Đánh giá hiệu quả một số mô hình trồng rừng tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng - 2


Hình 3.1. Hiện trạng sử dụng đất theo phân loại đất tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng 44

Hình 3.2. Cơ cấu carbon trong cá thể Keo lai 7 tuổi 60



Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

BCR

Tỷ số lợi ích (Benefit /Cost ratio)

HGĐ

Hộ gia đình

IRR

Tỷ suất hoàn vốn nội tại (Internal rate of return)

NPV

Giá trị hiện tại ròng (Net present Value)

OTC

Ô tiêu chuẩn

RTN

Rừng tự nhiên

TCN

Tiêu chuẩn ngành

TRSX

Trồng rừng sản xuất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả một số mô hình trồng rừng tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng - 2


MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề


Cùng với xu thế phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu lâm sản gỗ cho sản xuất và tiêu dùng ngày một tăng lên. Tình trạng khai thác gỗ rừng tự nhiên (RTN) quá mức là nguyên nhân chủ yếu làm giảm độ che phủ của rừng gây xói mòn rửa trôi đất. Trong những năm gần đây, diễn biến khí hậu trên toàn cầu thay đổi theo hướng bất lợi, hiện tượng nóng lên của trái đất, tình trạng hạn hán lũ lụt, ô nhiễm môi trường và sạt lở đất đang diễn ra ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất, đời sống của con người và có nguy cơ đe dọa đến sự sống trên trái đất. Đứng trước nguy cơ suy thoái về tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp như hiện nay, việc khuyến khích trồng rừng, chế biến và sử dụng gỗ rừng trồng đang được xem là một giải pháp hữu hiệu nhằm làm giảm áp lực về lâm sản gỗ lên RTN phục vụ cho nhu cầu phát triển. Vì vậy, việc phát triển trồng rừng sản xuất (TRSX) là một yêu cầu tất yếu của sự vận động và phát triển kinh tế mang tính xã hội hóa cao. Xác định được tầm quan trọng của việc TRSX, trong những năm qua Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới việc trồng rừng, đồng thời có nhiều chủ trương, định hướng, chính sách khuyến khích phát triển TRSX. Sản lượng và chất lượng gỗ rừng trồng phục vụ cho công nghiệp dăm giấy, chế biến mộc, mỹ nghệ phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu ngày càng tăng đưa lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tế quốc dân.

Bảo Lạc là một huyện vùng cao của tỉnh Cao Bằng, nơi có diện tích quy hoạch TRSX lớn trong tỉnh. Đặc biệt, Bảo Lạc là một trong những huyện có phong trào trồng rừng sản xuất phát triển mạnh. Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 72.827,8 ha chiếm 79,2%; tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất TRSX là 37.780,5 ha chiếm 51,9% diện tích đất lâm nghiệp. Trong những năm qua, cùng với các chính sách phát triển TRSX, sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức quốc tế, huyện Bảo Lạc đã triển khai thực hiện nhiều dự án trồng rừng góp phần tăng độ che phủ và cải thiện đời sống kinh tế cho người dân ở địa phương (Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng, 2019).


Bảo Lạc có nhiều diện tích rừng trồng sản xuất được xây dựng trong thời gian qua, tại đây các mô hình trồng rừng sản xuất cũng đã hình thành và khá đa dạng, trong đó đặc biệt chú trọng đến các mô hình dự án 661, xây dựng với nhiều quan điểm mới, thu hút được nhiều đối tượng tham gia vào công tác phát triển rừng góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội của huyện. Những năm gần đây, phong trào trồng Keo lai ở địa phương phát triển khá mạnh và đã đưa lại hiệu quả cao, góp phần cải thiện đời sống của các nông hộ rất đáng kể. Trồng và phát triển cây Keo lai tại Bảo Lạc - Cao Bằng là một chính sách đang được chính quyền địa phương và Nhà nước quan tâm và chú trọng. Cây Keo lai đang góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân địa phương và phát triển vùng kinh tế ở địa bàn nghèo như huyện Bảo Lạc. Việc trồng rừng nói chung và trồng cây Keo lai nói riêng đang mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương nhưng cho đến nay chưa có một công trình đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống về rừng trồng sản xuất tại huyện Bảo Lạc. Việc đánh giá kết quả trồng rừng sản xuất nhằm rút ra được các bài học kinh nghiệm và mô hình có triển vọng là rất cần thiết. Đây chính là lý do thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả một số mô hình trồng rừng tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng".

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá được kỹ thuật trồng rừng tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng trên cơ sở điều tra, đánh giá hiện trạng rừng trồng;

- Đánh giá được hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của một số mô hình rừng trồng tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

- Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển các mô hình rừng trồng phù hợp với điều kiện kinh doanh rừng bền vững trên địa bàn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.

3. Ý nghĩa của đề tài

* Ý nghĩa khoa học


Đề tài cung cấp một cách có hệ thống các cơ sở lý luận và thực tiễn trong đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của rừng trồng tại địa điểm nghiên cứu.

- Là tài liệu tham khảo cho việc đánh giá các mô hình trồng rừng tại các địa phương khác.

* Ý nghĩa thực tiễn

Các chỉ tiêu phân tích về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình trồng rừng ở khu vực nghiên cứu là cơ sở khoa học cho những đề xuất có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn trong việc phát triển rừng trồng Keo lai cho tỉnh Cao Bằng nói riêng và các vùng có điều kiện khí hậu tương tự Cao Bằng trên cả nước nói chung.


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Trên thế giới

Trồng rừng là 1 môn khoa học quan trọng trong công tác xây dựng rừng, nên các nhà khoa học ở các nước trên thế giới đã quan tâm nghiên cứu từ rất sớm, có thể điểm qua 1 số công trình nghiên cứu điển hình sau đây:

1.1.1. Những kết quả nghiên cứu về lập địa

Tập hợp kết quả nghiên cứu ở các nước vùng nhiệt đới, tổ chức Nông lương Quốc tế FAO đã chỉ ra rằng khả năng sinh trưởng của rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng nguyên liệu công nghiệp phụ thuộc rất rò vào bốn nhân tố chủ yếu liên quan đến điều kiện lập địa là: 1) khí hậu, 2) địa hình, 3) loại đất,

4) hiện trạng thực bì. Điển hình là các công trình nghiên cứu của Julian Evans (1974 và 1992) Pandey (1983), Golcalves J.L.M và cs (2004). Khi nghiên cứu đặc điểm đất ở Châu Phi, Julian Evans (1974) cho rằng đất đai ở vùng nhiệt đới rất khác nhau về độ dầy tầng đất, cấu trúc vật lý đất, hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng, phản ứng của đất (độ pH) và nồng độ muối. Vì thế, khả năng sinh trưởng của rừng trồng trên các loại đất ấy cũng khác nhau. Khi đánh giá khả năng sinh trưởng của loài Thông P. patula ở Swaziland, Evans, J (1974) đã chứng minh khả năng sinh trưởng về chiều cao của loài cây này có quan hệ khá chặt (R=0.81) với các yếu tố địa hình và đất đai. Khảo sát rừng trồng ở các điều kiện lập địa khác nhau, Pandey (1983) đã chỉ cho thấy Bạch đàn E. camaldulensis trồng ở vùng nhiệt đới khô với chu kỳ kinh doanh từ 10-20 năm thường chỉ đạt từ 5-10m3/ha/năm, nhưng ở vùng nhiệt đới ẩm thì có thể đạt tới 30m3/ha/năm. Rò ràng điều kiện lập địa khác nhau thì năng suất rừng trồng cũng khác nhau rò rệt.

Khi nghiên cứu về sản lượng rừng trồng Bạch đàn ở Brazil, Golcalves

J.L.M và cộng sự (2004) cho rằng năng suất rừng trồng là sự kết hợp thích hợp giữa kiểu gen với điều kiện lập địa và kỹ thuật canh tác. Ngoài ra, tác giả


còn chỉ cho thấy giới hạn của sản lượng rừng có liên quan đến các yếu tố môi trường theo thứ tự mức độ quan trọng sau đây: nước > dinh dưỡng > độ sâu tầng đất.

Dẫn theo Lê Đình Khả, 1999 Pinso và Nasi (1991) đã đánh giá Keo lai tại Sabah một cách tổng hợp và chỉ ra rằng: cây lai có ưu thế lai và ưu thế lai này có thể chịu sự ảnh hưởng của cả yếu tố di truyền lẫn điều kiện lập địa. Họ cũng thấy sinh trưởng của cây Keo lai tự nhiên đời F1 tốt hơn xuất xứ Sabah của Keo tai tượng, song kém hơn xuất xứ ngoại lai như Oriomo (Papua New Guinea) hoặc Claudie River (Quensland, Australia), còn sinh trưởng của những cây đời F2 trở đi thì không đồng đều so với trị số trung bình và còn kém hơn cả Keo tai tượng, mặc dầu một số cây xuất sắc có khá hơn.

Thông qua một số công trình nghiên cứu trên cho thấy việc xác định điều kiện lập địa phù hợp với từng loài cây trồng là rất cần thiết, đó là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng rừng trồng.

1.1.2. Những kết quả nghiên cứu về giống

Giống là một vấn đề quan trọng bậc nhất để nâng cao năng suất rừng trồng nên nhiều nước trên thế giới đã đi trước chúng ta nhiều năm về vấn đề cải thiện giống cây rừng và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Điển hình như ở Công Gô, bằng phương pháp lai nhân tạo đã tạo ra giống Bạch đàn lai (Eucalyptus hybrids) có năng suất đạt 35m3/ha/năm ở giai đoạn tuổi 7. Bằng con đường chọn lọc nhân tạo, Brazil đã chọn được giống Eucalyptus grandis đạt tới 55m3/ha/năm sau 7 năm trồng, ở Swaziland cũng đã chọn đựơc giống Pinuspatala sau 15 năm tuổi đạt 19m3/ha/năm (Pandey, 1983). Ở Zimbabwecũng đã chọn được giống E. grandis đạt từ 35-40m3/ha/năm, giống

E. urophyllađạt trung bình tới 55m3/ha/năm, có nơi lên đến 70m3/ha/năm (Campinhos và Ikenmori, 1988).

Keo lai là tên gọi tắt để chỉ giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (A. mangium) và Keo lá tràm (A. auriculiformis), giống lai này được Messrs Herburn và Shim phát hiện lần đầu tiên vào năm 1972 trong số những cây


Keo tai tượng được trồng ven đường ở Sook Telupid thuộc bang Sabah của Malaysia. Sau này Tham (1976) cũng coi đó là giống lai. Đến tháng 7 năm 1978 Pedgley đã xác nhận đó là giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm (dẫn theo Lê Đình Khả, 1999) .

Dẫn theo Phùng Nhuệ Giang (2008): Keo lai tự nhiên cũng được phát hiện ở Papua New Guinea (Griffin, 1988), ở Malaysia và Thái Lan (Kijkar, 1992). Ngoài ra, từ năm 1992 ở Indonesia đã bắt đầu có thí nghiệm trồng Keo lai từ nuôi cấy mô cùng Keo tai tượng và Keo lá tràm.

Keo lai còn được tìm thấy ở vườn ươm Keo tai tượng (lấy giống từ Malaysia) tại Trạm nghiên cứu Jon-Pu của Viện nghiên cứu lâm nghiệp Đài Loan (Kiang Tao et al, 1989) và khu trồng Keo tai tượng tại Quảng Châu- Trung Quốc (dẫn theo Lê Đình Khả, 1999).

Năm 1997 Somyos Kijkar, Montagu và các cộng sự (dẫn theo Vũ Tấn Phương, 2001đã nghiên cứu hình thái và sinh trưởng của Keo lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm tại Trung tâm giống cây rừng ASEAN và loài bố mẹ được trồng ở tại Thái Lan. Thí nghiệm được trồng ở 3 vị trí những cấp tuổi khác nhau như: 4,5; 6,5; 9,5 tuổi. Trong đó cấp tuổi ở 6,5 và 9,5 được trồng từ hạt cây Keo lai, còn lại ở cấp tuổi 4,5 được trồng bằng cây nhân giống vô tính có chọn lọc. Kết quả chỉ ra rằng đặc tính hình thái của cây lai được thể hiện tính trung gian giữa cây bố và cây mẹ. Sinh trưởng giữa các loài cây đó được biến đổi rất lớn trong 3 nhóm và với cây bố mẹ. Giống lai sinh trưởng nhanh hơn giống bố mẹ, cây lai vô tính sinh trưởng nhanh nhất.

1.1.3. Những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ

Mật độ trồng rừng ban đầu là một trong những biện pháp kỹ thuật lâm sinh quan trọng có ảnh hưởng khá rò đến năng suất rừng trồng. Vấn đề này đã có rất nhiều công trình nghiên cứu với nhiều loài cây khác nhau trên các dạng lập địa khác nhau, điển hình như: Công trình nghiên cứu của Evans, J.(1992), tác giả đã bố trí 4 công thức mật độ trồng khác nhau (2985 ;1680 ;1075 và 750 cây/ha) cho Bạch đàn E.deglupta ở Papua New Guinea, số liệu thu được sau 5

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí