Đánh giá hiệu quả các mô hình canh tác nông lâm nghiệp trên địa hình núi đá vôi huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp của huyện - 1


Bộ giáo dục và đào tạo Bộ nông nghiệp và PTNT

Trường đại học lâm nghiệp


đỗ tố như


Đá nh giá hiệu quả cá c mô hình canh t á c nô ng l âm nghiệp t r ê n địa hình núi đá vô i huyện yê n minh t ỉnh

hà giang l àm cơ sở cho việc quy hoạ ch phá t t r i ển nô ng l âm nghiệp của huyện


Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.


tóm tắt luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Đánh giá hiệu quả các mô hình canh tác nông lâm nghiệp trên địa hình núi đá vôi huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp của huyện - 1


Hà Tây, năm 2007


Bộ giáo dục và đào tạo Bộ nông nghiệp và PTNT


Trường đại học lâm nghiệp


Đỗ Tố Như


Đá nh giá hiệu quả cá c mô hình canh t á c nô ng l âm nghiệp t r ê n địa hình núi đá vô i huyện yê n minh t ỉnh

hà giang l àm cơ sở cho việc quy hoạ ch phá t t r iển nô ng l âm nghiệp của huyện


Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60


Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp


Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Phú Hùng


Hà Tây, năm 2007


ĐặT VấN Đ ề

Yên Minh là một trong 4 huyện vùng cao núi đá nằm về Bắc của tỉnh Hà Giang, có 17 xã và một thị trấn; trong đó có 4 xã biên giới với khoảng hơn 20 km đường biên tiếp giáp với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.

Huyện Yên Minh có tổng diện tích tự nhiên 78.346 ha, trong đó đất đồi núi chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, là nơi cư trú của 15 dân tộc anh em với 69.902 người sinh sống trong đó chủ yếu là người H'Mông. Phương thức canh tác và phong tục tập quán canh tác của từng dân tộc cũng mang một sắc thái riêng biệt. Với hơn 97% số hộ có nguồn thu nhập chính từ sản xuất nông lâm nghiệp và canh tác nương rãy.

Mặc dù diện tích đất có khả năng sử dụng cho sản xuất nông lâm nghiệp còn nhiều, nhưng phương thức canh tác lạc hậu, tự phát, không tập trung, thiếu vốn sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi kém chất lượng canh tác chủ yếu nhờ vào điều kiện tự nhiên dẫn đến năng suất và thu nhập thấp. Người dân vẫn nằm trong tình trạng thiếu lương thực, tỷ lệ hộ đói nghèo trong huyện còn cao (61%). Do đó dẫn đến tình trạng đốt nương làm rãy nhiều, chủ yếu để sản xuất lương thực (ngô), đất đai bị cào đi xới lại nhiều lần với các loài cây trồng ít có khả năng bảo vệ đất dẫn đến đất đai ngày càng bị thoái hoá, rửa trôi, tài nguyên rừng và đất rừng bị giảm sút nghiêm trọng cả về diện tích và chất lượng dẫn đến chức năng phòng hộ của rừng bị giảm sút, khả năng giữ

đất, giữ nước của rừng bị hạn chế, hiện tượng lũ quét, lũ ống sảy ra vào mùa mưa, thiếu nước trầm trọng vào mùa khô và nguy cơ đất đai bị sa mạc hoá cao. Nguyên nhân chính là chưa có một quy hoạch cụ thể và sự quan tâm đúng mức về sản xuất nông lâm nghiệp của địa phương.

Để khắc phục tình trạng trên ở các tỉnh miền núi nhiều năm qua Đảng và Nhà nước đã có chủ trương phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nâng cao đời sống người dân miền núi ổn định lương thực bằng nhiều chương trình dự án nhằm phát triển nông lâm nghiệp bền vững, nâng cao đời sống kinh tế của


người dân địa phương cụ thể như dự án PAM, chương trình 327, chương trình 661... và nhiều chủ trương chính sách như giao đất, giao rừng cho cá nhân tập thể để phát triển kinh tế nông lâm nghiệp.

Để phát triển nông lâm nghiệp một cách bền vững, lâu dài trên địa bàn miền núi đất rộng người thưa với phương thức canh tác nương rãy là chủ yếu thì công việc không thể thiếu là phải quy hoạch sử dụng đất cho người dân,

định hướng người dân áp dụng khoa kỹ thuật mới vào sản xuất và lựa chọn tập

đoàn cây trồng phù hợp với từng vùng, từng địa phương và đổi mới phương thức canh tác là việc làm cần thiết.

Để góp phần vào việc định hướng quy hoạch lâu dài với các giải pháp có hiệu quả thì đánh giá hiệu quả các mô hình canh tác nông lâm nghiệp làm cần thiết, tác giả tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu: "Đánh giá hiệu quả các mô hình canh tác nông lâm nghiệp trên địa hình núi đá vôi huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp của huyện ". Với hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nhỏ trong công việc phát triển nông lâm nghiệp và ổn định đời sống dân cư của huyện.


CHƯƠNG 1

TổNG QUAN VấN Đề NGHIÊN CứU

ở Việt nam và trên thế giới, vấn đề nghiên cứu, đánh giá khả năng canh tác nông lâm nghiệp chưa thực sự được các nhà khoa học quan tâm đúng mức. Nhận thức được hậu quả của sự suy giảm tài nguyên rừng, suy giảm đa dạng sinh học nên trong những năm gần đây một số các nhà khoa học đã để ý và bước đầu tìm hiểu, nghiên cứu những giá trị mà rừng trên núi đá vôi đem lại cho con người như: Giá trị về cây thuốc, hoa, cây cảnh, gỗ, du lịch... và thử nghiệm gây trồng một số loài cây trên địa hình núi đá vôi.

1.1. Trên thế giới

Những nghiên cứu phục hồi rừng trên núi đá ở các nước ôn đới diễn ra một cách thầm lặng vì phần lớn núi đá các nước này là không có cây cối hoặc nếu có cũng là các cây bụi nhỏ bé [20].

Khi nghiên cứu thảm thực vật trên núi đá, đặc biệt trên núi đá vôi ở nhiệt đới, nhiều chuyên gia về thực vật, thổ nhưỡng đã rất ngạc nhiên trước hệ sinh thái hùng vĩ có vẻ đẹp kỳ diệu và lại cho nhiều sản phẩm quý giá. Đồng thời những nghiên cứu này cũng khuyến cáo rằng: Một khi rừng núi đá vôi bị tàn phá nặng nề thì rừng rất khó có thể tự phục hồi trở lại, đặc điểm này khác hẳn vời rừng núi đất. Sau khi thảm thực vật núi đá vôi bị mất, dưới các trận mưa lớn và cường độ mưa mạnh ở vùng khí hậu nhiệt đới ảm như ở Việt Nam,

đất trên địa hình này mỏng, độ dốc lớn đất sẽ bị gột rửa xuống chân núi, hơn nữa khi núi đá không có tán rừng che phủ, biên độ giao động của nhiệt độ cao, tình trạng phong hóa sẽ xẩy ra rất mạnh, đá nứt thành từng tảng và sạt lở xuống chân núi gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.

Trung Quốc, Viện Lâm nghiệp Quảng Đông và Quảng Tây đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài cây trồng trên núi đá vôi, như: Tông dù, Nghiến, Lát hoa… trong thời kỳ 1985-1998. Những nghiên cứu đó đã được tổng kết sơ bộ sau nhiều hội thảo khoa học ở Học viện Lâm


nghiệp Bắc Kinh với sự tham gia của của nhiều nhà khoa học lâm nghiệp đầu ngành của nước này, những hướng dẫn tạm thời về phục hồi rừng trên núi đá vôi áp dụng cho vùng nghiên cứu đã được xây dựng cho một số loài: Tông dù, Lát hoa, Xoan nhừ, Nghiến nhưng chưa được tổng hợp một cách có hệ thống nên chưa đem áp dụng cho các vùng khác [20].

Việc nghiên cứu trên chứng tỏ bước đầu đã tìm hiểu đặc tính sinh vật học, sinh thái học của rừng trên núi đá vôi và hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi. Sự kế thừa các kết quả nghiên cứu này là rất cần thiết cho việc phát triển các đề tài có liên quan hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi đặc biệt là phục hồi rừng và phát triển các loại mô hình sản xuất nông lâm nghiệp trên địa hình núi đá vôi.

1.2. Việt Nam

- Đào trọng Năng (1909) [6], đã có công trình nghiên cứu về địa hình Karst vùng núi đá vôi. Đây là công trình nghiên cứu hết sức quan trọng về địa hình và địa thế của các khoáng vật đá mẹ. Sự tạo nền vật chất của các vùng khác nhau sẽ quyết định các nhân tố trên nó khác nhau như: Tổ thành loài cây, cấu trúc rừng, chiều hướng diễn thế... sự nghiên cứu này phần nào nó ảnh hưởng đến phương thức tái sinh phục hồi rừng, đặc biệt là lựa chọn tập đoàn cây trồng thích hợp.

- Thái Văn Trừng (1978) [17], trong quá trình phân loại thảm thực vật rừng ở Việt Nam đã xem xét loại hình thực vật trên núi đá vôi. Theo đó rừng trên núi đá vôi được xác định thuộc kiểu phụ thổ nhưỡng kiệt nước trên núi đá vôi xương xẩu và nằm trong các kiểu thực vật sau:

Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới

Đây là kiểu thảm thực vật chủ yếu của rừng trên núi đá vôi với ưu hợp Nghiến + Trai lý xuất hiện ở những lèn, sườn núi đá vôi có độ dốc lớn,

đặc trưng của những cảnh quan Karst, có nhiều khoảng trống lớn để lộ đá gốc, sườn núi thường lởm chởm thấp dưới 700m thuộc một số tỉnh miền Bắc Việt Nam.


Tuy nhiên do quá trình khai thác và sử dụng quá mức nên diện tích rừng nguyên sinh ít bị tác động còn lại rất ít, thường nằm ở các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. Loại thực bì này hiện nay chủ yếu là những khu rừng thứ sinh trên núi đá vôi, phân bố chủ yếu ở gần khu dân cư, ven các trục đường, nơi mà việc khai thác vận chuyển có nhiều thuận lợi. Tại nhiều nơi do khai thác mạnh và cháy rừng đã trở nên nghèo kiệt, còn ít những loài cây gỗ, tổ thành rừng đã thay đổi, các loài cây mọc nhanh chiếm ưu thế như Mạy tèo, Ô rô, Ba bét, Ràng ràng mít, Chẩn… Do vậy, kiểu thảm thực vật này còn được xác định là kiểu phụ thứ sinh nhân tác trên đất đá vôi xương xẩu [20].

Kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhệt đới

Rừng trên núi đá vôi ở đây có sự kết hợp của nhiều loài cây khác nhau như Nghiến + Trai lý + Chò nhai + Ô rô cùng các loài rụng lá như Trường sâng, Xoan nhừ, Gạo, Dâu da xoan, Lòng mang, Cui rừng…ở một số nơi thuộc tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn và Quảng Bình. Loại thảm thực vật này thường gặp trên các sườn núi đá vôi dốc đứng hoặc tại các thung lũng đá vôi và đất dốc tụ, thấp ẩm, thực vật phát triển cao, lớn gần giống với các thực vật trên núi đất.

Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp

Kiểu rừng này phân bố ở đai cao trên 700m: Chợ Rã (Bắc Kạn), Nguyên Bình (Cao Bằng), Quảng Bạ, Đồng Văn (Hà Giang), Khu bảo tồn thiên nhiên Du Già (Yên Minh Hà Giang) và vùng Tây Bắc… Đặc điểm nổi bật là thực vật thuộc ngành hạt trần có tỷ lệ tương đối lớn và tập trung, có các loài như Thông pà cò, Sam kim hỷ, Trắc bách Quảng Bạ,…ở độ cao 1.000m thuộc vùng Tây Bắc, xuất hiện ưu hợp Kiêng + Heo (Burretiodendron + Croton pseudoverticillata) thuộc kiểu phụ htổ nhưỡng kệt nước trên đất rendzina giàu chất dinh dưỡng.


Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp

Có ở Hà Giang, Tuyên Quang và Ninh Bình, nơi độ cao dưới 700m, với ưu hợp Nghiến + Kim dao + Hoàng đàn cùng một số loài cây thuộc họ Thích, Dẻ…

Ngoài ra, tại nhưỡng khu vực sau hoạt động nương rãy hoặc những khu rừng đã bị khai thác nhiều lần đến cạn kiệt ở nhiều tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Hoà Bình, Quảng Bình… xuất hiện một số dạng thực bì có diện tích tương đối lớn với những loài cây bụi, cây gỗ nhỏ như Ô rô, Mạy tèo, Xẻn gai… dạng thực bì này được gọi là Quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác trên núi đá vôi.

- Trần Ngũ Phương (1970) [13] khi đề cập đến rừng ở miền bắc Việt Nam

đã xếp rừng trên núi đá vôi vào đai rừng nhiệt đới mưa mùa với kiểu rừng nhiệt

đới lá rộng thường xanh trên núi đá vôi, kiểu này có 4 kiểu phụ thổ nhưỡng nguyên sinh 1-2 tầng cây gỗ, trong đó Nghiến là loài cây ưu thế; đai rừng á nhiệt

đới mưa mùa với kiểu rừng á nhiệt đới lá kim trên núi đá vôi, kiểu này có 3 kiểu phụ một tầng, trong đó các loài Vân sam (Keteeleria cancarea), Hoàng đàn (Cupressus terulu) và Kim giao (Podocarpus latiofilia) chiến ưu thế.

Đây là kiểu phụ xuất hiện chủ yếu ở miền Bắc với khí hậu á nhiệt đới ẩm. Đồng thời trong công trình nghiên cứu này tác giả còn đưa ra cơ chế phục hồi, nuôi dưỡng, tái sinh tự nhiên và diễn thế rừng trên núi đá vôi. Đây là cơ sở để bước đầu chúng ta tìm hiểu những đặc tính sinh thái học của hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi.

- Nguyễn Bá Thụ (1995) [25], đã xếp loại rừng trên núi đá vôi ở Cúc Phương được xếp vào quần hệ phụ rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa cây lá rộng trên đất thấp (dưới 500m so với mặt nước biển) thoát nước phong hoá từ đá vôi và quần hệ phụ này gồm 6 quần xã, trong đó các loài cây chính tham ra gồm Chò đãi, Sấu, Nhội, Vàng anh, Chò nhai, Mạy tèo, Sâng, Dẻ gai, Re đá, Côm lá lớn, Trường nhãn, Vải guốc, Mang cát, Hồng bì rừng và ô rô.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022