Quản lý nhà nước về môi trường từ thực tiễn Khu công nghiệp Tâm Thắng huyện Cư Jut tỉnh Đắk Nông - 14

trong tổ chức các sự kiện, ngày lễ lớn về môi trường.

Tăng cường nâng cao hiệu lực, hiệu quả các công cụ, biện pháp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường như: nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc đưa công nghệ, máy móc, phương tiện, thiết bị cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường vào sử dụng, tăng cường các biện pháp kiểm soát nguồn phát sinh, việc lưu giữ, vận chuyển, xử lý và thải bỏ chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại, xây dựng và triển khai dự án đầu tư hoàn thiện hộ thống các trạm quan trắc môi trường quốc gia, xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; tích cực tham gia đánh giá các tác động đến môi trường và đa dạng sinh học, hướng tới loại bỏ các loại hình sàn xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

3.2.2. Giải pháp cụ thể

Để đảm bảo hiệu quả công tác bảo vệ môi trường KCN trong thời gian tới, Về công tác quy hoạch: điều chỉnh quy hoạch các KCN để đảm bảo các quy hoạch KCN, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội,

Về thu hút đầu tư: Thu hút đầu tư vào KCN theo hướng ưu tiên những ngành công nghiệp sạch, ít ô nhiễm, đảm bảo cơ cấu ngành nghề phù hợp với khả năng và thực tế giải quyết ô nhiễm của địa phương; thu hút có trọng điểm để phát triển các ngành kinh tế chủ lực cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong bố trí nhà máy, xây dựng phương án bảo vệ môi trường.

Về cơ chế, chính sách: Rà soát và tiếp tục điều chỉnh, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc phân cấp quản lý môi trường theo hướng đẩy mạnh việc phân cấp, giao quyền và trách nhiệm trực tiếp về công tác bảo vệ môi trường cho các BQL các KCN. Các BQL phải được trao đầy đủ thẩm quyền và trách nhiệm liên quan đến bảo vệ môi trường trong KCN. Ngoài ra, các văn bản cũng cần phân định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư KCN với các doanh

nghiệp thứ cấp đầu tư trong KCN trong công tác bảo vệ môi trường. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng trong KCN. Nghiên cứu phát triển mô hình KCN thân thiện với môi trường, trước hết là thí điểm, sau đó nhân rộng ra toàn quốc.

Về phân cấp và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể theo hướng tổ chức quản lý tập trung. Trong thời gian tới, phải có biện pháp để nâng cao năng lực quản lý về môi trường cho các BQL các KCN, cả về nhân lực và trang thiết bị để tạo điều kiện cho các BQL chủ động hơn trong thực hiện nhiệm vụ về bảo vệ môi trường KCN.

Chủ đầu tư KCN chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của KCN; xây dựng và hoàn thiện các hệ thống xử lý nước thải tập trung, các hạng mục này cần được thiết kế đúng và phù hợp điều kiện thực tế, xây dựng và lắp đặt đúng thiết kế, duy trì hoạt động ổn định và hiệu quả trong suốt quá trình hoạt động của KCN; tham gia ứng phó các sự cố môi trường trong KCN. Chủ đầu tư KCN cần bố trí địa điểm và xây dựng các khu vực lưu giữ tạm thời và trung chuyển các chất thải rắn, chất thải nguy hại từ các doanh nghiệp trong KCN.

Tất cả các doanh nghiệp trong KCN có nước thải phải xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn đầu vào của hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi thải vào hệ thống thu gom nước thải của KCN, trường hợp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung thì từng doanh nghiệp phải xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra ngoài. Các doanh nghiệp có phát sinh khí thải phải có hệ thống xử lý khí thải đạt quy chuẩn Việt Nam trước khi xả thải. Các doanh nghiệp trong KCN có phát sinh chất thải nguy hại phải có hợp đồng với các đơn vị có chức năng và đủ năng lực để thu gom và xử lý đúng cách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Về pháp luật môi trường: Rà soát, bổ sung và tiếp tục điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về môi trường, trong đó hướng dẫn cụ thể, quy định rõ các nhiệm vụ cần thực hiện trong công tác bảo vệ môi trường cho các cơ quan quản lý nhà nước; ban hành, cập nhật các tiêu chuẩn môi trường cho phù hợp với thực tế. Đối với các công trình xử lý chất thải của doanh nghiệp thì cần quy định rõ về tiêu chuẩn, chế

độ vận hành để thống nhất thực hiện, đảm bảo được chất lượng của các công trình, nhất là đối với nhà máy xử lý nước thải tập trung của các KCN, khắc phục tình trạng vận hành không thường xuyên, công nghệ chưa phù hợp như hiện nay; hướng dẫn quản lý vận hành các trạm xử lý nước thải tập trung.

Quản lý nhà nước về môi trường từ thực tiễn Khu công nghiệp Tâm Thắng huyện Cư Jut tỉnh Đắk Nông - 14

Về đầu tư vốn: Huy động tổng hợp các nguồn vốn đầu tư các công trình môi trường của KCN, bao gồm: vốn doanh nghiệp phát triển hạ tầng, vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng (kể cả Quỹ Môi trường - Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường), vốn từ ngân sách nhà nước, trong đó, vốn doanh nghiệp phát triển hạ tầng là chủ yếu.

Ban hành cơ chế, chính sách để tạo cơ sở cho việc hỗ trợ về tài chính, ưu đãi đầu tư đối với việc đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về môi trường trong các KCN, đồng thời xem xét điều chỉnh các chế tài để đảm bảo tính răn đe đối với hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.

Chủ động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trường cho các doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN cũng như các doanh nghiệp thứ cấp để giúp các doanh nghiệp ý thức rõ ràng và đầy đủ trách nhiệm của mình đối với vấn đề bảo vệ môi trường trong và ngoài KCN; tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường các KCN; khuyến khích xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường.

Đẩy mạnh hoạt động thi đua khen thưởng trong công tác bảo vệ môi trường KCN, động viên kịp thời các doanh nghiệp, BQL KCN, thực hiện tốt công tác này.

Kinh phí chi cho sự nghiệp môi trường đà được bố trí chi không dưới 1% tông chi ngân sách hàng năm; nguồn chi sự nghiệp môi trường đã được hình thành và quy định cụ thê tại các quy định của Luật và các văn bản có liên quan. Trong thời gian qua kinh phí chi sự nghiệp môi trường KCNT Tâm Thắng năm 2020 là: 300.000.000 triệu đồng..

- Công tác lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM): Đã thực hiện và được phê duyệt tại Quyết định số 2381/QĐ- BTNMT ngày 12 tháng 11 năm 2008.

- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước: Giấy phép số 2030/GP- BTNMT ngày 25/6/2018

- Giấy xác nhận hoàn thành các công trình BVMT: Số 04/GXN-TCMT ngày 09 tháng 01 năm 2018

- Thực hiện giám sát môi trường định kỳ: tần suất giám sát: 04 lần/năm, tần suất giám sát theo quy định của báo cáo ĐTM: 04 lần/năm. Các thông số giám sát thể hiện tại Báo cáo Giám sát môi trường định kỳ KCN Tâm Thắng.

Bên cạnh nguồn sự nghiệp môi trường, kinh phí từ nguồn đầu tư xây dựng cơ bản và nguồn vốn ODA cũng đà được bố trí để xây dựng các công trình xử lý môi trường (xây dựng các bãi chôn lấp chắt thải rắn họp vệ sinh, hệ thống xử lý chất thải bệnh viện, nước thải sinh hoạt tập trung, lò đốt chất thải bệnh viện...), hồ trợ xử lý triệt để các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của Thủ tướng Chính phủ, đầu tư trang thiết bị quan trắc và phân tích môi trường, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.

3.2.3. Mở rộng nâng cao và hiệu quả hợp tác trong nước và quốc tế về môi trường

Cụ thể trong thời gian qua, KCN Tâm Thắng nói riêng và các KCN trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã và đang tích cực hội nhập quốc tế và mở rộng họp tác quốc tế; đồng thời nghiêm túc thực hiện các cam kết trong các Điều ước quốc tế này, tham gia đầy đủ và có trách nhiệm các cuộc họp thường niên của các Công ước, liên Công ước, từ đó tranh thủ được sự hồ trợ của quốc tế để thực hiện các chương trinh, dự án về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học,...

Thay đổi cách nhìn về hợp tác quốc tế: chuyển từ quan niệm thụ động tiếp nhận viện trợ sang chú động hội nhập, sằn sàng cùng tham gia, chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi; thay đổi quan niệm hợp tác quốc tế chỉ đơn thuần là giao dịch, lễ tân sang vai trò là đầu mối xây dựng và phát triển các quan hộ hợp tác có chiều sâu chuyên môn.

Mặc dù bên cạnh những khó khăn về địa lý kinh tế chính trị xã hội nhưng tham gia đủ các hội nghị, hội thảo quốc tế về các công ước về môi trường, các khuôn khổ hợp tác trong khu vực Tây Nguyên; bố trí kinh phí để thực hiện các sáng kiến, các sự kiện do Việt Nam chú trì; tăng cường đào tạo cho cán bộ hợp tác quốc tế; tiến tới cử đại diện Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế về môi trường.

Thời gian qua KCN đã kêu gọi được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đà góp

phần tạo nên nguồn đầu tư đáng kể từ bên ngoài giúp tăng cường năng lực khoa học công nghệ ; tiếp thu kinh nghiệm của các nước, đưa ra các giải pháp kỹ thuật và công nghệ để xử lý ô nhiễm môi trường và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.

Thực hiện chủ trương tăng cường và phát huy hiệu quả của công tác đối ngoại đặt ra tại các Nghị quyết số 22/NQ-TW ngày 10/4/2014 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế; Quyết định số 272/QĐ-TW ngày 21/1/2015 của Bộ Chính trị khóa XI ban hành Quy chế Quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại (Quy chế 272), thời gian qua, Tổng cục Môi trường đã tích cực triển khai các hoạt động hội nhập quốc tế về môi trường, tăng cường hợp tác song phương và đa phương, thực hiện các điều ước, thỏa thuận quốc tế, tham gia các hội nghị khu vực và toàn cầu để phát huy sự hỗ trợ có hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước về môi trường.

3.2.4. Tăng cường thực hiện công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra về môi trường

Để hoạt động kiểm soát môi trường có hiệu lực hiệu quả trong thời gian tới cần quan tâm triển khai những giải pháp cơ bản sau:

Đây mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại các KCN Tâm Thắng; thực hiện công khai thông tin các doanh nghiệp, cơ sở doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định; xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; hoàn thiện và triến khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Phân cấp trách nhiệm và có cơ chế phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong việc tăng cường các hoạt động quản lý nhà nước vế môi trường.

Tăng cường kiểm tra, phối họp với Thanh tra Sở thanh tra việc lập báo cáo giám sát, báo cáo công tác BVMT của cơ sở, cập nhật số liệu, phân loại đánh giá chất lượng môi trường của các cơ sở để kịp thời hướng dằn các biện pháp phòng ngừa, giảm thiếu, phát thài, khống chế ô nhiễm môi trường.

Chi đạo, hướng dẫn phòng Tài nguyên & Môi trường trong công tác kiểm

tra thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường; xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các nội dung đã ghi trong Bản cam kết của các cơ sở hay dự án đã được phê duyệt.

Đây mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định của UBND tỉnh Đắk Nông, kiên quyết đinh chỉ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng kéo dài không đầu tư xử lỷ đạt quy chuẩn môi trường cho phép theo tiến độ quy định của UBND tỉnh Đắk Nông. Tăng nguồn nhân lực và kinh phí cho công tác thanh tra, kiểm tra (đặc biệt là kiểm tra việc thực hiện kết luận sau thanh tra). Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Tăng cường sự phối họp giữa các đơn vị phòng chống tội phạm về bảo vệ môi trường thuộc lực lượng công an với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường bảo đảm mục tiêu ngăn chặn, phát hiện và xử lý vi phạm, nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; đồng thời hồ trợ, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật. Tiếp tục quan tâm đôi mới và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; nâng cao hiệu quả đường dây nóng của Sở Tài nguyên và Môi trường để tiếp nhận và trả lời thông tin phản ánh tiêu cực trong ngành tài nguyên và môi trường. Tập trung giải quyết dứt điếm những vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân; kết quả giải quyết đơn thư hàng năm đạt trên 90% góp phan giữ vững an ninh, ôn định chính trị - xã hội. Tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ.

3.3. Các kiến nghị‌

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

Tập trung chỉ đạo giải quyết các vấn đề bức xúc nhằm ngăn chặn việc gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo an ninh môi trường, coi đây là nhiệm vụ bào vệ môi trường trọng tâm

trong 5 năm tới;


Chỉ đạo việc điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm lồng ghép các yêu cầu bảo vệ môi trường; yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương thường xuyên theo dõi, kicm tra, đánh giá tình hình thực hiện và kịp thời điều chỉnh các chương trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường thực tế;

Chỉ đạo rà soát, điều chỉnh và bố sung các quy định của pháp luật về môi trường, tài nguyên, thuế, ngân sách, đầu tư, xây dựng, khoa học và công nghệ, năng lượng... bảo đảm thống nhất, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện các thỏa thuận thương mại tự do the hệ mới; trong đó, chú trọng xây dựng các tiêu chí sàng lọc, tiếp nhận các dự án đầu tư theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững;

Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho ngành tài nguycn và môi trường, nhất là các địa phương, cấp huyện, cấp xã; tăng cường năng lực điều phối, thống nhất quản lý nhà nước về môi trường trên phạm vi cà nước của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Chỉ đạo xây dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường và hệ thống trang thiết bị cảnh báo sự cố môi trường. Chỉ đạo việc hình thành bộ phận quản lý về bảo tồn đa dạng sinh học trong cơ cấu của Chi cục Báo vệ môi trường ở địa phương để triển khai thực hiện Luật Đa dạng sinh học. Có cơ chế để cấp xã, phường bố trí cán bộ phụ trách công tác môi trường trcn địa bàn;

Chỉ đạo nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường; cơ chế huy động vốn đầu tư trở lại cho bảo vệ môi trường dựa trên nguyên tắc “người được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường; người gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại” và cơ chế khuyến khích, thúc đẩy họp tác công - tư trong lĩnh vực môi trường;

Cân đối, bố trí vốn từ ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn vốn

khác như vốn vay, trái phiếu chính phủ,... để thực hiện các nội dung cùa Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; chỉ đạo các cơ quan chức năng quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn thu thuế bảo vệ môi trường tại các địa phương đổ đầu tư trở lại cho công tác bảo vệ môi trường.

3.3.2. Kiến nghị đối với các Bộ, ngành trung ương

Trong thời gian tới, để tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường cần hoàn thiện Đề án đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường và các Luật khác có liên quan đến bảo vệ môi trường; trình ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh hoặc xây dựng mới các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm về công tác quản lý môi trường, hệ thống pháp luật, tiêu chuẩn môi trường của các nước phát triển trên thế giới…Tổ chức thực hiện tốt công tác đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường đối với các quy hoạch, chiến lược, dự án đầu tư.

Tập trung nguồn lực, chỉ đạo xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở các khu công nghiệp. Đầu tư công nghệ mới để có thể giám sát liên tục việc xử lý nước thải, khí thải của một số loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

Tăng cường công tác kiểm soát ô nhiễm, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm, kịp thời và công bố thông tin về những nhà máy, khu công nghiệp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tăng cường công tác phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan liên quan; nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác về quản lý môi trường từ Trung ương đến cơ sở.

3.3.3. Kiến nghị đối với tỉnh Đắk Nông

Tiếp tục tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cần nâng cao việc hướng dẫn, khắc phục những tồn tại, cùng với đó là xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật những vi phạm tái diễn, kéo dài. Bên cạnh đó, các bộ, ngành và

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 15/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí