Hoạt Động Quản Trị Rủi Ro Trong Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế Tại Các Doanh Nghiệp Việt Nam

Một số rủi ro khác

Ngoài những rủi ro cơ bản nêu trên, trong quá trình thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, cả người bán và người mua còn có thể gặp phải một số rủi ro sau:

Rủi ro khi mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu.

Các doanh nghiệp Việt Nam thường mua CIF, bán FOB nên chưa quan tâm đúng mức đến việc mua bảo hiểm và thuê tàu. Vì vậy, khi giành được quyền vận tải hoặc đảm nhận việc mua bảo hiểm cho hàng hóa, các doanh nghiệp thường lúng túng, dễ gặp phải những rủi ro như: thuê phải tàu già, mua bảo hiểm không đúng điều kiện. Việc mua bảo hiểm chủ yếu là do thư tín dụng yêu cầu chứ không phải vì lý do để hạn chế rủi ro trong xuất nhập khẩu. Đôi khi người xuất khẩu không mua đúng loại bảo hiểm mà thư tín dụng yêu cầu và không đúng doanh nghiệp bảo hiểm cần ký kết trong hợp đồng hoặc thời hạn bảo hiểm không đúng nên không được thanh toán do bộ chứng từ thanh toán không phù hợp với L/C.

Nhiều khi chúng ta mua bảo hiểm với chi phí cao nhưng khi có tổn thất xảy ra thì lại không được bồi thường do loại hình bảo hiểm không phù hợp. Chính vì vậy mà khi mua bảo hiểm, ta không những phải xem xét lựa chọn hãng bảo hiểm có năng lực tài chính và uy tín, mà còn phải xem xét đặc tính hàng hóa mà mình xuất khẩu để mua loại bảo hiểm phù hợp sao cho chi phí phải bỏ ra là thấp nhất nhưng khi gặp rủi ro tổn thất thì vẫn được bồi thường đầy đủ. Và khi mua bảo hiểm, cũng cần chú ý rằng mỗi loại hàng hóa xuất nhập khẩu có một đặc tính riêng dẫn đến những rủi ro tổn thất riêng, vì thế không nên áp dụng một cách máy móc, áp đặt một loại bảo hiểm nào đó đối với bất kỳ mặt hàng nào, người xuất khẩu cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua bảo hiểm để tránh tình trạng doanh nghiệp đã phải bỏ tiền ra để mua bảo hiểm nhưng khi có tổn thất cho hàng hóa thì doanh nghiệp lại là người phải chịu những tổn thất, thiệt hại đó.

Dưới đây là ví dụ minh họa:

Ví dụ 15: Ngày 20/04/1996, doanh nghiệp Y của Việt Nam ký hợp đồng bán cho một công ty của Ucraina 6.000 MT gạo 5% tấm có trị giá 1.980.000 USD theo điều kiện CIF Odessa - Incoterms 1990, thời hạn giao hàng trước ngày 05/08/1996. Người bán phải mua bảo hiểm hàng hóa theo điều kiện mọi rủi ro, người hưởng lợi là người mua.

Doanh nghiệp Y đã mua bảo hiểm của công ty bảo hiểm A cho lô hàng theo điều kiện mọi rủi ro nhưng loại trừ rủi ro do “nước vào hầm hàng qua nắp hầm tàu” mà không có sự đồng ý của công ty Ucraina.

Tàu dời cảng bốc hàng ngày 09/08/1996. Trên hành trình đi Odessa, tàu ghé vào cảng Aden – Yemen để giao hàng cho người mua Yemen. Tại đây tàu bị bắt giữ và hàng bị tổn thất 10,2% tổng giá trị do nước vào hầm hàng qua nắp hầm tàu. Công ty bảo hiểm A đã từ chối bồi thường do rủi ro này đã được loại trừ khỏi hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp Y Buộc phải bồi thường cho người mua 88.240,75 USD.[6]

Như vậy để giảm bớt một chút ít phí bảo hiểm, doanh nghiệp Y đã loại trừ bớt rủi ro, nhưng khi rủi ro đó lại gây ra tổn thất cho hàng hóa, doanh nghiệp Y bị thiệt hại nặng nề.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Rủi ro về thương hiệu

Thương hiệu là một vấn đề rất đáng quan tâm đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng vì thương hiệu không những là biểu tượng hay hình ảnh mà còn là uy tín, là tài sản của doanh nghiệp, là vũ khí cạnh tranh rất sắc bén. Rủi ro về thương hiệu gắn liền với cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Nếu bị đánh cắp thương hiệu, doanh nghiệp sẽ gặp những tổn thất khó có thể lường trước được về mặt kinh tế, bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, hạn chế sự phát triển, quảng bá và thâm nhập thị trường xuất khẩu mới của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đã gặp phải những rủi ro loại này, trong đó phải kể đến

Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế của các thương nhân Việt Nam - 9

hãng cà phê Trung Nguyên, thuốc lá Vinataba, Petro Vietnam, bia Sài Gòn, kẹo dừa Bến Tre, …

Dưới đây là trường hợp của hãng cà phê Trung Nguyên.

Ví dụ 16: Cà phê Trung Nguyên khi đăng ký thương hiệu tại Mỹ thì phát hiện có một công ty của Mỹ đã nộp đơn đăng ký thương hiệu này và đang trong giai đoạn chờ cấp phép. Sau khi tìm hiểu thì biết đó là một công ty phân phối hàng thực phẩm nông nghiệp tại Mỹ, công ty đó đăng ký tên Trung Nguyên với mục đích giành độc quyền phân phối sản phẩm tại nước này. Qua nhiều lần đàm phán trao đổi, công ty đó đã đồng ý rút hồ sơ với điều kiện Trung Nguyên đồng ý cho họ là nhà phân phối của hãng tại thị trường Mỹ trong thời gian hai năm. Ngoài ra, tên miền trungnguyen.com cũng bị một Việt kiều ở Tiệp Khắc đăng ký trước với mục đích đầu cơ và rao bán với giá rất cao. Theo bà Võ Thị Hà Giang, phụ trách Quan hệ cộng đồng và Quảng cáo của hãng cà phê Trung Nguyên, việc nhận thức thấp về thương hiệu sẽ khiến doanh nghiệp phải trả giá cao.[6]

Rủi ro do trường hợp bất khả kháng

Ngoài các rủi ro kể trên, chúng ta còn gặp phải các rủi ro do trường hợp bất khả kháng như: thiên tai, hạn hán, lũ lụt, động đất, dịch bệnh… Theo tập quán mua bán hàng hóa quốc tế, khi xảy ra trường hợp bất khả kháng thì bên đương sự có quyền hoãn thực hiện hợp đồng trong một khoảng thời gian xác định. Do đó khi một trong hai bên gặp trường hợp bất khả kháng thì cả hai bên đều phải chịu rủi ro. Ngoài ra, khi trường hợp bất khả kháng xảy ra thì nó khiến cho doanh nghiệp không thực hiện được những hợp đồng đã ký đồng thời còn khiến cho doanh nghiệp không có khả năng ký kết các hợp đồng mới do không có hàng hóa, hàng hóa kém chất lượng, hàng hóa bị tẩy chay hoặc bị cấm… Có thể lấy ví dụ như cơn bão số 5 năm 2001 đã tàn phá ngư trường xuất khẩu chính của nước ta, làm cho các doanh nghiệp thủy hải sản điêu đứng; hay hạn hán năm 1999 làm chết nhiều gốc tiêu, cà phê; trong năm

2005, cơn bão số 7 đã làm cho 223.300 ha lúa bị hư hại, trên 21.000 ha thủy sản bị mất trắng và gần đây là đợt rét đậm, rét hại kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất nông ngư nghiệp …dẫn đến giá thành xuất khẩu của sản phẩm Việt Nam cao hơn so với các nước khác. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều khi đối tác không muốn thực hiện hợp đồng do giá cả hàng hóa trên thị trường thay đổi hoặc thực hiện hợp đồng không mang lại lợi nhuận cho đối tác…các đối tác đã tạo ra những trường hợp bất khả kháng giả. Điều này thường xảy ra khi trong hợp đồng điều khoản bất khả kháng không được quy định chặt chẽ. Tất nhiên, khi các trường hợp bất khả kháng xảy ra thì không thể có các biện pháp khắc phục.‌

2.3. Hoạt động quản trị rủi ro trong mua bán hàng hóa quốc tế tại các doanh nghiệp Việt Nam

2.3.1. Nhận thức của các doanh nghiệp về rủi ro

Rủi ro trong hoạt động thương mại quốc tế đang có xu hướng ngày càng gia tăng về số lượng cũng như mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự nhận thức đầy đủ về tính chất nghiêm trọng cũng như sự cần thiết phải có các biện pháp phòng ngừa, né tránh những rủi ro có thể xảy ra cho doanh nghiệp mình.

Trước những rủi ro mang tính vĩ mô, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tỏ ra còn thụ động. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa cập nhật, tìm hiểu các văn bản pháp lý cũng như quan tâm đến hoạt động tư vấn pháp lý. Hiện nay, hầu như tất cả các công ty liên doanh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài đều có bộ phận hoặc nhân viên đảm trách việc liên quan đến chính sách, pháp luật với chức năng là cầu nối của doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước giải quyết những sự vụ cụ thể liên quan đến công ty về mặt hành chính. Ngoài ra, bộ phận này còn chịu trách nhiệm cập nhật mọi thông tin liên quan đến các văn bản pháp luật và đưa đến các phòng ban khác trong công ty. Nhưng với các công ty lớn của Việt Nam, sự đảm trách nhiệm

vụ này chưa được phân quyền, phân trách nhiệm cụ thể cho một bộ phận hoặc một cá nhân nào. Các phòng ban thường tự thu thập và cập nhật thông tin theo năng lực của mình, chưa mang tính chuyên nghiệp cao. Còn tại các công ty nhỏ, công việc này thường dựa vào năng lực của lãnh đạo công ty, các phòng ban thường bỏ qua việc này và chỉ tập trung vào chuyên môn.

Thêm vào đó, các doanh nghiệp cũng chưa quen sử dụng hoặc khó tiếp cận với một số dịch vụ phòng ngừa, hạn chế rủi ro. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam khi đến kỳ hạn thanh toán thì liên hệ trực tiếp với ngân hàng mua ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay. Đồng tiền thanh toán chủ yếu vẫn là USD và tỷ giá được Nhà nước điều chỉnh khá ổn định. Tuy nhiên, dù lựa chọn đồng tiền thanh toán nào thì vẫn tiềm ẩn những rủi ro về tỷ giá nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn tự phỏng đoán và tự tính mà không sử dụng các công cụ chuyên nghiệp trên thị trường tiền tệ. Trong thực tế, chỉ có một vài doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tư vấn nghiệp vụ hoán đổi tỷ giá, và gần đây mới bắt đầu có sử dụng nghiệp vụ quyền chọn.

2.3.2. Thực trạng các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam.

Trước những rủi ro đang diễn ra trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, những biện pháp cơ bản đang được áp dụng tại Việt Nam nhằm hạn chế những rủi ro này bao gồm:

2.3.2.1. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Nếu so với thế giới thì lịch sử bảo hiểm của Việt Nam còn khá non trẻ. Trước năm 1954, hàng hóa xuất nhập khẩu tham gia hệ thống bảo hiểm của Pháp. Từ năm 1954 đến năm 1965, miền Bắc Việt Nam vẫn chưa có hệ thống, quy tắc bảo hiểm riêng mà chỉ làm đại lý cho bảo hiểm hàng hải Trung Quốc với ba loại hình bảo hiểm: bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, tái bảo hiểm và bảo hiểm thân tàu. Từ tháng 12/1965, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam được thành lập (viết tắt là Bảo Việt) đã xây dựng và tiếp nhận dịch vụ bảo hiểm

dưới ba loại hình như đại lý bảo hiểm cho Trung Quốc. Sau khi hòa bình, thống nhất cả nước, nhất là sau khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, bảo hiểm Việt Nam trong đó có bảo hiểm hàng hải phát triển nhanh chóng. Sau đó, một loạt công ty bảo hiểm hàng đầu trên thế giới đã có mặt tại thị trường bảo hiểm Việt Nam, nhiều công ty bảo hiểm được thành lập để thực hiện kinh doanh bảo hiểm.

Thị trường bảo hiểm phát triển nhanh chóng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập của mình. Trong những năm gần đây, số phí bảo hiểm mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mua tại Việt Nam và chuyển ra nước ngoài tăng đáng kể, bình quân khoảng trên 30 triệu USD/năm. Điều này cho thấy ngày càng nhiều doanh nghiệp ý thức được tầm quan trọng của việc mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, thực tế cũng có doanh nghiệp chỉ mua bảo hiểm cho đúng nghĩa vụ quy định trong hợp đồng mà không biết lựa chọn loại hình bảo hiểm phù hợp với loại hàng hóa, với phương thức chuyên chở. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng thường nhập CIF, bán FOB để hạn chế thấp nhất những rủi ro trong quá trình giao nhận khi chưa thực sự am hiểu về các quy tắc quốc tế.

2.3.2.2. Quản trị rủi ro hối đoái

Như đã phân tích trong mục 2.2.2.1.c, hiện nay tại các doanh nghiệp Việt Nam việc thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối để hạn chế những rủi ro do sự thay đổi tỷ giá hối đoái gây nên còn hạn chế, nguyên nhân một phần là do nhận thức cũng như chuyên môn của những cán bộ tham gia hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế còn hạn chế, một phần là do thị trường hối đoái tại Việt Nam chưa thực sự phát triển, các ngân hàng thương mại chưa cung cấp và tư vấn các dịch vụ liên quan đến việc hạn chế những rủi ro này.

2.3.2.3. Một số biện pháp khác

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng đã áp dụng một số biện pháp nhằm đảm bảo an toàn trong khâu sản xuất, phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra trong khâu này (những rủi ro mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh). Những biện pháp có thể kể đến như áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn hệ thống trong thiết kế, xây dựng và vận hành các khu nhà xưởng sản xuất; ban hành các quy định về an toàn trong phòng chống cháy nổ, trong khâu vận chuyển, trong quá trình sản xuất cũng như những quy định an toàn về vệ sinh môi trường.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đã quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ ngoại thương cũng như người lao động. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể chủ động phòng chống cũng như hạn chế được những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh của mình.


Qua nghiên cứu hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam cũng như những rủi ro mà các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp phải khi tiến hành xuất nhập khẩu hàng hóa, có thể rút ra kết luận: hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam trong những năm gần đây phát triển nhanh chóng, giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân tuy vậy hoạt động này cũng chứa đựng không ít rủi ro. Trong khi đó, những biện pháp các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro chưa thực sự phát huy hiệu quả cũng như các biện pháp hiệu quả chưa được áp dụng rộng rãi nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Do vậy, nhà nước cũng như các doanh nghiệp phải quan tâm hơn nữa đến hoạt động quản trị rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.

CHƯƠNG III‌

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ


3.1. Tính chất và mức độ rủi ro trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Một sự thật đã chứng minh rằng mọi quốc gia không thể đứng một mình cô lập mà có thể giàu có , đầy đủ được. Sự phụ thuộc và hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng khó có thể đảo ngược. Không nằm ngoài quy luật đó, Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định quan điểm, đường lối phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn mới là: cùng với sự chuyển đổi quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường là từng bước hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Hội nhập kinh tế tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng gây ra chúng ta nhiều nguy cơ rủi ro mới. Hội nhập kinh tế tức là xóa bỏ hàng rào phi thuế quan và giảm thuế nhập khẩu làm cho giá cả trong nước và quốc tế cân bằng, kinh doanh nhập khẩu không còn hấp dẫn như trước nữa. Hội nhập kinh tế làm cho một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu bị cạnh tranh khốc liệt hơn, có nguy cơ bị loại bỏ thương trường.

Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, Việt Nam đã tăng cường phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước trên thế giới và khu vực.

Khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì nguy cơ rủi ro cho nền kinh tế như sau:

- Nhập siêu có xu hướng tăng

- Lịch trình giảm thuế quan và phi thuế quan diễn ra nhanh chóng trong các quốc gia trên thế giới sẽ tác động trực tiếp đến thị trường Việt Nam, là một sức ép lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong khi đó, hầu như các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được những thách thức, nguy cơ trong tiến trình hội nhập. Hầu như các doanh nghiệp chưa có một chiến lược hoặc kế

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí