Tài sản đảm bảo cho khoản vay. Tài sản đảm bảo có thể là động sản hoặc bất động sản, theo quy định hiện nay của NHNN&PTNT, số vốn vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản đảm bảo.
Nếu mức vốn cho vay phù hợp với phương án kinh doanh và nhu cầu vay vốn thì dự án sẽ nhanh chóng thực hiện. Tuy nhiên nếu mức vốn vay nhỏ hơn phương án SXKD thì chủ dự án phải tìm nguồn vốn bổ sung hoặc phải cắt giảm quy mô thực hiện, như vậy mức vốn cho vay có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện dự án.
Thứ hai: Thời hạn vay.
Thời hạn vay là khoảng thời gian mà người vay sử dụng và hoàn trả toàn bộ món vay. Thời hạn vay ảnh hưởng đến chu kỳ hoàn trả, chi phí tài chính của người vay và tính chất phù hợp trong việc sử dụng vốn vay.
Thời hạn vay phù hợp với chu kỳ kinh doanh thì người vay có thêm một
khoản thu nhập cho tiêu dùng hoặc đầu tư vào vốn lưu động nếu muốn.
Thời hạn vay ngắn hơn chu kỳ kinh doanh: Nếu người vay không có tiền tiết kiệm để bắt đầu hoạt động kinh doanh hoặc không có nguồn thu nhập nào khác
hoặc không tiếp cận được với dịch vụ tín dụng nào khác để
có tiền trả
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của các hộ nông dân vay vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú lộc – tỉnh Thừa Thiên Huế - 1
- Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của các hộ nông dân vay vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú lộc – tỉnh Thừa Thiên Huế - 2
- Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tín Dụng Của Các Hộ Nông Dân Vay Vốn Tại Chi Nhánh Nhnn&ptnt Huyện Phú Lộc – Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Doanh Số Cho Vay Đối Với Các Hộ Nông Dân Tại Chi Nhánh Nhnn&ptnt Huyện Phú Lộc Qua 3 Năm (2013 – 2015)
- Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Đối Với Hộ Nông Dân
Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.
nợ thì
người vay sẽ không có tiền để trả được đầy đủ món nợ đó. Ví dụ: chăn nuôi bò thời hạn thu hoạch sản phẩm 36 tháng, thời hạn cho vay là 24 tháng.
Thời hạn vay dài hơn chu kỳ kinh doanh:
+ Người vay sẽ có xu hướng chi tiêu cho những khoản thu nhập ròng cao hơn trong những tháng đầu của thời hạn vay do đó sẽ gây khó khăn tiềm tàng cho việc trả nợ vào những tháng cuối.
+ Chi phí trả lãi cao hơn.
Thứ ba: Lãi suất vay.
Lãi suất vay là khoản chênh lệch mà bên vay phải trả cho bên cho vay ngoài số vốn đã vay, thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên số vốn vay theo tháng.
Trước đây lãi suất cho vay của các Ngân hàng được NHNN quy định không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản theo từng thời kỳ. Tuy nhiên đến nay NHNN có Thông tư số 12/2010/TTNHNN ngày 14/4/2010 cho phép các ngân hàng cho vay với lãi suất thỏa thuận, theo đó lãi suất cho vay dựa trên sự thỏa thuận giữa bên vay và bên cho vay.
Lãi suất vay vốn là yếu tố rất nhạy cảm bởi liên quan đến khả năng chi trả của khách hàng và mức độ trang trải chi phí của tổ chức. Nếu lãi suất cho vay cao, người đi vay có xu hướng giảm vay và ngược lại. Điều này phụ thuộc vào hiệu quả đầu tư của vốn vay.
Lãi suất cho vay có ảnh hưởng đến lợi nhuận của dự án. Lãi suất thấp, chi phí SXKD sẽ thấp từ đó lợi nhuận mang lại cao và ngược lại.
Thứ tư: Thủ tục vay vốn bao gồm các cách thức và các loại giấy tờ mà người vay vốn phải hoàn thiện và nộp vào Ngân hàng để được vay.
1.1.6.2. Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài
a. Nhóm các nhân tố về điều kiện tự nhiên
Thứ nhất, đất đai và các nguồn lợi tự nhiên.
Có thể nói đất đai và các nguồn lợi tự nhiên là cội nguồn của của cải vật chất cấu thành nguyên liệu dùng trong sản xuất. Đối với lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn.
Thứ hai, khí hậu và thời tiết.
Với một nền kinh tế như nước ta có đến 46,3% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thì thời tiết là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc làm và thu nhập của người dân. Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, phù hợp cho nhiều loại cây trồng vật nuôi, thuận lợi cho việc trồng xen, gối vụ và thâm canh. Nhờ những ưu thế đó, nhiều nơi đã thực hiện gieo trồng được ba, bốn vụ trong năm, tăng nhu cầu sử dụng lao động. Bên cạnh những thuận lợi trên, nền nông nghiệp nước ta cũng gặp phải nhiều khó khăn, ảnh hưởng xấu như bão, lũ, hạn hán. Chính vì vậy, việc tạo ra việc làm cho người lao động ở nông thôn, ở mỗi vùng, mỗi địa phương cần
phải căn cứ vào những yếu tố tự nhiên của vùng mình từ đó tính toán nuôi trồng những sản phẩm gì để mang lại có hiệu quả cao nhất.
b. Nhóm các nhân tố về kinh tế xã hội
Thứ nhất, sự biến động dân số và lực lượng lao động.
Dân số và phát triển kinh tế xã hội là những yếu tố vận động theo các quy luật khác nhau trong quá trình tái sản xuất xã hội nhưng lại có quan hệ hữu cơ với nhau. 66,9% dân số Việt Nam sống ở nông thôn, nơi chỉ sản xuất nông nghiệp là chính, dịch vụ và ngành nghề kém phát triển lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai và dịch bệnh, thu nhập thấp, đời sống khó khăn, đây cũng là nhân tố tác động đến việc di dân từ nông thôn ra thành thị để tìm kiếm việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang ngành nghề, dịch vụ... Chính vì thế tạo việc làm cho nhóm lực lượng lao động này là vấn đề mà Nhà nước ta cần quan tâm.
Thứ hai, cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng khoa học công nghệ.
Để đạt được năng suất lao động cao, tạo ra giá thành cạnh tranh cần phải đầu tư trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến. Việc sử dụng máy móc, thiết bị sẽ thay thế được nhiều lao động thủ công, giảm nhẹ cường độ làm việc, tuy nhiên điều đó sẽ làm giảm nhiều chỗ làm việc cho người lao động.
Thứ ba, cơ cấu kinh tế.
Số việc làm được tạo ra phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố cơ cấu ngành nghề hay cơ cấu kinh tế của địa phương. Để giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cần tạo ra những khu, cụm công nghiệp thu hút lao động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, phát triển ngành nghề.
Thứ tư, chính sách giải quyết việc làm của Chính phủ.
Đó là sự can thiệp của Nhà nước nhằm làm sao tạo điều kiện cho tất cả các ngành kinh tế có điều kiện mở rộng phát triển sản xuất và thu hút lao động vào làm việc.
1.1.6.3. Các nhân tố thuộc về chủ thể
Kinh nghiệm sản xuất của người sử dụng vốn. Nếu người sản xuất hoạt động lâu năm trong lĩnh vực đó họ sẽ đúc rút được những kinh nghiệm từ đó làm ăn có hiệu quả hơn.
Năng lực điều hành công việc: là cách quản lý hoạt động kinh doanh của cơ sở như sắp xếp bố trí con người, quản lý các chi phí đầu vào, thực hiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Một người quản lý tốt khi sắp xếp nhân sự phù hợp với khả năng và trình độ của người lao động, tiết kiệm được các chi phí, bố trí sản xuất hợp lý mang lại hiệu quả.
Khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật. Yếu tố này phụ thuộc vào sự nhanh nhạy tìm tòi và khả năng tiếp thu khoa học của người quản lý, mặt khác nó còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường và địa bàn hoạt động.
Vốn: Vấn đề tạo việc làm, thu hút con người tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó nguồn vốn đầu tư là một
yếu tố cực kỳ quan trọng. Có vốn đầu tư, hộ gia đình mới mua sắm được công cụ, dụng cụ, mua cây, con giống... tạo ra sản phẩm, đối với các doanh nghiệp đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, mua nguyên vật liệu, xây dựng nhà xưởng để sản xuất ra sản phẩm phục vụ cho xã hội, chính vì vậy mà việc làm cũng được tạo ra.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Những kết quả đạt được của NHNN&PTNT Việt Nam
Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/12/2015, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện:
Tổng tài sản: trên 833.000 tỷ đồng
Tổng nguồn vốn: trên 804.000 tỷ đồng
Tổng dư nợ: 614.561 tỷ đồng
Mạng lưới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch giao dịch trên toàn quốc, Chi nhánh Campuchia
Nhân sự: gần 40.000 cán bộ, nhân viên.
Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiền tệ. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay, Agribank đang có hàng triệu khách hàng là hộ sản xuất, hàng chục ngàn khách hàng là doanh nghiệp.
Agribank là một trong số các ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên
1.000 ngân hàng đại lý tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Agribank là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA) nhiệm kỳ 2008 – 2010, là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đăng cai tổ
chức nhiều hội nghị
quốc tế
lớn như: Hội nghị
FAO vào năm 1991, Hội nghị
APRACA vào năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA vào năm 2001, Hội nghị APRACA về thủy sản vào năm 2002...
Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển
Châu Á (ADB), Cơ
quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư
Châu Âu
(EIB)...tín nhiệm, ủy thác triển khai trên 123 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 5,8 tỷ USD. Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: Hợp đồng tài trợ với Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) giai đoạn II, dự án tài chính nông thôn III (WB), dự án Biogas (ADB), dự án JIBIC (Nhật Bản), dự án phát triển cao su tiểu điền (AFD), v.v...
Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp an sinh xã hội của đất nước. Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQCP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo thuộc 20 tỉnh, Agribank đã triển khai hỗ trợ 160 tỷ đồng cho 2 huyện Mường Ảng và Tủa Chùa thuộc tỉnh Điện Biên. Sau khi bàn giao 2.188 nhà ở cho người nghèo vào 2009, tháng 8/2010 Agribank tiếp tục bàn giao 41 khu nhà ở với 329 phòng, 40 khu vệ sinh, 40 hệ thống cấp nước, 40 nhà bếp, 9.000m2 sân bê tông, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt cho 38 trường học trên địa bàn 2 huyện này. Bên cạnh đó, Agribank ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết tại nhiều địa phương trên cả nước, tặng sổ tiết kiệm cho các cựu nữ thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn, tài trợ kinh phí mổ tim cho các em nhỏ bị bệnh
tim bẩm sinh, tài trợ kinh phí xây dựng Bệnh viện ung bướu khu vực miền Trung; tôn tạo, tu bổ các Di tích lịch sử quốc gia. Hằng năm, cán bộ, viên chức trong toàn
hệ thống đóng góp 04 ngày lương
ủng hộ
Quỹ
đền
ơn đáp nghĩa, Quỹ
Ngày vì
người nghèo, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Quỹ tình nghĩa ngành ngân hàng. Số tiền Agribank đóng góp cho các hoạt động xã hội từ thiện vì cộng đồng tăng dần qua các năm, riêng năm 2011 lên tới 200 tỷ đồng, năm 2012 là 333 tỷ đồng, năm 2013 trên 400 tỷ đồng, năm 2014 gần 300 tỷ đồng.
Với những thành tựu đạt được, vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập (26/3/1988 – 26/3/2009), Agribank vinh dự được đón Tổng Bí thư tới thăm và làm việc. Tổng Bí thư biểu dương những đóng góp quan trọng của Agribank và nhấn
mạnh nhiệm vụ của Agribank đó là quán triệt sâu sắc, thực hiện tốt nhất Nghị
quyết 26NQ/TW theo hướng “Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân”.
Với vị thế là Ngân hàng thương mại – Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, Agribank đã, đang, không ngừng nỗ lực, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn và sự nghiệp CNH – HĐH và phát triển kinh tế của đất nước.
1.2.2. Một số chủ trương của Đảng và Nhà nước về cho vay hộ nông dân
Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn, tạo mọi điều kiện đối với đối tượng cho vay là hộ nông dân, vì hộ nông đân là lực lượng nòng cốt trong quá trình phát triển nông thôn mới, hộ là những người cần có bàn tay chỉ lối của Đảng và Nhà
nước, hướng dẫn tận tình trong mọi chủ trương để hộ từng bước xóa đói giảm
nghèo, tính dễ bị tổn thương sẽ không còn nữa và cải thiện bộ mặt cuộc sống nông thôn. Trong đó có những chính sách ưu đãi về nguồn vốn, điều kiện vay, lãi suất đối với nông nghiệp, nông thôn như: Quyết định số 68/QĐTTg ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số danh sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn; Nghị quyết số 03/2000/NĐ – CP ngày 02/02/2000 của
Chính phủ về kinh tế trang trại; quyết định số 132/2000/QĐ – TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn.
Quán triệt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, Ngân hàng nhà nước đã ban hành nhiều văn bản để cụ thể hóa, chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai chính sách tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn như: Quyết định số 423/2000/QĐ – NHNN ngày 29/09/2000 về chính sách tín dụng Ngân hàng đối với kinh tế trang trại, Thông tư số 05/2002/TT – NHNN ngày 27/09/2000 hướng dẫn việc cho vay đối với
người sản xuất, doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa theo
Quyết định số
80/2002/QĐ – TTg, Thông tư
số 03/2003/TT – NHNN ngày
24/02/2003 hướng dẫn về cho vay không đảm bảo bằng tài sản theo nghị quyết số 02/2003/NĐ – CP.
Để tạo thuận lợi cho khu vực nông nghiệp, nông thôn phát triển, Bộ nông
nghiệp đang dự thảo quyết định của thủ tướng chính phủ về cơ chế hỗ trợ lãi suất tín dụng cho nông dân đầu tư mua thiết bị phục vụ sản xuất và sơ chế sản phẩm nông nghiệp ( Ngân hàng nhà nước đã phối hợp, có văn bản tham gia ý kiến về dự thảo văn bản này). Theo dự thảo quyết định trên, các hộ nông dân, tổ hợp tác, HTX vay vốn đầu tư mua thiết bị với tỷ lệ nội địa hóa từ 60% trở lên để phục vụ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản ven bờ, làm muối sẽ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi suất cho vay, mức cho vay là 70% giá trị thiết bị cần mua, nhưng không vượt quá 30 triệu đồng.
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay
1.3.1. Tỷ lệ hoàn trả vốn
Tỷ lệ hoàn trả vốn: là tỷ lệ phần trăm được tính bằng số tiền thu được trong kỳ (bao gồm các khoản nợ quá hạn, loại trừ các khoản trả trước hạn) trên số nợ đến hạn trong kỳ và các khoản nợ quá hạn.
Số vốn thu được trong kỳ
cao thì Tỷ lệ
hoàn trả
vốn lớn, vòng quay của
nguồn vốn cho vay sẽ nhanh hơn.
Tỷ lệ hoàn trả vốn phản ánh 2 yếu tố đó là:
Hiệu quả SXKD của dự án: nếu dự án có tính khả thi, mang lại hiệu quả kinh tế thì đến kỳ trả nợ chủ dự án đầy đủ khả năng để trả nợ.
Ngân hàng đã làm tốt công tác thẩm định dự án, tăng cường công tác kiểm tra sau khi cho vay, chấn chỉnh khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, hướng cho khách hàng làm ăn hiệu quả sẽ đảm bảo thu hồi vốn tốt hơn.
1.3.2. Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ các khoản nợ được ngân hàng khoanh nợ trên tổng dư nợ cho vay. Tại NHNN&PTNT dư nợ được chia thành 3 loại:
Dư nợ trong hạn
Dư nợ quá hạn: các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày được xếp vào nợ nhóm
1(nợ đủ tiêu chuẩn), các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày được xếp vào nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý), các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày được xếp vào nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày được xếp vào nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ), các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày
được xếp vào nợ
nhóm 5
(nợ
có khả
năng mất vốn)
(Theo quyết định số
493/2005/QĐNHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
Nợ xấu: được hiểu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn).
Tỷ lệ nợ xấu phản ảnh chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ xấu cao điều đó chứng tỏ chất lượng công tác tín dụng kém, ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro nhiều hơn làm tăng chi phí hoạt động, vì vậy cần tăng cường công tác đôn đốc thu hồi tránh để trường hợp hộ vay chây ì, không chịu trả nợ.
1.3.3. Tỷ lệ mất vốn
Tỷ lệ mất vốn phản ánh số vốn thất thoát trong kỳ không thu hồi được do nhiều nguyên nhân như: hộ vay gặp rủi ro bất khả kháng như bão, lũ, dịch bệnh trên diện rộng, lốc xoáy, Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh hoặc từ phía người vay như hộ vay chết, trốn, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc phải đi tù...
1.3.4. Hiệu suất làm việc của nhân viên
Số khách hàng trên một cán bộ tín dụng: được tính bằng tổng số khách hàng hiện đang có dư nợ vay vốn trên tổng số CBTD.
Số dư nợ trên một CBTD quản lý. Nếu số dư nợ này lớn có thể đánh giá hiệu suất làm việc của CBTD cao. Tuy nhiên để đạt chất lượng tín dụng cần phải nghiên cứu đánh giá mức độ quản lý dư nợ đối với một CBTD làm sao phù hợp để đạt được kết quả cao nhất.
1.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nông dân vay vốn
1.3.5.1. Tỷ lệ hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích
Mục đích vay vốn là một trong những điều kiện cần thiết để CBTD xem xét có nên cho hộ vay vốn hay không. Bởi vì, từ mục đích vay vốn CBTD có thể xem xét đến tính hiệu quả của đồng vốn vay. Mục đích đó sẽ được kê khai trong hợp đồng vay vốn. Hộ vay vốn cần sử dụng vốn vay đúng mục đích nhằm đảm bảo được hiệu quả khi sử dụng vốn vay.
1.3.5.2. Tỷ lệ hộ sử dụng vốn vay có thu nhập tăng
Hiệu quả
của vốn vay còn được thể
hiện qua thu nhập của hộ
sau khi sử
dụng vốn vay. Việc sử dụng vốn vay một cách hiệu quả và hợp lý vào sản xuất của hộ nông dân sẽ mang lại nguồn thu nhập cao hơn cho hộ, từ đó góp phần nâng cao đời sống về vật chất cũng như tinh thần của các thành viên trong hộ.
1.3.5.3. Hiệu quả kinh tế sử dụng vốn vay
Để đánh giá được hiệu quả kinh tế sử dụng vốn vay của hộ nông dân, ta tiến hành đo lường mức doanh thu mà hộ thu được khi bỏ ra một đồng vốn vay. Tỷ suất Doanh thu/vốn vay này càng cao chứng tỏ việc sử dụng vốn vay càng có hiệu quả.
1.3.5.4. Tỷ suất sử dụng sức lao động
Là tỷ số giữa số ngày (người) đã sử dụng vào sản xuất hoặc dịch vụ so với tổng số ngày (người) có thể làm việc được trong năm (quỹ thời gian làm việc trong năm tính bình quân cho một lao động).
Ngày (người) được đề cập ở trên là ngày sản xuất trực tiếp của lao động với thời gian làm việc trong một ngày là 8 giờ.
Trong đó:
Tq : tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc của lao động trong năm (%).
N1v: số ngày đã đầu tư vào SXKD hoặc dịch vụ tính bình quân cho một lao động trong năm (ngày).
Tng: quỹ (ngày).
thời gian làm việc trong năm bình quân của lao động nông thôn
Quỹ thời gian làm việc của lao động nông thôn trong năm là số ngày trung bình mà một lao động có thể dùng vào SXKD hoặc dịch vụ trong năm. Đó chính là số ngày trong năm còn lại sau khi đã trừ đi những ngày nghỉ do ốm đau, giỗ, tết, ma
chay, cưới hỏi, hội họp hoặc thời tiết xấu (bão, lụt) và những ngày nghỉ khác.
Ngoài ra người lao động còn phải dành một số thời gian vào các công việc khác cần thiết cho đời sống cũng như sản xuất: sửa chữa nhà cửa, chuẩn bị công cụ sản xuất, mua sắm vật tư, phân bón, giống cây trồng vật nuôi.
Hiện nay việc lấy quỹ thời gian làm việc bình quân của một lao động nông thôn là bao nhiêu ngày cũng chưa có sự thống nhất. Theo Luật Lao động hiện nay một tháng có khoảng 22 ngày làm việc, do vậy có thể lấy quỹ thời gian làm việc trong năm của lao động nông thôn khoảng 270280 ngày là phù hợp.