Kiểm Định One – Sample T Test Để Đánh Giá Mức Độ Ảnh Hưởng Của



Về tiêu chí “Quý khách sẽ mua sản phẩm khác của công ty khi có nhu cầu”, có 58% khách hàng lựa chọn đồng ý, có 32.7% khách hàng lựa chọn hoàn toàn đồng ý, có 9.3% khách hàng lựa chọn trung lập, không có khách hàng nào lựa chọn không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý.

Về tiêu chí “Quý khách sẵn sàng giới thiệu cho bạn bè hoặc người thân đến mua xe”, có 52% khách hàng lựa chọn đồng ý, có 21.3% khách hàng lựa chọn hoàn toàn đồng ý, có 20% khách hàng lựa chọn trung lập và có 6.7% khách hàng lựa chọn không đồng ý. Không có khách hàng nào lựa chọn hoàn toàn không đồng ý.

Về tiêu chí “Quý khách hài lòng với chất lượng sản phẩm và hoạt động bán hàng của công ty”, có 60% khách hàng lựa chọn đồng ý, có 24.7% khách hàng lựa chọn trung lập, có 12% khách hàng lựa chọn hoàn toàn đồng ý và có 3.3 khách hàng lựa chọn không đồng ý. Không có khách hàng nào lựa chọn hoàn toàn không đồng ý.

Qua đánh giá của 150 khách hàng về các yếu tố tác động đến hoạt động bán hàng. Kết quả thu được cho thấy yếu tố “Sản phẩm” được khách hàng đánh giá cao nhất với giá trị trung bình là 4.1289, các yếu tố còn lại với giá trị trung bình nhỏ hơn giá trị 4 cho thấy khách hàng đánh giá các yếu tố đó chưa cao. Các tiêu chí được khách hàng đánh giá khá thấp: Tiêu chí “Nhân viên xử lí thủ tục thanh toán nhanh và nhận xe nhanh” với giá trị trung bình là 3.593, tiêu chí “Tư vấn bán hàng tư vấn đầy đủ các thủ tục mua xe” với giá trị trung bình là 3.5133 khách hàng đánh giá khá thấp, tiêu chí “Khu vực đỗ xe thuận tiện” với giá trị trung bình là 3.7200, tiêu chí “Khu ghế ngồi thoải mái, nhà vệ sinh sạch sẽ thoáng mát” với giá trị trung bình 3.5267. Điều này cho thấy công ty đã thực hiện tốt chính sách sản phẩm, bên cạnh đó công ty cần đào tạo đội ngũ nhân viên và nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công ty mình.

2.2.5.4. Kiểm định One – Sample T Test để đánh giá mức độ ảnh hưởng của

các nhân tố đến hiệu quả hoạt động bán hàng

Ta tiến hành kiểm định One – Sample T Test để đánh giá mức độ ảnh hưởng

của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động bán hàng của công ty TNHH TM Đại Nam



với 6 nhân tố: “Sản phẩm”, “Giá cả”, “Hoạt động khuyến mãi, quảng cáo marketing”, “Đội ngũ nhân viên”, “ Dịch vụ bảo hành”, “Đánh giá chung về cửa hàng Honda Đại Nam”. Thang đo, đo lường các biến quan sát được xây dựng trên thang đo Likert 5 mức độ.

Về nhân tố “Sản phẩm”

Bảng 2. 19 Kết quả kiểm định trung bình tổng thể (One Sample T Test) về yếu tố “Sản Phẩm” ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động bán hàng


Biến quan sát

Giá trị

trung bình

Giá trị

kiểm định

Mức ý

nghĩa


t

SP1: Xe có chất lượng, nguồn gốc rõ ràng

4.3667

3

0.000

31.974

SP2: Xe có thiết kế hiện đại thời trang, phong

cách

4.08


3

0.000

20.666

SP3: Honda có nhiều dòng xe, mẫu mã, màu sắc

đa dạng

3.94


3

0.000

16.984

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Đánh giá hoạt động bán hàng của công ty TNHH Thương mại Đại Nam - Đại Lý ủy quyền của Honda Việt Nam tại Huế - 13

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)


Kiểm định cặp giả thiết:

H0: µ = 3: Đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố “Sản phẩm” ở mức độ

trung lập

H1: µ 3: Đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố “Sản phẩm” khác mức độ trung lập

Mức ý nghĩa kiểm định là 95%

+ Nếu sig >= 0.05: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0

+ Nếu sig < 0.05: Bác bỏ giả thuyết H0

Qua kết quả kiểm định, ta thấy: 3 biến quan sát của “Sản phẩm” được kiểm định với giá trị kiểm định bằng 3 đều có mức ý nghĩa sig. nhỏ hơn 0.05 tức là đủ cơ sở bác bỏ giả thiết H0 chấp nhận giả thiết H1. Nghĩa là đánh giá của khách hàng về nhân tố “sản phẩm” khác mức độ trung lập. Mặt khác giá trị t của các biến đều lớn hơn 0 nên giá trị trung bình tổng thể lớn hơn 3 (mức độ trung lập)



Về nhân tố “Giá cả”

Bảng 2. 20 Kết quả kiểm định trung bình tổng thể (One Sample T Test) về yếu tố “giá cả” ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động bán hàng


Biến quan sát

Giá trị

trung bình

Giá trị

kiểm định

Mức ý

nghĩa


t

GC1: Giá cả phù hợp với chất lượng

4.0933

3

0.000

19.44

GC2: Giá cả phù hợp với thương hiệu

3.82

3

0.000

14.433

GC3: Quý khách sẽ mua xe khi có mức giá phù hợp

3.9067

3

0.000

15.28

GC4: Được tư vấn lãi suất phù hợp khi mua xe trả góp

3.8133

3

0.000

15.108

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)

Kiểm định cặp giả thiết:

H0: µ = 3: Đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố “Giá cả” ở mức độ trung lập

H1: µ 3: Đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố “Giá cả” khác mức độ

trung lập

Mức ý nghĩa kiểm định là 95%

+ Nếu sig >= 0.05: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0

+ Nếu sig < 0.05: Bác bỏ giả thuyết H0

Qua kết quả kiểm định, ta thấy: 4 biến quan sát của “Giá cả” được kiểm định với giá trị kiểm định bằng 3 đều có mức ý nghĩa sig. nhỏ hơn 0.05 tức là đủ cơ sở bác bỏ giả thiết H0 chấp nhận giả thiết H1. Nghĩa là đánh giá của khách hàng về nhân tố “Giá cả” khác mức độ trung lập. Mặt khác giá trị t của các biến đều lớn hơn 0 nên giá trị trung bình tổng thể lớn hơn 3 (mức độ trung lập)

Về nhân tố “Hoạt động khuyến mãi, quảng cáo marketing”



Bảng 2. 21 Kết quả kiểm định trung bình tổng thể (One Sample T Test) về yếu tố “Hoạt động khuyến mãi, quảng cáo, marketing” ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động bán hàng


Biến quan sát

Giá trị

trung bình

Giá trị

kiểm định

Mức ý

nghĩa


t

KM1: Dễ dàng tìm thấy các quảng cáo, khuyến

mãi của Honda Đại Nam trên các phương tiện

truyền thông


3.9267


3


0.000


14.922

KM2: Honda Đại Nam có nhiều chương trình

khuyến mãi

3.7133

3

0.000

11.873

KM3: Giá trị khuyến mãi, giảm giá lớn, tác

động lớn đến quyết định mua xe của khách hàng

3.7533

3

0.000

11.88


(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)

Kiểm định cặp giả thiết:

H0: µ = 3: Đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố “Hoạt động khuyến mãi, quảng cáo, marketing” ở mức độ trung lập

H1: µ 3: Đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố “Hoạt động khuyến mãi, quảng cáo, marketing” khác mức độ trung lập

Mức ý nghĩa kiểm định là 95%

+ Nếu sig >= 0.05: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0

+ Nếu sig < 0.05: Bác bỏ giả thuyết H0

Qua kết quả kiểm định, ta thấy: 3 biến quan sát của “Hoạt động khuyến mãi, quảng cáo, marketing” được kiểm định với giá trị kiểm định bằng 3 đều có mức ý nghĩa sig. nhỏ hơn 0.05 tức là đủ cơ sở bác bỏ giả thiết H0 chấp nhận giả thiết H1. Nghĩa là đánh giá của khách hàng về nhân tố “Hoạt động khuyến mãi, quảng cáo, marketing” khác mức độ trung lập. Mặt khác giá trị t của các biến đều lớn hơn 0 nên giá trị trung bình tổng thể lớn hơn 3 (mức độ trung lập)



Về nhân tố “ Đội ngũ nhân viên”

Bảng 2. 22 Kết quả kiểm định trung bình tổng thể (One Sample T Test) về yếu tố “ Đội ngũ nhân viên” ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động bán hàng


Biến quan sát

Giá trị

trung bình

Giá trị

kiểm định

Mức ý

nghĩa


t

NV1: Tư vấn bán hàng có thái độ lịch sự, nhiệt

tình, thân thiện, tác phong chuyên nghiệp, đón

tiếp khách hàng tận tình chu đáo


4.0467


3


0.000


19.765

NV2: Tư vấn bán hàng giải đáp tất cả các thắc

mắc của khách hàng

3.76

3

0.000

13.265

NV3: Tư vấn bán hàng giải thích đầy đủ thông

tin về sản phẩm

4.2933

3

0.000

28.793

NV4: Tư vấn bán hàng tư vấn đầy đủ các thủ tục

mua xe

3.5133

3

0.000

9.633

NV5: Tư vấn bán hàng trả lời tận tình các câu

hỏi. Nắm bắt nhanh nhu cầu của khách hàng

4.1467

3

0.000

25.619

NV6: Tư vấn bán hàng để lại ấn tượng tốt trong

lòng khách hàng

3.7667

3

0.000

15.204

NV7: Nhân viên kĩ thuật có trình độ cao, chuyên

nghiệp, am hiểu rõ về sản phẩm

3.8867

3

0.000

16.185

NV8: Nhân viên xử lí thủ tục thanh toán nhanh

và nhận xe nhanh

3.5933

3

0.000

12.049

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)


Kiểm định cặp giả thiết:

H0: µ = 3: Đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố “Đội ngũ nhân viên” ở

mức độ trung lập

H1: µ 3: Đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố “Đội ngũ nhân viên”

khác mức độ trung lập

Mức ý nghĩa kiểm định là 95%

+ Nếu sig >= 0.05: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0


+ Nếu sig < 0.05: Bác bỏ giả thuyết H0

Qua kết quả kiểm định, ta thấy: 8 biến quan sát của “Đội ngũ nhân viên” được kiểm định với giá trị kiểm định bằng 3 đều có mức ý nghĩa sig. nhỏ hơn 0.05 tức là đủ cơ sở bác bỏ giả thiết H0 chấp nhận giả thiết H1. Nghĩa là đánh giá của khách hàng về nhân tố “Đội ngũ nhân viên” khác mức độ trung lập. Mặt khác giá trị t của các biến đều lớn hơn 0 nên giá trị trung bình tổng thể lớn hơn 3 (mức độ trung lập) Về nhân tố “ Dịch vụ bảo hành”

Bảng 2. 23 Kết quả kiểm định trung bình tổng thể (One Sample T Test) về yếu tố “Dịch vụ bảo hành” ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động bán hàng


Biến quan sát

Giá trị trung

bình

Giá trị kiểm

định

Mức ý

nghĩa


t

BH1: Dịch vụ bảo hành uy tín chất lượng

4.2

3

0.000

22.784

BH2: Thời gian chờ bảo hành là hợp lí

3.8933

3

0.000

16.161

BH3: Mọi khiếu nại của khách hàng đều được

giải đáp nhanh chóng

3.76

3

0.000

12.918

BH4: Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng hợp lý

3.54

3

0.000

9.184

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)

Kiểm định cặp giả thiết:

H0: µ = 3: Đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố “Dịch vụ bảo hành” ở

mức độ trung lập

H1: µ 3: Đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố “Dịch vụ bảo hành” khác

mức độ trung lập

Mức ý nghĩa kiểm định là 95%

+ Nếu sig >= 0.05: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0

+ Nếu sig < 0.05: Bác bỏ giả thuyết H0

Qua kết quả kiểm định, ta thấy: 4 biến quan sát của “Dịch vụ bảo hành” được kiểm định với giá trị kiểm định bằng 3 đều có mức ý nghĩa sig. nhỏ hơn 0.05 tức là đủ cơ sở bác bỏ giả thiết H0 chấp nhận giả thiết H1. Nghĩa là đánh giá của khách hàng về nhân tố “Dịch vụ bảo hành” khác mức độ trung lập. Mặt khác giá trị t của



các biến đều lớn hơn 0 nên giá trị trung bình tổng thể lớn hơn 3 (mức độ trung lập)

Về nhân tố “ Đánh giá chung về cửa hàng Honda Đại Nam”

Bảng 2. 24 Kết quả kiểm định trung bình tổng thể (One Sample T Test) về yếu tố “ Đánh giá chung về cửa hàng Honda Đại Nam” ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động bán hàng


Biến quan sát

Giá trị

trung bình

Giá trị

kiểm định

Mức ý

nghĩa


t

CH1: Cửa hàng sạch sẽ, thoáng mát, có vị trí

thuận lợi ở các trục đường chính của thành phố

4


3

0.000

18.687

CH2: Khu vực đỗ xe thuận tiện

3.72

3

0.000

13.225

CH3: Được phục vụ nhanh thức uống

4.2067

3

0.000

23.98

CH4: Khu ghế ngồi thoải mái, nhà vệ sinh sạch

sẽ thoáng mát

3.5267


3

0.000

10.217

CH5: Xe được trưng bày tại cửa hàng gọn gàng,

dễ quan sát , sạch sẽ không trầy xước

3.8


3

0.000

15.189

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)

Kiểm định cặp giả thiết:

H0: µ = 3: Đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố “Đánh giá chung về cửa hàng Honda Đại Nam” ở mức độ trung lập

H1: µ 3: Đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố “Đánh giá chung về cửa hàng Honda Đại Nam” khác mức độ trung lập

Mức ý nghĩa kiểm định là 95%

+ Nếu sig >= 0.05: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0

+ Nếu sig < 0.05: Bác bỏ giả thuyết H0

Qua kết quả kiểm định, ta thấy: 5 biến quan sát của “Đánh giá chung về cửa hàng Honda Đại Nam” được kiểm định với giá trị kiểm định bằng 3 đều có mức ý nghĩa sig. nhỏ hơn 0.05 tức là đủ cơ sở bác bỏ giả thiết H0 chấp nhận giả thiết H1. Nghĩa là đánh giá của khách hàng về nhân tố “Đánh giá chung về cửa hàng Honda Đại Nam” khác mức độ trung lập. Mặt khác giá trị t của các biến đều lớn hơn 0 nên giá trị trung bình tổng thể lớn hơn 3 (mức độ trung lập)



CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐẠI NAM – ĐẠI LÝ ỦY QUYỀN

CỦA HONDA VIỆT NAM TẠI HUẾ


3.1. Định hướng của Công ty TNHH Thương mại Đại Nam

3.1.1. Định hướng phát triển của Công ty TNHH thương mại Đại Nam

Thứ nhất, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đẹp nhất, nhanh chóng nhất và tiện ích nhất.

Thứ hai, tạo lập môi trường làm việc mang lại hiệu quả cao nhất nhằm phát huy toàn diện tài năng thiên phú của từng cán bộ nhân viên.

Thứ ba, thỏa mãn những nhu cầu, những ước mơ riêng của mỗi người, họ sẽ cống hiến nhiều nhất, đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Chính sách quan trọng nhất được thực thi trong suốt những năm qua là tinh thần đoàn kết hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, luôn tư duy điều thiện, hãy nói những điều thiện và làm những việc thiện để mọi việc được đắc thành.

Căn cứ vào thực trạng hoạt động kinh danh và dịch vụ trong những năm qua, công ty đã đề ra cho mình những mục tiêu cần đạt được trong những năm tiếp theo như sau:

Mục tiêu tăng trưởng: Năm 2019 vừa qua công ty đã hoàn thành rất tốt kế hoạch đặt ra, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2019 vừa qua đạt đến 149,592,313,700 đồng. Công ty định hướng trong 3 năm tiếp theo doanh thu của công ty sẽ tăng 17% mỗi năm và lợi nhuận sẽ tăng đến 20% mỗi năm.

Mục tiêu của công ty là trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trên thị trường với

mong muốn thị phần sẽ đạt trên 40% so với các đối thủ cạnh tranh.

Mục tiêu cạnh tranh: Công ty sẽ phát triển quy mô trong vòng 5 – 10 năm tới.

Gia tăng độ nhận biết thương hiệu, định vị thành công vào tâm trí khách hàng.

Để có thể đạt được những mục tiêu đề ra công ty cần phải có các chiến lược, chính sách hợp lí. Điều chỉnh cho phù hợp với từng thay đổi, từng hoàn cảnh của thị trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/08/2022