Ngay Sau Khi Tháo Khuôn Nong, Bệnh Nhân Được Đánh Giá:

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌


2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU‌

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

Bệnh nhân MRKH, từ 18 tuổi trở lên.

Nếp gấp môi bé đủ lớn.

Chưa tạo hình âm đạo.

Không có rối loạn tâm thần.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

Bệnh nhân không đồng ý sử dụng môi bé để tạo hình âm đạo.

Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.


2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU‌

Thời gian: 08/2018 – 05/2020

Địa điểm: Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Hàm mặt, Bệnh viện E.


2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU‌

Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng.


2.4. PHƯƠNG PHÁP CHỌN CỠ MẪU‌

Chọn mẫu thuận tiện.

Sau khi thu thập số liệu, chúng tôi đã lựa chọn những bệnh nhân nữ mắc hội chứng MRKH đầy đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu, tổng số bệnh nhân là 6.

Các bệnh nhân trong nghiên cứu đều được khám và đánh giá về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, được tạo hình âm đạo bằng mảnh ghép môi bé và được chăm sóc, theo dõi sau mổ, tái khám theo một quy trình như nhau.

2.5. CÁC BIẾN SỐ, CHỈ SỐ‌

2.5.1 Đặc điểm lâm sàng

Đặc điểm chung:

Tuổi phát hiện bệnh.

Tuổi phẫu thuật.

Triệu chứng lâm sàng.

Trình độ học vấn.

Tình trạng hôn nhân.

Các phương pháp điều trị trước đây.

Các đặc tính sinh dục thứ phát:

Đặc điểm lông nách

Đặc điểm lông mu

Đặc điểm tuyến vú.

Đặc điểm bộ phận sinh dục ngoài: môi bé, âm vật, vị trí lỗ ngoài niệu đạo, lỗ ngoài âm đạo.

Khám âm đạo: bằng thăm âm đạo và đánh giá chiều dài, chiều rộng âm đạo theo đốt ngón tay (mỗi đốt ngón tay tương đương 1,5 cm).

Các dị tật kèm theo: dị tật ở thành bụng, ở hệ xương, tiết niệu, tim mạch...

2.5.2. Đặc điểm cận lâm sàng

Cộng hưởng từ vùng tiểu khung:

Âm đạo: không có hoặc kém phát triển

Tử cung: không có hoặc kém phát triển

Buồng trứng: bình thường hoặc bất thường (không có, u nang,…)

Bàng quang, trực tràng: bình thường hoặc bất thường

Xét nghiệm hormon sinh dục: AMH, FSH, LH, Estradiol, Progesteron, Prolactin, Testosteron.

Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ: các bất thường ở cấp độ di truyền

Các dị tật phối hợp: ở thận, hệ cơ, xương.

2.5.3. Kết quả sau phẫu thuật

2.5.3.1. Ngay sau khi tháo khuôn nong, bệnh nhân được đánh giá:

Nơi cho: tình trạng liền thương của môi bé.

Tốt: niêm mạc liền thì đầu tốt, không sưng tấy đỏ, không loét, không chảy dịch mủ.

Khá: niêm mạc chậm liền, có sưng tấy nhưng chăm sóc tại chỗ giúp liền sẹo.

Kém: niêm mạc không liền, sưng tấy, chảy mủ, cần phải xử lý bằng phẫu thuật.

Nơi nhận:

Chảy máu âm đạo

Kích thước khoang âm đạo

Mức độ bao phủ khoang âm đạo của niêm mạc

Màu sắc của niêm mạc âm đạo

Dịch trong khoang âm đạo

Biến chứng: rò niệu đạo, trực tràng.

2.5.3.2. Sau khi ra viện, bệnh nhân được đánh giá vào thời điểm 3 tháng đầu và 6 tháng sau mổ:

Nơi cho: tình trạng sẹo tại vị trí lấy mảnh ghép môi bé.

Tốt: Sẹo mềm mại, không đau ngứa

Khá: Sẹo quá phát, nổi gồ lên không đau, ngứa

Kém: Sẹo gây đau, ngứa, ảnh hưởng đến sinh hoạt

Nơi nhận:

+ Kích thước khoang âm đạo (chiều dài, chiều rộng).

+ Tình trạng niêm mạc âm đạo, dịch âm đạo, màu sắc của niêm mạc, mức độ che phủ khoang âm đạo của niêm mạc.

Biến chứng muộn sau mổ (co rút khoang).

Bệnh nhân được khuyến khích quan hệ tình dục sau phẫu thuật 3 tháng và được đánh giá chức năng tình dục sau mổ bằng trả lời bộ câu hỏi chỉ số FSFI. Bộ câu hỏi đánh giá chức năng tình dục ở nữ gồm 19 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 5– 6 lựa chọn, mỗi một lựa chọn được đánh giá theo thang điểm từ 0 – 5 (Theo phụ lục III).


Bệnh nhân MRKH

Không đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu

2.6. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU‌


Đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu



Phẫu thuật tạo hình âm đạo bằng mảnh ghép môi



Đánh giá sau mổ: Sau tháo khuôn nong 3 tháng đầu

6 tháng sau

- Khoang âm đạo.

- Nơi cho vật liệu.

- Biến chứng sau mổ.

- Chức năng tình dục: FSFI


2.7. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU‌

Đề tài đã được thông qua bởi Ban Giám đốc và Ban Lãnh đạo khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ và Hàm mặt, Bệnh viện E Hà Nội.

Bệnh nhân được giải thích đầy đủ và trung thực về toàn bộ các thông tin liên quan. Bệnh nhân đã hiểu rõ về nghiên cứu và đồng ý tham gia nghiên cứu.

Toàn bộ thông tin của bệnh nhân được thu thập nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu, được mã hóa và bảo mật hoàn toàn.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ‌

Sau khi tiến hành thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm và phẫu thuật tạo hình âm đạo bằng mảnh ghép môi bé âm hộ cho 6 bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng MRKH tại Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Hàm mặt, Bệnh viện E Hà Nội, các kết quả thu được được trình bày dưới đây.

3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG‌

3.1.1. Đặc điểm lâm sàng

Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có đặc điểm lâm sàng phù hợp với hội chứng MRKH.

Bảng 3.1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân



Bệnh nhân


Năm sinh


Học vấn

Lí do khám bệnh


Tuổi phát hiện bệnh


Tuổi phẫu thuật

Không có kinh nguyệt

Không quan hệ tình dục

Đau bụng vùng chậu

1

1995

Đại học

Không

Không

18

24

2

1994

Đại học

18

25

3

1997

THPT

Không

19

21

4

1995

THPT

18

23

5

1994

Đại học

Không

19

25

6

1991

Đại học

18

29

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.


Các bệnh nhân đều đi khám với triệu chứng điển hình là vô kinh nguyên phát và không quan hệ tình dục được. Về trình độ học vấn, có 4 bệnh nhân có trình độ đại học, 2 bệnh nhân tốt nghiệp cấp 3. Về tình trạng hôn nhân, có 4 bệnh nhân hiện đang có bạn trai, 1 bệnh nhân đang độc thân và 1 bệnh nhân ly hôn do không thể mang thai và quan hệ tình dục. Tuổi trung bình khi được phẫu thuật của các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là 24,1 ± 2,7 với người nhiều tuổi nhất là 29 và ít tuổi nhất là 21.

Trong nhóm nghiên cứu, tất cả bệnh nhân đều có đặc tính sinh dục thứ phát bình thường với tuyến vú, lông nách và lông mu phát triển. Chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình là 19,6 ± 1,8, được xếp vào loại thể trạng trung bình, theo IDI & WPRO năm 2000. Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều có đặc điểm cơ quan sinh dục ngoài nữ bình thường (Hình 3.1.). Đặc điểm âm đạo và môi bé hai bên trước mổ được trình bày trong Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kích thước âm đạo và môi bé của bệnh nhân trước mổ



Bệnh nhân

Âm đạo

Môi bé phải

Môi bé trái

Độ sâu (cm)

Độ rộng (cm)

Lỗ tịt

Dài (cm)

Rộng (cm)

Dài (cm)

Rộng (cm)

1

1

2

Không

3,5

2

3,5

1,5

2

2

1

Không

3

1,5

2,5

1,5

3

1

1

Không

3

1,5

4

2

4

2

1

Không

4

2

5

2

5

0

0

2,5

1,5

2,5

1,5

6

5

2

Không

4

3

4

2,5


Hình 3 1 Bộ phận sinh dục ngoài và âm đạo ngắn Thăm khám âm đạo nhận thấy 1Hình 3 1 Bộ phận sinh dục ngoài và âm đạo ngắn Thăm khám âm đạo nhận thấy 2

Hình 3.1. Bộ phận sinh dục ngoài và âm đạo ngắn

Thăm khám âm đạo nhận thấy tất cả bệnh nhân đều có âm đạo ngắn. Có 1 bệnh nhân âm đạo chỉ là một lỗ tịt, 1 bệnh nhân khác có kích thước khoang âm đạo là 5x2 cm, không đủ để có thể quan hệ tình dục.

3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng

Siêu âm và cộng hưởng từ là hai phương pháp chẩn đoán hình ảnh quan trọng giúp đánh giá cơ quan sinh dục trong của bệnh nhân trước phẫu thuật. Kết quả được trình bày trong Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Kết quả siêu âm và cộng hưởng từ vùng tiểu khung



Đặc điểm

Kết quả siêu âm

Kết quả MRI

Tử cung

Buồng trứng

Tử cung

Âm đạo

Buồng trứng

Bình thường

0

6

0

0

6

Không có

4

0

2

4

0

Kém phát triển

2

0

4

2

0


Trên siêu âm ổ bụng, tất cả bệnh nhân đều có cấu trúc và hình thái buồng trứng hai bên bình thường. Có 4 bệnh nhân không quan sát thấy tử cung trên siêu âm, 2 bệnh nhân còn lại tử cung kích thước rất nhỏ (26,6x17 mm và 10x17 mm), giống một dải xơ cơ, không phân biệt được lớp niêm mạc với lớp cơ.

Hình ảnh trên phim chụp cộng hưởng từ vùng tiểu khung cho thấy 2 bệnh nhân hoàn toàn không quan sát thấy tử cung, 2 bệnh nhân có tử cung có kích thước nhỏ (10x29mm và 13x18mm), không phân biệt rõ lớp cơ và niêm mạc, 1 bệnh nhân có cấu trúc dải xơ nối liền hai buồng trứng nghi là dấu vết của tử cung thiểu sản. Một bệnh nhân còn lại có cấu trúc giống sừng nguyên thủy của tử cung ở vị trí bên cạnh buồng trứng hai bên. Có 4/6 bệnh nhân không quan sát được âm đạo, 1 bệnh nhân âm đạo là một dải mảnh, 1 bệnh nhân có âm đạo cụt, không liên tiếp với tử cung.


Hình 3 2 Hình ảnh phim cộng hưởng từ vùng tiểu khung Trên kết quả siêu âm và 3

Hình 3.2. Hình ảnh phim cộng hưởng từ vùng tiểu khung

Trên kết quả siêu âm và cộng hưởng từ không phát hiện bất thường nào khác ở buồng trứng, thận, và các cơ quan khác.

Kết quả xét nghiệm nội tiết tố được trình bày trong bảng Bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kết quả xét nghiệm nội tiết tố



Bệnh nhân


AMH

(ng/ml)


FSH

(mU/ml)


LH

(mU/ml)


E2

(pmol/L)


Progesteron (nmol/L)


Prolactin (µU/ml)


Testosteron (mmol/L)

1

11,9

0,6

3,8

1523,5

-

530,9

1,3

2

-

6,4

12,8

174,0

0,5

209

1,0

3

-

2,0

2,6

159,0

1,6

702,9

1,5

4

-

1,3

2,0

804,0

41,5

-

1,4

5

-

2,1

4,4

890,1

67,4

452,5

1,2

6

2,2

2,8

7,2

484,2

23,1

734,6

0,6


Tất cả 6 bệnh nhân đều có giá trị hormon sinh dục nằm trong giới hạn bình thường của nữ. Xét nghiệm nồng độ hormon Testosteron máu cho kết quả bình thường giúp loại trừ những trường hợp dị tật không âm đạo do rối loạn phát triển giới tính 46,XY. Về đặc điểm kiểu gen, 6 bệnh nhân đều có kiểu gen 46,XX và không có bất thường di truyền ở cấp độ nhiễm sắc thể. Xét nghiệm này giúp xác định một cách chính xác tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi thuộc hội chứng MRKH chứ không phải AIS.

3.3. KẾT QUẢ SAU PHẪU THUẬT‌

3.3.1. Kết quả sau tháo khuôn nong

Sau khi tháo khuôn nong, qua thăm khám chúng tôi ghi nhận 4 bệnh nhân có tình trạng liền môi bé tốt, thời gian liền vết mổ là 10 ngày, sẹo mảnh, mềm mại, không tấy đỏ. Có 2 bệnh nhân có hiện tượng chảy máu do đứt chỉ khâu nơi cho mảnh ghép môi bé vào ngày thứ bảy và thứ mười sau mổ. Bệnh nhân được sát khuẩn vết thương với Povidone Iodine 10% và khâu cầm máu tại chỗ.

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 11/09/2024