Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp công thương – chi nhánh Quảng Trị - 1


ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

--------------------


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ


Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THU Th.S LÊ NGỌC MỸ HẰNG

Lớp K42 Kế toán – kiểm toán Niên khóa: 2008 - 2012


Huế, tháng 05 năm 2012

Khóa luận tốt nghiệp


SVTH: Nguyễn Thị Phương Thu


Lời cảm ơn!


Sau một thời gian dài nỗ lực cố gắng cùng với sự giúp đỡ của thầy cô, gia đình, bạn bè và đơn vị thực tập, tôi đã có thể hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này.

Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế đã trang bị những kiến thức nền tảng cho tôi trong suốt thời gian học vừa qua.

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo Th.S Lê Ngọc Mỹ Hằng đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo ngân hàng TMCP Công thương Quảng Trị, các anh chị phòng khách hàng cá nhân, đặc biệt là chị Nguyễn Thị Hằng hiện đang là cán bộ tín dụng đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại Chi nhánh.

Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn của mình đến gia đình và tất cả bạn bè, người thân đã luôn bên tôi, quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian qua.

Do điều kiện thời gian có hạn, kiến thức về lĩnh vực ngân hàng còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của thầy cô cũng như tất cả các bạn đọc để đề tài được hoàn thiện.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!


Huế, tháng 5 năm 2012 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Phương Thu


MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 2

3. Đối tượng nghiên cứu 2

4. Phạm vi nghiên cứu 2

5. Phương pháp nghiên cứu 3

6. Tính mới của đề tài 3

PHẦN II: NỘI DUNG & KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 4

1.1. Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ 4

1.1.1. Khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ 4

1.1.2. Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ 5

1.1.3. Nhiệm vụ của hệ thống kiểm soát nội bộ 5

1.1.4. Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ (theo COSO) 6

1.1.4.1. Môi trường kiểm soát (Control Environment) 7

1.1.4.2. Đánh giá rủi ro (Risk Assessment) 7

1.1.4.3. Hoạt động kiểm soát (Control Activities) 7

1.1.4.4. Hệ thống thông tin và truyền thông (Information and Communication) .7 1.1.4.5. Giám sát (Monitoring) 7

1.2. Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ NHTM 7

1.2.1. Khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ NHTM 7

1.2.2. Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ NHTM 8

1.3. Hệ thống KSNB quy trình cho vay khách hàng cá nhân 9

1.3.1. Khái quát về cho vay 9

1.3.3. Hệ thống KSNB quy trình cho vay khách hàng cá nhân 13

1.3.3.1. Môi trường kiểm soát 13


1.3.3.2 Đánh giá rủi ro 15

1.3.3.3. Hoạt động kiểm soát 17

1.3.3.4. Thông tin và truyền thông 19

1.3.3.5. Giám sát 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETINBANK QUẢNG TRỊ 21

2.1. Tổng quan về ngân hàng VietinBank chi nhánh Quảng Trị 21

2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển 21

2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 22

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý 22

2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng, tổ 24

2.1.3. Các hoạt động chủ yếu tại chi nhánh ngân hàng Vietinbank Quảng Trị 26

2.1.4. Kết quả đạt được qua 3 năm 28

2.1.4.1. Tình hình sử dụng lao động 28

2.1.4.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của chi nhánh 30

2.1.4.3. Tình hình kinh doanh của chi nhánh 34

2.1.4.4. Kế hoạch chiến lược 2012 37

2.2. Thực trạng hệ thống KSNB quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại VietinBank chi nhánh Quảng Trị 37

2.2.1. Khái quát về quy trình cho vay khách hàng cá nhân 37

2.2.1.1. Khái quát về cho vay 37

2.2.1.2. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân 40

2.2.1.3. Yêu cầu thông tin và quản lý trong quy trình cho vay 42

2.2.1.4. Mô tả các hoạt động trong quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh VietinBank Quảng Trị 45

2.2.2. Hệ thống KSNB quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh 51

2.2.2.1. Môi trường kiểm soát 51

2.2.1.2. Đánh giá rủi ro quy trình cho vay khách hàng cá nhân 56

2.2.1.3. Hoạt động kiểm soát 67

2.2.1.4. Thông tin và truyền thông 77


2.2.1.5. Giám sát 79

2.3. Đánh giá hệ thống KSNB quy trình cho vay khách hàng cá nhân 81

2.3.1. Kết quả đạt được 81

2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 88

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KSNB QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH VIETINBANK QUẢNG TRỊ 88

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96

1. Kết luận 96

2. Kiến nghị 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Viết tắt

Đầy đủ

TMCP

Thương mại cổ phần

NHTM

Ngân hàng thương mại

KSNB

Kiểm soát nội bộ

NHNN

Ngân hàng nhà nước

TCTD

Tổ chức tín dụng

HĐQT

Hội đồng quản trị

SXKD

Sản xuất kinh doanh

CBTD

Cán bộ tín dụng

HĐTD

Hợp đồng tín dụng

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

KTNB

Kiểm toán nội bộ

NHCT

Ngân hàng Công thương

KT – GD

Kế toán giao dịch

TC – HC

Tổ chức hành chính

TT – ĐT

Thông tin điện toán

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

KHCN

Khách hàng cá nhân

VNĐ

Việt Nam đồng

TSCĐ

Tài sản cố định

GHCV

Giới hạn cho vay

INCAS

Incombank Advanced System

CMND

(giấy) chứng minh nhân dân

HMTD

Hạn mức tín dụng

CIF

Mã số khách hàng

GHTD

Giới hạn tín dụng

ĐKKD

Đăng ký kinh doanh

HTQLCL

Hệ thống quản lý chất lượng

CIC

Credit Information Center

(Trung tâm tín dụng của NHNN)

HĐBĐ

Hợp đồng bảo đảm

CBQLRR

Cán bộ quản lý rủi ro

KTKSNB

Kiểm tra, kiểm soát nội bộ

BDS

Mã truy cập trên hệ thống INCAS

TKTG

Tài khoản tiền gửi

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

GTGT

Giá trị gia tăng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp công thương – chi nhánh Quảng Trị - 1


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO 6

Sơ đồ 2: Bộ máy tổ chức chi nhánh VietinBank Quảng Trị 23

Sơ đồ 3: Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại VietinBank Quảng Trị 41

Sơ đồ 4: Cơ cấu bộ máy cho vay cá nhân tại VietinBank Quảng Trị 53


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Các chức năng cơ bản và mục tiêu của quy trình cho vay 11

Bảng 2: Tình hình lao động của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Quảng Trị từ năm 2009 – 2011 28

Bảng 3: Tình hình tài sản và nguồn vốn của chi nhánh từ năm 2009 - 2011 31

Bảng 4: Kết quả kinh doanh của chi nhánh VietinBank Quảng Trị từ năm 2009 – 2011 ..35

Bảng 5: Các khoản vay phải thẩm định rủi ro tín dụng độc lập 40

Bảng 6: Yêu cầu thông tin và quản lý trong quy trình cho vay 42

Bảng 7: Các rủi ro trong quy trình cho vay khách hàng cá nhân 60

Bảng 8: Thủ tục kiểm soát áp dụng trong quy trình cho vay khách hàng cá nhân 67

Bảng 9: Thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay 68


TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Tên đề tài: “Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Quảng Trị”.

Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống KSNB quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Quảng Trị. Nội dung chính gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống KSNB nói chung và hệ thống kiểm soát nội bộ NHTM nói riêng cũng như hệ thống KSNB quy trình cho vay khách hàng cá nhân.

Chương 2: Thực trạng hệ thống KSNB quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại VietinBank chi nhánh Quảng Trị.

Khái quát những hiểu biết cơ bản về ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Quảng Trị như: quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức quản lý, các hoạt động chủ yếu của ngân hàng, kết quả đạt được qua 3 năm 2009 – 2011, định hướng phát triển trong năm 2012 của chi nhánh.

Trọng tâm trong chương này là đi sâu tìm hiểu thực trạng hệ thống KSNB quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Trị. Trong đó mô tả thực trạng các thành phần của hệ thống KSNB quy trình cho vay, những rủi ro có thể gặp phải trong quy trình và những thủ tục kiểm soát của chi nhánh đã áp dụng để ngăn ngừa cũng như hạn chế những rủi ro đó. Qua tìm hiểu thực trạng, tiến hành đánh giá hệ thống KSNB quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh về những kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại.

Chương 3: Một số biện pháp kiến nghị góp phần hoàn thiện hệ thống KSNB quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh VietinBank Quảng Trị.

Trên cơ sở đối chiếu lý thuyết đã học và thực tế tìm hiểu được tại chi nhánh, đề tài đề xuất một số giải pháp kiến nghị với mong muốn góp phần hoàn thiện hệ thống KSNB quy trình cho vay khách hàng cá nhân nói riêng và hệ thống KSNB của chi nhánh nói chung.


PHẦN I

ĐẶT VẤN ĐỀ


1. Lý do chọn đề tài

Từ thực tế cho thấy rằng, khi xã hội ngày càng phát triển người dân không chỉ có nhu cầu “Ăn no, mặc ấm” mà giờ đây người dân đã dần chuyển sang “Ăn ngon, mặc đẹp”. Và để đáp ứng được nhu cầu đó, con người không ngừng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần làm tăng thu nhập cho mình. Trong nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, phải kể đến lý do vì không đủ số vốn để thành lập các công ty, các doanh nghiệp lớn, chính vì thế các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ ra đời. Để đáp ứng được hoạt động sản xuất trong khi số vốn trong tay không nhiều, các cơ sở sản xuất kinh doanh cần phải vay vốn ngân hàng để đảm bảo cho hoạt động sản xuất được diễn ra và hoạt động một cách liên tục. Thế nhưng thực tế cho thấy rằng, với việc làm ăn nhỏ lẻ, khả năng quản lý chưa tốt cũng như tình hình kinh tế không mấy khả quan đã đặt ra nhiều thách thức cũng như nhiều rủi ro xảy đến với hoạt động kinh doanh đối với các hộ kinh doanh cá thể. Hiện nay thì việc các ngân hàng tiếp cận và cho vay các đối tượng này cũng không phải ít, vì đó cũng là một phần thu nhập quan trọng của ngân hàng. Đồng nghĩa với việc thu lợi nhuận thì ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau như không thể thu hồi được nợ hay như khách hàng không trả lãi đúng hạn khiến cho vòng quay vốn bị chậm lại, trong khi ngân hàng vẫn phải trả lãi cho nguồn vốn huy động được…

Bên cạnh những rủi ro xuất phát từ bên ngoài thì rủi ro xuất phát từ bên trong tổ chức cũng không phải là nhỏ. Trong mỗi một tổ chức nào, con người luôn được xem là một tài sản quý giá quyết định đến sự thành bại của một tổ chức, doanh nghiệp. Thế nhưng sự thống nhất và xung đột giữa lợi ích chung và lợi ích riêng luôn tồn tại song hành. Chính điều này đã tạo ra những hành động của các cá nhân thực hiện vì lợi ích của mình, mà không vì lợi ích chung của tổ chức chính vì vậy có thể dẫn đến những ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh sự xung đột đó thì yếu tố rủi ro xuất phát từ con người cũng là một nguyên nhân chính ảnh hưởng


đến quy trình, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy làm sao để điều hòa mối quan hệ này, nhà quản lý cần phải đặt ra được một môi trường làm việc, những quy định cụ thể như thế nào để đảm bảo rằng hoạt động của tổ chức sẽ được diễn ra an toàn, hiệu quả, góp phần hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh… Và làm sao để hạn chế những rủi ro tiềm tàng cũng như kiểm soát được các rủi ro do yếu tố con người gây ra? Chính vì lẽ đó mà vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ đang là một nhu cầu bức thiết, một công cụ tối ưu ngày càng được nâng cao trong tổ chức, trong doanh nghiệp.

Nhận thức được tầm quan trọng trên, trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Quảng Trị tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Quảng Trị” để làm đề tài khóa luận.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến hệ thống KSNB nói chung và hệ thống kiểm soát nội bộ NHTM nói riêng, cũng như hệ thống KSNB quy trình cho vay khách hàng cá nhân.

Tìm hiểu thực trạng hệ thống KSNB quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Quảng Trị.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống KSNB, đề xuất một số đánh giá và giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống KSNB quy trình cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Quảng Trị.

3. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống KSNB quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Quảng Trị.

4. Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: đề tài nghiên cứu trên cơ sở các số liệu thu thập được chủ yếu phản ánh hoạt động của Chi nhánh trong 3 năm từ 2009 đến 2011.

Về không gian: đề tài được thực hiện tại chi nhánh VietinBank Quảng Trị,

địa chỉ 236 Hùng Vương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.


Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống KSNB đối với quy trình cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp quan sát, phỏng vấn trực tiếp: quan sát, phỏng vấn những nhân viên của ngân hàng để tìm hiểu công việc cụ thể.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phương pháp này được sử dụng để tổng hợp lý luận và lý thuyết cơ bản làm cơ sở để tìm hiểu thực trạng quy trình cho vay khách hàng cá nhân từ đó có những đánh giá về hệ thống KSNB đối với quy trình này.

Phương pháp phân tích số liệu: phương pháp này được sử dụng để tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin từ báo cáo, tài liệu thu thập được.

6. Tính mới của đề tài

Đề tài về hệ thống KSNB quy trình cho vay khách hàng cá nhân đã được thực hiện ở các năm trước, tuy nhiên, đề tài mà tôi thực hiện với mong muốn đi sâu hơn vào hệ thống KSNB của NHTM, trong đó đi vào trọng tâm là hệ thống KSNB quy trình cho vay khách hàng cá nhân.

Vì là đề tài nghiên cứu về hệ thống KSNB ngân hàng - một tổ chức kinh doanh tiền tệ, do muốn đi sâu tìm hiểu hơn về hệ thống KSNB của tổ chức này nên trong đề tài này, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu thêm về Khuôn khổ chung cho hệ thống KSNB trong tổ chức ngân hàng theo Báo cáo của Ủy ban Giám sát ngân hàng Basle, phát hành vào tháng 9 năm 1998.

Bên cạnh những rủi ro tín dụng thường gặp phải, đề tài còn tìm hiểu thêm về những rủi ro tác nghiệp xảy ra trong quy trình cho vay khách hàng cá nhân. Đi sâu tìm hiểu những biểu hiện, nguyên nhân gây nên 2 loại rủi ro trên. Thêm vào đó, đề tài đã đề cập đến một số thủ tục kiểm soát mà Chi nhánh đã và đang áp dụng một cách có hiệu quả trong việc phòng ngừa và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quy trình đến mức thấp nhất.

Một điểm mới của đề tài chính là việc chưa từng có đề tài nào tương tự được thực hiện tại ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Quảng Trị.


PHẦN II

NỘI DUNG & KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

1.1. Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ

1.1.1. Khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ

Trong bất kỳ một tổ chức nào, các nhà quản lý đều rất quan tâm đến việc kiểm soát sao cho đơn vị, doanh nghiệp của mình được hoạt động một cách có hiệu quả, có thể hạn chế bớt những rủi ro có thể gặp phải. Và để có thể đảm bảo được những mục tiêu đó, doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một hệ thống KSNB hết sức phù hợp. Sau đây là một số quan điểm về hệ thống kiểm soát nội bộ phổ biến hiện nay:

- Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 (VSA 400): “Hệ thống kiểm soát nội bộ là các quy định và thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị”.

- Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 400 (ISA 400): “Hệ thống kiểm soát nội bộ là toàn bộ những chính sách và thủ tục do Hội đồng quản trị của đơn vị thiết lập nhằm bảo đảm việc quản lý chặt chẽ và sự hiệu quả của các hoạt động trong khả năng có thể. Các thủ tục này đòi hỏi việc tuân thủ các chính sách quản lý, bảo quản tài sản, ngăn ngừa và phát hiện các sai sót hay gian lận, tính chính xác và đầy đủ của các ghi chép kế toán và đảm bảo lập các báo cáo trong thời gian mong muốn”.

- Theo Ủy ban các nhà tài trợ COSO (Committee of Sponsoring Organization): “Kiểm soát nội bộ là một quá trình do người quản lý, Hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự bảo đảm hợp lý nhằm thực hiện 3 mục tiêu dưới đây:

Tính chất đáng tin cậy của các báo cáo tài chính.

Các luật lệ và quy định được tuân thủ

Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả”.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/04/2022