khoảng (1.600mm - 1.700mm). Mùa mưa thường diễn ra từ tháng 9 đến tháng 12, tập trung ở tháng 10 và 11. Trong 04 tháng mùa mưa lượng mưa có thể đạt 900 - 1.200mm, chiếm 70-80% tổng lượng mưa cả năm. Do ảnh hưởng giải hội tụ nhiệt đới gió mùa nên các tháng 4, 5 và 6 có lượng mưa tiểu mãn nhưng chỉ chiếm 20-30% lượng mưa cả năm. Mùa nắng từ cuối tháng 12 đến trung tuần tháng 09, nắng nóng hạn nhất vào tháng 07 và tháng 08.
Lượng mưa là nhân tố quan trọng nhất để xác định các vùng tiểu khí hậu trên địa bàn Thị xã, từ đó cho phép xác định loài cây trồng phù hợp cho từng vùng.
- Bức xạ - nắng: Là vùng có chế độ bức xạ hàng năm dồi dào, số giờ nắng trong ngày cao, trung bình đạt 08 giờ/ngày, đây là điều kiện tốt cho quá trình quang hợp của cây trồng cũng như bốc hơi trong sản xuất muối.
- Chế độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm từ 75 - 80%, ẩm độ cao nhất vào tháng 11, 12 từ 85 - 90%, ẩm độ thấp nhất vào tháng 06, 07 và tháng 08 từ 65-70%.
- Lượng bốc hơi nước: Lượng bốc hơi biến thiên theo từng vùng và tùy thuộc vào các điều kiện sông ngòi, thảm thực vật và số giờ nắng, gió. Tổng lượng bốc hơi nước bình quân 1.250mm, cao nhất vào tháng 07 và thấp nhất là tháng 11.
3.1.2.2. Thủy văn:
Sông lớn chính của thị xã Sông Cầu là sông Tam Giang, bắt nguồn từ dãy hòn Kê phía Tây - Bắc của thị xã dài 25,5km, chạy xuyên qua các xã: Xuân Lộc, Xuân Bình, Xuân Lâm và phường Xuân Phú. Đặc điểm chính của sông là bắt nguồn từ những dãy núi cao nên sông có độ dốc lớn, khả năng tập trung nước nhanh, dễ gây ngập úng, lũ quét.
- Đặc điểm về chế độ thủy văn:
+ Mùa khô: Mùa khô hầu hết các sông, suối bị cạn kiệt khô, thường
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá một số mô hình trồng rừng bằng cây bản địa của dự án KfW6 tại Thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên - 3
- Phương Pháp Kế Thừa Số Liệu, Tài Liệu Có Sẵn.
- Phương Pháp Xử Lý Và Phân Tích Số Liệu.
- Mô Hình Trồng Cây Sao Đen Hỗn Giao Với Gõ Đỏ Của Dự Án 661 Tại Huyện Tây Hòa.
- Các Chỉ Tiêu Sinh Trưởng Của Sao Đen Và Gõ Đỏ Trồng Hỗn Giao Tại Huyện Tây Hòa, Tỉnh Phú Yên - Năm 2010
- Biểu Đồ So Sánh Sinh Trưởng D00 Của 3 Loài Cây Trong Mô Hình 2A Và Mô Hình 2B Qua Các Năm 2009 Và 2010
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
thiếu nước cho các công trình thủy lợi.
+ Về mùa mưa: Mùa mưa ngắn, mưa tập trung trong 04 tháng nhưng tập trung vào 02 tháng 10-11 giữa mùa mưa. Phía đầu nguồn rừng nguyên sinh không còn và rừng tự nhiên ít nên sự thẩm thấu, ngấm trên lưu vực và điều tiết cho mùa nắng bị hạn chế.
3.1.3. Tài nguyên thiên nhiên:
- Về đất đai: Diện tích tự nhiên là 48.730 ha, trong đó đất nông nghiệp 22.989,19 ha; đất phi nông nghiệp 4.031,05 ha; đất chưa sử dụng 21.709,76 ha. Nhìn chung so với các huyện trong tỉnh, tài nguyên đất của huyện Sông Cầu đa dạng về chủng loại, trên 80% diện tích là đất đồi núi, có độ dốc lớn, nghèo dinh dưỡng và dễ bị sói mòn; đất đồng bãi, thung lũng có độ phì khá nhưng manh múm. Tuy nhiên huyện Sông Cầu có bờ biển dài trên 80 km với nhiều bãi triều, bãi ngang, vũng, đầm... Trong đó vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông có nhiều tiềm năng về phát triển nuôi trồng thuỷ sản và du lịch.
- Về rừng: Tổng diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng 16.872,4 ha, chiếm 34,62% diện tích tự nhiên. Động, thực vật phong phú về số lượng và chủng loại thích hợp cho công tác nghiên cứu và bảo tồn các loại động vật, thực vật quý hiếm như Kỳ Nam, Trầm Hương, Sa Nhân... và một số động vật hoang dã như Heo rừng, Khỉ, Nhím, Cheo,...
3.2. Điều kiên
kinh tế - xã hôi.
3.2.1. Dân số , dân tôc
và lao đông.
- Dân số: Dân số toàn thị xã là 101.521 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc kinh, tỉ lệ tăng dân số tư nhiên là 1,4%. Trong đó thành thị 17.845 người, khu vực nông thôn 77.703 người.
3.2.2. Kinh tế, dich vụ.
- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của thị xã giai đoạn 2001 - 2005 đạt 12,1%; tổng giá trị sản phẩm chiếm 11,4% so với cả tỉnh; thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ mức bình quân của tỉnh. Nhìn chung tốc độ
tăng trưởng kinh tế nhanh, vượt hơn mức bình quân chung của tỉnh Phú Yên. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực theo hướng du lịch, dịch vụ, thương mại và công nghiệp - xây dựng, mức độ phụ thuộc vào nông nghiệp ngày càng giảm.
- Về du lịch dịch vụ: Sông Cầu cách thành phố Quy Nhơn khoảng 50 km về phía Bắc tính theo tuyến quốc lộ 1D, đã tạo lập cho Sông Cầu một khu du lịch liên vùng với các điểm Du lịch như: Gò Găng, Gò Bồi, Tây Sơn, Gành Ráng, Quy Hòa (thuộc Bình Định) và Xuân Hải, Vũng Chào, Vũng Me, Bãi Ôm, Nhất Tự Sơn, Gành Đỏ (thuộc Sông Cầu). Khu du lịch liên hoàn này tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc hình thành một khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, tắm biển. Khách du lịch có thể đi lại thuận tiện bởi có các tuyến đường bộ, đường biển, đường sắt (ga Tuy Hòa, Diêu trì), đường hàng không (sân bay Phù Cát, Ðông Tác).
3.2.3. Giao thông, giáo dục, y tế.
- Cơ sở hạ tầng.
+ Giao thông: Thị xã Sông Cầu nằm giữa hai thành phố Quy Nhơn và Tuy Hoà, cách Quy Nhơn gần 50km về phía Bắc và cách thành phố Tuy Hoà gần 50km về phía nam, có quốc lộ 1A đi qua là cầu nối giữa thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên. Có đường quốc lộ 1D Sông Cầu - Gành Ráng - Quy nhơn vừa được đầu tư xây dựng cách đây vài năm, rút ngắn được khoảng cách từ Sông Cầu đến thành phố Quy Nhơn, có Tỉnh lộ 642 và 644 chạy theo hướng Đông - Tây bắt đầu từ quốc lộ 1A, nối liền Sông Cầu với các thị xã Miền núi phía tây của tỉnh và các tỉnh Tây nguyên.
+ Thủy lợi: Thị xã Sông Cầu có 7 đập dâng: Đá Vải, Bà Ao, Suối Tre, Thanh Minh, Long Thạnh, Thạch Khê và đập Lò Gốm; hiện đang khai thác tưới tiêu cho 3 vụ lúa/năm.
Toàn thị xã có 15 cống lớn nhỏ chống úng và ngăn mặn.
+ Điện nước sinh hoạt: Có 148km đường dây 22kv, 59km đường dây hạ
thế, 114 trạm biến áp và phụ tải với tổng dung lượng 18.972KVA. Hiện nay 11/11 xã, thị trấn đã có điện lưới quốc gia; trong đó 57/59 thôn có điện và trên 90% số hộ dân được dùng điện.
Nguồn nước sinh hoạt cung cấp cho dân cư do nhà máy nước Sông Cầu với công suất 3.000m3/ngày đêm, là nguồn cung cấp nước chính cho thị xã Sông Cầu và các xã lân cận; Hồ chứa nước Xuân Bình đang thi công là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các xã phía Bắc của huyện và Khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu. Toàn thị xã có 87% số hộ được dùng nước giếng hoặc nước máy.
+ Thông tin liên lạc: Toàn thị xã có 01 bưu điện, 02 bưu cục và 08 điểm bưu điện văn hoá xã, bình quân có 4,1 máy/100 người, cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân và phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo, điều hành của bộ máy lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương.
- Giáo dục: Tổng kết năm học 2009 - 2010, toàn thị xã có 51 trường học, với tổng số 22.424 học sinh/782 nhóm, lớp, giảm 406 học sinh so với đầu năm học.
- Y tế: Đã xây dựng hoàn thành Đề án kiện toàn cơ cấu, tổ chức biên chế các trạm y tế xã, phường thuộc thị xã Sông Cầu. Phối hợp với Sở Y tế tổ chức khởi công xây dựng dự án nâng cấp Bệnh viện đa khoa thị xã. Hội Đông y thị xã đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ V nhiệm kỳ 2010-2015.
* Nhận xét và đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu:
- Thuận lợi:
+ Vị trí địa lý tự nhiên rất thuận lợi để giao lưu kinh tế, trao đổi văn hóa, khoa học kỹ thuật, phát triển du lịch dịch vụ trong và ngoài tỉnh. Điều kiện tự nhiên, đặc biệt là đất đai có nhiều thuận lợi để phát triển tổng hợp nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
+ Thị xã Sông Cầu là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Phú Yên. Thị xã
có đầy đủ điều kiện giao thông cả về đường bộ, đường biển, đặc biệt là Quốc lộ IA và đường sắt thống nhất chạy dọc qua địa bàn nên rất thuận lợi cho mở mang và phát triển sản xuất hàng hóa.
+ Dân số chủ yếu là người dân tộc kinh, lực lượng lao động dồi dào, nhân công giá rẻ là điều kiện thuận lợi trong việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia thực hiện dự án.
+ Tiếp cận với khoa học kỹ thuật: Được hỗ trợ kinh nghiệm từ các dự án đầu tư phát triển lâm nghiệp như: dự án 661, JICA,…
+ Diện tích đất chưa có rừng còn nhiều, có tiềm năng phát triển nông lâm nghiệp nhất là trồng rừng sản xuất.
- Khó khăn:
+ Sông Cầu là vùng chịu nhiều tác động của gió bão biển với tần suất và cường độ rất lớn ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân cũng như cho các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn.
+ Có địa hình phức tạp, độ dốc cao, mặt khác do điều kiện khí hậu thủy văn vào mùa khô gió Tây Nam thổi mạnh, nhiệt độ cao trong lúc ẩm độ không khí thấp; mặt khác mạng lưới sông suối, ao, hồ ít, manh mún, diện tích lưu vực hẹp, ngắn, lượng mưa phân bố không đều, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (80% lượng mưa cả năm), trong khi đó mùa khô thường xảy ra khô hạn gây ảnh hưởng bất lợi cho sự phát triển của cây trồng rừng.
+ Nghành nghề sinh sống chủ yếu của người dân thị xã Sông Cầu chủ yếu là nghề thuần nông trong khi đó diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người lại rất thấp nên lực lượng lao động dôi thừa ngày càng nhiều.
+ Phần lớ n diên tích đất vùng đồi núi, đặc biệt là các diện tích vùng đồi
núi ven biển có tầng mỏng, nghèo dinh dưỡng, nhiều đá lộ đầu, tỷ lệ đá lẫn cao,… do mất rừng lâu ngày nên khôi phục lại rừng trên những diện tích này rất khó khăn và tốn nhiều công sức, đặc biệt là trồng các loài cây bản địa.
+ Trên địa bàn tỉnh Phú Yên có nhiều đơn vị và công ty hoạt động trong
lĩnh vực Lâm nghiệp, chủ yếu là trồng rừng nguyên liệu ảnh hưởng nhiều đến quỹ đất của tỉnh và tạo áp lực lớn đến các chương trình, dự án phục hồi rừng bằng cây bản địa.
Cụ thể một số đợn vị và công ty hoạt động trong lĩnh vực Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh:
Công ty cổ phần Trường Thành Xanh: Trồng rừng mới: 501,3 ha (trồng diện tích thiết kế năm 2010: 100 ha (huyện Sơn Hoà); trồng diện tích thiết kế năm 2009: 401,3 ha (huyện Đồng Xuân: 206 ha; huyện Phú Hoà: 195,3 ha); chăm sóc rừng trồng: 873,4 ha (năm 2009: 437 ha; năm 2008: 436,4 ha).
Công ty TNHH Bình Nam: Chăm sóc rừng: 1.688,8 ha (năm 2009: 990,5 ha; năm 2008: 698,3 ha).
Công ty cổ phần VRG (trồng cao su): Trồng rừng mới: 110 ha (huyện Đồng Xuân: 90 ha; huyện Tây Hoà: 18 ha; huyện Sông Hinh: 2 ha; chăm sóc rừng: 194 ha (năm 1: 65 ha; năm 2:101 ha; năm 3:28 ha).
Viện nghiên cứu cao su: Trồng rừng mới: 115 ha; chăm sóc rừng năm 1: 60 ha.
Doanh nghiệp tư nhân Bảo Châu: Trồng rừng 63 ha (Keo lai).
(Trích nguồn: Báo cáo số 19/BC-CCLN ngày 29/3/2011 của Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Phú Yên về Kết quả thực hiện kế hoạch lâm nghiệp năm 2010 và nhiệm vụ, kế hoạch năm 2011 tỉnh Phú Yên)
Từ những phân tích trên cho thấy, việc xây nghiên cứu xây dựng các mô hình trình diễn về lâm sinh cũng như các hoạt động thử nghiệm và trồng rừng mới, đặc biệt là trồng rừng bằng cây bản địa là rất quan trong và cần thiết, tăng cường khả năng thích ứng với biến đối khí hậu toàn cầu trong giai đoạn hiện nay.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tổng kết, đánh giá một số mô hình trồng rừng cây bản địa lá rộng tại Miền Trung.
Miền Trung Việt Nam là một trong những vùng có diện tích trồng rừng tương đối lớn so với các vùng khác. Trong những năm qua bằng các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, diện tích rừng trồng ngày càng tăng lên. Công tác trồng rừng cây bản địa lá rộng đã được tiến hành từ những năm 1980, đặc biệt trồng nhiều trong vòng 20 năm trở lại đây trong các chương trình 327, dự án 661, KfW, WB, JBic,... và các dự án khác. Cơ cấu loài cây trồng rất đa dạng, nhiều loài cây bản địa đã được đầu tư, gây trồng, tạo nên sự đa dạng trong tập đoàn cây trồng. Phương thức trồng rừng cũng rất đa dạng như trồng thuần loại, trồng hỗn giao cây bản địa với cây bản địa, cây bản địa với các loài Keo, cây bản địa trồng hỗn giao với Thông, trồng dưới tán rừng, trồng trên đất trống, v.v.. Mỗi phương thức trồng theo nhiều công thức khác nhau, trên nhiều loại đất khác nhau như: trồng theo băng, trồng theo đám, trồng theo rạch, trồng theo các công thức và mật độ khác nhau trên đất trống,… Bên cạnh những loài sinh trưởng tốt, có triển vọng gây trồng cũng còn nhiều những loài đã bộc lộ nhiều nhược điểm như sinh trưởng kém, chưa phù hợp với lập địa, khả năng thành rừng thấp, phương thức trồng chưa hợp lý,…
4.1.1. Tỉnh Quảng Bình.
Theo thống kê tỉnh Quảng Bình trồng rừng cây bản địa với 2 phương thức trồng chính là thuần loài và hỗn giao trên đất trống và trồng cục bộ theo rạch hoặc theo dải trên đất Ic. Phương thức trồng hỗn giao được áp dụng phổ biến là: Trồng hỗn giao 2 loài cây bản địa với nhau, hỗn giao theo hàng, hỗn giao theo băng trồng.
Tập đoàn loài cây bản địa trồng trên địa bàn tỉnh gồm 6 loài cây: Huỷnh, Vạng Trứng, Lát hoa, Muồng đen, Trầm hương và Gụ lau.
* Về tình hình sinh trưởng của cây bản địa.
- Phương thức trồng thuần loài trên đất trống đồi trọc:
Diện tích Muồng đen mật độ hiện hiện còn không cao, cây trồng sinh trưởng kém, rừng trồng thất bại. Nguyên nhân chính là do trồng trên lập địa kém, đất không còn tính chất đất rừng, độ che phủ của lớp thảm thực bì thấp, tầng đất bị xói mòn, tầng mùn không còn.
Diện tích Trầm hương trồng năm 2002 sinh trưởng tương đối tốt, tỷ lệ sống đạt 90%. Những diện tích này có lập địa tốt hơn, đất còn tính chất đất rừng, thực bì có độ che phủ cao. Thực bì chỉ thị là những loài cây ưa ẩm như lau lách, cỏ lào và một số cây bụi. Tầng đất dầy, độ ẩm cao.
Lát hoa trồng thuần loài mật độ 1.000 cây/ha, khả năng sinh trưởng chậm. Tỷ lệ sống còn không cao.
- Phương thức hỗn giao:
Phương thức hỗn giao cây bản địa sớm nhất và mang tính đại diện nhất là Lâm trường Ba Rền, những loài cây chủ yếu được trồng là Huỷnh, Lát, Trầm, Vạng. Trong đó Huỷnh, Vạng chiếm ưu thế và đã được đưa vào trồng từ năm 1980, trồng theo băng trên diện tích rừng nghèo kiệt, tình hình sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống cao.
Huỷnh hỗn giao với Lát hoa được đưa vào trồng năm 2001 với mật độ là 625 cây/ha sinh trưởng tương đối tốt và có tỷ lệ sống cao.
Vạng trứng là loài dễ trồng, sinh trưởng tốt. Theo thông kế thì Vạng trứng và Huỷnh là 2 loài có khả năng đưa vào trồng rừng kinh doanh gỗ lớn. Cây Huỷnh dù trồng hỗn giao với Vạng trứng hay với Lát hoa thì đều sinh trưởng tốt, tăng trưởng chiều cao là 0,9 m/năm và đường kính gốc 1cm/năm.