Sự Hấp Thụ Carbon Của Rừng Trồng Keo Lai Ở Địa Điểm Nghiên Cứu


t là thời gian

n độ dài luân kỳ trồng cây Keo lai

Khi NPV > 0 dự án có hiệu quả, phương án được chấp nhận

Khi NPV < 0 dự án không có hiệu quả, phương án không chấp nhận được.

IRR - Tỷ suất hoàn vốn nội tại ( Internal rate of return):

n

Là tỷ lệ thu hồi vốn nội tại hay còn gọi là tỷ suất hồi vốn nội tại, chỉ tiêu này cho biết khả năng thu hồi vốn của một dự án.

IRR = r khi NPV = 0 nghĩa là

Bt Ct

= 0 (2.4)

t 0 (1 r)t

Trong đó r là tỷ lệ chiết khấu

Nếu IRR > r dự án có lãi, có khả năng thu hồi vốn.

Nếu IRR ≤ r dự án không có lãi, không được chấp nhận.

- BCR – Tỷ lệ thu nhập trên chi phí (Benefit /cost ratio)

Là tỷ lệ thu nhập trên chi phí sau khi đã chiết khấu đưa về giá trị hiện tại. Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng đầu tư, tức là cho biết được mức độ thu nhập trên 1 đơn vị chi phí sản xuất.

Chỉ tiêu này cho phép so sánh và lựa chọn các phương án có qui mô và kết cấu đầu tư khác nhau, phương án nào có BCR lớn thì được lựa chọn.

BCR > 1 phương án đầu tư có lãi và chấp nhận.

BCR ≤ 1 phương án đầu không có lãi hoặc bị thua lỗ và không chấp nhận.

n

Bt

n

BCR =

t 1 (1 r)t

(2.5)

Ct

t 1 (1 r)t

2.3.3.3. Sự hấp thụ carbon của rừng trồng Keo lai ở địa điểm nghiên cứu

Tính toán lượng hấp thụ carbon

- Tổng hợp các số liệu, tính toán các chỉ tiêu sinh trưởng, sinh khối của rừng.

- Phân tích carbon ở các mẫu thực vật (cành, lá tươi, thân rễ, thảm mục).

- Tính toán lượng carbon có trong các thành phần sau như:


+ Carbon có trong các hợp chất hữu cơ không sống (gỗ khô, thảm mục).

+ Các bước tiến hành xác định sinh khối khô và hàm lượng carbon hấp thụ của rừng trồng Keo lai ở địa bàn nghiên cứu.

a) Xác định sinh khối khô

Xác định bằng phương pháp tủ sấy ở nhiệt độ 105OC. Mẫu được sấy trong khoảng thời gian 72 giờ liên tục đến khi đạt Lượng không đổi. Dùng cân phân tích có độ chính xác 10 - 3 gam để xác định Lượng của mẫu.

Tính toán sinh khối khô

Xác định hệ số chuyển đổi sinh khối tươi sang sinh khối khô (P): Dựa

trên các mẫu phân tích sinh khối tại phòng thí nghiệm, hệ số chuyển đổi từ sinh khối tươi sang sinh khô kiệt được tính theo công thức tổng quát sau:


Trong đó:

P Wdi

Wfi

(2.6)

Wdi là Lượng khô kiệt của mẫu tương ứng sấy ở nhiệt độ 105OC; Wfi là Lượng tươi của mẫu tương ứng trước khi sấy.

Sinh khối khô từng bộ phận (thân, cành, lá, rễ) của cây cá thể giải tích được xác định theo công thức:

Dwi = Fwi x Pi (2.7)

Trong đó: Dwi là sinh khối khô bộ phận tương ứng cây cá thể giải tích Fwi là sinh khối tươi của bộ phận tương ứng cây cá thể giải tích.

n

Sinh khối khô cây cá thể giải tích: Sinh khối khô cây cá thể giải tích (Bi) được tính bằng tổng sinh khối của các bộ phận của cây cá thể (gồm sinh khối khô của thân, cành, lá và rễ)

Bi ¦D¦Wi

i (2.8)


Sinh khối của thảm mục trên 1 ha được tính theo công thức:

TMi =

mi 10000 5

(kg/ha) (2.9)


Trong đó: TMi là sinh khối bộ phận (cành, lá rụng)


mi là tổng khối lượng bộ phận tương ứng

b) Xác định Lượng carbon trong sinh khối

Lượng carbon trong sinh khối của cây giải tích, thảm tươi cây bụi và thảm mục được tính toán dựa trên sinh khối khô và hàm lượng carbon trong sinh khối phân tích tại phòng thí nghiệm. Công thức tổng quát để tính Lượng carbon trong sinh khối như sau:

CS = C x B (2.10)

Trong đó:

CS là Lượng carbon trong sinh khối, thường tính bằng kg/cây; hoặc tấn/ha; C là hàm lượng carbon trong sinh khối, tính bằng %; và B là sinh khối khô.


CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1. Thực trạng trồng rừng Keo lai tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng

3.1.1. Điều kiện trồng rừng Keo lai tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

Xác định điều kiện trồng rừng Keo lai tại địa điểm nghiên cứu là tìm hiểu các yếu tố ngoại cảnh như đất đai, khí hậu tác động đến sinh trưởng cũng như năng suất của cây rừng nói chung và Keo lai nói riêng. Keo lai giống như các loài cây khác đều đòi hỏi những điều kiện về đất đai, khí hậu thích hợp để cây có thể thích ứng sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Dựa vào kết quả điều tra cho thấy huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng là huyện miền núi, có có địa hình khá phức tạp bị chia cắt mạnh bởi hệ thống núi cao kéo dài, có độ dốc lớn, tiêu biểu là ngọn Phja Dạ cao 1980m so với mực nước biển tạo nên các khu, các vùng địa hình khác nhau. Vùng thì núi non hiểm trở, vùng thì đồi núi xen kẽ các thung lũng nhỏ hẹp. Toàn huyện có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 1000m. Phía Tây Bắc của huyện có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với cấu trúc chủ yếu là đá vôi phong hóa mạnh, tạo ra nhiều hang động (Castơ). Phần phía Đông và phía Đông Nam là các dãy đồi thoải nhấp nhô liên tiếp nhau không theo hướng nhất định, khu vực trung tâm huyện tạo thành vùng thung lũng tương đối bằng phẳng.

Huyện Bảo Lạc có nhiều sông và suối nhỏ, các sông suối chủ yếu tập trung ở vùng lòng máng. Sông Gâm là con sông lớn nhất bắt nguồn từ vùng núi cao gần 2000m thuộc địa phận tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc vào Việt Nam qua địa phận huyện Bảo Lạc rồi chảy theo hướng Tây Nam qua Bảo Lâm sang tỉnh Hà Giang rồi về tỉnh Tuyên Quang. Lòng sông Gâm rộng và sâu, độ dốc lớn, tốc độ dòng chảy và lưu lượng nước lớn, lưu lượng nước bình quan là 1030m3/giây, lớn nhất là 2290m3/giây; tốc độ dòng chảy lớn nhất vào mùa mưa là 3,46m/ giây. Sông Neo bắt nguồn từ vùng núi Phja Oắc chảy theo hướng


Đông Bắc qua Đình Phùng, Huy Giáp - Nơi bắt nguồn của đập Thủy điện Nà Han, chảy xuống Nà Tồng - Hưng Đạo về Hồng Trị rồi đổ vào sông Gâm tại Thị trấn Bảo Lạc. Lòng sông Neo rộng trung bình 30m, độ sâu trung bình là 1,5m, lưu lượng nước và dòng chảy không ổn định.

Hệ thống sông suối là nguồn nước cho tưới tiêu, thủy lợi và sinh hoạt, cung cấp cá, tôm ... phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân, có giá trị và tiềm năng thủy điện.

Bảo Lạc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm chia làm hai mùa rò rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 9; mùa khô từ tháng 10 đến hết tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình của năm khoảng 22,20C trong đó nhiệt độ thấp nhất là vào tháng 12 và tháng giêng năm sau; nhiệt độ cao nhất là khoảng từ tháng 5 đến tháng 8, có lúc lên đến trên 390C. Số ngày mưa trung bình là 113,8 ngày/năm, lượng mưa trung bình hàng năm vào mức cao khoảng 1276 mm. Số giờ nắng trung bình năm là 1421 giờ.

Tọa độ địa lý

22°57′04″B 105°40′53″Đ

Độ cao so với mực nước biển (m)

1000

Số giờ nắng trung bình (giờ/năm)

1421

Nhiệt độ trung bình

22,2

Độ ẩm trung bình

81,80

Lượng mưa trung bình (mm)

1276

Độ dốc

5-250

Loại đất/đá

Faralit vàng nhạt

Độ dày tầng đất (cm)

> 50

Đá lẫn, đá lộ đầu

Trung bình

Thực bì

Rừng tự nhiên nghèo kiệt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Bảng 3.1. Tổng hợp thông tin về điều kiện tự nhiên tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng


(Trích nguồn khí hậu: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng - 2019)


Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy điều kiện tự nhiên tại khu vực nghiên cứu đất chủ yếu là đất feralit vàng trên phiến sét (Fs), độ dốc từ 5-250, thực bì trơ trọi, cỏ lông lợn thuộc rừng tự nhiên nghèo kiệt.

Trồng rừng sản xuất theo hướng tăng năng suất tại huyện Bảo Lạc thực sự được quan tâm chú ý. Các công tác triển khai thực hiện trồng rừng trong thực tế sản xuất đạt được những kết quả khả quan, việc lựa chọn cơ cấu cây trồng bước đầu đã theo định hướng sản phẩm, đã căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương để chọn loài và chọn giống. Trước giai đoạn 1998 chủ yếu là các loài cây như cây Mỡ với giống chưa được cải thiện, cho năng xuất thấp. Sau năm 1998 có giống mới được cải thiện thì trồng rừng bán thâm canh được quan tâm nên năng suất cao hơn như Keo lai, Keo tai tượng.

3.1.2. Tổng hợp các mô hình trồng rừng Keo lai

Trong những năm gần đây, công tác phát triển trồng rừng sản xuất ngày càng được quan tâm và phát triển nhanh, theo số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng, huyện Bảo lạc có tổng diện tích 92.073 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp: 16.916 ha, đất lâm nghiệp: 70.857 ha, đất chuyên dùng: 1.757 ha, đất ở: 435 ha.


Hình 3 1 Hiện trạng sử dụng đất theo phân loại đất tại huyện Bảo Lạc 1

Hình 3.1. Hiện trạng sử dụng đất theo phân loại đất tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng


Như vậy có thể thấy tại huyện Bảo Lạc, diện đất lâm nghiệp chiếm nhiều nhất (79%), công tác trồng rừng cũng được địa phương chú trọng phát triển, năm 2019 diện tích trồng rừng mới trên địa bàn huyện là: 532,8 ha.

Trồng rừng gỗ lớn, rừng nguyên liệu bằng giống cây Keo lai nuôi cấy mô đang là xu hướng sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và bền vững hiện nay.

Cây Keo lai có ưu điểm được lấy mẫu từ cây bố mẹ khỏe mạnh, có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt ở ngoài thực địa, được thông qua cải thiện giống về di truyền; cây bố mẹ có tán tròn đều, góc phân cành lớn, thân cây chính có độ thon thẳng và không cong queo. Trong quá trình hình thành cây con từ việc nuôi cấy mô cho ra những sản phẩm về điều kiện tốt nhất về cây con để phục vụ trồng rừng.

Với nguồn giống sạch được bảo quản trong phòng kỹ thuật, khi được đưa ra hiện trường trồng rừng, cây con ít bị sâu bệnh, cây sinh trưởng và phát triển nhanh, rút ngắn chu kỳ kinh doanh khoảng từ 4 - 7 năm cho gỗ làm nguyên liệu giấy, gỗ dăm; khoảng từ 8 - 12 năm cho gỗ lớn, gỗ xẻ, gỗ dân dụng đóng các đồ trang trí nội thất, ngoài trời.

Cây Keo lai chỉ cho 1 thân, không 2 thân như loài cây Keo lai hom nên giảm thiểu trong công việc nuôi dưỡng rừng như cắt tỉa thân trong việc tạo hóa sản phẩm rừng trong kinh doanh rừng nhiều tuổi để làm mục tiêu gỗ dân dụng, gỗ xẻ.

Cây con được đưa ra hiện trường trồng rừng về tỷ lệ sống đạt gần 100%, ít hao hụt trong quá trình trồng rừng và giảm chi phí trồng dặm sau khi nghiệm thu về trồng rừng.

Với những ưu điểm trên của cây Keo lai, huyện Bảo Lạc có diện tích rừng trồng Keo lai tương đối lớn, số liệu cụ thể như sau:


Bảng 3.2. Diện tích rừng trồng Keo lai tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

Đơn vị tính: ha


TT

Diện tích rừng trồng

Diện tích Keo lai

Tỷ lệ (%)

1

Bảo Toàn

654,38

348,20

53,21

2

Cô Ba

766,27

477,46

62,31

3

Cố Pàng

1672,69

227,49

13,60

4

Đình Phùng

564,19

258,85

45,88

5

Hồng An

306,20

76,24

24,90

6

Hồng Trị

883,20

634,14

71,80

7

Hưng Đạo

433,65

152,90

35,26

8

Hưng Thịnh

671,19

366,34

54,58

9

Huy Giáp

1421,10

164,42

11,57

10

Khánh Xuân

567,61

261,95

46,15

11

Kim Cúc

455,06

168,42

37,01

12

Phan Thanh

1064,24

92,06

8,65

13

Sơn Lập

685,06

381,65

55,71

14

Sơn Lộ

998,71

81,10

8,12

15

Thượng Hà

1566,82

201,18

12,84

16

Xuân Trường

1076,79

94,22

8,75

Tổng

13.787,16

3.986,62

28,92

(Nguồn: Hạt kiểm lâm Bảo Lạc, năm 2019)

Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy tổng diện tích rừng trồng là 13.787,16 ha trong đó diện tích trồng Keo lai là 3.986,62 ha chiếm 28,92 % tổng diện tích rừng trồng. Diện tích rừng trồng Keo lai ở các xã là khác nhau và không đều. Các xã Phan Thanh, Sơn Lộ và Xuân Trường có diện tích rừng trồng Keo lai là thấp nhất dưới 10%, Các xã Cố Pàng, Huy Giáp và Thượng Hà có diện tích trồng keo lại thấp thứ 2 đều dưới 15%. Các xã nêu trên phần lớn dân cư thưa thớt, đất rừng tự nhiên còn nhiều, đất rừng trồng chiến tỷ lệ thấp. Xã Hồng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022