Điều Kiện Tự Nhiên Kinh Tế Xã Hội Khu Vực Nghiên Cứu


cho doanh thu trung bình là ~80.200.000đ/ha, lợi nhuận ròng đạt trung bình 5.200.000đ/ha/năm, tỷ lệ hoàn vốn là 39,40% và hiệu suất đầu tư là 3,34 lần cho một luân kỳ kinh doanh 7 năm, Đề tài nghiên cứu đánh giá phân hạng đất, hiệu quả kinh tế rừng trồng keo lai ở một sô cấp đất, chưa đánh giá hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường của rừng trồng keo lai.

Kế thừa các vườn giống và kết quả đã đạt được của chương trình cải thiện giống Keo tai tượng và Keo lá liềm, nhóm nghiên cứu do Phí Hồng Hải (2016), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đứng đầu đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chọn và nhân giống Keo lá liềm (Acacia crassicarpa) và Keo tai tượng (A. mangium) phục vụ trồng rừng kinh tếnhằm đánh giá sâu và có hệ thống các biến dị và khả năng di truyền của các vườn giống đã được xây dựng, từ đó chọn lọc được các giống tốt và hoàn thiện công nghệ ứng dụng công nghệ trồng rừng gia đình dòng vô tính CFF (Clonal Family Forest) phục vụ các chương trình trồng rừng kinh tế ở nước ta.

1.3. Đánh giá chung

Điểm qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu có thể rút ra được một số nhận xét sau đây:

Các công trình nghiên cứu trên thế giới được triển khai tương đối toàn diện và có quy mô lớn trên tất cả các lĩnh vực từ khâu kỹ thuật cho tới kinh tế

- chính sách, nhiều nghiên cứu về chọn tạo giống, kỹ thuật trồng, sinh trưởng và sản lượng rừng đã được tiến hành đồng bộ tạo cơ sở khoa học cho phát triển trồng rừng sản xuất ở các nước, đặc biệt với quy mô công nghiệp, góp phần ổn định sản xuất, nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế xã hội từ nhiều năm nay.

Ở nước ta nghiên cứu phát triển trồng rừng sản xuất mới được thực sự quan tâm trong khoảng 10 năm gần đây, nhất là từ khi chúng ta thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, phát triển các nhà máy giấy và các khu công nghiệp lớn. Các công trình nghiên cứu trong các năm qua cũng đã khá toàn diện về các lĩnh vực, từ nghiên cứu chọn, tạo giống cho tới các biện pháp kỹ


thuật gây trồng, chính sách và thị trường nhằm thúc đẩy sự phát triển rừng trồng sản xuất. Đặc biệt, chương trình 327 triển khai từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước cho đến chương trình 5 triệu ha rừng, Dự án bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020. Hơn nữa, do nhu cầu sản xuất phát triển rừng kinh tế, thời gian vừa qua Chính phủ đã chỉ đạo Bộ NN&PTNT tiến hành rà soát 3 loại rừng, chuyển đổi một số diện tích rừng phòng hộ đặc dụng sang rừng sản xuất. Tuy nhiên, để có cơ sở phát triển rừng sản xuất trong thời gian tới, các địa phương cần phải đánh giá thực trạng rừng trồng sản xuất của địa phương làm cơ sở định hướng phát triển có hiệu quả hơn. Vì vậy, việc “Đánh giá hiệu quả một số mô hình trồng rừng tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng" sẽ góp phần làm cơ sở định hướng và thúc đẩy trồng rừng sản xuất phát triển trên địa bàn huyện Bảo Lạc nói riêng và tỉnh Cao Bằng nói chung có hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

1.4. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

1.4.1. Điều kiện tự nhiên

Đánh giá hiệu quả một số mô hình trồng rừng tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng - 5

1.4.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Bảo Lạc cách trung tâm thành phố Cao Bằng 130 km về phía Đông Bắc, có tọa độ địa lý như sau:

+ Từ 1050 57đến 1060 13kinh độ Đông.

+ Từ 220 59đến 230 05vĩ độ Bắc;

Huyện có 17 đơn vị hành chính cấp xã gồm: 16 xã và 1 thị trấn, có tổng diện tích tự nhiên là 92.063,7 ha với địa giới hành chính như sau:

Phía Bắc giáp Quảng Tây, Trung Quốc;

Phía Nam giáp huyện Pắc Nặm tỉnh Bắc Kạn; Phía Tây giáp huyện Bảo Lâm;

Phía Đông giáp huyện Thông Nông;

Phía Đông Nam giáp huyện Nguyên Bình.

1.4.1.2. Địa hình

Là huyện có địa hình phức tạp tạo nên hai vùng chủ yếu, một bên là núi đá cao có độ dốc lớn, một bên là núi trung bình, núi thấp uốn tảng nếp khối tảng bị chia cắt mạnh, xen kẽ là các thung lũng và bồn địa nhỏ hẹp, có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 1.200 m. Với địa hình này, Bảo Lạc có


tiềm năng để phát triển lâm nghiệp và sản xuất nông nghiệp và thích hợp cho chăn nuôi đại gia súc. Phần lớn diện tích đất của huyện Bảo Lạc có độ dốc cao, đặc biệt là ở những nơi có nhiều núi đá, có tới 75% diện tích đất đai có độ dốc trên 250. Kết quả xác định trên bản đồ nền địa hình VN 2000 tỷ lệ 1/100.000.

1.4.1.3. Khí hậu, thủy văn

Khí hậu

Khí hậu của huyện Bảo Lạc mang tính đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với tính chất khí hậu vùng cao cận nhiệt đới. Hàng năm có hai mùa rò rệt, mùa mưa và mùa khô, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, tập trung 90% lượng mưa của cả năm, khí hậu ẩm và dịu mát. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể, khí hậu mát và lạnh, độ ẩm thấp. Nhiệt độ trung bình mùa mưa là 260C, mùa khô là 18,80c. Lượng mưa trung bình hàng năm thấp khoảng từ 1.200 - 1.400 mm.

Thuỷ văn

Trên địa bàn huyện có 2 con sông lớn là sông Gâm và sông Neo.

- Sông Neo bắt nguồn từ huyện Nguyên Bình chảy qua xã Đình Phùng, Huy Giáp, Hưng Đạo, Kim Cúc, Hồng Trị và kết thúc ở Thị trấn Bảo Lạc rồi chảy ra sông Gâm có chiều dài khoảng hơn 40 km.

- Sông Gâm bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua xã Cô Ba, Khánh Xuân, Thượng Hà, Thị trấn Bảo Lạc kết thúc ở xã Bảo Toàn và chảy sang huyện Bảo Lạc có chiều dài khoảng hơn 30 km.

1.4.1.4. Địa chất thổ nhưỡng

Theo tài liệu địa chất của huyện Bảo lạc; đất đai được hình thành từ sản phẩm phong hóa của một số loại đá mẹ chủ yếu gồm: Đá phiến, đá cát kết, đá phiến kết tinh và các đá biến chất khác bao gồm:

+ Đất Feralit mầu đỏ vàng trên núi trung bình, núi cao: Phân bố tập trung ở độ cao từ 700m - 2.000m so với mặt nước biển, loại đất này có quá trình Feralít yếu, quá trình mùn hoá tương đối mạnh là vùng phân bố của các thảm rừng tự nhiên.


+ Đất Feralít mầu vàng trên núi thấp: Phân bố ở độ cao từ 300 - 700m, hình thành trên các loại đá mẹ sa thạch, phiến thạch; vùng phân bố các thảm rừng tự nhiên phục hồi sau khai thác.

+ Đất đá vôi thung lũng: Đất có tính kiềm, được hình thành từ sản phẩm phong hóa của đá sa thạch, biến chất, đá vôi; thích hợp với một số loài cây ăn quả có múi (Cam, Chanh ...).

+ Đất bồn địa và thung lũng: Bao gồm đất phù sa mới, cũ, sản phẩm đất dốc tụ, sản phẩm hỗn hợp; loại đất này được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.

2. Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hộ

2.1. Dân số, dân tộc, lao động

2.1.1. Dân số, dân tộc

Huyện Bảo Lạc có tổng dân số 50.518 người; dân số sống ở nông thôn miền núi chiếm tỷ lệ 89,6%. Mật độ dân số bình quân 56 người/km2, bằng 0,7 lần mật độ dân số bình quân toàn tỉnh (75 người/km2); sống trên địa bàn huyện gồm một số dân tộc anh em: Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Lô Lô...

2.1.2. Lao động

Lao động trong độ tuổi đang làm việc trong các ngành kinh tế của huyện là 15.155 người, trong đó lao động thị trấn khoảng 1.888 người, chiếm 12,4% tổng số lao động; lao động ở khu vực nông thôn là 13.267 người, chiếm 87,6% tổng số lao động.

Lực lượng lao động khá dồi dào nhưng chất lượng lao động chưa cao, đặc biệt lao động ở lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp có tỷ lệ qua đào tạo còn thấp. Do đó, khả năng tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông - lâm nghiệp tại địa phương còn hạn chế.

2.2. Thực trạng về kinh tế

2.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Năm 2019, tăng trưởng kinh tế của tỉnh có nhiều khởi sắc với tốc độ tăng cao hơn năm trước ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Sản xuất nông nghiệp hiệu quả nhất là vào những tháng cuối năm; Công nghiệp được duy trì khá ổn định; Ngành dịch vụ tăng nhanh.


Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh năm 2019 tăng 7,13% cao hơn mức tăng trưởng của năm 2018 (7,02%). Trong mức tăng 7,13% của toàn nền kinh tế năm 2019, khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 2,55%, đóng góp 0,58 điểm phần trăm vào tốc độ tăng GRDP; khu vực công nghiệp, xây dựng vẫn giữ mức tăng trưởng cao, tăng 14,77%, đóng góp 3,17 điểm phần trăm vào tốc độ tăng GRDP; khu vực dịch vụ tăng 6,05%, đóng góp 3,15 điểm phần trăm vào tốc độ tăng GRDP; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,22%, đóng góp 0,23 điểm phần trăm vào tốc độ tăng GRDP.

Quy mô nền kinh tế năm 2019 theo giá hiện hành đạt 17.920,9 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người ước tính đạt 33,8 triệu đồng, tăng 3,1 triệu đồng so với năm 2018. Về cơ cấu trong quy mô nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3.865,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,57%; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 3.839,4 tỷ đồng, chiếm 21,42%; khu vực dịch vụ đạt 9.562,6 tỷ đồng, chiếm 53,36%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 653 tỷ đồng, chiếm 3,65%.

2.2.2. Kết quả sản xuất, kinh doanh một số ngành, lĩnh vực

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Nhìn chung, năm 2019 sản xuất nông nghiệp của tỉnh Cao Bằng diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, có mưa nắng xen kẽ nên khâu làm đất để gieo trồng được chủ động về thời gian, nhiều giống lúa, ngô mới được bà con nông dân áp dụng đưa vào sản xuất, nên diện tích gieo trồng năm nay tăng so với năm trước.

Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2019 đạt 278.913 tấn bằng 101,3% (hay tăng 3.448 tấn) so cùng kỳ, sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người đạt 525 kg/năm. Trong đó, lúa năng suất đạt 44,97 tạ/ha đạt 102,8% (hay tăng 1,23 tạ/ha) so cùng kỳ, sản lượng lúa đạt 135.915 tấn bằng 102,6% (hay tăng 3.394 tấn) so với năm 2018, trong quá trình sinh trưởng và phát triển của lúa do thời tiết có mưa kéo dài đảm bảo lượng nước cho cây nên năng suất, sản lượng cao hơn. Năng suất ngô đạt 36,25 tạ/ha, bằng 101,1% (hay tăng 0,41 tạ/ha) so cùng kỳ, sản lượng đạt 142.980 tấn, bằng 100,05% (hay tăng 67 tấn) so với năm 2018.


Chăn nuôi năm 2019 trên địa bàn tỉnh có nhiều biến động so với năm 2018. Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện và bùng phát từ tháng 4 làm chết hơn 75.903 con lợn, với tổng trọng lượng là 2.921,49 tấn, dịch bệnh khiến tổng đàn lợn giảm mạnh, nhiều hộ chăn nuôi chuyển đổi cơ cấu thay thế lợn bởi gia cầm khác làm tổng đàn của gia cầm tăng. Tổng số trâu có 102.557 con, so với năm 2018 bằng 98,30% (giảm 1,70% hay giảm 1.775 con). Tổng số bò có

110.454 con, so với năm trước bằng 97,76% (giảm 2,24% hay giảm 2.529 con). Đàn trâu, bò giảm vì hiện nay các hộ xuất bán nhiều do không có người chăn dắt, bãi chăn thả bị thu hẹp để chuyển sang trồng các loại cây lâu năm, cây lâm nghiệp, mặt khác việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến nhiều hộ không sử dụng trâu, bò để cày kéo như trước mà chuyển sang sử dụng máy móc. Tổng đàn lợn không kể lợn sữa có 276.772 con, so với cùng kỳ bằng 76,75% (giảm 23,25% hay giảm 83.835 con). Đàn gia cầm có 2.726 nghìn con, so với cùng kỳ bằng 108,95% (tăng 8,95% hay tăng 224 nghìn con).

Năm 2019, toàn tỉnh có 13/13 huyện, thành phố có diện tích rừng trồng mới với tổng diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 2.708 ha, so với năm trước bằng 123,71% (tăng 23,71% hay tăng 519 ha). Trong đó: Rừng sản xuất đạt 2.566 ha, tăng 525 ha; Rừng phòng hộ đạt 142 ha, tăng 58 ha so với cùng kỳ năm trước. Rừng trồng mới được trồng nhiều tại các huyện như Thạch An, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Bảo Lâm, Hòa An, Trùng Khánh... gồm các loại cây trồng chủ yếu như: keo, thông, mỡ, sa mộc, lát, xoan ta, quế... Sản lượng gỗ khai thác trong năm đạt 22.725 m³, giảm 1.728 m³ so với năm 2018, trong đó gỗ rừng tự nhiên khai thác được 116 m³; gỗ rừng trồng khai thác được 22.609 m³; Củi khai thác được 1.336.008 ste, tăng 38.913 ste so cùng kỳ.

Năm 2019, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh có 367,12 ha, so với năm trước bằng 105,64% (tăng 5,64% hay tăng 19,61 ha); Tổng sản lượng thủy sản năm 2019 đạt 538,54 tấn, bằng 104,38% so với năm 2018 (tăng 22,60 tấn). Trong đó: Sản phẩm thủy sản khai thác đạt 109,14 tấn, sản phẩm thủy sản nuôi trồng ước đạt 429,40 tấn.

- Công nghiệp


Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2019 tiếp tục có sự tăng trưởng khá, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 8,74% so cùng kỳ, trong đó ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 9,66%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng tăng 9,17%; ngành công nghiệp khai khoáng tăng 6,81% ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải tăng 4,92%.

- Thương mại, du lịch và vận tải

Năm 2019, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 8.805,9 tỷ đồng, tăng 15,56% so với năm 2018. Trong đó: Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 6.609,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (75,06%) và tăng 16,43%; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 1.312,6 tỷ đồng, tăng 14%; ngành du lịch lữ hành và các hoạt động hỗ trợ du lịch đạt 12,4 tỷ đồng, tăng 19,89%; nhóm ngành dịch vụ khác đạt 871,1 tỷ đồng, tăng 11,46% so với năm 2018.

2.2.3. Một số vấn đề xã hội

- Dân số, lao động và việc làm

Dân số trung bình năm 2019 của tỉnh Cao Bằng đạt 530.856 người, tăng

2.200 người, tương đương tăng 0,42% so với năm 2018, bao gồm dân số thành thị 124.516 người, chiếm 23,46%; dân số nông thôn 406.340 người, chiếm 76,54%; dân số nam 265.940 người, chiếm 50,10%; dân số nữ 264.916 người, chiếm 49,90%.

Năm 2019, lực lượng lao động 15 tuổi trở lên của toàn tỉnh đạt 348.939 người, giảm 2.917 người so với năm 2018, trong đó lao động nam chiếm 51,02%; lao động nữ chiếm 48,98%; lực lượng lao động ở khu vực thành thị chiếm 20,93%; lực lượng lao động ở nông thôn chiếm 79,07%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2019 đạt 346.531 người, giảm 1.989 người so với năm 2018, trong đó lao động khu vực kinh tế nhà nước 34.757 người, chiếm 10,03% tổng số lao động đang làm việc của toàn tỉnh; khu vực ngoài nhà nước 311.705 người, chiếm 89,95%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 69 người, chiếm 0,02%. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2019 là 0,79%, trong đó khu vực thành thị


2,45%; khu vực nông thôn 0,34%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2019 là 0,98%; trong đó khu vực thành thị 1,89%; khu vực nông thôn 0,74%.

- Đời sống dân cư

Đời sống của dân cư được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người một tháng trên địa bàn tỉnh theo giá hiện hành năm 2019 ước đạt 2.010 nghìn đồng, tăng 8,3% so với năm 2018. Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều giảm từ 30,81% năm 2018 xuống còn 26,07% năm 2019. Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh năm 2019 là 79,1%; Tỷ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh là 81,5%, tăng 1,93 điểm phần trăm so với năm 2018.

Năm 2019, trên địa bàn tỉnh xảy ra 11 đợt thiên tai đã gây thiệt hại, ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của dân cư. Thiên tai xảy ra đã làm chết 04 người, bị thương 03 người, 12 nhà bị sập đổ, cuốn trôi, 673 nhà bị ngập nước, sạt lở, tốc mái, 587,8 ha lúa bị hư hại, 970,8 ha hoa màu bị đổ gẫy, hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại ước tính 31,59 tỷ đồng.

- Giáo dục

Năm học 2019-2020, toàn tỉnh có 184 trường mầm non, 346 trường phổ thông, bao gồm: 132 trường tiểu học, 100 trường trung học cơ sở, 24 trường trung học phổ thông, 84 trường phổ thông cơ sở và 6 trường trung học. Số giáo viên mầm non năm học 2019-2020 là 2.496 người, tăng 0,73% so với năm học 2018-2019. Số giáo viên phổ thông 7.019 người, giảm 1,39%, bao gồm: 3.964 giáo viên tiểu học, giảm 0,63%; 2.239 giáo viên trung học cơ sở, giảm 2,74% và 816 giáo viên trung học phổ thông, giảm 1,33%. Nhìn chung, giáo viên đều có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn. Năm học 2019- 2020, toàn tỉnh có 34.569 trẻ em đi học mầm non, giảm 0,91% so với năm học 2018-2019; có 91.665 học sinh phổ thông, tăng 2,19%, bao gồm: 48.797 học sinh tiểu học, tăng 4,02%; 30.097 học sinh trung học cơ sở, giảm 0,16%; 12.771 học sinh trung học phổ thông, tăng 1,02%.

- Y tế

Số cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh năm 2019 là 329 cơ sở, trong đó có 16 bệnh viện, 3 phòng khám đa khoa khu vực, 199 trạm y tế xã,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022