Tình Hình Lao Động Theo Giới Tính Tại Mb Huế Qua 3 Năm 2011 - 2013


Nhân sự là yếu tố then chốt trong mọi hoạt động, đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh, quyết định đến sự thành bại của một tổ chức. Sự thành công trong những năm trở lại đây của chi nhánh một phần rất lớn là nhờ đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp và làm việc có hiệu quả.

Dựa vào bảng 2.1 và kết quả thống kê được, ta có thể thấy tình hình sử dụng lao động tại chi nhánh có sự thay đổi qua các năm. Quy mô lao động năm 2012 so với năm 2011 tăng lên 12 người , tương ứng tăng 22, 64% ; năm 2013 so với năm 2012 giảm 2 người, tương ứng giảm 3,08%. Cụ thể là:

Theo giới tính


Nam Nữ

70

60

50

40

30

20

10

0

33

33

30

23

32

30

2011 2012 2013

Năm 2011, cơ cấu lao động nam trong tổng số lao động chiếm 43,40% và lao động nữ chiếm 56,60%, tạo ra sự chênh lệch về giới tính trong tổng nhân viên của Ngân hàng. Nguyên nhân là do tính chất đặc thù công việc của ngành kinh


Biểu đồ 2.1: Tình hình lao động theo giới tính tại MB Huế qua 3 năm 2011 - 2013

doanh dịch vụ khách hàng đòi hỏi sự khéo léo, nhẹ nhàng, vui

vẻ. Đến năm 2012, cả lao động cả nam và nữ đều tăng lên nâng tổng số lao động từ 53 người năm 2011 thành 65 người vào năm 2012. Số lượng nhân viên tăng lên là do yêu cầu cần mở rộng mạng lưới hoạt động của NH nên cần phải tăng số lượng nhân viên để hoàn thành công việc một cách hiệu quả hơn. Mặt khác, trong năm này tốc độ tăng lao động nam mạnh hơn tốc độ tăng lao động nữ, nguyên nhân là do việc mở rộng các phòng ban như Quan hệ khách hàng, Quản lý tín dụng,… nên NH đã tuyển thêm nhiều lao động nam hơn, nhờ đó cơ cấu lao động đã có sự cải thiện về giới tính và việc kinh doanh của NH cũng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn. Năm 2013 số lượng lao động tương đối ổn định, chỉ có sự giảm nhẹ trong số lượng nhân viên nam do các nhân viên


đó không chịu được áp lực công việc, hoặc được điều chuyển sang làm việc ở chi nhánh các tỉnh khác. Như vậy tính đến năm 2013, cơ cấu lao động của MB - Huế có thể coi là hợp lý, đảm bảo cho hoạt động ngân hàng hiệu quả.

Theo trình độ

Điểm nổi bật của lực lượng lao động ở MB - Huế là đa số có trình độ từ đại học trở lên, trong 3 năm luôn chiếm tỷ lệ trên 90%. Điều này chứng tỏ chất lượng lao động của MB - Huế rất cao, đồng thời thể hiện sự chú trọng quan tâm đến chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên tại chi nhánh. Cụ thể, năm 2011 số nhân viên có trình độ đại học và trên đại học là 51 người, chiếm 96,23%, trong khi đó số nhân viên cao đẳng, trung cấp và nhân viên phổ thông đều chỉ có 1 người. Sang năm 2012, cùng với việc tăng số lượng nhân viên có trình độ đại học, trên đại học lên 13 người và cắt giảm hẳn nhân viên có trình độ phổ thông, tổng lao động có trình độ cao đã đạt đến 98,46%. Tốc độ tăng nhân viên có trình độ cao đã cho thấy Ngân hàng rất chú trọng trong công tác tuyển dụng cũng như đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, là tiền đề tốt giúp hoạt động ngân hàng có hiệu quả. Đến năm 2013, Ngân hàng có tuyển thêm các nhân viên lễ tân và nhân viên đếm tiền ở kho quỹ, về tính chất công việc này không cần nhân viên ở trình độ cao nên NH đã tiến hành tuyển thêm 2 người ở trình độ cao đẳng, trung cấp và tuyển thêm 3 người ở trình độ phổ thông. Đồng thời có sự giảm số lao động trình độ đại học và trên đại học 7 người là do những nhân viên này không chịu được áp lực công việc dẫn đến làm việc không hiệu quả, hoặc được điều chuyển sang chi nhánh khác. Sự thay đổi quy mô nhân sự trong năm 2013 được điều chỉnh phụ thuộc vào tình hình chung của Ngân hàng và hơn nữa, số nhân viên có trình độ đại học, trên đại học vẫn chiếm ưu thế với tỷ lệ 90, 48% nên nhìn chung tình hình sử dụng lao động ở MB - Huế vẫn được đánh giá tương đối tốt. Tóm lại, với số lượng, kết cấu lao động như vậy phần nào thể hiện được chiến lược xây dựng đội ngũ nhân viên năng động, tâm huyết, hiện đại và chuyên môn của MB - Huế. Chi nhánh đã đi sâu vào chất lượng lao động, nâng cao chất lượng hiện có, cán bộ và nhân viên luôn không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ.

2.1.2.5. Tình hình tài sản nguồn vốn tại MB Huế qua 3 năm 2011 - 2013


Khóa luận tốt nghiệp


Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn tại MB - Huế giai đoạn 2011 - 2013


ế

Hu

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

So sánh

So sánh

2012/2011

2013/2012

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

+/ -

%

+/ -

%

I. Tài sản

795.008

100

832.545

100

842.153

100

37.537

4,72

9.608

1,15

1. Tiền mặt

32.360

4,07

24.700

2,97

9.403

1,12

-7.660

-23,67

-15.297

-61,93

2. Tiền gửi tại TCTD

345

0,04

95

0,01

1.391

0,17

-250

-72,46

1.296

1.364,21

3. Cho vay TCKT, cá nhân

334.146

42,03

414.332

49,77

447.176

53,10

80.186

24,00

32.844

7,93

4. Cho vay UTĐT

21.112

2,66

13.230

1,59

4.942

0,59

-7.882

-37,33

-8.288

-62,65

5. Tài sản có khác

407.045

51,20

380.188

45,67

379.241

45,03

-26.857

-6,60

-947

-0,25

II. Nguồn vốn

795.008

100

832.545

100

842.153

100

37.537

4,72

9.608

1,15

1. Tiền gửi của TCTD

1

0,0001

1

0,0001

1

0,0001

0

0

0

0

2. Tiền gửi KH

776.510

97,67

780.112

93,70

801.250

95,14

3.602

0,46

21.138

2,71

4. Các khoản nợ khác

18.457

2,32

52.429

6,30

40.901

4,86

33.972

184,06

-11.528

-21,99

5. Vốn và các quỹ

40

0,01

3

0,0004

1

0,0001

-37

-92,50

-2

-66,67

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Đánh giá công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp quân đội - chi nhánh Huế - 4


( Nguồn: Phòng kế toán và dịch vụ khách hàng tại Ngân hàng TMCP Quân đội – CN Huế)


SVTH: Tôn Nữ Triều Tiên30


Trong giai đoạn 2011 - 2013, nhìn chung tổng tài sản và nguồn vốn của MB Huế có sự tăng trưởng khá ổn định, cụ thể: tổng tài sản của Chi nhánh tăng 4,72% ở năm 2012 so với năm 2011 và tăng 1,15% ở năm 2013 so với năm 2012. Sự gia tăng của tổng tài sản và nguồn vốn là do sự biến động của nhiều nhân tố thành phần, tuy nhiên quan trọng là ta cần xem xét sự tác động đó có mang về lợi nhuận cho NH hay không. Để nhìn nhận rõ hơn điều này, ta lần lượt xem xét các chỉ tiêu sau:

Tổng tài sản

- Cho vay TCKT, cá nhân: đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn chủ yếu trong tổng tài sản và có xu hướng tăng dần về giá trị lẫn tỷ trọng. Cụ thể năm 2012 so với năm 2011, giá trị của cho vay TCKT, cá nhân tăng 80.186 triệu đồng, tương ứng tăng 24%; năm 2013 so với năm 2012 tăng 32.844 triệu đồng, tương ứng tăng 7,93%. Tỷ trọng khoản mục này trong 3 năm cũng tăng dần và đạt 53,10% vào năm 2013, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản. Đây là dấu hiệu tốt bởi sự gia tăng ở khoản mục này đem lại nguồn lợi nhuận cho Ngân hàng, hơn nữa còn thể hiện năng lực làm việc của đội ngũ nhân viên có trình độ và nhiệt tình với công việc, nhất là cán bộ đang công tác tại các phòng ban có quan hệ trực tiếp với khách hàng.

- Tài sản có khác: một chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn và có sự tác động không nhỏ đến tổng tài sản là khoản tài sản có khác, khoản này bao gồm TSCĐ, bán vốn cho hội sở, lãi dự thu, các khoản thu khác,…Tuy chiếm tỷ trọng lớn nhất vào năm 2011, nhưng đến năm 2012 và năm 2013, khoản này giảm dần, đứng sau khoản cho vay TCKT, cá nhân. Cụ thể năm 2012 so với năm 2011 tài sản có khác giảm 26.857 triệu đồng, tương ứng giảm 6,6%; năm 2013 so với năm 2012 giảm 947 triệu đồng, tương ứng giảm 0,25%. Đây có thể xem là dấu hiệu tích cực bởi cho thấy Chi nhánh đang chú trọng vào hoạt động tín dụng, nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động, tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

- Tiền mặt: tiền mặt là khoản mục có sự giảm tương đối đều trong 3 năm, cụ thể năm 2012 so với năm 2011 giảm 4,72%; năm 2013 so với năm 2012 giảm 1,15%. Nhìn chung, sự giảm tiền mặt ở mức độ hợp lý là dấu hiệu tích cực bởi nếu tiền mặt có nhiều tại Ngân hàng sẽ tăng tính thanh khoản, tuy nhiên lại không sinh lãi.


- Bên cạnh đó, một số khoản như: tiền gửi tại các TCTD, cho vay cũng có sự biến động tuy nhiên do chiếm tỷ trọng nhỏ nên không ảnh hưởng đáng kể.

Tổng nguồn vốn

- Tiền gửi KH: qua 3 năm ta thấy tiền gửi KH có xu hướng tăng dần và luôn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh. Cụ thể, năm 2012 so với năm 2011 tiền gửi KH tăng 3.602 triệu đồng, tương ứng tăng 0,46%; năm 2013 so với năm 2012 tăng đến 21.138 triệu đồng, tương ứng tăng 2,71%. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này lạm phát và lãi suất vẫn còn ở mức cao nên lượng tiền gửi của KH chảy vào NH nhiều. Đây là một kết quả tốt bởi Chi nhánh sẽ thu được nhiều lãi hơn từ việc bán vốn cho Hội sở, ngoài ra kết quả này còn chứng tỏ Chi nhánh luôn cố gắng đưa ra mức lãi suất phù hợp đi kèm với các chương trình khuyến mãi để có thể làm tăng quy mô huy động vốn.

- Các khoản nợ khác: đây là khoản mục chiếm tỷ trọng thứ 2 sau khoản tiền gửi KH. Các khoản nợ khác phát sinh bao gồm những khoản như: thanh toán cùng hệ thống, lợi nhuận giữ lại, các khoản lãi cộng dồn trả,…Khoản mục này tăng mạnh từ năm 2011 đến 2012 bởi trong giai đoạn này, MB - Huế mở thêm các phòng giao dịch nên nguồn vốn vay của Chi nhánh để phục vụ cho việc mở rộng quy mô này tăng lên, khiến các khoản nợ khác có sự gia tăng đáng kể. Cụ thể năm 2012 so với năm 2011, các khoản nợ khác tăng 33.972 triệu đồng, tương ứng tăng đến 184,06%; đến năm 2013, bước vào quá trình hoạt động ổn định nên các khoản nợ khác giảm 21,99% so với năm 2012. Đây được xem là tín hiệu khả quan bởi khoản này giảm tương đương với việc các nghĩa vụ trả nợ của Ngân hàng giảm.

- Ngoài ra, một số khoản mục khác như tiền gửi của TCTD, vốn và các quỹ cũng có sự thay đổi tuy nhiên do chiếm tỷ trọng nhỏ nên không có ảnh hưởng đáng kể.

Nhìn chung, tổng tài sản và nguồn vốn của NH có sự tăng rõ rệt qua 3 năm với những dấu hiệu tích cực. Vì thế, trong tương lai, NH cần đẩy mạnh những ưu điểm và phát huy những thế mạnh đó để giúp MB - Huế phát triển và đạt được nhiều kết quả khả quan hơn.

2.1.2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh tại MB Huế qua 3 năm 2011 - 2013


Khóa luận tốt nghiệp


Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của MB - CN Huế giai đoạn 2011 – 2013


ế

Hu

ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

So sánh

So sánh

2012/2011

2013/2012

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

+/ -

%

+/ -

%

I. Thu nhập

98.653

100

112.536

100

122.108

100

13.883

14,07

9.572

8,51

1. Thu lãi cho vay

43.561

44,16

45.231

40,19

48.020

39,33

1.670

3,83

2.789

6,17

2. Thu lãi điều chuyển vốn

51.254

51,95

58.976

52,41

65.204

53,40

7.722

15,07

6.228

10,56

3. Thu dịch vụ ngân hàng

2.805

2,84

6.952

6,18

7.500

6,14

4.147

147,84

548

7,88

4. Thu khác

1.033

1,05

1.377

1,22

1.384

1,13

344

33,30

7

0,51

II. Chi phí

93.561

100

106.983

100

116.122

100

13.422

14,35

9.139

8,54

1. Chi trả lãi tiền gửi

51.258

54,79

65.236

60,98

69.010

59,43

13.978

27,27

3.774

5,79

2. Chi trả nhân viên

6.315

6,75

8.965

8,38

9.009

7,76

2.650

41,96

44

0,49

3. Chi dự phòng

1.810

1,93

3.300

3,08

6.412

5,52

1.490

82,32

3.112

94,30

4. Chi khác

34.178

36,53

29.482

27,56

31.691

27,29

-4.696

-13,74

2.209

7,49

III. Lợi nhuận trước thuế

5.092

100

5.553

100

6.125

100

461

9,05

572

10,30


(Nguồn: Phòng Kế toán và dịch vụ khách hàng tại Ngân hàng TMCP Quân đội – CN Huế)

SVTH: Tôn Nữ Triều Tiên33


140.000

120.000

100.000

80.000

60.000

40.000

20.000

0

Thu nhập

Chi phí

2011 2012 2013


Biểu đồ 2.2: Tình hình thu nhập và chi phí tại MB Huế qua 3 năm 2011 - 2013

Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của MB - Huế, ta thấy các chỉ tiêu đều có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể là:

- Về thu nhập: Qua 3 năm từ 2011 - 2013, tổng thu nhập có xu hướng tăng, việc tăng lên của thu nhập chủ yếu do sự tăng trong hoạt động thu lãi cho vay và thu lãi điều chuyển vốn. Hoạt động cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu mang lại thu nhập cho Ngân hàng do đó thu từ lãi cho vay, lãi điều chuyển vốn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên là một dấu hiệu tốt, chứng tỏ Ngân hàng đang hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả. Cụ thể, năm 2012 so với 2011 tổng thu nhập tăng 13.883 triệu đồng tương ứng tăng 14, 07 %. Trong đó 2 mục chiếm tỷ trọng lớn là thu lãi cho vay và thu lãi điều chuyển vốn tăng lần lượt là 1.670 triệu đồng, tương ứng 3,83% và 7.722 triệu đồng, tương ứng 15, 07% triệu đồng. Đến năm 2013, khoản mục thu lãi cho vay và thu lãi điều chuyển vốn vẫn chiếm ưu thế trong thu nhập và tiếp tục có sự tăng trưởng, so với năm 2012, thu lãi cho vay tăng 2.789 triệu đồng tương ứng tăng 6,17 %, thu lãi điều chuyển vốn tăng 6.228 triệu đồng tương ứng tăng 10, 56%. Nguyên nhân tăng của khoản thu lãi từ cho vay và thu lãi điều chuyển vốn là do sự tăng lên của dư nợ bình quân trong 3 năm, hay sự tăng lên của chênh lệch mua bán vốn. Ngoài ra, khoản thu khác và khoản thu dịch vụ ngân hàng như bảo lãnh, mua bán ngoại tệ,.. tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng góp phần giúp tổng thu nhập tăng. Tổng


thu nhập của Ngân hàng tăng qua các năm thể hiện sự phát triển của Ngân hàng trong việc đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, nâng cao hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

- Về chi phí: Qua bảng 2.3 ta thấy đi đôi với thu nhập tăng thì chi phí cũng tăng lên. Năm 2012 so với năm 2011, tổng chi phí tăng 13.422 triệu đồng, tương ứng tăng 14,35%; năm 2013 so với năm 2012 tổng chi phí tăng 9.139 triệu đồng, tương ứng tăng 8,54%. Thu từ lãi cho vay và lãi điều chuyển vốn ảnh hưởng lớn đến thu nhập nhưng đồng thời Ngân hàng cũng phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn cho việc huy động vốn, thể hiện ở khoản mục chi trả lãi tiền gửi trong 3 năm chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên. Cụ thể, khoản chi trả lãi tiền gửi năm 2012 so với năm 2011 tăng 13.978 triệu đồng (hay tăng 27,27%), năm 2013 so với năm 2012 tăng 3.744 triệu đồng (hay 5,79%). Tương tự, chi trả lãi tiền gửi tăng cũng có nguyên nhân từ huy động vốn bình quân tăng hoặc chênh lệch mua bán vốn tăng trong 3 năm. Hơn nữa, nhìn chung trong khoảng giữa giai đoạn này tình hình thị trường tài chính khó khăn, môi trường kinh doanh của các ngân hàng không thuận lơi, lạm phát vẫn còn ở mức cao, chính sách tiền tệ được thắt chặt dẫn đến lãi suất biến động nên chi phí huy động vốn cao hay chi phí trả lãi tiền gửi cao. Ngoài ra, khoản chi phí trả cho nhân viên tăng do tăng số lượng nhân viên và chi dự phòng tăng do nợ xấu gia tăng trong 3 năm. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý đến khoản mục chi khác, chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau chi trả lãi tiền gửi bao gồm: chi quảng cáo, marketing, khấu hao TSCĐ,…Trong năm 2011, tỷ trọng khoản mục này chiếm 36,53% do trong năm này Ngân hàng đầu tư nhiều vào quảng cáo, marketing,…Sang năm 2012, các khoản chi phí này được giảm, so với năm 2011, chi khác giảm 4.696 triệu đồng, tương ứng giảm 13,74%. Đến năm 2013, do MB - Huế chuyển chi nhánh vào khoảng giữa năm nên chi phí quản lý tăng lên làm khoản chi khác tăng lên 2.209 triệu đồng, tương ứng tăng 7,49%.

- Lợi nhuận trước thuế: Lợi nhuận của Ngân hàng trong 3 năm đều có xu hướng tăng, năm 2012 so với năm 2011 lợi nhuận trước thuế tăng 461 triệu đồng tương ứng tăng 9,05 %, năm 2013 so với năm 2012 tăng 572 triệu đồng tương ứng tăng 10,30%. Do thu nhập tăng nhưng chi phí cũng tăng xấp xỉ nên lợi nhuận không tăng mạnh, tuy


nhiên tốc độ tăng trưởng lợi nhuận lại cao dần qua 3 năm, đó là một dấu hiệu tốt cho thấy Ngân hàng hoạt động có hiệu quả.

Nhìn chung tình hình kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm luôn có lãi và có xu hướng sẽ tiếp tục tăng trưởng lợi nhuận trong những năm sắp tới với sự quyết tâm rất lớn của toàn thể Ngân hàng cùng với những định hướng phù hợp mà Ngân hàng vạch ra.

2.2. Thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với KHDN tại MB – Huế‌

2.2.1. Thực trạng hoạt động cho vay đối với KHDN tại MB Huế qua 3 năm 2011 - 2013‌

a. Tình hình dư nợ cho vay

Qua bảng 3 năm, ta có thế thấy tổng dư nợ của KHDN có xu hướng tăng lên rõ rệt. Mặc dù giai đoạn 2011 – 2012 tại MB Huế diễn ra quá trình kiểm soát chặt chẽ nhưng nhìn chung Chi nhánh vẫn đạt được mức dư nợ kỳ vọng. Cụ thể ở năm 2012 so với năm 2011 tổng dư nợ đối với KHDN tăng 51.228 triệu đồng, tương ứng tăng 17,81%; năm 2013 so với năm 2012 tăng 24.454 triệu đồng, tương ứng tăng 7,22%. Đây là những kết quả khả quan đối với hoạt động tín dụng của Chi nhánh, chứng tỏ Ngân hàng đã mở rộng đối tượng khách hàng, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ tín dụng, chú trọng vào những ngành nghề có khả năng thu hồi vốn nhanh, ít rủi ro.


Khóa luận tốt nghiệp


Bảng 2.4: Tình hình dư nợ cho vay KHDN tại MB trong giai đoạn 2011 - 2013


ế

Hu

ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

So sánh

So sánh

2012/2011

2013/2012

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

+/ -

%

+/ -

%

Tổng dư nợ theo kỳ hạn cho vay KHDN


287.695


100


338.923


100


363.377


100


51.228


17,81


24.454


7,22

1.Theo kỳ hạn

Ngắn hạn

187.669

65,23

204.998

60,49

243.918

67,13

17.329

9,23

38.920

18,99

Trung dài hạn

100.026

34,77

133.925

39,51

119.459

32,87

33.899

33,89

-14.466

-10,80

2. Theo loại tiền

VNĐ

260.135

90,42

298.664

88,12

311.009

85,59

38.529

14,81

12.345

4,13

Ngoại tệ

27.560

9,58

40.259

11,88

52.368

14,41

12.699

46,08

12.109

30,08

3. Theo thành phần kinh tế

Công ty cổ phần, công

ty TNHH


226.953


78,89


269.853


79,62


272.103


74,88


42.900


18,90


2.250


0,83

Doanh nghiệp tư nhân

56.231

19,55

64.532

19,04

66.123

18,20

8.301

14,76

1.591

2,47

Cho vay khác

4.511

1,57

4.538

1,34

25.151

6,92

27

0,60

20.613

454,23

4. Theo ngành kinh tế

Thương mại

122.354

42,53

143.526

42,35

190.652

52,47

21.172

17,30

47.126

32,83

Công nghiệp

153.642

53,40

173.861

51,30

145.872

40,14

20.219

13,16

-27.989

-16,10

Nông nghiệp











Ngành khác

11.699

4,07

21.536

6,35

26.853

7,39

9.837

84,08

5.317

24,69

(Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng – Khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân đội – CN Huế)


SVTH: Tôn Nữ Triều Tiên37



250.000





200.000





150.000





Ngắn hạn

100.000




Trung dài hạn

50.000





0






2011

2012

2013


Phân theo kỳ hạn:



Biểu đồ 2.3: Tình hình dư nợ cho vay theo kỳ hạn tại MB Huế qua 3 năm 2011 - 2013


Từ bảng số liệu trên ta có thể dễ dàng nhận thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ của KHDN và có xu hướng tăng đều qua 3 năm. Cụ thể năm 2012 so với 2011 dư nợ ngắn hạn tăng 9,23%; năm 2013 so

với năm 2012 tăng 18,99%.

Trong khi đó, mặc dù dư nợ trung dài hạn giảm trong giai đoạn 2012 – 2013 nhưng vẫn tăng 33,89% ở giai đoạn 2011 - 2012, nguyên nhân là do vào năm 2012, MB có tài trợ cho một số dự án mở rộng của công ty dệt may tại địa bàn nên dư nợ cho vay dài hạn có cơ hội tăng lên. Nguyên nhân cơ cấu dư nợ ngắn hạn luôn chiếm ưu thế so với dư nợ trung dài hạn trong tổng dư nợ của KHDN là bởi khi cho vay ngắn hạn chiếm ưu thế thì dòng tiền sẽ chảy vào NH nhiều hơn, dẫn đễn việc NH sẽ thu hồi vốn nhanh hơn, vòng vốn quay liên tục, hạn chế được rủi ro do biến động lãi suất, ngoài ra MB chủ yếu giao dịch với những KH đã có quan hệ lâu năm, nhu cầu vốn của họ chủ yếu là để bổ sung vốn lưu động nên NH tài trợ bằng tín dụng ngắn hạn là chủ yếu.

Phân theo loại tiền


400.000


300.000


200.000

VND

Ngoại tệ

100.000


0

2011

2012

2013

Biều đồ 2.4: Tình hình dư nợ theo loại tiền tại MB Huế qua 3 năm 2011 - 2013


Xét dư nợ theo loại tiền, có thể thấy dư nợ theo VNĐ luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ của KHDN (>85%) và có xu hướng tăng dần.

Bên cạnh đó, dư nợ theo ngoại tệ mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng vẫn có sự tăng dần trong giai đoạn 2011 - 2013 do lãi suất vay ngoại tệ có xu hướng giảm, hơn nữa các DN xuất nhập khẩu trên địa bàn có sự gia tăng, nhu cầu vay vốn nhiều. Nhìn chung, dư nợ theo VNĐ mặc dù có tốc độ tăng trưởng chậm hơn dư nợ theo ngoại tệ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, cho thấy Ngân hàng tuy đang cố gắng tăng trưởng cho vay theo ngoại tệ tuy nhiên dư nợ theo VNĐ vẫn là dư nợ chính của Ngân hàng. Nguyên nhân là bởi lãi suất vay ngoại tệ chỉ 5 -6%/ năm , thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay theo VNĐ ( khoảng 11 -12%) nhưng KH muốn vay ngoại tệ phải đáp ứng nhiều điều kiện phức tạp hơn so với vay VNĐ như quy định quản lý ngoại hối, phải bố trí được tiền ngoại, có hợp đồng ngoại, …Ngoài ra, giai đoạn 2012 - 2013 được xem là giai đoạn khó khăn trong tăng trưởng ngoại tệ đối với MB Huế khi tốc độ tăng trưởng của MB thấp hơn so với tốc độ phát triển của toàn ngành, lãi suất USD và VNĐ chênh lệch rất nhiều so với các ngân hàng khác trên địa bàn do MB có chính sách kiểm soát chặt chẽ hơn trong giai đoạn này nên cho vay ngoại tệ giảm, không chiếm được nhiều thị phần như các ngân hàng khác.

Phân theo thành phần kinh tế

Xét theo thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp đều có xu hướng tăng lên qua các năm 2011 -2013. Trong đó, công ty cổ phần, TNHH với tỷ trọng lớn nhất và doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng thứ hai tăng đều theo từng năm. Bên cạnh đó, khoản mục cho vay khác cũng bao gồm một phần dư nợ từ doanh nghiêp, đó là các khoản rót vốn từ nước ngoài về MB để tài trợ cho các chương trình xóa đói giảm nghèo,bảo vệ môi trường,…, sở dĩ có sự tách ra là do có sự khác biệt về mục đích sử dụng so với 2 loại hình doanh nghiệp trên. Qua 3 năm, dư nợ doanh nghiệp từ cho vay khác tăng từ 4.511 triệu đồng năm 2011 lên thành 25.151 triệu đồng vào năm 2013.

Phân theo ngành kinh tế

Xét dư nợ theo ngành kinh tế, thương mại và công nghiệp luôn là ngành chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ của KHDN. Trước hết, dư nợ từ ngành thương mại

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2022