Những Kết Quả Nghiên Cứu Về Ảnh Hưởng Của Biện Pháp Làm Đất


1.2.3. Những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của biện pháp làm đất

Trong những năm gần đây, việc áp dụng cơ giới trong trồng rừng, nhất là trồng rừng công nghiệp đã được các nhà lâm học quan tâm, điển hình là công trình nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2001), thông qua thí nghiệm cày ngầm để trồng Bạch đàn uro trên đất thoái hoá ở Phù Ninh (Phú Thọ), tác giả cho thấy năng suất của rừng Bạch đàn được trồng trên đất cày ngầm cao hơn nhiều so với nơi làm đất bằng thủ công, sau 8 tuổi ở nơi làm đất bằng cày ngầm trữ lượng cây đứng của Bạch đàn uro có thể đạt 16m3/ha/năm, nhưng nơi làm đất bằng thủ công chỉ đạt 5m3/ha/năm. Ngược lại, trên đất dốc chưa bị thoái hoá ở Đông Nam Bộ, Phạm Thế Dũng và cộng sự (2005 đã thử nghiệm 2 phương pháp làm đất thủ công và cơ giới để trồng rừng Keo lai, kết quả cho thấy khả năng sinh trưởng của Keo lai ở phương pháp làm đất thủ công lại tốt hơn phương pháp làm đất cơ giới, sau 3 năm tuổi ở công thức làm đất cơ giới chỉ đạt từ 8,74 - 8,87cm về đường kính và 9,82 - 9,92m về chiều cao, nhưng ở công thức làm đất thủ công lại đạt với các trị số tương ứng là 9,40-10,38cm và 11,33-11,71m. Tác giả có nhận xét rằng trên đất dốc còn tơi xốp, sử dụng cơ giới để xử lý thực bì, san ủi gốc cây và cày toàn diện sẽ làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi và thúc đẩy quá trình thoái hoá nhanh hơn. Vì vậy, phải tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai và địa hình để xác định phương pháp làm đất thích hợp.

Nghiên cứu của Lê Đình Khả, Hồ Quang Vinh (1998) cho thấy rằng cải thiện giống và các biện pháp kỹ thuật thâm canh khác đều có vai trò quan trọng trong tăng năng suất rừng trồng. Muốn tăng năng suất rừng trồng cao nhất phải áp dụng tổng hợp các biện pháp cải thiện giống và các biện pháp thâm canh khác. Kết hợp giữa giống được cải thiện với các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh mới tạo được năng suất cao trong sản xuất lâm nghiệp. Tại Cẩm Quỳ (Ba Vì -Hà Tây) khi được trồng ở điều kiện thâm canh (có cày đất và bón phân thích hợp) thì ở giai đoạn 2 năm tuổi Keo lai có thể tích thân cây 19,6 dm3/cây, ở công thức quảng canh có thể tích thân cây 4,7dm3/cây. Trong lúc các loài keo bố mẹ trồng cùng ở điều kiện thâm canh như vậy thể


tích thân cây chỉ đạt 2,7 - 6,1 dm3/cây, còn ở công thức quảng canh chỉ đạt thể tích thân cây 0,6 - 1,2dm3/cây.

1.2.4. Những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng và năng suất rừng trồng

Bón phân cho cây rừng cũng là một trong những biện pháp thâm canh ở nước ta đã được áp dụng trong khoảng 10-15 năm trở lại đây, bón phân nhằm bổ sung dinh dưỡng cho đất và hỗ trợ cho cây trồng sinh trưởng nhanh trong giai đoạn đầu. Đặc biệt, bón phân chuồng không những cải thiện được hoá tính mà còn cải thiện được lý tính của đất, nổi bật là công trình bón phân cho Keo lai ở Cẩm Quỳ (Ba vì-Hà Tây cũ) của Lê Đình Khả và cộng sự (1999). Ngày nay do nguồn phân hữu cơ có hạn, để bón cho rừng trồng thông thường là các loại phân khoáng tổng hợp như NPK, supe lân hoặc phân vi sinh hữu cơ... và thường được dùng để bón lót và bón thúc cho rừng trồng trong từ 1- 2năm đầu, có thể điểm qua một số công trình nổi bật nhất trong thời gian gần đây như công trình nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm (2001) , tác giả đã bố trí 14 công thức phân khác nhau cho Keo lai trồng trên đất phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, sau 2 năm tuổi kết quả cho thấy Keo lai sinh trưởng tốt nhất ở những công thức bón từ 150-200g NPK kết hợp với 100g phân vi sinh, trữ lượng cây đứng có thể đạt tới 26m3/ha/năm. Tiếp theo là công trình nghiên cứu của Nguyễn Đình Hải (2003) đã bố trí 8 công thức thí nghiệm bón lót khác nhau cho 3 giống Thông Caribeae (P. caribaea var bahamensis -1167; P.caribaea var hondurensis-1160 Và P. caribaea var hondurensis - giống Đại Lải) trên đất nghèo xấu ở Cẩm Quỳ (Ba Vì-Hà Tây cũ), kết quả thí nghiệm cho thấy sau từ 14-36 tháng tuổi cả 3 giống Thông trên đều sinh trưởng tốt ở công thức bón phân 200g P2O5/gốc. Trên đất phèn chua ở Thạnh Hoá (Long An) Phạm Thế Dũng (2003) , cũng đã thử nghiệm các công thức bón lót khác nhau cho các loài Bạch đàn E. camaldulensis E. tereticornis, kết quả cho thấy phân bón có ảnh hưởng khá rò rệt đến sinh trưởng của cả 2 loài Bạch đàn nói trên, đặc biệt ở công thức bón phân từ 50-100g NPK kết hợp với 50-100g P/gốc đã làm tăng lượng sinh trưởng về chiều cao từ 31-36% so với đối chứng ở giai


đoạn 3,5 tuổi. Trong một thí nghiệm khác với Keo lai trồng trên đất feralit vàng xám ở Tân Lập (Bình Phước), Phạm Thế Dũng (2004) cũng đã cho thấy Keo lai sinh trưởng tốt ở công thức bón lót gồm 100g NPK kết hợp với 500g vi sinh Sông Gianh/Gốc. Khảo sát 14 ô tiêu chuẩn của rừng trồng Bạch đàn uro từ 1,5-5 tuổi trên 6 địa điểm khác nhau, Nguyễn Đức Minh và cộng sự (2004) đã chỉ ra rằng hiệu lực của phân NPK bao giờ cũng cao hơn phân vi sinh hữu cơ hoặc supe lân bón riêng rẽ, bón 300gNPK/gốc có hiệu lực cao hơn bón 200g NPK/gốc và 100g NPK/gốc. Tương tự như vậy, khảo sát 14 ô tiêu chuẩn của rừng trồng Keo lai từ 1,5-5,5 năm tuổi ở 5 tỉnh khác nhau, tác giả cho thấy rừng trồng Keo lai được bón lót 100g NPK/gốc và bón thúc 100gNPK/gốc vào năm thứ 2 cho lượng tăng trưởng cao hơn rừng chỉ bón lót.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Ngô Đình Quế và cs (2004) đã xây dựng được quy phạm kỹ thuật bón phân cho 4 loài cây chủ yếu là Keo lai, Bạch đàn uro, Thông nhựa và Dầu nước trên cơ sở tập hợp các công trình nghiên cứu trước đây và nghiên cứu bổ xung. Ngoài ra, Lê Quốc Huy (2002) cũng đã nghiên cứu hoàn thiện công nghệ chế biến chế phẩm Rhizobium cho Keo lai, Keo tai tượng trong vườn ươm và rừng non nhằm nâng cao chất lượng cây con và năng suất rừng trồng.

Gần đây là công trình “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu” của Nguyễn Huy Sơn (2006) đã xây dựng thí nghiệm trồng rừng thâm canh Keo lai ở Đồng Hỷ - Thái Nguyên trong đó có thí nghiệm bón lót và bón thúc năm thứ 2 gồm: 100g NPK (5:10:3) + 400g VS+50g vôi bột/gốc, dự đoán sau 7-8 năm có thể đạt từ 25- 30m3/ha/năm. Cũng ở Đồng Hỷ - Thái Nguyên với một số loài Bạch đàn bón: 200g NPK (5:10:3) + 100VS + 50g vôi bột/hố, dự đoán sau 7-8 năm tuổi có thể đạt 25-30m3/ha/năm.

Đánh giá hiệu quả một số mô hình trồng rừng tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng - 4

Như vậy, bón phân cho rừng trồng là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh đã được tập trung nghiên cứu nhiều, hầu hết các tác giả đều thống nhất rằng phân bón có ảnh hưởng khá rò rệt đến khả năng sinh trưởng của các loài cây trồng, nhất là các loài cây trồng rừng nguyên liệu công


nghiệp. Tuy nhiên, mỗi loài cây trên mỗi dạng lập địa có nhu cầu phân bón khác nhau.

1.2.5. Những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ đến năng suất rừng trồng

Mật độ là một trong những yếu tố quyết định năng suất của rừng trồng, Mật độ quá cao sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng, nhưng mật độ thấp sẽ lãng phí đất, phải tốn công chăm sóc và diệt cỏ dại. Hơn nữa, mật độ thấp cành nhánh phát triển mạnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng gỗ nguyên liệu. Mật độ trồng ban đầu như thế nào thì có hiệu quả nhất? Vấn đề này phải căn cứ vào mục đích trồng rừng, đồng thời tuỳ thuộc vào lập địa nơi gây trồng. Theo kinh nghiệm ở một số công ty trồng rừng nguyên liệu hiện nay thường trồng từ 1660- 2500 cây/ha đối với các loài cây mọc nhanh và trung bình, mật độ này đã phải là tối ưu chưa? Câu hỏi này vẫn chưa có câu trả lời một cách có khoa học. Khi đánh giá rừng trồng Keo lai ở vùng Đông Nam Bộ, Phạm Thế Dũng và cộng sự (2004) đã khảo sát trên 4 mô hình có mật độ trồng ban đầu khác nhau là: 952; 1111; 1142 và 1666 cây/ha, kết quả phân tích cho thấy sau 3 năm trồng năng suất cao nhất ở rừng có mật độ 1666 cây/ha (21m3/ha/năm), năng suất thấp nhất ở rừng có mật độ 952 cây/ha (9,7m3/ha/năm). Tác giả cho rằng đối với Keo lai ở vùng Đông Nam Bộ nên trồng mật độ từ 1111-1666cây/ha là thích hợp nhất.

Quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh cung cấp nguyên liệu giấy ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã quy định cho một số loài Thông, Keo lá to và Bồ Đề mật độ trồng từ 1200-1500cây/ha, Bạch đàn là 1000cây/ha, quy trình trồng rừng thâm canh Bạch đàn E. urophylla cũng quy định mật độ trồng từ 1110- 1660cây/ha. Quy phạm kỹ thuật trồng rừng Tếch quy định trồng thuần loài từ 200-2500cây/ha, trồng xen có thể trồng từ 1000-1250cây/ha (Vụ KHCN&CLSP) (2001). Tuy các quy trình quy phạm trên đây đã quy định các loại mật độ cụ thể cho một số loại rừng trồng thâm canh, nhưng cũng chỉ mang tính chất tạm thời, nó còn phụ thuộc rất nhiều vào từng loại đất và từng loại giống mới đã được cải thiện và bổ sung,...


Để xác định mật độ trồng thích hợp trên loại đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét ở khu vực Bắc Trung Bộ là công trình “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu” của Nguyễn Huy Sơn (2006) đã bố trí thí nghiệm 3 loại mật độ: 1330cây/ha (3x2,5m); 1660cây/ha (3x2m) và 2500cây/ha (2x2m), giống hỗn hợp của các dòng Keo lai BV5; BV10 và BV33, nhân giống bằng phương pháp giâm hom. Qua thống kê sau 1 năm trồng tỷ lệ sống khá cao, đạt từ 98% - 100%, sau 2 năm tỷ lệ sống ở các công thức thí nghiệm đều giảm những vẫn đạt từ 91,67%- 93,52%. Số liệu sinh truởng và kết quả phân tích phương sai cho thấy sau 1 năm mật độ trồng đã bắt đầu có ảnh hưởng rò đến khả năng sinh trưởng cả về đường kính, chiều cao và đường kính tán của Keo lai (Ftt>F05), sau 2 năm tuổi sự ảnh hưởng này càng thể hiện rò hơn (Ftt>F05), tốt nhất thuộc về mật độ 1330cây/ha, tiếp theo ở mật độ 1660cây/ha và kém nhất ở mật độ 2500cây/ha. Cũng nghiên cứu về mật độ trồng rừng với mục tiêu nguyên liệu dăm giấy, Nguyễn Huy Sơn (2006) đã bố trí thí nghiệm mật độ trên đất phù sa cổ tại Đồng Nơ (Bình Phước) gồm 3 công thức: 1100cây/ha (3x3m), 1660 cây/ha (3x2m), 2220 cây/ha (3x1,5m), cây con được nhân giống bằng phương pháp giâm hom hỗn hợp của các dòng TB03 và TB12 với tỷ lệ 1:1:1:1. Xử lý thực bì và làm đất băng phương pháp cơ giới, cày toàn diện sâu 25cm, cày rạch hàng sâu 40cm, bón lót đồng nhất 200g NPK+100g vi sinh. Sau 24 tháng tuổi tỷ lệ sống giữa các công thức mật độ biến động từ 86,46- 97,90%. Cao nhất ở mật độ 1100cây/ha và giảm dần theo chiều tăng của mật độ, thấp nhất ở mật độ 2220cây/ha. Khả năng sinh trưởng đường kính và chiều cao giữa các công thức mật độ sau 24 tháng tuổi đã khác nhau rò rệt (Ft>F05), cao nhất ở mật độ 1100cây/ha với đường kính đạt 7,72cm, chiều cao 8,79m, tiếp theo là mật độ 1660cây/ha có các trị số tương ứng là 6,46cm và 7,40m, hấp nhất là mật độ 2220cây/ha có các trị số tương ứng là 5,58cm và 7,12m. Như vậy, mật độ có ảnh hưởng khá rò đến khả năng sinh trưởng và năngsuất rừng trồng.

1.2.6. Những kết quả nghiên cứu về chính sách, kinh tế và thị trường


Cùng với đổi mới chiến lược phát triển lâm nghiệp, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các chính sách về quản lý rừng và đất lâm nghiệp như: Luật đất đai 2003, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004; về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp; các chính sách về đầu tư, tín dụng như luật Khuyến khích đầu tư trong nước, nghị định 43/1999/NĐ-CP, nghị định 50/1999/NĐ- CP, tín dụng ưu đãi, tín dụng thương mại, chính sách thuế, chính sách hưởng lợi... Các chính sách trên đã có tác động mạnh tới phát triển sản xuất lâm nghiệp, đặc biệt là trồng rừng sản xuất.

Nhìn chung, những nghiên cứu về kinh tế và chính sách phát triển trồng rừng sản xuất ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã được quan tâm nhiều hơn, song cũng mới chỉ tập trung vào một số vấn đề như: phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của cây trồng, sử dụng đất lâm nghiệp và một số nghiên cứu nhỏ về thị trường. Có thể kể đến các nghiên cứu của các tác giả:

Vò Nguyên Huân (1997), đánh giá hiệu quả giao đất, giao rừng ở Thanh Hoá; từ việc nghiên cứu các loại hình chủ rừng sản xuất đưa ra khuyến nghị các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nội lực của chủ rừng trong quản lý và sử dụng bền vững. Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra những khó khăn và hạn chế của chính sách giao đất khoán rừng đồng thời đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giao đất lâm nghiệp và khoán bảo vệ rừng.

Đỗ Doãn Triệu (1997) với nghiên cứu xây dựng một số luận cứ khoa học và thực tiễn góp phần hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào trồng rừng nguyên liệu công nghiệp.

Lê Quang Trung và cộng sự (2000) đã nghiên cứu và phân tích các chính sách khuyến khích trồng rừng Thông nhựa đã đưa ra 10 khuyến nghị mang tính định hướng để phát triển loại rừng này.

Vũ Long (2000) đã đánh giá hiệu quả sử dụng đất sau khi giao và khoán đất lâm nghiệp ở các tỉnh miền núi phía Bắc; Đỗ Đình Sâm, Lê Quang Trung (2003) đã đánh giá hiệu quả trồng rừng công nghiệp ở Việt Nam.


Phạm Xuân Phương (2003) đã rà soát các chính sách liên quan đến rừng như chính sách về đất đai, đầu tư tín dụng. Tác giả cũng chỉ rò các chủ trương, chính sách là rất kịp thời và có ý nghĩa nhưng trong quá trình triển khai thực hiện còn gặp nhiều bất cập. Tác giả cũng định hướng hoàn thiện các chính sách để có quy hoạch tổng thể cho vùng trồng rừng nguyên liệu, chủ rừng có thể vay vốn trồng rừng đảm bảo có lợi nhuận, đảm bảo rừng được trồng với tập đoàn giống tốt.

Nguyễn Xuân Quát và cộng sự (2003) đã đánh giá thực trạng trồng rừng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản trong thời gian qua; Vò Đại Hải, Nguyễn Xuân Quát (2005) đánh giá thực tế triển khai thực hiện chính sách về quyền hưởng lợi (QĐ 178).

Nghiên cứu thị trường lâm sản cũng được nhiều tác giả quan tâm vì đây là vấn đề có quan hệ mật thiết tới trồng rừng, có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu như sau:

Nguyễn Văn Tuấn (2004) đã nghiên cứu hiện trạng và xu hướng phát triển thị trường gỗ nguyên liệu giấy vùng Trung tâm Bắc Bộ;

Ngô Văn Hải (2004) , trong nghiên cứu về yếu tố đầu vào và đầu ra trong sản xuất nông lâm sản hàng hoá ở miền núi phía Bắc, tác giả đã phân tích những lợi thế cũng như bất lợi và hiệu quả của sản xuất nông sản hàng hoá ở miền núi.

Vò Đại Hải (2005) tiến hành nghiên cứu về thị trường lâm sản rừng trồng miền núi phía Bắc đã tổng hợp nên các kênh tiêu thụ gỗ rừng trồng cũng như lâm sản ngoài gỗ. Tác giả cũng chỉ ra rằng để phát triển thị trường lâm sản rừng trồng cần phát triển công nghệ chế biến lâm sản cũng như hình thành được phương thức liên doanh liên kết giữa người dân và xí nghiệp lâm nghiệp.

Năm 2004, Peter Core, giám đốc Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế của ACIAR (Australian Centre for International Agricultural Research) cùng các cộng sự đã nghiên cứu Keo lai ở Việt Nam. Kết quả chỉ ra rằng sinh trưởng của Keo lai nhanh hơn hai loài keo bố mẹ. Việc nhân giống Keo lai và chương


trình tuyển chọn giống có ý nghĩa cho việc trồng rừng thương mại của các loài keo. Báo cáo chỉ ra rằng năng suất của cây keo bình thường là 12m3/năm thì Keo lai là 22m3/năm trong cùng một điều kiện, ở miền Nam có thể đạt 30m3/năm và luân kỳ khai thác ngắn hơn 2-3 năm, nghĩa là Keo lai có thể trồng 5 năm đã được khai thác, còn loài keo khác là 7 năm.

Đỗ Đình Sâm và các cộng sự (2001), đã tính toán hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai. Kết quả cho thấy ở vùng Trung tâm các chỉ tiêu NPV và IRR đều thể hiện kinh doanh có lãi, IRR = 9%, ở các tỉnh Đông Nam Bộ tỷ lệ lãi suất nội tại IRR đạt khá cao khoảng từ 17% - 19%. Tác giả đã đưa ra nhận định rằng, với chi phí trồng rừng như thời điểm nghiên cứu, nếu năng suất rừng trồng bình quân không đạt trên 15m3/ha/năm thì tỷ suất nội tại của vốn đầu tư sẽ không đạt được như các mức đã tính toán.

Đặng Văn Dung (2008) , đã tiến hành nghiên cứu "Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế, xã hội của việc trồng Keo lai làm nguyên liệu giấy tại Đắc Lắk và Đắc Nông", đưa ra kết quả như sau: Về hiệu quả kinh tế, lợi nhuận ròng (NPV) và Tỷ suất thu hồi vốn IRR sau luân kỳ kinh doanh 6 năm ở Cư K'Róa là 17,76 triệu, IRR là 27,87%; Đăk Rồ là 21,77 triệu, IRR là 32,58%; Quảng Khê là 8,8 triệu, IRR là 17,5%. Hiệu quả xã hội, tác giả đưa ra kết luận là một luân kỳ trồng rừng Keo lai 6 năm ở Cư K'Róa tạo ra 303 công/ha, Đăk Rồ là 275 công/ha và Quảng Khê là 356 công/ha.

Ngô Quế cùng các cộng sự (2009) đã tiến hành nghiên cứu phân hạng đất và hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo lai ở một số vùng sinh thái của nước ta, đề tài đã đưa ra một số kết quả sau: doanh thu trung bình 25.050.000đ/ha, lợi nhuận ròng đạt trung bình 3.350.000đ/ha/năm, tỷ lệ hoàn vốn là 27,16% và hiệu suất đầu tư là 2,82 lần ở cấp đất 1.Vùng Bắc Trung Bộ cho doanh thu trung bình là 26.700.000đ/ha, lợi nhuận ròng đạt trung bình 3.550.000đ/ha/năm, tỷ suất hoàn vốn là 32,67% và hiệu suất đầu tư là 2,99 lần. Vùng Tây Nguyên cho doanh thu trung bình là 80.200.000đ/ha, lợi nhuận ròng đạt trung bình 5.200.000đ/ha/năm, tỷ lệ hoàn vốn là 39,40% và hiệu suất đầu tư là 3,34 lần cho một luân kỳ kinh doanh 7 năm, vùng Đông Nam Bộ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022