Tình Hình Tài Sản Và Nguồn Vốn Của Chi Nhánh Từ Năm 2009 - 2011


Qua bảng số liệu ta thấy, tổng số lao động tại chi nhánh VietinBank Quảng Trị có

xu hướng tăng dần qua 3 năm cả về số lượng lẫn chất lượng. Cụ thể:


Về mặt số lượng:


Năm 2010 số lượng lao động của chi nhánh tăng lên 4 người tương ứng tăng 4.94% so với năm 2009, năm 2011 tăng 7 người tương ứng tăng 8.24% so với năm 2010. Tính đến thời điểm cuối năm 2010, trên địa bàn tỉnh đã mọc lên hàng loạt các ngân hàng, sự xuất hiện đó cũng là một phần lý do chi nhánh tăng thêm lao động để kịp đáp ứng số lượng khách hàng truyền thống cũng như khách hàng mới.

Về mặt chất lượng:


Từ năm 2009 đến năm 2010 số lượng lao động có trình độ trên đại học vẫn được giữ nguyên, chứng tỏ chính sách nhân sự của chi nhánh tốt, giữ chân được những nhân viên có năng lực. So với năm 2010 thì năm 2011, lao động trên đại học tăng thêm 1 người tương ứng tăng 20%. Lực lượng lao động có trình độ đại học tăng rất nhanh qua các năm. Họ đều là những cử nhân đại học chính quy, rất linh hoạt và giỏi nghiệp vụ.

Một bộ phận lao động của chi nhánh có trình độ thuộc cao đẳng, trung cấp và lao động khác như là nhân viên kho quỹ, bảo vệ…Mặc dù họ là những người có trình độ không cao nhưng ngay từ khi chi nhánh mới thành lập họ đã cùng sát cánh với chi nhánh, hơn nữa họ đều có thâm niên, rất nhiều kinh nghiệm cũng như mức độ trung thành với chi nhánh cao. Có thể nói họ là lực lượng nhỏ nhưng vô cùng quan trọng.

Về cơ cấu giới tính:


Từ số liệu trên cho thấy, tổng số lao động nam và nữ tăng lên qua các năm. Số liệu cũng cho thấy rằng lao động nữ luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng số lao động của chi nhánh. Cụ thể, năm 2009 lao động nữ chiếm 60.56%, năm 2010 là 60% và năm 2011 là 59.76%. Chính điều này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến công việc vì lao động nữ có thời gian phải nghỉ sinh con, chăm con nhỏ và khả năng làm việc bên ngoài của họ như đi khảo sát thực tế hay đi thẩm định cũng bị hạn chế.


Với đội ngũ lãnh đạo giàu về kinh nghiệm, vững về chuyên môn nghiệp vụ cùng với đội ngũ nhân viên còn rất trẻ, năng động nhiệt tình đó là cơ hội để NHCT Quảng Trị phát triển mạnh. Mặt khác, với tinh thần đoàn kết, giúp nhau cùng tiến bộ đã giúp chi nhánh xây dựng được bầu không khí làm việc nhiệt tình, nhất quán. Đây là một trong những cơ sở để hình thành nên một đội ngũ cán bộ vững về chuyên môn và giỏi về nghiệp vụ. Và chính đó là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công của chi nhánh.

2.1.4.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của chi nhánh


Để đánh giá một cách tổng quan về quy mô hoạt động và tình hình tài chính của chi nhánh NHCT Quảng Trị, chúng ta cần xem xét bảng tổng kết tài sản của chi nhánh. Đây là một bảng tổng hợp về quy mô và cơ cấu các loại tài sản, nguồn vốn của chi nhánh ngân hàng. Tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn biến động qua các năm như sau:


Khóa luận tốt nghiệp


Bảng 3: Tình hình tài sản và nguồn vốn của chi nhánh từ năm 2009 - 2011


ĐVT: tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

2010/2009

2011/2010

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

+/-

%

I. Tài sản

832.84

100

1081.36

100

1630.72

100

248.52

29.84

549.36

50.80

1. Dự trữ và thanh toán

15.14

1.82

14.84

1.37

16.94

1.04

-0.3

-1.98

2.1

14.15

Tiền mặt

7.34

0.88

12.16

1.12

16.15

0.99

4.82

65.67

3.99

32.81

Tiền gửi NHNN

6.61

0.79

2.68

0.25

0.79

0.05

-3.93

-59.46

-1.89

-70.52

2. Cho vay

547.02

65.68

758.69

70.16

1192.78

73.14

211.97

38.70

434.09

57.22

3. Đầu tư

0.16

0.02

0.56

0.05

0.55

0.03

0.4

250.00

-0.01

-1.79

4. Thanh toán vốn

118.16

14.19

160.89

14.88

191.17

11.72

42.73

36.16

30.28

18.82

5. Tài sản có khác

152.36

18.29

146.38

13.54

229.28

14.06

-5.98

-3.92

82.9

56.63

II. Nguồn vốn

832.84

100

1081.36

100

1630.72

100

248.52

29.84

549.36

50.80

1. Nguồn vốn huy động

432.84

51.97

717.47

66.35

978.74

60.02

284.63

65.76

261.27

36.42

2. Các khoản vay

175.99

21.13

209

19.33

209

12.82

33.01

18.76

0

0.00

3. Thanh toán vốn

79.13

9.50

6.63

0.61

203.59

12.48

-72.5

-91.62

196.96

2970.74

4. Vốn và quỹ của TCTD khác

0.09

0.01

0.31

0.03

0.43

0.03

0.22

244.44

0.12

38.71

5. Tài sản nợ khác

144.79

17.39

147.95

13.68

238.96

14.65

3.16

2.18

91.01

61.51

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp công thương – chi nhánh Quảng Trị - 4


(Nguồn Phòng Kế toán giao dịch – Chi nhánh VietinBank Quảng Trị)



Tài sản

Qua số liệu từ bảng cho ta thấy, tình hình tài sản của chi nhánh từ năm 2009 đến 2011 có xu hướng tăng mạnh. Đây là một dấu hiệu tích cực với hoạt động kinh doanh của chi nhánh VietinBank Quảng Trị. Trong đó tình hình biến động cụ thể như sau:

Khoản mục Dự trữ và thanh toán bao gồm các khoản tiền mặt tại quỹ và tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước. Trong cơ cấu dự trữ và thanh toán, tỷ trọng của tiền mặt có xu hướng tăng lên trong khi tiền gửi NHNN có xu hướng giảm mạnh. Cụ thể, trong năm 2011 tiền gửi NHNN giảm ở mức khá cao, giảm 70.52% so với năm 2010. Đó là chính sách hoạt động của chi nhánh nhằm cân đối hoạt động chung.

Cho vay luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng tài sản của ngân hàng, chiếm hơn 70% và tăng dần qua các năm. Vì đây là hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng. Tốc độ cho vay trong năm 2010 tăng 38.70 % so với năm 2009. Và đến năm 2011, tốc độ cho vay tăng 57.22 % so với năm 2010. Vì trong năm này chi nhánh thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng an toàn trong giai đoạn khó khăn.

Trong thời gian qua, từ những máy móc thiết bị do Hội sở chính cấp, chi nhánh tiếp tục mua sắm thêm trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Đầu tư tăng lên qua các năm là do chi nhánh tập trung vào việc đầu tư vào chứng khoán, cụ thể là đầu tư mua trái phiếu chính phủ.

Vốn dùng để thanh toán hay vốn điều chuyển hệ thống là khoản tiền huy động của chi nhánh sau khi cho vay để đảm bảo cho thanh khoản tại chi nhánh, phần còn lại sẽ được đẩy ra cho Hội sở chính đặt tại Hà Nội để Hội sở tiến hành cho vay lại đối với các chi nhánh khác hoặc các khách hàng khác, sau đó Hội sở sẽ trả về lại cho chi nhánh cả gốc lẫn lãi với lãi suất được hưởng thấp. Tài sản Có là TSCĐ, các khoản phải thu, lãi cộng dồn đủ thu, chi phí, TSCĐ khác…Trong 3 năm qua, chi nhánh gia tăng các hoạt động cho vay và điều chuyển nội bộ, thêm vào đó là sự bất ổn của nền kinh tế, biến động lãi suất buộc chi nhánh phải tăng Tài sản Có.

Nguồn vốn

Trong tổng nguồn vốn thì nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 61% và có xu hướng tăng lên qua các năm. Vốn huy động chủ yếu ở đây là tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm, nguồn vốn huy động có xu hướng tăng qua các


năm. Tuy nhiên, về mặt giá trị thì lượng vốn huy động tăng nhưng tốc độ tăng chậm lại. Đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh khá cao, một số huyện được đánh giá là tiềm năng như: khu thương mại đặc biệt Lao Bảo, thị trấn Hồ Xá, thành phố Đông Hà…Đó là lý do khiến lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn vào chi nhánh tăng lên đáng kể. Trong công tác huy động vốn bên cạnh việc cố gắng duy trì khách hàng truyền thống, chi nhánh còn tích cực tìm kiếm, thu hút khách hàng mới, giao chỉ tiêu huy động vốn cho từng phòng, tổ, cá nhân. Triển khai nhiều chương trình huy động vốn hấp dẫn cho khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi bằng cách đưa ra nhiều kỳ hạn huy động kể cả 1 tuần, 2 tuần cho đến kỳ hạn 60 tháng. Thường xuyên gặp gỡ, làm việc với khách hàng; tặng quà cho khách hàng có số dư tiền gửi lớn vào các dịp như sinh nhật, lễ tết…; tặng quà cho các tổ chức, đơn vị vào các dịp lễ kỉ niệm…để tăng cường mối quan hệ, giữ vững khách hàng.

Một yếu tố khác của nguồn vốn có sự biến động rất lớn là tài sản Nợ khác, đây là các khoản từ việc tham gia thị trường kinh doanh ngoại tệ, lãi cộng dồn đủ trả, hao mòn TSCĐ, các khoản phải trả, các Tài sản Nợ khác…Trong năm 2010, tài sản Nợ khác tăng nhẹ với tốc độ tăng 2.18%, tương ứng tăng 3.16 tỷ đồng so với năm 2009. Đến năm 2011, tài sản Nợ khác tăng rất mạnh đạt 238.96 tỷ đồng, tương ứng tăng 61.51% so với năm 2010. Nguyên nhân là do biến động thị trường, tâm lý khách hàng làm tăng các khoản Tài sản Nợ khác. Tiền gửi của các TCTD khác có xu hướng giảm khá rõ rệt qua các năm, chứng tỏ chi nhánh vẫn chưa hấp dẫn đối với các Ngân hàng khác trên địa bàn Tỉnh tham gia giao dịch với chi nhánh. Vì thế, chi nhánh nên có những chính sách và biện pháp thích hợp để có thể khai thác kênh vốn liên ngân hàng một cách hiệu quả.

Nhìn vào bảng cân đối Tài sản và Nguồn vốn của chi nhánh có thể thấy tình hình tài sản và nguồn vốn của Chi nhánh VietinBank Quảng Trị đã có sự tăng trưởng tốt. Hai loại hoạt động chính của ngân hàng là cho vay và huy động vốn đều gia tăng về mặt giá trị, điều đó phần nào cho thấy dấu hiệu khả quan trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói riêng và của VietinBank nói chung. Tuy nhiên, chi nhánh nên cân đối lại tốc độ tăng trưởng giữa huy động và tín dụng sao cho phù hợp. Ngân hàng chỉ mới hoạt động trên thị trường tỉnh Quảng Trị hơn 8 năm, nên để chiếm được


thị phần lớn thì chi nhánh cần phải cố gắng nhiều hơn nữa và ban lãnh đạo chi nhánh cần đưa ra nhiều chính sách phù hợp để duy trì sự tăng trưởng ổn định và tiếp tục phát triển trong tương lai.

2.1.4.3 Tình hình kinh doanh của chi nhánh

Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc chi nhánh và sự phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên thì chi nhánh VietinBank Quảng Trị đã gặt hái được nhiều kết quả đáng kể. Như ta đã biết lợi nhuận là thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả trong hoạt động của chi nhánh, là động lực thúc đẩy chi nhánh hoạt động, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, tạo ra nhiều niềm tin, sự say mê và nỗ lực phấn đấu trong công việc của cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh. Để thấy được thành quả đó của chi nhánh qua 3 năm 2009 – 2011, chúng ta phân tích sự vận động của lợi nhuận.


Khóa luận tốt nghiệp


Bảng 4: Kết quả kinh doanh của chi nhánh VietinBank Quảng Trị từ năm 2009 – 2011


ĐVT: tỷ đồng



STT


Chỉ tiêu


Năm 2009


Năm 2010


Năm 2011


2010/2009


2011/2010

+/-

%

+/-

%

I

Thu từ lãi

80.67

100.26

130.14

19.59

24.28

29.88

29.80

II

Chi phí trả lãi

63.52

76.11

96.25

12.59

19.82

20.14

26.46

A

Thu nhập từ lãi

17.15

24.15

33.89

7

40.82

9.74

40.33

III

Thu từ phi lãi

5.54

6.29

8.16

0.75

13.54

1.87

29.73

IV

Chi phí phi lãi

0.35

0.48

0.61

0.13

37.14

0.13

27.08

B

Thu nhập phi lãi

5.19

5.81

7.55

0.62

11.95

1.74

29.95

C

Thu nhập bất thường

0.57

0.58

0.56

0.01

1.75

- 0.02

- 3.45

D

Tổng thu nhập (A+B+C)

22.91

30.54

42

7.63

33.30

11.46

37.52

E

Chi phí hoạt động

9.38

12.33

15.78

2.95

31.45

3.45

27.98

F

Lợi nhuận trước thuế (D-E)

13.53

18.21

26.22

4.68

34.59

8.01

43.99

G

Thuế TNDN (28%)

3.79

5.09

7.34

1.3

34.30

2.25

44.20

Lợi nhuận sau thuế

9.74

13.11

18.88

3.37

34.60

5.77

44.01

(Nguồn Phòng Khách hàng doanh nghiệp – Chi nhánh VietinBank Quảng Trị)



Số liệu từ bảng cho thấy, lợi nhuận của chi nhánh qua 3 năm có sự tăng trưởng mạnh. Năm 2010, lợi nhuận sau thuế của chi nhánh đạt 13.11 tỷ đồng, tức tăng 3.37 tỷ đồng, tương ứng tăng 34.60 %. Đến năm 2011, lợi nhuận sau thuế đạt 18.88 tỷ đồng, tức tăng 5.77 tỷ đồng, tương ứng tăng 44.01 % so với năm 2010. Lợi nhuận của chi nhánh tăng lên qua các năm là do ảnh hưởng của 2 yếu tố sau: thu nhập từ lãi, thu nhập phi lãi và thu nhập bất thường. Nhìn chung, trong tổng cơ cấu thu nhập thì thu nhập từ lãi luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp theo là thu nhập phi lãi, còn thu nhập bất thường tăng chậm ổn định qua các năm. Cụ thể, nguồn thu có được từ nhiều nguồn: thu từ cho vay, thu từ tiền gửi các TCTD khác, thu từ dịch vụ thanh toán… trong đó hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu và luôn mang lại thu nhập nhiều nhất cho chi nhánh.

Khoản mục thu nhập phi lãi lại tăng nhẹ qua các năm nhưng đến năm 2011 tăng tương đối mạnh đạt 7.55 tỷ đồng, tức tăng thêm 1.74 tỷ đồng, tương ứng 29.95 % so với năm 2010. Trong đó chủ yếu là tăng thu từ các nghiệp vụ bảo lãnh và dịch vụ thanh toán. Trong tổng thu nhập thì thu nhập bất thường luôn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất vì đây là khoản thu ít biến động, luôn ở mức ổn định.

Khi xác định kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, một yếu tố rất quan trọng đó là chi phí hoạt động. Trong 3 năm qua, tổng chi phí hoạt động của chi nhánh gần 38 tỷ đồng, từng năm chi phí hoạt động của chi nhánh đều tăng tương đối mạnh. Chi phí hoạt động tăng lên là do chi nhánh đã đi vào hoạt động được nhiều năm, đặc biệt là sự mọc lên của nhiều đối thủ cạnh tranh trên địa bàn nên chi phí tiếp thị, quảng cáo, mua sắm trang thiết bị…tăng cao nhằm quảng bá thêm về các sản phẩm, dịch vụ mới của chi nhánh với mục đích giữ vững thương hiệu, duy trì lượng khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Mặt khác do chi nhánh tăng tiền lương của nhân viên lên và mua sắm thêm nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động kinh doanh của chi nhánh được diễn ra xuyên suốt.

Nhìn chung, kết quả hoạt động của chi nhánh trong thời gian qua đều mang lại lợi nhuận cao. Đạt được kết quả như vậy cho thấy Hội sở chính đã có những chính sách, chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình biến động của thị trường và chi nhánh đã thực hiện tốt chính sách của Hội sở trong công tác phát triển và an toàn. Tuy


nhiên, trong thời gian tới chi nhánh cần nỗ lực hơn nữa trong việc thay đổi cơ cấu thu nhập theo hướng tăng tỷ trọng đóng góp của các hoạt động dịch vụ và ngoại hối.

2.1.4.4 Kế hoạch chiến lược 2012

Phấn đấu tăng trưởng thị phần trên địa bàn.

Mở rộng mạng lưới chi nhánh, đặc biệt là xây dựng thêm phòng giao dịch tại huyện Vĩnh Linh, vì nhận thấy Vĩnh Linh là một huyện rất giàu tiềm năng, thu nhập của người dân trong những năm trở lại đây là rất cao, nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất, chăn nuôi tôm, đánh bắt cá mở rộng do đó nhận thức được điều đó, chi nhánh đã đề xuất với Hội sở về ý kiến để thành lập thêm chi nhánh để thu hút thêm được nhiều nguồn tiền gửi vào, cũng như tiếp cận thêm được nhiều đối tượng vay vốn.

Mở rộng phát hành thẻ (thẻ tín dụng quốc tế, thẻ E-partner…)

2.2. Thực trạng hệ thống KSNB quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại VietinBank chi nhánh Quảng Trị

2.2.1. Khái quát về quy trình cho vay khách hàng cá nhân

2.2.1.1. Khái quát về cho vay:

Khái niệm cho vay 11

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó Ngân hàng cho vay giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Hạn mức cho vay 12

Hạn mức cho vay là mức dư nợ vay tối đa, duy trì trong một thời hạn nhất định được Ngân hàng cho vay thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng.

Thời hạn cho vay 13

Căn cứ để xác định thời hạn cho vay:

+ Đề nghị và khả năng trả nợ của khách hàng

+ Chu kỳ SXKD của khách hàng

+ Khả năng nguồn vốn của NHCT


9,10,11 Điều 4, Quy định cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình - số 221/QĐ-HĐQT-NHCT35


- Khách hàng không được quá 65 tuổi tại thời điểm trả nợ cuối cùng, trừ:

+ Cho vay có bảo đảm đầy đủ bằng tài sản có tính thanh khoản cao

+ Cho vay có TSBĐ là bất động sản có giá trị tối thiểu gấp 3 lần số tiền vay, có tính thanh khoản cao; có người thừa kế nghĩa vụ trả nợ dưới 60 tuổi và chứng minh được nguồn thu nhập của mình có thể dùng để trả nợ.

Đối với cho vay SXKD:

- Căn cứ vào chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay vốn.

Đối với cho vay tiêu dùng:

- Trường hợp cho vay có đảm bảo, thời hạn cho vay tối đa 5 năm

- Trường hợp cho vay có bảo đảm, thời hạn cho vay tối đa là 5 năm, trừ các

trường hợp sau đây:

+ Cho vay xây dựng nhà ở: tối đa 10 năm.

+ Cho vay mua nhà ở chung cư, hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất/trả

tiền sử dụng đất ở: tối đa 15 năm.

+ Cho vay nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất/trả tiền sử dụng đất và xây dựng nhà ở hoặc mua nhà ở (có quyền sử dụng đất): tối đa 20 năm.

Mức cho vay 14

Mức cho vay đối với một phương án được xác định căn cứ vào:

+ Mức vốn tự có tham gia và nhu cầu vay vốn của khách hàng để thực hiện

phương án.

+ Khả năng hoàn trả nợ của khách hàng vay.

+ Giá trị TSBĐ, loại TSBĐ và biện pháp bảo đảm tiền vay (nếu có).

+ Khả năng nguồn vốn của NHCT.

Thể loại cho vay 15

- Cho vay ngắn hạn: khoản cho vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.

- Cho vay trung hạn: khoản cho vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.

- Cho vay dài hạn: khoản cho vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng.



14 Điều 13, Quy định cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình - số 221/QĐ-HĐQT-NHCT35

15 Điều 14, Quy định cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình - số 221/QĐ-HĐQT-NHCT35


Phương thức cho vay 16

Ngân hàng cho vay thỏa thuận với khách hàng việc áp dụng các phương thức cho vay sau:

- Phương thức cho vay từng lần

- Phương thức cho vay theo hạn mức

- Phương thức cho vay trả góp

- Phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

- Phương thức cho vay theo hạn mức thấu chi

Những trường hợp không được cho vay 17

- Giám đốc, phó giám đốc NHCT.

- Cán bộ, nhân viên thực hiện nhiệm vụ thẩm định và quyết định cho vay.

- Bố, mẹ, vợ, chồng, con của Giám đốc, phó giám đốc NHCT.

- Không được cho vay đối với trường hợp sau đây, trừ trường hợp khoản vay

được bảo đảm đầy đủ bằng tài sản có tính thanh khoản cao:

+ Khách hàng mà Chi nhánh không hoặc chưa xác định được, hoặc không quản lý

được nguồn trả nợ cho khoản vay đó.

Những nhu cầu vốn không được cho vay 18

NHCT không được cho vay các nhu cầu vốn sau:

- Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.

- Để thanh toán các chi phí thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm.

- Để đáp ứng các nhu cầu tài chính cho các giao dịch mà pháp luật cấm.

- Để trả nợ, gốc, lãi vốn vay cho hệ thống NHCT hoặc tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng khác trừ:

+ Lãi tiền vay trả cho ngân hàng cho vay trong thời gian thi công, chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với các khoản vay trung, dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi tiền vay được tính vào giá trị tài sản cố định đó.


16 Điều 16, Quy định cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình - số 221/QĐ-HĐQT-NHCT35 17 Điều 18, Quy định cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình - số 221/QĐ-HĐQT-NHCT35 18 Điều 10, Quy định cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình - số 221/QĐ-HĐQT-NHCT35


Bảng 5: Các khoản vay phải thẩm định rủi ro tín dụng độc lập



Trường hợp: chưa thẩm định rủi ro khi cấp GHCV


Trường hợp: đã được thẩm

định rủi ro khi cấp GHCV

Các khoản vay thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng tín dụng cơ sở quyết định theo Quy chế hội đồng tín dụng hiện hành của NHCT.


Các khoản vay có giá trị tương đương từ 1,5 tỷ đồng

Các khoản vay có giá trị tương đương từ 30% GHCV, hoặc tương đương từ 1,5 tỷ đồng trở lên, tùy theo giá trị nào lớn hơn.


Các khoản vay không phải thẩm định rủi ro

- Các khoản nhận nợ bắt buộc.

- Khoản vay được bảo đảm đầy đủ bằng tài sản có tính thanh khoản cao.

- Phòng KHCN sau khi thẩm định/tái thẩm định, đánh giá đã đề xuất từ chối

cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và được người có thẩm quyền chấp thuận

2.2.1.2. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân

- Bước 1: Tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng về các thủ tục, điều kiện vay vốn, lập hồ sơ vay vốn.

- Bước 2: Thẩm định khách hàng, phương án, biện pháp bảo đảm tiền vay.

- Bước 3: Xét duyệt khoản vay.

- Bước 4: Ký kết hợp đồng tín dụng, giao nhận TSBĐ và giấy tờ TSBĐ.

- Bước 5: Giải ngân

- Bước 6: Kiểm tra, giám sát khoản vay

- Bước 7: Thu hồi nợ gốc, lãi và xử lý phát sinh

- Bước 8: Thanh lý hợp đồng, giải chấp TSBĐ

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 18/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí