một trong những bất cập gây khó khăn cho người nông dân khi tiếp cận nguồn vốn. Thêm một lý do khiến gói kích cầu cho nông nghiệp, nông thôn chưa thông là thông tin đến người dân còn chưa đủ, thực tế, đa phần nông dân còn hiểu ít về chủ trương này...
Các khó khăn | Tỷ lệ (%) |
Thủ tục hành chính phức tạp | 55,2 |
Điều kiện cho vay chặt chẽ | 35,0 |
Chi phí vay vốn không chính thức lớn | 16,2 |
Nông dân thiếu năng lực xây dựng dự án và phương án trả nợ vốn vay | 77,4% |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Của Thái Lan Trong Thực Thi Các Chính Sách Hỗ Trợ Nông Dân Khi Gia Nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
- Những Hạn Chế Của Chính Sách Đất Đai Đối Với Nông Dân
- Những Hạn Chế Trong Hỗ Trợ Tài Chính Cho Nông Dân
- Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Trong Nông Nghiệp Sau Gia Nhập Wto
- Tác Động Của Chính Sách Phát Triển Kh-Cn Đến Sự Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn Và Nâng Cao Đời Sống Nông Dân
- Hỗ Trợ Đào Tạo Nghề Và Giải Quyết Việc Làm Cho Nông Dân
Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.
Bảng 3.3: Những khó khăn khi nông dân Việt Nam tiếp cận với các nguồn vốn của các tổ chức tín dụng
Nguồn: [17, tr.418 - 419]
Các sản phẩm tín dụng cung ứng của đa phần các trung gian tài chính còn đơn điệu. Các sản phẩm tín dụng của hệ thống TCTD cung cấp cho khu vực nông thôn chủ yếu là các sản phẩm truyền thống như cho vay theo món, cho vay hạn mức và cho vay tài trợ dự án. Các sản phẩm tín dụng chuyên biệt cho khu vực nông nghiệp, nông thôn thường được nhắc đến chỉ gồm cho vay lưu vụ, cho vay thu mua nông sản vụ hè thu. Hình thức cho vay qua tổ nhóm đôi khi còn mang tính hình thức, sự liên kết giữa các thành viên trong nhóm không cao, và trách nhiệm của nhóm trưởng chủ yếu chỉ là đại diện. Xét về số lượng các loại hình dịch vụ sẵn có, tính hiệu quả và chi phí của các dịch vụ tài chính, cũng như một số yếu tố khác, chất lượng tiếp cận đang còn ở mức thấp. Đặc biệt, nguồn tài chính trung và dài hạn dành cho mọi đối tượng không sẵn có. Hơn nữa, các vấn đề về chính sách, pháp lý và thể chế đã dẫn đến tình trạng kém hiệu quả trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính, tạo ra nguy cơ kém bền vững cho các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính nông thôn và tới sự sẵn có của các loại hình dịch vụ này.
Nông dân chưa thực sự được đảm bảo lợi ích từ chủ trương mua tạm trữ lúa gạo.
Có thể nhận thấy rằng, chính sách tạm trữ lúa gạo là một cách làm không mang lại hiệu quả trực tiếp cho nông dân. Thực tế là Nhà nước hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu mua gạo trên thị trường, việc làm này tác động tăng cầu tiêu thụ gạo đẩy giá lúa trên thị trường tăng 100 - 200 đồng/kg. Đây là cái lợi gián tiếp mà nông dân có thể
được hưởng. Tuy nhiên, không phải hộ nông dân nào cũng đợi được đến lúc triển khai chương trình mới bán thóc. Vì vậy lợi ích mang lại cho nông dân nghèo rất ít ỏi. Việc hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu giúp họ giảm chi phí cho việc thu mua gạo, tức là mua được giá rẻ, và đương nhiên doanh nghiệp cũng sẵn sàng xuất khẩu với giá rẻ hơn mà lợi nhuận không bị suy giảm. Thêm nữa, nhà xuất khẩu sẵn sằng bán giá rẻ vì họ có một chân hàng rất dồi dào trong nước, và họ sẽ tiếp tục xuất khẩu lô thứ 2, 3… tổng hợp lại là lợi nhuận của họ cao hơn nhiều so với việc họ dự trữ và chờ giá cao mới xuất hàng. Vì vậy, chính sách hỗ trợ tạm trữ gạo lại vô tình đẩy giá xuất khẩu gạo Việt Nam xuống thấp. Với giá thấp đó lợi ích nhà xuất khẩu không hề suy giảm, còn người nông dân chịu mọi thua thiệt, càng làm càng lỗ.
3.1.3. Hỗ trợ phát triển cơ sở kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn
3.1.3.1. Thực trạng hỗ trợ phát triển cơ sở kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn
Về cơ bản, xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH. Đó cũng là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh, mạnh và bền vững. Xuất phát từ thực tiễn tiến hành công nghiệp hoá trước đây và căn cứ vào thực trạng kinh tế của nước ta cũng như yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong thời kỳ mới, đòi hỏi phải không ngừng phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng nông thôn làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách, chương trình, dự án đẩy mạnh kết cấu hạ tầng nông thôn thông qua hàng loạt những chương trình mục tiêu: Nước sạch, cứng hoá kênh mương, phát triển hệ thống giao thông nông thôn, chương trình kiên cố hoá trường học, chương trình phát triển mạng lưới điện nông thôn; chương trình phát triển hệ thống chợ nông thôn với chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm…đã làm cho bộ mặt của nông thôn thay đổi, nâng cao đời sống nông dân, tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phục vụ CNH, HĐH đất nước. Việc sửa đổi Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 về hướng dẫn một số nội dung thực hiện QĐ số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 là việc làm hết sức cần thiết để phù hợp với tình hình mới, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên toàn quốc và là một bước tiến quan trọng trong công tác chỉ đạo của Nhà nước. Các nội dung sửa đổi bao gồm: sửa đổi, bổ sung
căn cứ thực hiện theo Quyết định 695/QĐ-TTG ngày 8/6/2012 sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Quyết định sửa đổi bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới; sửa đổi nội dung về dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn theo hướng giao cho địa phương quyết định nội dung thực hiện, chính sách và mức hỗ trợ cho phù hợp thực tiễn nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá tập trung, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập... Về nguồn vốn thực hiện chương trình, sửa đổi, bổ sung theo Quyết định 695/QĐ-TTG ngày 8/6/2012, giao quyền chủ động cho HĐND, UBND tỉnh, đảm bảo mục tiêu của các chương trình, tăng tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của địa phương, tăng cường vai trò giám sát của HĐND... Theo số liệu tổng hợp, giai đoạn 2006-2011, sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, tổng vốn đầu tư công cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở nông thôn là 279.240 tỷ đồng, bằng 64,52% tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn Bên cạnh đó, hàng năm Nhà nước chi khoảng 8.000 tỷ đồng từ nguồn thu từ xổ số kiến thiết cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn [42]. Kết cấu hạ tầng nông thôn tiếp tục được nâng cấp và hoàn thiện, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.
Trong những năm gần đây, thực hiện đường lối đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, Nhà nước đã ưu tiên đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ thống các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhiều công trình thủy lợi quan trọng đã và đang được đầu tư xây dựng góp phần tăng cường năng lực tưới tiêu, góp phần ngăn mặn, phát triển sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua, các địa phương đã xây dựng, tu bổ, sửa chữa và nâng cấp hơn 3.000 công trình thủy lợi gồm: bờ bao, cống, trạm bơm phục vụ tưới tiêu; trong đó nạo vét, tu sửa gần 7.000 km kênh mương. Đến năm 2011 cả nước có gần 16 nghìn trạm bơm nước phục vụ sản xuất NLTS trên địa bàn xã, tăng 7.130 trạm (+81%) so với năm 2001. Năm 2011, bình quân 1 xã có 1,8 trạm bơm nước (2006 là 1,5 trạm), trong đó: những vùng nhiều nhất là ĐBSH (3,7 trạm/xã), ĐBSCL (2,5 trạm/xã), Bắc Trung Bộ - Duyên hải miền Trung (1,4 trạm/xã); thấp nhất là vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ chỉ đạt mức 0,2 trạm/xã. Thực hiện chủ trương kiên cố hoá kênh mương, những năm qua, hệ thống kênh mương do xã/hợp tác xã quản lý đã được kiên cố hóa trên 40 nghìn km, chiếm 23,2% tổng chiều dài kênh mương (năm 2001 là 12,4%, năm 2006 là 18,8%) [71, tr.22].
Nhờ những nỗ lực đó, tính đến nay, hệ thống thủy lợi đã đáp ứng được gần 74% nhu cầu sản xuất, dân sinh, với tổng năng lực tưới của hệ thống đạt 3,45 triệu ha đất canh tác, đảm bảo tưới cho 6,92 triệu ha trồng lúa, khoảng 1,5 triệu ha rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Tỷ lệ tưới tiêu chủ động đã tăng từ 80% năm 2008 lên hơn 90% vào năm 2013, đảm bảo tiêu thoát nước cho 1,72 triệu ha đất nông nghiệp, góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất, sản lượng và chất lượng các loại cây trồng.
Hệ thống điện đến các xã được đầu tư, mở rộng và đạt được nhiều kết quả khích lệ. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược xoá đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội nhằm không ngừng nâng cao điều kiện sống, phát triển sản xuất và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho nông thôn. Theo báo cáo sơ bộ về kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2011 của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản Trung ương, nếu như năm 1994, cả nước mới có 60,4% số xã và 50% số thôn có điện, thì đến năm 2006, con số tương ứng này là 98,9% và 92,4%. Trong vòng 5 năm tiếp theo, con số này không ngừng được nâng cao. Đến năm 2011, đã có tới 99,8% số xã và 95,5% số thôn có điện [71, tr.20].
Bảng 3.4: Tỷ lệ xã, thôn có điện và hộ nông thôn sử dụng điện (%)
Năm | Tỷ lệ xã có điện | Tỷ lệ thôn có điện | Tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng điện | |
Cả nước | 2006 | 98,9 | 92,39 | 94,2 |
2011 | 99,8 | 95,55 | 98,0 | |
Đồng bằng sông Hồng | 2006 | 98,9 | 98,59 | 99,8 |
2011 | 99,85 | 99,34 | 99,9 | |
Trung du và miền núi phía Bắc | 2006 | 96,7 | 84,1 | 88,4 |
2011 | 99,69 | 89,19 | 94,5 | |
Bắc Trung bộ và DHMT | 2006 | 99,0 | 96,2 | 97,0 |
2011 | 99,72 | 98,14 | 98,9 | |
Tây Nguyên | 2006 | 99,3 | 89,36 | 97,0 |
2011 | 100,0 | 98,04 | 97,0 | |
Đông Nam bộ | 2006 | 100,0 | 97,04 | 93,9 |
2011 | 100,0 | 98,67 | 98,7 | |
Đồng bằng sông Cửu Long | 2006 | 99,92 | 97,92 | 90,2 |
2011 | 100,0 | 99,44 | 97,1 |
Nguồn: [71, tr.20-21]
Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, hệ thống giao thông nông thôn cũng không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đây là tiền đề rất quan trọng để các địa phương thu hút các nhà đầu tư về khu vực nông thôn, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động và giải quyết được nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội khác. Tính đến tháng 7 năm 2011, cả nước đã có 8.940 xã có đường ô tô đến trụ sở UBND xã, chiếm 98,6 tổng số xã trong cả nước. Trong đó có 8.803 số xã có đường ô tô đi lại được quanh năm; 7.917 số xã có đường ô tô được nhựa hoá, bê tông hoá. Điểm đáng chú ý, hệ thống giao thông đến cấp thôn được chú trọng và phát triển mạnh, với 89,5% số thôn có đường ô tô có thể đi đến [71, tr.22]. Đây cũng là điều kiện rất quan trọng để giúp khu vực nông thôn phát triển kinh tế và nâng cao khả năng giao lưu về văn hoá, giáo dục,… của cư dân nông thôn.
Bảng 3.5: Giao thông nông thôn theo vùng
Xã có đường ô tô đến trụ sở UBND xã | Xã có đường ô tô đến quanh năm | Xã có đường đến UBND xã được nhựa/bê tông hoá | Thôn có đường xe ô tô đi đến được | |||||
Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | |
Cả nước | 8.940 | 98,6 | 8.803 | 97,1 | 7.917 | 87,3 | 72.367 | 89,5 |
Đồng bằng sông Hồng | 1.937 | 99,6 | 1.935 | 99,5 | 1.909 | 98,2 | 14.806 | 97,2 |
Trung du và miền núi phía bắc | 2.259 | 99,5 | 2.167 | 95,4 | 1.602 | 70,5 | 22.892 | 85,4 |
Bắc Trung bộ và DHMT | 2.455 | 99,2 | 2.430 | 98,1 | 2.251 | 90,9 | 20.226 | 95,8 |
Tây Nguyên | 598 | 100,0 | 588 | 98,3 | 517 | 86,5 | 5.870 | 96,7 |
Đông Nam bộ | 478 | 99,8 | 478 | 99,8 | 473 | 98,8 | 2.971 | 98,7 |
ĐBSCL | 1.213 | 93,1 | 1.205 | 92,5 | 1.165 | 89,4 | 5.602 | 64,8 |
Nguồn: [71, tr.22]
Hệ thống trường học, giáo dục mầm non ở nông thôn tiếp tục được mở rộng và phát triển. Nếu như năm 1994, chỉ có 76,6% số xã có trường trung học cơ sở, thì đến năm 2011, tỷ lệ này đã lên tới 93,2%. Cũng đến năm 2011, số xã có trường tiểu học đạt tới 99,5%. Cùng với sự phát triển của hệ thống trường học tại cấp xã, các cơ sở nhà trẻ, mẫu giáo đã phát triển và mở rộng đến cấp thôn. Đến nay, đã có 45,5% số thôn có lớp mẫu giáo, 15,6% số thôn có nhà trẻ [71, tr.23].
Hình 3.2: Tỷ lệ xã có trường học phân theo các vùng
120
100
Xã có tru? ng ti?u h? c (%)
Xã có tru? ng THCS (%)
Xã có tru? ng PTTH (%)
80
60
40
20
0
C? nu?c ÐBSH TD- MNPB
BTB- DHMT
Tây Nguyên
ÐNB ÐBSCL
Nguồn: [71, tr.23]
Từ 2006 đến nay, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết 26 về “tam nông”, Nhà nước đã ưu tiên đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ thống các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất. Nhờ đó thêm nhiều diện tích canh tác được tưới, tiêu góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng. Đến năm 2011 cả nước có gần 16 nghìn trạm bơm nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã, tăng 7.130 trạm, bình quân 1 xã có 1,8 trạm bơm nước (2006 là 1,5 trạm), trong đó: những vùng nhiều nhất là ĐBSH (3,7 trạm/xã), ĐBSCL (2,5 trạm/xã), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (1,4 trạm/xã); thấp nhất là vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ chỉ đạt mức 0,2 trạm/xã. Thực hiện chủ trương kiên cố hoá kênh mương, những năm qua, hệ thống kênh mương do xã/hợp tác xã quản lý đã được kiên cố hóa trên 40 nghìn km, chiếm 23,2% tổng chiều dài kênh mương (năm 2001 là 12,4%, năm 2006 là 18,8%). Đến 01/7/2011 có 6.682 xã chiếm 73,6% tổng số xã cả nước có hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh, trong đó xã đồng bằng, trung du đạt 85,4%, xã miền núi đạt 67,6%, xã vùng cao đạt 53,9% và xã hải đảo đạt gần 25,5% [71, tr.22 - 23].
Hệ thống mạng lưới thông tin, văn hoá, thể thao nông thôn cũng có sự phát triển mạnh mẽ, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đến năm 2011, đã có 81,5% số xã có hệ thống loa truyền thanh đến thôn; 38,7% số xã có nhà văn hoá xã; 48% số xã có sân thể thao xã. Cùng với việc xây dựng các nhà văn hoá xã, hệ thống nhà văn hoá thôn, khu thể thao thôn đã hình thành và phát triển nhanh. Đến năm 2011, đã có 61,7% số thôn có nhà văn hoá; 21,9% số thôn có khu thể thao thôn [71, tr.26].
Bảng 3.6: Nhà văn hóa, hệ thống loa truyền thanh ở nông thôn phân theo vùng
Xã có nhà văn hóa | Thôn có nhà văn hóa | Xã có hệ thống loa truyền thanh đến thôn | ||||
Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | |
Cả nước | 3.511 | 38,7 | 49.897 | 61,7 | 7.389 | 81,5 |
Đồng bằng sông Hồng | 1.014 0 | 52,2 | 10.825 | 71,1 | 1.925 | 99,0 |
Trung du và miền núi phía Bắc | 665 | 29,3 | 16.282 | 60,8 | 1.194 | 52,6 |
Bắc Trung bộ và DHMT | 1.013 | 40,9 | 16.559 | 78,4 | 2.068 | 83,5 |
Tây Nguyên | 149 | 24,9 | 3.331 | 54,9 | 478 | 79,9 |
Đông Nam bộ | 244 | 50,9 | 1.316 | 43,8 | 471 | 98,3 |
ĐBSCL | 426 | 32,7 | 1.584 | 18,3 | 1.253 | 96,2 |
Nguồn: [71, tr.23]
Hệ thống y tế ở vùng nông thôn cũng được đặc biệt quan tâm đầu tư mở rộng và nâng cấp về chất lượng. Đến năm 2011, đã có 9.016 xã (chiếm tỷ lệ 99,39%) có trạm y tế với 7.055 xã (chiếm 77,8%) đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Để phục vụ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng nhân dân tốt hơn, hệ thống y tế cơ sở tiếp tục được chú ý và mở rộng đến cấp thôn. Đến năm 2011, có 94,2% số thôn có cán bộ y tế thôn. Điểm đáng chú ý, việc mở rộng mạng lưới y tế của Nhà nước, hệ thống khám, chữa bệnh tư nhân đã hình thành và từng bước phát triển, đã góp phần quan trọng trong công tác xã hội hoá chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Đến nay, cả nước có 33,2% số xã có cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân trên địa bàn và 68,5% xã có cơ sở kinh doanh thuốc tây y.
Cùng với việc mở rộng hệ thống chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, việc cung cấp nước sạch cũng có bước phát triển mới. Đến năm 2011, cả nước có 45,5% số xã có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Tỷ lệ dân được dùng nước sạch đến năm 2012 là 82%. Vệ sinh môi trường từng bước được cải thiện. Tính đến 01/7/2011 cả nước có 1.674 xã và 6.891 thôn đã xây dựng hệ thống thoát nước thải chung, chiếm tỷ lệ 18,5% số xã và 8,5% số thôn (năm 2006 các tỷ lệ tương ứng là 12,2% và 5,6%) [71, tr.27].
Chợ nông thôn đã được kiên cố hoá một bước, nhưng tỷ lệ chợ trên địa bàn xã đạt tiêu chuẩn còn thấp. Chợ nông thôn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế hàng hoá, kích thích trao đổi hàng hoá giữa các vùng và trong nội bộ nhân dân trên địa bàn. Năm 2011 cả nước có hơn 5,2 nghìn xã có chợ, chiếm 57,6% số xã. Số chợ trên địa bàn xã được xây dựng kiên cố và bán kiên cố trên địa bàn xã tăng so với năm 2006. Năm 2011 số chợ được xây dựng kiên cố và bán kiên cố đạt 66,6% (năm 2006 đạt 53,3%). Tỷ lệ chợ xây dựng kiên cố và bán kiên cố không chênh lệch nhiều giữa các vùng. Tại các vùng miền núi, vùng cao và hải đảo tuy có nhiều khó khăn nhưng năm 2011 tỷ lệ xã có chợ đạt như sau: xã miền núi 54,5%; xã vùng cao 31% và xã hải đảo 37%, trong đó: chợ được xây dựng kiên cố và bán kiên cố lần lượt là 65%, 73% và 69% [71, tr.27]. Nhờ đó đồng bào các dân tộc vùng miền núi, vùng cao, hải đảo có điều kiện thuận lợi hơn để trao đổi hàng hoá và giao lưu văn hoá với các xã trong vùng cũng như các xã miền xuôi, góp phần phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá, tinh thần.
Hình 3.3: Đánh giá tác động của hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân
Có tác động tốt Chưa có chuyển biến
Ý kiến khác
31.50%
5.70%
62.80%
Nguồn: [17, tr.427]
3.1.3.2. Hạn chế trong hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn
Tuy kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng vẫn còn những tồn tại cần sớm được giải quyết.
Phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn chưa thực sự đồng đều giữa các vùng. Vùng ĐBSH và Đông Nam Bộ có bước phát triển nhanh nhất, trong khi các vùng ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên phát triển chậm hơn.