Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Tỉnh Phú Thọ


thế mạnh của vùng đất trăm nghề. Toàn tỉnh có gần 200 làng nghề, trên 75 ngàn hộ gia đình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Để phát huy vai trò và hiệu quả của làng nghề, tỉnh đã có nhiều giải pháp phát triển làng nghề truyền thống với những cơ chế, chính sách quy định cụ thể như quy định ưu đãi phát triển làng nghề, đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng mặt bằng sản xuất, vay vốn nhằm khuyến khích ngành nghề, làng nghề phát triển, xây dựng tiêu chí làng nghề. Do khuyến khích đầu tư nên làng nghề phát triển, giá trị sản xuất hàng năm tăng từ 23 - 25% góp phần làm tăng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động ngành nghề, làng nghề truyền thống ở Hà Tây còn hạn chế và nhiều bất cập, nhất là công tác xây dựng quy hoạch cụm công nghiệp, về trình độ quản lý đội ngũ cán bộ, nâng cao tay nghề cho người lao động trong các làng nghề. Môi trường bị ô nhiễm nặng, giải phóng mặt bằng để xây dựng phát triển công nghiệp, giao thông có nơi diễn biến phức tạp.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm

Thực tiễn phân tích trên cho phép, ở góc độ nhất định, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm chung cho cả nước sau:

- Không thể có bài bản chung cho sự phát triển của mọi nước và địa phương. Muốn tìm đúng hướng đi và giải pháp hữu hiệu cho mình, mỗi đất nước, mỗi địa phương phải xác định được con đường, mục tiêu phát triển và từ đó vạch ra được phương hướng, kế hoạch và giải pháp phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình trong mỗi giai đoạn, khai thác tối ưu các lợi thế so sánh về tài nguyên con người, tài nguyên thiên nhiên, vốn, công nghệ, thị trường và vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia.

- Phải tập trung khai thác, tận dụng các yếu tố lợi thế về đất đai, nguồn lao động dồi dào sẵn có để phát triển nông nghiệp, nông thôn, tạo khối lượng


nông sản hàng hoá lớn, đảm bảo an toàn lương thực, thực phẩm cho xã hội, từ đó đảm bảo ổn định chính trị - xã hội. Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp của Việt Nam với đặc điểm diện tích canh tác bình quân đầu người thấp, cần phải phát triển nông nghiệp đa dạng, tổng hợp theo hướng tạo việc làm và phát triển chăn nuôi, ngành nghề nông nghiệp, dịch vụ.

- Chú trọng kết hợp đầu tư cho phát triển công nghiệp nông thôn với khôi phục và phát triển làng nghề thủ công truyền thống nhằm giải quyết và tăng thêm việc làm, thu nhập cho cư dân nông thôn; Phải chú trọng phát triển nông thôn, khuyến khích mở mang ngành nghề thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa phân bố về nông thôn để thu hút nhiều lao động, tạo việc làm ngay trong các làng xã, giảm lao động ở nông thôn di cư ra thành thị, rút ngắn khoảng cách chênh lệch, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Coi trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, chương trình phát triển giao thông nông thôn, cứng hoá kênh mương, phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục, bệnh viện, đường điện, cấp thoát nước, hệ thống chợ, nhà văn hoá là những công trình thiết yếu cần được đầu tư và hoàn thiện nhằm phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

- Chú trọng chuyển giao công nghệ về các vùng nông thôn, hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân và doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn. Trung Quốc đã cho thấy rõ vai trò chuyển giao công nghệ trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, cụ thể là thông qua mô hình đốm lửa đưa khoa học kỹ thuật về giúp đỡ các xí nghiệp hương trấn, xây dựng kinh tế nông thôn. Nói cách khác, bài học từ Trung Quôc còn là cần đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo ra năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của cây trồng,


Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Phú Thọ - 6

vật nuôi, đảm bảo tiêu dùng và có xuất khẩu.

- Vai trò của Nhà nước đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là vô cùng to lớn. Để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhà nước phải rất quan tâm giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân; trước hết, cần phải tăng cường công tác quản lý của chính quyền các cấp, từ việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến việc nâng cao năng lực và hiệu quả điều hành, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, thanh tra. Thực hiện cải cách hành chính, mở rộng dân chủ, đi đôi với đề cao kỷ luật, kỷ cương trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Những kinh nghiệm trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn các tỉnh, các quốc gia trên đây là những cơ sở thực tiễn quý báu để nghiên cứu, áp dụng vào tỉnh Phú Thọ nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Song trong quá trình áp dụng cần phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ nông nghiệp, nông thôn, đồng thời vừa bám sát những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương để vận dụng vào tỉnh cho phù hợp và phải có những bước đi vững chắc với những giải pháp hữu hiệu. Có như vậy, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh mới đem lại những kết quả và ý nghĩa thiết thực.


CHƯƠNG 2‌‌

THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Phú Thọ là tỉnh nằm ở vị trí tiếp giáp giữa Đông Bắc, đồng bằng Sông Hồng và Tây Bắc, Phía Bắc giáp Tuyên Quang, phía Nam giáp Hoà Bình, phía Đông giáp Vĩnh Phúc và Hà Tây, phía Tây giáp Sơn La và Yên Bái. Với vị trí “Ngã ba sông”, cửa ngõ phía Tây thủ đô Hà Nội (Vùng tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), Phú Thọ là cầu nối các tỉnh đồng bằng sông Hồng với các tỉnh miền núi Tây Bắc và Đông Bắc.

Với thủ phủ của tỉnh là Thành phố Việt Trì - một trong năm trung tâm lớn của miền núi phía Bắc, có các tuyến giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ 2, quốc lộ 32, v.v… đặc biệt có tuyến đường cao tốc Hà Nội - Việt Trì

- Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Đây là tuyến nằm trong hành lang kinh tế Hà Khẩu, Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh (Việt Nam).

* Về địa hình, điểm nổi bật của tỉnh là địa hình bị chia cắt tương đối mạnh vì nằm ở phía cuối dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình núi cao phía Tây, Tây Bắc và Tây Nam, phân bố chủ yếu ở các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, phía tây huyện Cẩm Khê và một phần của huyện Hạ Hoà. Do ảnh hưởng địa hình núi chia cắt, đây là tiểu vùng đang khó khăn về giao thông, tuy nhiên đây cũng là nơi có tiềm năng phát triển về lâm nghiệp, khai thác khoáng sản, du lịch sinh thái. Địa hình núi thấp và đồi gò bát úp xẽn kẽ đồng ruộng, chủ yếu tập trung ở Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, thị xã Phú Thọ và một phần của các huyện Tam


Nông, Thanh Thuỷ. Đây là địa hình vùng trung du và là vùng được khai thác lâu đời, đồi bị xói mòn rửa trôi nhiều, đồng ruồng lầy lụt, chua úng. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây nguyên liệu giấy, cây công nghiệp dài ngày như chè, cây ăn quả, phát triển lương thực, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Vùng đồng bằng phân bổ chủ yếu ở Lâm Thao, Tam Nông, ven sông Lô, ven Sông Đà. Dải đồng bằng phù sa mới tương đối bằng phẳng, đây là vùng có tiềm năng thâm canh lúa, màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên, đây cũng là vùng có nhiều khu vực trũng thường gây úng lụt.

Như vậy, Phú Thọ có địa hình đa dạng, vừa có miền núi, vừa có trung du và đồng bằng ven sông, đã tạo ra nguồn đất đai đa dạng, phong phú để phát triển nông lâm nghiệp hàng hoá khá toàn diện. Tuy nhiên, do địa hình chia cắt mạnh, nên việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho tiểu vùng miền núi là khá tốn kém, nhất là đối với giao thông, thuỷ lợi, cấp điện, cấp nước v.v.

* Về khí hậu, thời tiết, Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, lượng mưa trung bình năm khoảng 1600-1800mm. Độ ẩm trung bình năm khoảng 85-87%. Nhìn chung, điều kiện khí hậu của Phú Thọ phù hợp với sinh trưởng, phát triển đa dạng nhiều loại cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới, chăn nuôi gia súc với khả năng cho

năng suất và chất lượng cao. Tuy nhiên, yếu tố hạn chế của khí hậu là dễ bị ngập úng về mùa mưa và hạn về mùa khô, do đó, để khắc phục, hạn chế yếu tố bất lợi này trong các hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp cần giải quyết tốt khâu thuỷ lợi và bố trí cây trồng phù hợp với từng vùng sinh thái.

* Tài nguyên đất, tổng diện tích tự nhiên của Phú Thọ là 352,480ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 102,583ha, chiếm 29,1% diện tích tự nhiên, đất lâm nghiệp có rừng chiếm 47,4%, đất đồi núi chưa có rừng chiếm 9% diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp chiếm 13,7%, đất chưa sử dụng chiếm 0,8% diện tích đất tự nhiên. Có thể thấy, Phú Thọ còn quỹ đất chưa có


rừng khá lớn, là điều kiện cơ bản cho phát triển rừng trồng tạo nguồn nguyên liệu gỗ cho chế biến công nghiệp và sản xuất ngành nghề nông thôn trong tương lai. Các loại đất có nguồn gốc phù sa đã biến chất và đá macma axít chiếm tới 63,9% thuận lợi để phát triển cây lương thực, cây công nghiệp dài ngày, phát triển đồng cỏ chăn nuôi, phát triển rừng. Nhóm đất feralit trên núi và mùn trên núi chiếm 29,7% là đối tượng để phát triển lâm nghiệp, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên.

* Về tài nguyên khoáng sản, có thể nói Phú Thọ là một trong ít các tỉnh thành trong cả nước được thiên nhiên ưu đãi cho nguồn tài nguyên khoáng sản với khoảng 215 mỏ và điểm quặng, trong đó có 20 mỏ lớn và vừa, 50 mỏ nhỏ và 143 điểm quặng. Các khoáng sản có ý nghĩa nổi trội là: cao lanh, penpat, trữ lượng 30,6 triệu tấn, chất lượng tốt; pyrit, quarit, đá xây dựng có ở 55 khu vực, trữ lượng 935 triệu tấn; cát sỏi khoảng 100 triệu m3. Các loại khoảng sản đặc trưng của Phú Thọ tương đối đa dạng về chủng loại và có chất lượng tương đối tốt, đó là nguồn lực rất to lớn cho phát triển kinh tế của tỉnh.

Phú Thọ luôn được đánh giá là một tỉnh có tiềm năng mặt nước rất lớn phục vụ phát triển nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Với diện tích lưu vực của 3 con sông lớn đã có 14575ha, chứa một dung lượng nước mặt rất lớn. Sông Hồng có chiều dài qua tỉnh 96 km, Sông Lô qua tỉnh 76km, và 130 sông suối nhỏ cùng hàng nghìn hồ, ao lớn nhỏ phân bổ tương đối đều khắp trên lãnh thổ. Toàn tỉnh có khoảng 4100 - 4200ha mặt nước các hồ, đầm tự nhiên và hồ thủy lợi. Tài nguyên nước của Phú Thọ rất dồi dào đủ đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với cường độ cao. Song cần có quy hoạch để bảo vệ và khai thác hợp lý theo hướng lâu dài, bền vững.

* Về tài nguyên sinh vật, Phú Thọ có hệ động thực vật phong phú, đa dạng: Toàn tỉnh có khoảng 167.118ha rừng, trong đó rừng tự nhiên là 63.530,2ha, chủ yếu là rừng non mới phục hồi; rừng trồng là 101.326,8ha với


trữ lượng gỗ ước đạt 3.5 triệu m3. Hiện tại gỗ làm nguyên liệu giấy có thể đáp ứng được 40-50% yêu cầu của nhà máy giấy Bãi Bằng. Nghề rừng đã thu hút khoảng 5 vạn lao động và đang dần lấy lại vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Bên cạnh đó, Phú Thọ có nguồn gỗ rừng trồng rất lớn, chủng loại tương đối phong phú, đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho phát triển ngành nghề nông thôn cả hiện tại và tương lai.

2.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội

Trong những năm qua kinh tế Phú Thọ tăng trưởng tương đối ổn định, GDP tăng bình quân 9,79%/năm, tổng giá trị sản phẩm năm 2007 đạt 6.257 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng trong những năm qua, đạt khoảng 7,411 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định là điều kiện tốt để đầu tư cho phát triển ngành nghề nông thôn.

Sản lượng lương thực cây có hạt năm 2007 đạt 43 vạn tấn, bình quân lương thực đầu người toàn tỉnh đạt khoảng 324,8kg/người/năm. Việc đảm bảo ổn định lương thực tại chỗ là điều kiện thuận lợi để chuyển hướng sản xuất nông - lâm nghiệp của tỉnh theo sản xuất hàng hoá. Ngoài ra, một số cây trồng công nghiệp khác như chè, sơn và cây ăn quả cũng mang lại nguồn thu đáng kể cho kinh tế hộ gia đình và địa phương. Nhìn chung, hiện nay nền kinh tế của tỉnh chủ yếu vẫn là kinh tế nông nghiệp. Trong đó, kinh tế hộ là phổ biến, kinh tế trang trại đang có xu hướng phát triển tốt (chủ yếu là trang trại hộ gia đình) và kinh tế tập thể về cơ bản đã chuyển đổi từ hợp tác xã kiểu cũ sang hợp tác xã kiểu mới.

Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng trưởng ổn định và đạt 180,5 triệu USD năm 2007, với vai trò rất lớn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

* Nguồn nhân lực: tỉnh Phú Thọ có 21 dân tộc anh em sinh sống, trong


đó đa phần là người Kinh, chiếm 89,24%, các dân tộc khác chiếm 10,76%. Tổng số dân toàn tỉnh là 1.326.813 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1%/năm. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 376 người/km2, nhưng phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn, giữa các huyện.

Số lượng lao động toàn tỉnh là 787.500 người (chiếm 59,35% tổng dân số), lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp là 480.000 người, chiếm 61% tổng số lao động. Về chất lượng lao động: Phú Thọ có 12.469 người có trình độ đại học, 142 người đạt trình độ thạc sĩ, 43 người có trình độ tiến sĩ. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có trên 10 viện, trung tâm nghiên cứu của Trung ương và địa phương. Đây là nguồn lực quan trọng của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội.

Dự báo năm 2010, toàn tỉnh sẽ có khoảng 845.000 lao động và năm 2020 có khoảng 976.000 lao động, trong đó lao động qua đào tạo đạt khoảng 60 - 65%. Qua đây cho thấy, nguồn nhân lực hiện tại của tỉnh khá dồi dào, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông- lâm nghiệp, tuy nhiên cũng cần phải có chiến lược đào tạo chuyên sâu đội ngũ cán bộ phát triển ngành nghề nông thôn của tỉnh để đáp ứng yêu cầu phát triển trong những năm tới.

* Cơ sở hạ tầng phát triển nhanh trong những năm đổi mới. Tỉnh đã hoàn thành điện khí hoá nông thôn sớm hơn so với một số tỉnh đồng bằng sông Hồng (năm 2003). Hiện tại hệ thống đường dây trung, hạ thế, trạm biến áp các loại đang từng bước được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới.

Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh đã được cải thiện một bước đáng kể, với tổng chiều dài 11.483km đường bộ, 248km đường sông, 90km đường sắt. Đã đảm bảo 100% số xã có đường ôtô vào đến trung tâm xã. Mạng lưới giao thông của tỉnh phân bố tương đối hợp lý, thuận tiện cho việc lưu thông hàng hoá, vận chuyển hành khách nội, ngoại tỉnh.

Mạng lưới bưu chính viễn thông tỉnh Phú Thọ phát triển tương đối

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/09/2023