Mô Hình Rừng Trồng Luồng Thuần Loài Theo Hướng Thâm Canh


MH1 Mô hình trồng Luồng thuần loài thâm canh huyện Ngọc lặc MH2 Mô hình trồng Luồng thuần loài quảng canh huyện Ngọc lặc

MH3 Mô hình trồng Luồng hỗn giao Lim xanh+ keo+trám huyện Ngọc Lặc MH4 Mô hình trồng Luồng thuần loài thâm canh huyện Quan Hóa

MH5 Mô hình trồng Luồng thuần loài quảng canh huyện Quan Hóa MH6 Mô hình trồng Luồng hỗn giao cây nông nghiệp huyện Quan Hóa MH7 Mô hình trồng Luồng thuần loài thâm canh huyện Lang Chánh MH8 Mô hình trồng Luồng thuần loài quảng canh huyện Lang Chánh MH9 Mô hình trồng Luồng hỗn giao cây xoan huyện Lang Chánh

(Thông tin chi tiết các mô hình được trình bày tại phụ lục 04)


Hình 4 4 Mô hình rừng trồng Luồng thuần loài theo hướng thâm canh Hình 4 5 Mô 1Hình 4 4 Mô hình rừng trồng Luồng thuần loài theo hướng thâm canh Hình 4 5 Mô 2


Hình 4.4: Mô hình rừng trồng Luồng thuần loài theo hướng thâm canh

Hình 4.5:Mô hình rừng trồng Luồng thuần loài theo hướng quảng canh



Hình 4.6: Mô hình rừng trồng Luồng hỗn loài cây gỗ

Hình 4.7: Mô hình rừng trồng Luồng hỗn loài cây Xoan

Hình 4.8: Mô hình rừng trồng Luồng xen canh với cây nông nghiệp

4.2.3. Tổng kết các biện pháp kỹ thuật trồng Luồng ở Thanh Hóa

Hiện nay, diện tích rừng Luồng thuần loài trên toàn tỉnh Thanh Hóa chiếm trên 90% tổng diện tích rừng Luồng của toàn tỉnh. Vì vậy, loại mô hình trồng Luồng thuần loài là phổ biến nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, việc trồng Luồng theo phương thức này đang tỏ ra có nhiều hạn chế do tính đa dạng sinh học của rừng thấp, nguy cơ dịch bệnh rất cao, đất dễ thoái hóa. Trong những năm gần đây, phương thức trồng Luồng hỗn loài đã được áp dụng như một giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế của phương thức trồng Luồng thuần loài truyền thống. Trong phương pháp trồng Luồng hỗn loài chủ yếu người ta sử dụng cây thân gỗ để trồng xen với rừng Luồng. Cây thân gỗ có thể là cây mọc nhanh như Keo lai, Keo tai tượng, Bạch đàn,… nhưng chủ yếu vẫn là các loài cây bản địa như Lim xanh, Trám trắng, Lát hoa, Gió trầm, Xoan… Ưu điểm của trồng Luồng hỗn loài là nâng cao tính đa dạng sinh học cho rừng Luồng, tăng độ ẩm, lượng mùn cho rừng Luồng, đồng thời cây thân gỗ sẽ là giá đỡ cho Luồng trong mùa mưa bão.

Kết quả điều tra, đánh giá các biện pháp kỹ thuật trồng Luồng trên địa bàn ba huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh, Quan Hóa được tổng hợp trong bảng 4.6


Bảng 4.6: Kỹ thuật trồng rừng Luồng đang áp dụng tại Ngọc Lặc, Lang Chánh và Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa

TT

Hạng

mục

Biện pháp kỹ thuật

Mô hình trồng thuần loài

Mô hình trồng hỗn loài

I

Tạo giống


1


Tạo giống gốc chét, chiết cành, giâm hom

Chọn các cây Luồng mẹ khỏe mạnh, độ tuổi khoảng 8 - 16 tháng, không bị sâu bệnh. Chặt bỏ phần thân khí sinh đến gần sát mặt đất. Thời gian chặt từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Sau khi chặt một thời gian ngắn, các chồi ngủ ở thân ngầm tạo thành các cây Luồng khí sinh (gọi là chét). Sau khi cây chét đủ 8 - 16 tháng tuổi, lấy giống chét đi trồng. Thực hiện theo quy trình kỹ thuật (Tiêu chuẩn ngành: 04 TCN 21 - 2000).

Kỹ thuật tạo giống tương tự như trong

loại mô hình thuần loài

Cây thân gỗ gồm cây bản địa và cây thân gỗ mọc nhanh. Giống cây bản địa thường được gieo từ hạt và ươm trong vườn ươm, khi đủ tuổi mới mang trồng. Đối với một số loài cây thân gỗ mọc nhanh, có thể được gieo từ hạt hoặc từ hom, nuôi cây mô,… và cũng được ươm trong vườn ươm cho đến khi đủ tuổi mới mang trồng

rừng.


II


Chọn đất trồng Luồng

Đất trồng Luồng thường được chọn là đất nương rẫy sau khi trồng hoa màu được 3-4 năm, đất sau khi trồng mía,… không chọn đất có nhiều đá lẫn, đất ngập úng, đất mặn, đất phèn hoặc đất bị đá ong

hóa để trồng Luồng.


Ngoài các tiêu chuẩn như đối với mô hình trồng Luồng thuần loài ở mô hình trồng Luồng hỗn loài với mục đích phòng hộ các tiêu chí về đất đai có thể thấp hơn so với rừng sản xuất.

III

Xử lý thực bì

1

Phương

thức

Phát dọn thực bì toàn diện

Phát theo băng hoặc phát thực bì

toàn diện.

2

Phương

Dùng dao phát sát gốc, chiều cao

Dùng dao phát sát gốc, nếu phát

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.



pháp

gốc phát < 10 cm

toàn diện thì tiến hành gom thực bì thành hàng rồi mới đốt, nếu phát theo băng thì băng phát rộng 3 m, băng chừa 4-5 m hoặc phát xung quanh hố trồng từ 1-2 m để hạn chế xói mòn đất. Ở những nơi có độ dốc cao, bà con còn tiến hành san bậc thang rộng 2-2,5 m theo đường đồng mức hoặc san vảy cá dài 2 m, rộng 2 m trước khi đào hố trồng

Luồng (Dự án LDP áp dụng).


3

Thời gian xử

Thường tiến hành trước khi trồng từ 15-20 ngày


Như thuần loài

IV

Làm đất

1

Phương

thức

Làm đất cục bộ theo hố.

Cuốc đất cục bộ theo hố.

2

Phương

pháp

Cuốc hố thủ công theo hình nanh

sấu và theo đường đồng mức

Như thuần loài


3


Kích thước hố

Trước đây kích thước hố thường là 20x20x20cm, từ sau năm 2000 hố thường là 40x40x40cm hoặc 50x50x50 cm (nếu trồng rừng

thâm canh).


Hố cây bản địa hoặc Keo 40 x 40 x 40 cm, hố Luồng: 60 x 60 x50cm (hoặc 50x50x50cm).


4


Lấp hố

Lấp lớp đất mặt xuống 2/3 hố (rẫy cỏ quanh miệng hố, xăm đất đáy hố). Nếu trồng rừng thâm canh thì khi lấp hố kết hợp bón


Như thuần loài




lót bằng cách trộn đều đất trong hố với 5-8 kg phân chuồng hoai hoặc 0,5-1,0 kg phân NPK.



5

Thời

gian làm đất

Lấp hố trước khi trồng ít nhất 10 ngày.

Lấp hố trước khi trồng 10 - 15 ngày.

VI

Trồng rừng


1

Phương thức trồng


Trồng Luồng thuần loài

- Trồng hỗn loài Luồng + cây bản địa (hoặc Keo): Hỗn giao theo hàng: 1 hàng cây bản địa (Keo) + 1 hàng

Luồng.


2

Phương pháp trồng

Ở quy mô hộ gia đình chủ yếu là giống gốc chét, giống chiết cành bắt đầu từ sau năm 1990 và thường sử dụng cho trồng Luồng trên quy mô lớn.

Luồng chủ yếu là gốc chét hoặc cành chiết đã được nuôi dưỡng trong vườn ươm. Cây bản địa hoặc keo đều trồng bằng cây con có bầu được nuôi dưỡng trong vườn ươm.


3


Mật độ và cự ly trồng


Mật độ trồng Luồng phổ biến nhất là từ 250 – 300 bụi/ha. Hàng cách hàng 6 m, cây cách cây 6 m.

Mật độ Luồng phổ biến nhất là từ 120-170 bụi/ha và 200 cây bản địa hoặc 400 cây mọc nhanh (keo). Hàng cách hàng 6 m, cây cách cây

6 m.

4

Thời vụ

trồng

Vụ xuân từ tháng 1 đến tháng 3

và vụ thu từ tháng 8 đến tháng 10

Như thuần loài


5

Tiêu chuẩn cây con

đem

- Nếu giống chiết cành thì cây con

> 8 tháng tuổi có ít nhất 1 thế hệ

măng, toả đủ lá, đủ rễ (đã chuyển màu thẫm). Không sâu bệnh.


Đối với Luồng:


Đối với cây gỗ:



trồng


- Nếu giống chiết




cành thì cây con >

Cây gỗ > 6



8 tháng tuổi có ít

tháng tuổi;



nhất 1 thế hệ măng,

Hvn 35 cm;



toả đủ lá, đủ rễ (đã

Do 1,5 cm



chuyển màu thẫm),

(với cây bản


Nếu trồng bằng gốc chét thì chét

không sâu bệnh.

địa), Do 2,5


phải có rễ khí sinh, không bị nấm

- Nếu trồng bằng

cm (với Keo).


bệnh và phải đủ ít nhất 8 tháng tuổi.

gốc chét thì chét

Cây sinh



phải có rễ khí sinh,

trưởng bình



không bị nấm bệnh,

thường,



phải đủ ít nhất 8

không sâu



tháng

bệnh, không




cụt ngọn.


6


Kỹ thuật trồng rừng

Chọn những ngày râm mát, có mưa phùn để trồng rừng. Khi trồng đặt cây Luồng nghiêng một góc 450 so với hố, lấp đất nén chặt. Dùng cỏ khô, cây bụi tủ gốc. Sau khoảng 10-15 ngày, kiểm tra để trồng dặm những cây

bị chết.

Chọn những ngày râm mát, có mưa phùn để trồng rừng. Kỹ thuật trồng cây bản địa (hoặc cây mọc nhanh) Dùng cuốc hoặc xẻng khơi đất chính giữa lỗ, bóc vỏ bầu, đặt cây ngay ngắn vào chính giữa hố, lèn đất xung quanh và nén chặt đất vào quanh gốc cây.

VI

Chăm sóc rừng trồng


1

Phát dọn thực bì xâm lấn

Thực hiện 2 lần/năm: lần đầu vào tháng 4-5 và lần 2 tháng 9-10. Tiến hành phát đây leo, cây bụi xâm lấn, kết hợp trồng dặm

những cây bị chết hoặc kém chất


Như thuần loài




lượng.



2


Xới xáo, bón phân

Thực hiện 2 lần/năm, tương tự như phát thực bì. Nội dung là cuốc xới, vun gốc, tủ cỏ cho bụi

Luồng.


- Sau khoảng 10-15 ngày, kiểm tra để trồng dặm.

Nếu trồng Luồng thâm canh thì bón thúc phân chuồng khoảng 10-15 kg/bụi hoặc 0,5-1kg phân NPK/bụi. Khi bón phải tạo rãnh quanh gốc dạng vành khăn cách bụi 1m, rộng 20cm, cho phân xuống rãnh rồi lấp

đất và tủ ẩm gốc Luồng.


Cây Luồng thì giống thuần loài. Còn đối với cân bản địa hoặc cây mọc nhanh cũng tiến hành tương tự nhưng không cần phải cuốc rãnh vành khăn như Luồng.


3


Chặt vệ sinh rừng

Tiến hành chặt các cây Luồng bị bệnh, gãy, đổ. Sau 4 năm chặt những cây Luồng 4 tuổi để tận dụng làm cọc,… cũng vừa là để cho măng phát triển. Khi chặt phải sát gốc và dọn sạch cành

nhánh sau khi chặt.


Như thuần loài


4


Đánh bỏ gốc Luồng già cỗi

Áp dụng cho trường hợp rừng Luồng đã qua nhiều năm khai thác thường để lại gốc làm cản trở khả năng sinh măng của rừng. Vì vậy cần thiết phải thực hiện công việc này để cải tạo những rừng Luồng đã

qua nhiều năm canh tác.




5


Bảo vệ rừng

Bảo vệ ngăn ngừa mọi hình thức phá hại, cháy rừng, đặc biệt là không để trâu bò vào khu vực

rừng Luồng.


Như thuần loài


6


Phòng trừ sâu bệnh

Thường xuyên kiểm tra phát hiện sâu bệnh. Khi phát hiện bệnh như sọc tím, bà con thường đào bỏ gốc Luồng bị bệnh mang ra ngoài rừng để đốt. Với bệnh chổi xể, tiến hành chặt những cây có bệnh mang đi đốt. Riêng sâu vòi voi thường áp dụng xới xáo quanh gốc Luồng vào mùa sinh sản của sâu non để giết bỏ. Một số nơi còn dùng túi nilon để bọc

măng ngăn sâu vòi voi phá hoại.


Như thuần loài

Tóm lại: Công tác trồng và chăm sóc rừng đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên việc sản xuất khai thác, quản lý sử dụng rừng Luồng vẫn chưa có sự thay đổi nhiều, số đông người dân (70%) vẫn còn thói quen trồng Luồng theo phương pháp quảng canh, khai thác tuỳ tiện lợi dụng rừng là chính, khi có nhu cầu là chặt bán, thậm chí khai thác cả măng để bán không theo mùa vụ, quy trình hướng dẫn.

Trong những năm gần đây, thông qua các chương trình dự án chủ yếu trồng bằng hom cành, thuận lợi cho việc trồng đại trà trên quy mô lớn và hầu hết diện tích đều trồng hỗn giao với cây gỗ, nên tính ổn định và bền vững của rừng Luồng được nâng lên. Các yếu tố xã hội, kỹ thuật, kinh tế, chính sách tác động đến việc phát triển cây Luồng ở các vùng trong tỉnh chưa có sự khác biệt rõ nét, sự khác biệt lớn nhất vẫn là do điều kiện lập địa của từng vùng trong tỉnh (cao, dốc, độ ẩm thấp). Tuy nhiên, cũng cần phải có những nghiên cứu với quy mô lớn, thời gian dài mới có thể khẳng định chắc chắn những điểm khác biệt giữa các vùng.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 17/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí