Tổng Quan Về Hoạt Động Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam

- Quản trị rủi ro là biện pháp nhanh chóng ứng biến, khắc phục, khoanh vùng hậu quả rủi ro mỗi khi có tổn thất xảy ra, giúp doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi, ổn định và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Quản trị rủi ro làm giảm bớt những thiệt hại khi rủi ro xảy ra đồng thời làm giảm chi phí thực tế và chi phí cơ hội trong kinh doanh.

- Quản trị rủi ro còn có vai trò chia sẻ rủi ro bằng cách tham gia bảo hiểm một cách có hiệu quả, giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.

Như vậy, trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với rủi ro. Tuy nhiên, đối với mỗi ngành hàng thì lại khác nhau. Nắm vững các nhân tố có thể là nguyên nhân gây ra rủi ro tổn thất trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế là vô cùng cần thiết để quản trị rủi ro một cách chủ động và có hiệu quả. Nếu các doanh nghiệp nắm bắt được những điều này thì các nhà quản trị rủi ro sẽ có được những biện pháp thích hợp đối phó với những rủi ro có thể xảy ra. Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, các doanh nghiệp có khả năng chủ động ứng phó với những rủi ro xảy ra với doanh nghiệp mình qua rất nhiều nghiệp vụ khác nhau, trong phạm vi khóa luận chỉ xin đưa ra một số ví dụ trong các trường hợp cụ thể như sau:

a) Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu

Bảo hiểm chính là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thỏa thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm [1].

Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, khi các doanh nghiệp tham gia mua bảo hiểm thì đối tượng bảo hiểm chính là chính là hàng hóa xuất nhập khẩu. Tùy vào những rủi ro mà doanh nghiệp dự đoán có thể xảy ra, doanh nghiệp sẽ mua bảo hiểm theo những điều kiện sao cho số chi phí bảo

hiểm bỏ ra là nhỏ nhất có thể nhưng một khi có rủi ro xảy ra thì doanh nghiệp có thể nhận được đền bù có giá trị tương đương với những tổn thất doanh nghiệp gặp phải từ phía người bảo hiểm, ví dụ như trong trường hợp doanh nghiệp mua bán hàng hóa với quốc gia đang có chiến tranh hoặc hàng hóa của mình xuất khẩu có qua khu vực có xung đột, chiến tranh thì doanh nghiệp nên mua bảo hiểm rủi ro chiến tranh cho hàng của mình...

Bảo hiểm là cần thiết với hoạt động kinh doanh vì nó có những tác dụng cơ bản sau:

- Bồi thường: tác dụng quan trọng nhất của bảo hiểm là bồi thường tổn thất về tài sản cho những người được bảo hiểm mỗi khi có rủi ro xảy ra, nhằm nhanh chóng khắc phục khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp trong quá trình phục hồi sản xuất, kinh doanh.

- Phòng ngừa rủi ro: thông qua những biện pháp chủ động phòng ngừa rủi ro, các công ty bảo hiểm góp phần hạn chế rủi ro xảy ra.

Tuy nhiên bảo hiểm không phải là biện pháp hoàn hảo, duy nhất để phòng ngừa, hạn chế rủi ro xảy ra trong kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì:

+ Các công ty bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm và bồi thường cho những tổn thất là hậu quả trực tiếp của những rủi ro được bảo hiểm. Ví dụ, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường cho những tổn thất về hàng hóa do rủi ro tàu mất tích nhưng không bồi thường cho những tổn thất phát sinh từ tổn thất trên như: nguồn lợi mất hưởng, bị phạt hợp đồng vì không giao hàng, mất uy tín trước khách hàng…

+ Có rất nhiều rủi ro bị từ chối bảo hiểm cho dù người tham gia bảo hiểm muốn được bảo hiểm (gọi là rủi ro loại trừ).

Để khắc phục những khoảng trống của bảo hiểm để lại, các nhà quản trị nên nghiên cứu và áp dụng các biện pháp khác để doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro, tạo ra sự phát triển bền vững.

b) Quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái

Một trong những rủi ro doanh nghiệp rất dễ gặp phải trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, đó là rủi ro về tỷ giá hối đoái. Các doanh nghiệp sẽ gặp phải rủi ro này vì họ thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu, thanh toán bằng một đồng tiền khác với đồng tiền sử dụng trong báo cáo kế toán, tài chính. Nếu tỷ giá hối đoái thay đổi thì những thay đổi này có thể là nguồn gốc của những khoản lời hoặc lỗ nghiêm trọng. Ví dụ, nếu tỷ giá giữa USD và VND thay đổi từ 16.000 VND sang 17.000 VND hay ngược lại, từ 16.000 VND xuống còn 15.000 VND trong vòng một tháng thì nhất thiết các công ty xuất nhập khẩu phải xem xét vấn đề quản trị rủi ro hối đoái.

Quản trị rủi ro hối đoái nhằm mục đích giảm thiểu tối đa những tổn thất có thể có do những biến động của tỷ giá hối đoái với chi phí thấp nhất.

Đối với nhà xuất khẩu, rủi ro hối đoái sẽ xảy ra khi tỷ giá hối đoái vào kỳ đáo hạn thanh toán giảm so với tỷ giá lúc ký kết hợp đồng thương mại, và rủi ro này sẽ xảy ra với nhà nhập khẩu trong tình huống ngược lại, đó là khi tỷ giá hối đoái vào kỳ đáo hạn thanh toán tăng so với tỷ giá lúc ký kết hợp đồng thương mại.

Để có thể hạn chế được rủi ro do sự thay đổi tỷ giá hối đoái, doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật khác nhau, sau đây là một số kỹ thuật mà doanh nghiệp có thể áp dụng:

♦ Giải pháp đơn giản nhất mà doanh nghiệp có thể áp dụng,đó là ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với điều khoản thanh toán bằng đồng nội tệ. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được vì lợi ích của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hoàn toàn đối lập nhau, bên cạnh đó đối với một số hàng hóa xuất nhập khẩu, người ta không có nhiều đồng tiền thanh toán để lựa chọn, ví dụ: đối với nguyên vật liệu, đồng tiền được dùng để thanh toán chủ yếu là USD hoặc đồng bảng Anh.

♦ Doanh nghiệp cũng có thể áp dụng việc thỏa thuận ký kết điều khoản giá linh hoạt. Việc áp dụng điều khoản giá linh hoạt cho phép doanh nghiệp xuất khẩu giảm thiểu phần nào những rủi ro do biến động tỷ giá. Có bốn loại điều khoản giá cả linh hoạt:

- Áp dụng giá tỷ lệ với sự biến động của tỷ giá hối đoái. Khi áp dụng điều khoản này, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu chấp nhận điều chỉnh giá theo sự biến động tỷ giá của đồng tiền thanh toán.

- Áp dụng điều khoản giá cả linh hoạt tỷ lệ với sự biến động của tỷ giá có miễn trừ. Với điều khoản này, nhà xuất nhập khẩu chấp nhận sự tăng và giảm giá của đồng tiền thanh toán được tính nhập vào giá hàng nhưng chỉ trong một mức giới hạn được miễn trừ do các bên trong hợp đồng cùng tự thỏa thuận.

- Áp dụng điều khoản chia sẻ rủi ro. Theo điều khoản này, nhà xuất khẩu và nhập khẩu cam kết với nhau mỗi bên sẽ chịu một phần hậu quả của rủi ro do biến động của tỷ giá hối đoái gây nên trong khoảng thời gian từ lúc lập hóa đơn đến lúc thanh toán thực tế.

- Áp dụng điều khoản quyền chọn. Điều khoản này cho phép nhà xuất nhập khẩu sử dụng một đồng tiền khác với đồng tiền thanh toán dưới một số điều kiện.

♦ Một biện pháp khác mà doanh nghiệp có thể áp dụng đó là lựa chọn kỳ hạn thanh toán. Đây là một phương thức tương đối thủ công, liên quan đến việc điều chỉnh từng tình huống một, thanh toán trước hay chậm lại các lô hàng xuất nhập khẩu.

Tuy nhiên việc điều chỉnh kỳ hạn thanh toán cũng phải được cân nhắc và so sánh lợi ích từ tỷ giá hối đoái với chi phí tài chính do những điều chỉnh kỳ hạn gây ra.

♦ Đặc biệt, có một kỹ thuật giảm rủi ro hối đoái có thể nói rất hiệu quả, đó là tham gia vào thị trường ngoại hối, nghiệp vụ này hiện nay chưa phổ biến tại Việt Nam do thị trường ngoại hối tại nước ta chưa thực sự phát triển.

Thị trường hối đoái phát triển một cách nhanh chóng kể từ khi chế độ tỷ giá thả nổi được thiết lập. Đây là nơi diễn ra sự trao đổi, mua bán các chứng từ tài chính có thời hạn tương đối ngắn, và chủ yếu giao dịch bằng các loại tiền tệ khác nhau. Hiện nay những trung tâm tài chính lớn với mức giao dịch khổng lồ trên thế giới phải nhắc đến đó là thị trường ngoại hối London, New York, Tokyo.

Trên thị trường ngoại hối, doanh nghiệp có thể tham gia các thị trường: thị trường giao ngay, thị trường kỳ hạn, thị trường giao sau và thị trường quyền chọn để quản trị rủi ro hối đoái.

Việc áp dụng kỹ thuật nào trong việc hạn chế rủi ro do thay đổi tỷ giá hối đoái gây ra phụ thuộc vào từng hoàn cảnh, điều kiện của các doanh nghiệp khác nhau và còn phụ thuộc vào năng lực của chính những cán bộ thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.

Qua nghiên cứu những lý luận cơ bản về rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và quản trị rủi ro, có thể thấy rằng rủi ro là một sự kiện xảy ra bất ngờ, gây nên những tổn thất cho con người và tồn tại khách quan. Đặc biệt, trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, những rủi ro có tính đa dạng, phức tạp hơn với mức độ nghiêm trọng hơn so với những rủi ro xảy ra trong hoạt động kinh doanh nói chung. Do vậy các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp tham gia hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng cần có những biện pháp thích hợp để hạn chế những rủi ro xảy ra trong quá trình kinh doanh của mình.

CHƯƠNG II‌

RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM


2.1. Tổng quan về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam

Từ Đại hội Đảng VI năm 1986, Nhà nước ta thực hiện chủ trương phát triển kinh tế đối ngoại theo hướng mở cửa nền kinh tế, phù hợp với xu hướng quốc tế hóa, đẩy mạnh hội nhập khu vực và quốc tế. Trong chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại, Đảng chủ trương hướng về xuất khẩu, mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích đầu tư trong nước dưới mọi hình thức, ban hành các chính sách ưu tiên xuất nhập khẩu như: ban hành danh mục hàng hóa ưu tiên xuất nhập khẩu, thực hiện giảm thuế theo lộ trình của các hiệp ước tự do thương mại cam kết trong khu vực.

Việt Nam đã và đang không ngừng mở rộng quan hệ ngoại giao với các quốc gia trên thế giới trên cơ sở hợp tác, bình đẳng, hai bên cùng có lợi, không can thiệp vào nội bộ của nhau.

Hoạt động xuất nhập khẩu vì thế đã đạt được nhiều thành tựu to lớn: tổng kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng trong các năm, cơ cấu mặt hàng và cơ cấu thị trường có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực.

Nước ta đã thực hiện chủ trương đa dạng hóa thị trường và đa phương hóa quan hệ kinh tế tương đối thành công, đổi mới cơ chế quản lý xuất nhập khẩu một cách căn bản, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong quá trình kinh doanh của mình.

Bảng 2.1: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2007

(Đơn vị: triệu USD)


Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007


Tổng số hàng hóa xuất nhập khẩu


30119.2


31247.1


36451.7


45405.1


58453.8


69208.2


84000.0


111243.6

Xuất khẩu

14482.7

15029.2

16706.1

20149.3

26485.0

32447.1

39600.0

48561.4

Nhập khẩu

15636.5

16217.9

19745.6

25255.8

31968.8

36761.1

44400.0

62682.2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế của các thương nhân Việt Nam - 4

(Nguồn: Tổng hợp Tổng cục thống kê)


Bảng kim ngạch xuất nhập khẩu cho thấy quy mô xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ này tăng trưởng khá, thể hiện sự tiến bộ vượt bậc của Chính phủ cũng như các bộ, ngành liên quan trong việc đề ra các chính sách và thực hiện các biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời cũng thấy rõ được sự nỗ lực của cá nhân các doanh nghiệp trong việc góp phần nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tính đến năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 111.243,6 triệu USD (gấp 3,7 lần năm 2000), trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 48.561,4 triệu USD (gấp 3,4 lần năm 2000) và kim ngạch nhập khẩu đạt 62,682.2 triệu USD (gấp 4 lần năm 2000).

- Về xuất khẩu:

Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vẫn là những mặt hàng như dầu thô, dệt may, giày da, nông sản. thủy sản. Có thể lấy ví dụ như trong năm 2007, một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.2 : Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu thời kỳ 2000 - 2007

(Đơn vị: triệu USD)


Mặt hàng

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Cà phê

854.5

1279.9

1011.5

1058.7

1417.8

1347.0

1469.7

1579.0

Cao su

459.0

523.8

784.3

758.4

910.0

999.7

1109.8

1374.4

Dầu thô

5114.1

5858.2

6157.7

6592.5

7733.5

7412.6

6921.1

7842.1

Gạo

575.3

632.6

526.1

668.6

753.6

1039.9

929.1

1070.2

Sản phẩm gỗ

311.4

343.6

460.2

608.9

1101.7

1561.4

1932.8

2381.9

Giầy dép các loại

1471.7

1587.4

1875.2

2260.5

2691.1

3038.8

3591.6

3728.7

Hàng dệt may

1891.9

1975.4

2732.0

3609.1

4429.8

4772.4

5834.4

7543.9

Hải sản

1478.5

1816.4

2021.7

2199.6

2408.1

2732.5

3358.1

3582.0

Máy vi tính và linh kiện

788.6

709.5

605.4

854.7

1062.4

1427.4

1708.2

2074.1

(Nguồn: Tổng hợp Tổng cục thống kê)


Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường chính thời kỳ 2000 – 2007

(Đơn vị: triệu USD)


Thị trường

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

ASEAN

2619.0

2553.6

2434.9

2953.3

4056.1

5743.5

6145.5

6427.8

Mỹ

732.8

1065.3

2452.8

3938.6

5024.8

5924.0

7828.7

9151.2

Nhật Bản

2575.2

2509.8

2437.0

2908.6

3542.1

4340.3

5232.1

4825.7

Trung Quốc

1536.4

1417.4

1518.3

1883.1

2899.1

3228.1

3030.0

2754.6

Úc

1272.5

1041.8

1328.3

1420.9

1884.7

2722.8

3651.3

3986.3

Tổng

8735.9

8587.9

10171.3

13104.5

17406.8

21958.7

25887.6

27145.6

(Nguồn: Tổng hợp Tổng cục thống kê)


Thị trường xuất khẩu chính của ta có thể kể đến các nước ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Úc (chiếm trên 60% thị phần hàng năm)

- Về nhập khẩu:

Những mặt hàng Việt Nam thường nhập khẩu chính là những mặt hàng có giá trị tương đối cao do những mặt hàng này trong nước chưa sản xuất được. Những mặt hàng cần phải kể đến là xăng dầu, sắt thép các loại, cũng

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí