá, nội dung đánh giá, phương pháp và các hình thức đánh giá, ...

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp được xây dựng phải đảm bảo thực tiễn đào tạo tại Trung tâm, nghĩa là các biện pháp này không những đáp ứng được yêu cầu của hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của sinh viên mà còn phải có tính ứng dụng trong thực tiễn nhà trường. Các biện pháp được xây dựng dựa trên cơ sở về điêu kiện vật chất, hoàn cảnh đặc thù của đơn vị và mang ý nghĩa giáo dục.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện

Những biện pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo tiếp cận năng lực cần đảm bảo tính toàn diện, tức là phải tác động đến nhiều mặt trong nhận thức, kĩ năng, thái độ của sinh viên, qua đó nâng cao tinh thần trách nhiệm trong kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học cho giảng viên giảng dạy bộ môn. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện giúp giảng viên có thể đánh giá tổng thể hơn, từ đó hiệu quả đánh giá chính xác hơn.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với chương trình đào tạo

Khi xây dựng các biện pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo tiếp cận năng lực cần phải đảm bảo phù hợp với chương trình, nội dung môn học. Khi xây dựng các biện pháp cần dựa vào cơ sở phân tích chương trình, nội dung môn học cũng như căn cứ vào những thông tư, nghị định, văn bản hường dẫn của Bộ Giáo dục và đào tạo,

Bộ Quốc phòng, Vụ Quốc phòng và an ninh để đảm bảo xây dựng các biện pháp thích hợp và có chất lượng.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả

Những biện pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo tiếp cận năng lực phải phù hợp với khả năng và điều kiện của đơn vị, phù hợp với năng lực sư phạm của giảng viên, trình độ nhận thức của người học. Đồng thời, cần chú ý những điều kiện để đảm bảo tính khả thi của các biện pháp, để các biện pháp khi đưa ra sẽ được áp dụng trong thực tiễn quá trình đánh giá kết quả học tập của người học.

Những biện pháp được xây dựng cần phải đem lại hiệu quả tích cực trong quá trình đánh giá kết quả học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học. Qua đó, giúp giảng viên và sinh viên điều chỉnh hoạt động giảng dạy và học tập của mình, đáp ứng yêu cầu chuản đầu ra.

3.2. Một số biện pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên theo tiếp cận năng lực

3.2.1. Xây dựng và công khai các tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình đánh giá kết quả học tập tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp này nhằm giúp giảng viên và sinh viên xác định được các mục tiêu năng lực cần đánh giá ở môn học; lấy đó làm căn cứ để đánh giá thông tin đã thu thập được về kết quả học tập của sinh viên.

Xây dựng và công khai các tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình đánh giá kết quả học tập môn học không những là công cụ đánh giá dành cho giảng viên mà còn là thông tin định hướng cần thiết cho sinh viên trong quá trình học tập; cung cấp cho sinh viên các yêu cầu để sinh viên cố gắng và nỗ lực trong học tập, là căn cứ để sinh viên xác định các mục tiêu học tập cũng như tự xây dựng kế hoạch học tập cho bản thân. Qua đó, sinh viên hình thành được hệ thống những năng lực khác nhau, đáp ứng yêu cầu môn học đề ra.

Việc xác định quy trình đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực với các bước cụ thể, rõ ràng là hết sức cần thiết để tạo điều kiện cho giảng viên thực hiện việc đánh giá một cách dễ dàng, có hiệu quả, đạt được các mục tiêu đặt ra.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức tiến hành

Theo đánh giá truyền thống, những tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá thường tập trung ở ba điểm:

Thứ nhất, những tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá được thiết kế và dùng để chấm điểm người học thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, bài kiểm tra giữa học phần, bài thi hết học phần hay một số bài tiểu luận kết thúc môn học hơn là để định hướng quá trình dạy và học.

Thứ hai, các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá được xây dựng và phổ biến chủ yếu đội ngũ giảng viên hoặc chỉ dành cho các giám khảo chứ không phổ biến đến người học một cách công khai và minh bạch.

Thứ ba, những tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá thường được đo lường một cách cụ thể, riêng biệt kết quả đạt được của người học thông qua mức độ lĩnh hội kiến thức, mức độ đạt được các kĩ năng tương ứng có liên quan đến chương trình môn học chứ không đưa ra định hướng phát triển năng lực thực hiện của người học trong học tập.

Vì vậy, việc sử dụng những tiêu chuẩn, tiêu chí trong hoạt động đánh giá theo truyền thống chưa phát huy hết tác dụng và ý nghĩa của nó.

Ví dụ: Trên cơ sở khung chuẩn đầu ra của sinh viên tại Trung tâm và giới hạn nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin đưa ra những tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá kết quả học tập môn Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK của sinh viên Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh như sau:

Tiêu chuẩn 1: Phát triển các năng lực chung


Các tiêu chí của tiêu chuẩn 1

Minh chứng và mức độ thực hiện

Điểm


1.1. Năng lực tư duy phân tích

M1: Có bằng chứng khẳng định sinh viên chưa biết phân chia những bộ phận cấu thành của một sự vật, hiện tượng hay khái niệm liên quan đến súng tiểu liên AK, chưa chỉ ra được mối quan hệ giữa các bộ phận của sự vật, hiện tượng

hay khái niệm liên quan đến súng AK để rút ra kết luận


0 – 4

M2: Có bằng chứng khẳng định sinh viên bước đầu biết phân chia những bộ phận cấu thành của một sự vật, hiện tượng hay khái niệm liên quan đến súng AK, chỉ ra được mối quan hệ giữa những bộ phận của sự vật hiện, tượng hay khái

niệm liên quan đến súng AK để rút ra kết luận


5 – 6

M3: Có bằng chứng khẳng định sinh viên biết

phân chia những bộ phận cấu thành của một sự

7 – 8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên theo tiếp cận năng lực - 12

tiêu chuẩn 1

Minh chứng và mức độ thực hiện

Điểm


vật, hiện tượng hay khái niệm liên quan đến súng AK, chỉ ra được mối quan hệ giữa những bộ phận của sự vật, hiện tượng hay khái niệm

liên quan đến súng AK để rút ra kết luận


M4: Có bằng chứng khẳng định sinh viên biết phân chia thông tin hoặc sự vật, hiện tượng hay khái niệm liên quan đến súng AK thành những bộ phận cấu thành, chỉ ra được mối quan hệ giữa những bộ phận với cái tổng thể và giữa những bộ phận với nhau. Qua đó, sinh viên có hiểu sâu hơn vê từng bộ phận của thông tin hoặc sự vật, hiện tượng hay khái niệm để từ đó rút ra

kết luận.


9 – 10


1.2. Năng lực tư duy tổng hợp

M1: Có bằng chứng khẳng định sinh viên chưa phát hiện ra mối quan hệ giữa những bộ phận riêng lẻ của sự vật, hiện tượng hay đối tượng vê súng AK và chưa biết hợp nhất những bộ phận rời rạc của sự vật, hiện tượng hay đối tượng

thành một chỉnh thể mới.


0 – 4

M2: Có bằng chứng khẳng định sinh viên bước đầu phát hiện ra mối quan hệ giữa những bộ phận riêng lẻ của sự vật, hiện tượng hay đối tượng vê súng AK và đã biết hợp nhất những bộ phận rời

rạc của sự vật, hiện tượng hay đối tượng.


5 – 6

M3: Có bằng chứng khẳng định sinh viên đã phát hiện ra mối quan hệ giữa những bộ phận riêng lẻ của sự vật, hiện tượng hay đối tượng vê súng AK và biết hợp nhất những bộ phận rời rạc này của sự vật, hiện tượng hay đối tượng

thành một chỉnh thể mới.


7 – 8

M4: Có bằng chứng khẳng định sinh viên phát hiện ra mối quan hệ giữa những bộ phận riêng lẻ, tách rời vê súng AK và hợp nhất hay thống nhất những bộ phận rời rạc này của sự vật, hiện

tượng hay đối tượng lại với nhau thành một chỉnh thể (mô hình hoặc cấu trúc) mới.


9 – 10


1.3. Năng lực tư duy phê phán

M1: Có bằng chứng khẳng định sinh viên chưa biết phân tích, đánh giá một vấn đê hay hiện tượng có liên quan đến súng tiểu liên AK, chưa

biết cách làm rõ bản chất và chưa đưa ra được ý kiến của cá nhân về vấn đề hay hiện tượng đó


0 – 4

M2: Có bằng chứng khẳng định sinh viên bước

đầu đã biết phân tích, đánh giá một vấn đề hoặc

5 – 6

Các tiêu chí của

tiêu chuẩn 1

Minh chứng và mức độ thực hiện

Điểm


hiện tượng có liên quan đến súng tiểu liên AK,

biết cách làm rõ bản chất và đưa ra được ý kiến của cá nhân mình về vấn đề hoặc hiện tượng đó.


M3: Có bằng chứng khẳng định sinh viên biết phân tích, đánh giá một vấn đề hay hiện tượng có liên quan đến súng tiểu liên AK, biết cách

làm rõ bản chất và đưa ra được ý kiến của cá nhân về vấn đề hay hiện tượng đó.


7 – 8

M4: Có bằng chứng khẳng định sinh viên biết phân tích, đánh giá một vấn đề hay hiện tượng có liên quan đến súng tiểu liên AK theo những quan điểm hoặc ý kiến khác nhau, đưa ra các lập luận làm sáng tỏ cho những quan điểm hay ý kiến đó nhằm làm rõ bản chất vấn đề, hiện tượng về súng

AK và đưa ra được quan điểm riêng hoặc ý kiến riêng của cá nhân về vấn đề đó.


9 – 10


1.4. Năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ

M1: Có bằng chứng khẳng định sinh viên chưa xác định được mục đích giao tiếp, dùng ngôn ngữ kém, không biểu đạt được suy nghĩ và ý

tưởng của bản thân mình.


0 – 4

M2: Có bằng chứng khẳng định sinh viên bước đầu đã tích cực hơn trong quá trình giao tiếp, có kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và học

tập.


5 – 6

M3: Có bằng chứng khẳng định sinh viên khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ tương đối rõ ràng, khúc triết,

khoa học trong học tập và giao tiếp.


7 – 8

M4: Có bằng chứng khẳng định sinh viên diễn đạt ý tưởng của bản thân một cách tự tin, có biểu cảm thích hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ rất rõ ràng, khúc

triết và khoa học.


9 – 10


1.5. Năng lực thu thập và xử lý thông tin

M1: Có bằng chứng khẳng định sinh viên chưa biết cách thu thập và xử lý những thông tin liên quan đến những vấn đề diễn ra trong quá trình

học tập.


0 – 4

M2: Có bằng chứng khẳng định sinh viên bước đầu đã biết cách chọn lọc cũng như xử lý những

thông tin thu được có liên quan đến quá trình học tập.


5 – 6

M3: Có bằng chứng khẳng định sinh viên đã biết

cách phân chia, chọn lọc và xử lý những thông tin

7 – 8

Các tiêu chí của

tiêu chuẩn 1

Minh chứng và mức độ thực hiện

Điểm


thu thập được có liên quan đến quả trình học tập

một cách tương đối hợp lý và hiệu quả.


M4: Có bằng chứng khẳng định sinh viên đã phân chia, chọn lọc và xử lý những thông tin thu thập được có liên quan đến quá trình học tập

hiệu quả, hợp lý và khoa học.


9 – 10


1.6. Năng lực hợp tác, làm việc nhóm

M1: Có bằng chứng khẳng định sinh viên chưa biết cách hợp tác với thầy cô, bạn bè trong khi làm việc nhóm hoặc tiến hành các

nhiệm vụ học tập.


0 – 4

M2: Có bằng chứng khẳng định sinh viên bước đầu đã biết hợp tác với thầy cô, bạn bè trong quá trình làm việc nhóm hoặc thực hiện những

nhiệm vụ học tập.


5 – 6

M3: Có bằng chứng khẳng định sinh viên hợp tác tương đối hiệu quả với thầy cô, bạn bè trong quá trình làm việc nhóm hoặc giải quyết những

nhiệm vụ học tập.


7 – 8

M4: Có bằng chứng khẳng định sinh viên có tinh thần hợp tác hiệu quả với thầy cô, bạn bè và có thái độ tích cực trong khi làm việc nhóm

hoặc giải quyết các nhiệm vụ học tập.


9 – 10


1.7. Năng lực tự học

M1: Có bằng chứng khẳng định sinh viên chưa xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự

giác, chưa có kế hoạch tự học cho bản thân.


0 – 4

M2: Có bằng chứng sinh viên bước đầu đã xác định được nhiệm vụ học tập tự giác, lập kế

hoạch tự học cho cá nhân mình.


5 – 6

M3: Có bằng chứng khẳng định sinh viên đã lập được kế hoạch tự học, xây dựng những phương

pháp tự học cho bản thân.


7 – 8

M4: Có bằng chứng khẳng định sinh viên đã lập kế hoạch tự học, sử dụng có hiệu quả những phương pháp tổ chức tự học và tự kiểm tra đánh

giá cho bản thân mình.


9 – 10

Các tiêu chí của

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 17/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí