Hình Thức Sở Hữu Tư Nhân Đối Với Rừng Sản Xuất Là Rừng Trồng

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG QUYỀN SỞ HỮU RỪNG Ở VIỆT NAM

2.1 Hình thức sở hữu tư nhân đối với rừng sản xuất là rừng trồng

2.1.1 Cơ sở xác lập

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sẽ được Nhà nước công nhận là chủ sở hữu RSX là rừng trồng nếu như đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

Thứ nhất, vốn bỏ ra để trồng RSX là rừng hoặc tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng rừng hoặc tiền nộp cho Nhà nước khi được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước. Hiểu đơn giản là vốn do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư – đây có thể là vốn tự có của họ, vốn đi vay từ các tổ chức tín dụng, vốn liên doanh, liên kết giữa các tổ chức kinh tế với nhau mà không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

Thứ hai, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải đảm bảo có giấy tờ chứng minh theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc pháp luật về đầu tư. Quy định loại giấy tờ nào tùy thuộc vào từng đối tượng chủ rừng45.

Đối với tổ chức kinh tế, ngoài các tổ chức kinh tế trong nước, pháp luật còn cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam được sở hữu RSX là rừng trồng khi có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy chứng nhận đầu tư để trồng RSX theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Đối với hộ gia đình có nhu cầu sở hữu RSX là rừng trồng sinh sống trên địa bàn thuộc cấp xã nơi có rừng nếu họ có giấy tờ chứng nhận hợp pháp xác định Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để trồng RSX; giấy tờ về giao RSX là rừng trồng; hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế đối với RSX là rừng trồng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật; bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu RSX là rừng trồng đã có hiệu lực pháp luật thì được cấp Chứng nhận quyền sở hữu RSX là rừng trồng.

Đối với cá nhân là công dân Việt Nam muốn trở thành chủ sở hữu rừng phải đáp ứng các điều kiện tương tự như đối với hộ gia đình. Bên cạnh đó, pháp luật cũng không hạn chế quyền được sở hữu RSX là rừng trồng của người Việt Nam định cư tại nước ngoài, cá nhân nước ngoài có dự án trồng RSX tại Việt Nam với những yêu cầu về thủ tục áp dụng như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.


45 Điều 33 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

Có thể thấy, việc quy định rõ ràng về thủ tục công nhận quyền sở hữu RSX là rừng trồng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bỏ vốn trồng rừng là một điểm tiến bộ của Luật BVPRT 2004, đây là cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các chủ rừng đồng thời là chủ sở hữu rừng.

So với Luật BVPTR 1991 chỉ quy định một cách căn bản "Rừng được gây trồng trên đất được Nhà nước giao không phải bằng vốn của Nhà nước, thì sản phẩm thực vật rừng thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân bỏ vốn.46", Luật BVPTR hiện hành đã có những thay đổi đáng kể cho phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước. Từ chỗ chỉ căn cứ vào nguồn gốc vốn để cho phép tư nhân được sở hữu rừng không phân biệt đó là RPH, RĐD hay RSX thì đến Luật BVPTR hiện hành thông qua việc

phân loại rõ ràng hơn về các loại rừng, đặc biệt là ba loại RSX bao gồm RSX là rừng tự nhiên, RSX là rừng trồng và RSX là rừng giống đã quy định cụ thể cho phép các đối tượng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư được sở hữu một loại rừng duy nhất là RSX là rừng trồng, quy định như vậy là hợp lý với mục tiêu sử dụng của từng loại rừng.

Phạm vi sở hữu của chủ sở hữu rừng cũng được mở rộng không chỉ thực vật rừng và các sản phẩm từ thực vật rừng mà còn sở hữu đối với vật nuôi, tài sản gắn liền với đất rừng do chủ chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê đất để trồng rừng47. Chủ rừng đầu tư phát triển RSX là rừng trồng trên đất được Nhà nước giao hay cho thuê để trồng rừng đều được công nhận là chủ sở hữu RSX là rừng trồng thay vì trước đây chỉ áp dụng với hình thức giao đất để trồng rừng, sự thay đổi này góp phần thu hút nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành

lâm nghiệp khi tạo cho họ cơ hội được sở hữu RSX là rừng trồng ở Việt Nam.

2.1.2 Phương thức thực hiện quyền sở hữu tư nhân đối với RSX là rừng trồng

Với tư cách là một chủ rừng, chủ sở hữu RSX là rừng trồng có những quyền và nghĩa vụ chung như những chủ rừng khác được quy định tại Điều 59 và Điều 60 Luật BVPTR. Chủ sở hữu RSX là rừng trồng được hỗ trợ kỹ thuật, vốn để sử dụng rừng ổn định, lâu dài, kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, nghiên cứu khoa học, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Bên cạnh đó, chủ sở hữu RSX là rừng trồng cần sử dụng rừng đúng theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt kèm theo các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn vốn rừng và thực hiện các nghĩa vụ tài chính (nộp thuế, tiền sử dụng đất…) đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.


46 Điều 3 Luật BVPTR 1991

47 Khoản 5 Điều 3 Luật BVPTR

Ngoài các quyền lợi được hưởng như các chủ rừng khác, chủ sở hữu RSX là rừng trồng được pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng quy định thêm các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản của mình. Cụ thể48:

Chủ sở hữu RSX là rừng trồng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận quyền sở hữu RSX là rừng trồng bằng hình thức ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong hồ sơ địa chính của địa phương49. Đây là một trong những điểm khác biệt quan trọng dùng để phân biệt giữa chủ rừng đồng thời là chủ sở hữu RSX là rừng trồng với các loại chủ rừng còn lại không được công nhận quyền sở hữu rừng mà chỉ được thừa nhận quyền sử dụng rừng.

Khác với các chủ rừng được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng chỉ được sở hữu cây trồng, vật nuôi do chủ rừng đầu tư thêm trong quá trình quản lý rừng, chủ sở hữu RSX là rừng trồng tự bỏ vốn trồng rừng trên diện tích đất được giao, được cho thuê hoặc nhận chuyển nhận quyền sở hữu RSX là rừng trồng nên họ được sở hữu toàn bộ cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất trồng rừng. Hơn nữa, chủ sở hữu rừng được tự quyết định tuổi khai thác rừng trồng, thủ tục khai thác, tự chủ trong việc thực hiện tận thu lâm sản, các sản phẩm khai thác từ rừng trồng của chủ rừng được tự do lưu thông trên thị trường trong khi các chủ rừng chỉ có quyền sử dụng rừng phải thông qua các cơ quan có thẩm quyền thay mặt Nhà nước quyết định việc khai thác, tận thu rừng.

Về các quyền giao dịch, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sở hữu rừng được phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sở hữu RSX là rừng trồng; được thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị RSX là rừng trồng tại tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam; được góp vốn bằng giá trị RSX là rừng trồng với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; được hưởng giá trị tăng thêm từ rừng khi nhận chuyển nhượng RSX là rừng trồng từ tay chủ rừng khác.

Chủ sở hữu rừng còn được cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuê rừng để kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường, đầu tư nghiên cứu khoa học theo quy chế quản lý rừng. Trong trường hợp chủ sở hữu rừng là cá nhân (công dân Việt Nam sinh sống trong nước hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài) thì họ được phép để thừa kế là quyền sở hữu RSX là rừng trồng theo quy định của pháp luật dân sự. Ngoài ra, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư để thực hiện các biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, tạo thành RSX trên đất không có



48 Chương 5 Luật BVPTR

49 Khoản 8 Điều 3 Luật BVPTR

rừng được Nhà nước giao, cho thuê thì cũng được công nhận là chủ sở hữu rừng và có đầy đủ các quyền lợi nêu trên50.

Trường hợp Nhà nước giao rừng, giao đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê để trồng rừng thì ngoài quyền của chủ sở hữu đối với RSX là rừng trồng, chủ rừng còn được Nhà nước trao quyền sử dụng đất rừng lâm nghiệp. Khi đó, chủ sở hữu RSX sẽ đồng thời là người sử dụng đất, được phép chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Pháp luật quy định nghĩa vụ của chủ sở hữu RSX là rừng trồng như sau:

Khi khác thác rừng trồng chủ sở hữu rừng phải báo trước mười (10) ngày làm việc cho Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi có rừng biết51, trong trường hợp rừng đó là rừng trồng cây gỗ quý, hiếm thì khi khai thác phải thực hiện theo quy định của Chính phủ52. So với rừng trồng thuộc sở hữu tư nhân, quy định về khai thác RSX là rừng trồng nhưng có vốn từ ngân sách Nhà nước và RSX là rừng tự nhiên nghiêm ngặt hơn nhiều, chủ RSX là rừng trồng có vốn từ ngân sách Nhà nước phải lập hồ sơ khai thác trình cơ quan có thẩm quyền duyệt nguồn vốn quyết định, đối với RSX là rừng tự nhiên, tùy vào loại chủ rừng mà có những yêu cầu khác nhau, ví dụ53:

Chủ rừng là tổ chức: phải phải có phương án điều chế rừng (hoặc phương án quản lý rừng bền vững) và thiết kế khai thác được Sở NNPTNT phê duyệt.

Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn: phải có kế hoạch quản lí, bảo vệ và sản xuất, kinh doanh rừng có phương án khai thác rừng do UBND cấp huyện phê duyệt hoặc ủy quyền cho phòng chức năng của cấp huyện phê duyệt phương án khai thác rừng.

Sau khi khai thác, chủ sở hữu rừng phải trồng lại rừng vào thời vụ trồng rừng ngay sau đó hoặc thực hiện biện pháp tái sinh tự nhiên trong quá trình khai thác54. Nếu chủ rừng muốn kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp trong khu rừng của mình thì cần đảm bảo sử dụng không quá 40% diện tích đất không có rừng là đất rừng ngập mặn hoặc không quá 30% diện tích đất không có rừng là đất RSX không phải là đất ngập mặn để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; được


50 Khoản 3 Điều 72 Luật BVPTR

51 Điểm b Khoản 2 Điều 40 Quy chế quản lý rừng được ban hành kèm Quyết định 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/8/2006 về việc ban hành Quy chế quản lý rừng (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 34/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/6/2011 (Quy chế quản lý rừng)

52 Điểm a Khoản 2 Điều 57 Luật BVPTR

53 Điều 39, 40 Quy chế quản lý rừng

54 Điểm a, c Khoản 2 Điều 57 Luật BVPTR

trồng xen cây nông nghiệp dưới tán rừng nhưng không làm ảnh hưởng tới mục đích sử dụng chính của rừng55. Những loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nguồn gen động vật rừng quý, hiếm sinh trưởng trong rừng thuộc sở hữu tư nhân được quản lý, bảo vệ theo quy định của Chính phủ, chủ sở hữu rừng không có quyền sở hữu đối với những đối tượng này. Mặt khác, khi khai thác các loài loài động vật rừng hoang dã tuy không nằm trong danh mục động vật rừng quý, hiếm nhưng việc

săn, bắt, bẫy, nuôi nhốt phải theo quy định của Bộ NNPTNT và phải thực hiện theo đúng quy định trong giấy phép đã được cấp56.

Như vậy, chủ sở hữu RSX là rừng trồng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình một cách trực tiếp thông qua các hoạt động quản lý, sử dụng, phát triển rừng và các quyền chiếm hữu, sử dụng định đoạt. Điều này hoàn toàn khác biệt với một chủ sở hữu rừng khác là Nhà nước, qua việc giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để trồng rừng để thực hiện quyền sở hữu một cách gián tiếp qua hoạt động cụ thể của các chủ rừng thông thường.

2.1.3 Thực trạng quyền sở hữu tư nhân đối với RSX là rừng trồng

Về mặt pháp lý, Nhà nước đã trao quyền sở hữu rừng cho tư nhân, đây là điều kiện thuận lợi để các chủ rừng tự do khai thác lợi ích và phát triển rừng theo những kế hoạch riêng. Tuy vậy trên thực tế, việc các cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức sở hữu RSX là rừng trồng không nhiều khi diện tích RSX là rừng trồng chỉ có khoảng 2,65 triệu ha (chiếm khoảng 19% tổng diện tích rừng), trong đó một diện tích không nhỏ đã thuộc sở hữu Nhà nước. Mặt khác, nhìn vào cơ cấu chủ rừng phân theo diện tích quản lý không hề có số liệu thống kê của chủ rừng là cá nhân, chủ rừng là các tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp nhà nước) cũng quản lý một diện tích khá

khiêm tốn khoảng 6%57. Không chỉ ở Việt Nam, mà ở các quốc gia quy định nhiều

hình thức sở hữu rừng cũng phổ biến tình trạng chênh lệch giữa diện tích sở hữu rừng của Nhà nước và diện tích sở hữu rừng của tư nhân. Ví dụ: tại quốc gia châu Mỹ Bazil tư nhân chỉ sở hữu 10% diện tích rừng cả nước, con số này là 6,5% tại Canada. Ngược lại, có những quốc gia đứng đầu thế giới về trữ lượng gỗ như Mỹ hay Trung Quốc rừng thuộc sở hữu tư nhân khá lớn, trên 50% tổng diện tích rừng58. Sau 10 năm thực hiện Luật BVPTR 2004, với nhiều chính sách, kế hoạch khuyến khích người dân bỏ vốn đầu tư vào RSX trong giai đoạn 2007-201559, tốc


55 Điều 42 Quy chế quản lý rừng

56 Điều 46 NĐ 23/2006/NĐ-CP

57 Phụ lục 1: Cơ cấu chủ rừng phân theo diện tích quản lý - Quyết định 3322/QĐ-BNN-TCLN của Bộ trưởng Bộ NNPTNT ngày 28/7/2014 công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2013 (Phụ lục 1)

58 Phụ lục 2

59 Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/9/2007 quyết định một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/12/2011) (QĐ 147/2007/QĐ-TTg)

độ tăng quy mô của RSX do tổ chức kinh tế tư nhân, hộ gia đình, cá nhân quản lý vẫn tương đối thấp, chỉ tăng 1 triệu ha RSX60. Trong các loại RSX, Nhà nước chỉ công nhận quyền sở hữu RSX là rừng trồng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư do vậy, trên thực tế, rừng thuộc sở hữu tư nhân ở Việt Nam chiếm một diện tích rất nhỏ.

Năm 2012, UBND tỉnh Quảng Nam lên kế hoạch trồng 16,5 ha cây Sao đen với ước tính chi phí cụ thể (Việt Nam Đồng) cho một ha rừng như sau61:

1

Vật tư (cây giống, phân bón, vận chuyển, công cụ)

4.831.000

2

Nhân công

14.381.966

3

Chăm sóc (2013-2017)

24.914.010


Tổng chi phí cho 1 ha

44.126.976


Tổng chi phí cho 16,5 ha

728.095.098

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam - 4


Đây là ví dụ minh họa cho một kế hoạch trồng rừng cụ thể tại một địa phương, tuy không phải là diện tích RSX thuộc sở hữu tư nhân nhưng căn cứ vào những số liệu trên có thể suy ra những khó khăn, bất cập mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải đối mặt khi có dự án đầu tư vào RSX là rừng trồng. Trước hết, để sở hữu RSX là rừng trồng, các chủ rừng phải bỏ một số vốn rất lớn để mua vật tư, thuê nhân công trồng, chăm sóc rừng trên diện tích đất RSX được giao, được cho thuê (trừ những trường hợp nhận chuyển nhượng RSX là rừng trồng đã có sẵn từ chủ sở hữu rừng khác thì vốn đầu tư bỏ ra để nhận chuyển nhượng RSX là rừng trồng) – nếu trồng 16,5 ha Sao đen họ phải bỏ ra gần 730 triệu đồng trong suốt quá trình nuôi trồng - đây là cản trở lớn nhất đối với các chủ rừng, đặc biệt là hộ gia đình, cá nhân khi muốn trở thành chủ sở hữu rừng nhưng thiếu một nguồn vốn ổn định và lâu dài, gây là tình trạng nhiều chủ rừng đã lao động, sản xuất lâu năm trên diện tích RSX là rừng trồng song vẫn không được công nhận là chủ sở hữu rừng.

Thời gian sinh trưởng của cây rừng tương đối dài, từ lúc bắt đầu gieo trồng tới khi đạt được tiêu chuẩn khai thác mất từ 5-10 năm cho các giống cây thông thường, với Sao đen là 7 năm; ngoài ra chủ rừng phải đảm bảo về diện tích nuôi trồng mới có thể thu được lợi nhuận từ rừng.

Lượng vốn bỏ ra nhiều, thời gian thu hồi vốn lâu, không thể tính toán chính xác được hiệu quả đầu tư nếu như không xây dựng được một kế hoạch phù hợp, chưa kể đến khâu chăm sóc theo từng giai đoạn, đảm bảo kỹ thuật lâm nghiệp, thị trường



60 Xem thêm Quyết định 1970/QĐ/BNN-KL của Bộ trưởng Bộ NNPTNT ngày 06/7/2006 công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2005.

61 Quyết định số 2495/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ngày 31/7/2012 phê duyệt dự toán trồng 16,5 ha cây Sao đen giai đoạn 2012-2017

đầu ra, nguy cơ bị thu hồi rừng phục vụ cho mục đích công cộng…là những nguyên nhân khiến nhiều hộ gia đình, cá nhân không thể có cơ hội sở hữu RSX là rừng trồng. Mặt khác, chủ sở hữu RSX là rừng trồng được tự do quyết định phương án trồng và khai thác rừng nhưng đa phần các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân không hiểu biết nhiều về kỹ thuật lâm nghiệp khiến cho hiệu quả kinh tế của rừng cũng như chất lượng rừng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Đối với các tổ chức kinh tế, thường là các công ty lâm nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận với RSX là rừng trồng hơn so với hộ gia đình, cá nhân. Trên thực tế diện tích rừng các công ty lâm nghiệp sở hữu cũng chiếm ưu thế hơn cả, song tình trạng các dự án đầu tư chậm tiến độ, doanh nghiệp hủy dự án do thiếu vốn đầu tư, không chăm sóc và bảo vệ rừng vẫn còn khá phổ biến ở các tỉnh Tây Nguyên62, miền Trung63 nước ta.

Sự không đồng nhất giữa chế độ pháp lý đối với tài nguyên rừng và chế độ pháp lý đối với đất rừng, đất đai luôn thuộc sở hữu Nhà nước trong khi RSX là rừng trồng trên đất có thể thuộc sở hữu tư nhân gây khó khăn cho chủ rừng nếu họ thực hiện các giao dịch dân sự như chuyển nhượng, chuyển đổi, góp vốn… sẽ phát sinh nhiều trường hợp phức tạp như chủ sở hữu RSX là rừng trồng đồng thời là người sử dụng đất có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu rừng của mình cho chủ thể khác nhưng chỉ có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng, việc giao dịch càng không đơn giản khi chủ sở hữu RSX là rừng trồng không đồng thời là người có quyền sử dụng đất.

2.2 Hình thức sở hữu Nhà nước đối với rừng

2.2.1 Cơ sở xác lập

Hình thức sở hữu Nhà nước đối với rừng được xác lập thông qua cơ chế đại diện của chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng. Theo đó, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu cho toàn thể nhân dân thống nhất, quản lý đối với toàn bộ diện tích rừng tự nhiên, rừng được phát triển bằng vốn của Nhà nước, rừng do Nhà nước nhận chuyển quyền sở hữu RSX là rừng trồng từ các chủ rừng.

Hình thức sở hữu Nhà nước đối với các loại rừng kể trên được khẳng định trong các văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật dân sự, Luật BVPTR. Với tư cách một chủ sở hữu đặc biệt, Nhà nước sẽ thực thi các quyền định đoạt đối với rừng thông qua các phương thức điều phối rừng như giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; từ đó trao quyền sử dụng rừng cho các đối tượng phù hợp.


62 "Bản tin lâm nghiệp", http://tongcuclamnghiep.gov.vn/diem-bao/diem-tin-ngay-25-03-2015-a2396, truy cập ngày 15/7/2015

63 "Quảng Ngãi: Đất lâm nghiệp bỏ hoang, dân lại thiếu đất sản xuất", http://www.baomoi.com/Quang- Ngai-Dat-lam-nghiep-bo-hoang-dan-lai-thieu-dat-san-xuat/147/16569027.epi, truy cập ngày 15/7/2015

Như vậy, Nhà nước thực hiện quyền sở hữu một cách gián tiếp, chủ yếu thông qua các hoạt động của chủ rừng đối với rừng. Nhà nước kiểm tra, giám sát các chủ rừng bằng hệ thống pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của chủ rừng và hệ thống các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương.

2.2.2 Các phương thức điều phối rừng của Nhà nước

2.2.2.1 Phương thức giao rừng64

a. Giao rừng không thu tiền sử dụng rừng

Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt, quỹ rừng của từng địa phương và nhu cầu sử dụng rừng của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Nhà nước tiến hành giao rừng không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau:

Ban quản lý RPH, RĐD: Những khu RPH đầu nguồn tập trung có diện tích từ 5.000 ha trở lên hoặc có diện tích dưới 5.000 ha nhưng có tầm quan trọng về chức năng phòng hộ hoặc RPH ven biển quan trọng được giao không thu tiền sử dụng cho Ban quản lý – là tổ chức sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập theo quy chế quản lý rừng65. Đối với vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng bảo vệ cảnh quan (cần thiết có Ban quản lý) sẽ được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng cho Ban quản lý rừng đặc dụng.

Đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp khi có nhu cầu cũng được UNBD cấp tỉnh giao RPH hoặc RĐD không thu tiền sử dụng phục vụ cho yêu cầu an ninh – quốc phòng và nghiên cứu khoa học.

Tổ chức kinh tế trong nước, hộ gia đình, cá nhân trong nước: UBND cấp tỉnh quyết định giao RPH hoặc RSX (là rừng tự nhiên hoặc rừng trồng) cho các tổ chức kinh tế tại địa phương. Căn cứ vào phương án giao rừng, UBND cấp huyện sẽ giao RPH, RSX (rừng tự nhiên hoặc rừng trồng) không thu tiền sử dụng rừng cho các hộ gia đình, cá nhân sinh sống trên địa bàn thuộc cấp xã nơi có rừng trực tiếp lao động lâm nghiệp66 với hạn mức được giao tối đa không quá 30 ha đối với mỗi loại rừng67. Xuất phát từ tầm quan trọng của RĐD là những khu rừng được thành lập chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, do đó Nhà nước chỉ giao cho Ban quản lý hoặc các đơn vị vũ trang, tổ chức nghiên cứu khoa học do Nhà nước thành lập sử dụng vào những


64 Điều 24 Luật BVPTR

65 Điều 27 Quy chế quản lý rừng

66 Điều 20 NĐ 23/2006/NĐ-CP

67 Điều 22 NĐ 23/2006/NĐ-CP

Xem tất cả 66 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí