Khóa luận tốt nghiệp
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN
------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ
HỘ GIA ĐÌNH VÀCÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH
TỈNH QUẢNG TRỊ
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Thủy |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình và cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị - 2
- Ksnb Quy Trình Cho Vay Đối Với Khách Hàng Là Hộ Gia Đình , Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại
- Tình Hình Dư Nợ Tại Agribank Quảng Trị Từ Năm 2012-2014
Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.
Huế, 05/2015
SVTH: Nguyễn Thị Uyên 1
Khóa luận tốt nghiệp
Lời Cảm Ơn
Trước tiên,tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế đã trang bị những kiến thức nền tảng cho tôi trong thời gian gần bốn năm học tại trường.
Đặc biệt,tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Thủy đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Quảng Trị,các cô chú,anh,chị tại phòng Tín dụng đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi những kiến thức thực tế cũng như những nghiệp vụ ngân hàng vô cùng bổ ích và quý báu mà những kiến thức này khó có thể có được khi học trong trường đại học.
Sau cùng, tôi muốn cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành tốt nhất khóa luận của mình.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức bản thân còn hạn chế cũng như thời gian thực tập không nhiều nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô và bạn đọc góp ý để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2015 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Uyên
SVTH: Nguyễn Thị Uyên i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU viii
PHẦN I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. 2
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Phạm vi nghiên cứu 2
5.Phương pháp nghiên cứu 2
6.Cấu trúc của đề tài 4
7.Đóng góp quan trọng của đề tài 4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QỦA NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 5
1.1 Hệ thống kiểm soát nội bô 5
1.1.1 Khái niệm KSNB 5
1.1.2 Mục tiêu của hệ thống KSNB 6
1.1.3 Nhiệm vụ của hệ thống KSNB 6
1.1.4 Cơ cấu của hệ thống KSNB 7
1.1.4.1 Môi trường kiểm soát 7
1.1.4.2 Đánh giá rủi ro 8
1.1.4.3 Hoạt động kiểm soát 9
1.1.4.4 Thông tin và truyền thông 10
1.1.4.5 Giám sát 10
1.1.5 Hạn chế của hệ thống KSNB 10
1.2 Kiểm soát quy trình cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình,cá nhân tại ngân hàng thương mại 11
1.2.1 Quy trình cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân tại ngân hàng thương mại 11
1.2.1.1 Khái niệm cho vay 11
1.2.1.2 Nguyên tắc cho vay 12
1.2.1.4 Các rủi ro thường gặp khi thực hiện cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân tại ngân hàng thương mại 15
1.2.2 KSNB quy trình cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân tại ngân hàng thương mại 17
1.2.2.1 Tầm quan trọng của KSNB trong quy trình cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân 17
1.2.2.2 Quy trình kiểm soát hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân 18
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG TRỊ 22
2.1 Tổng quan về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị. 22
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị (Agribank Quảng Trị) 22
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị 23
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức 23
2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 24
2.1.3 Tình hình đội ngũ cán bộ công nhân viên 26
2.2 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Quảng Trị từ 2012- 2014 27
2.2.1 Hoạt động huy động vốn 27
2.2.2 Hoạt động cho vay 29
2.2.2.1 Tình hình dư nợ qua các năm 29
2.2.2.2 Tình hình nợ xấu 32
2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 36
2.3 Thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình,cá nhân tại Agribank Quảng Trị 37
2.3.1 Các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB trong hoạt động cho vay tại Agribank Quảng Trị 37
2.3.2 Những vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân tại Agribank Quảng Trị 42
2.3.2.1 Quyền tự chủ của Agribank 42
2.3.2.2 Quy trình chung cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân 42
2.3.2.3 Đối tượng áp dụng 42
2.3.3 Quy trình cho vay và các hoạt động kiểm soát trong quy trình cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân tại Agribank Quảng Trị 43
2.3.3.1 Quy trình cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân tại Agribank Quảng Trị 43
2.3.3.2 Các hoạt động kiểm soát trong quy trình cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân tại Agribank Quảng Trị 47
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK QUẢNG TRỊ 60
3.1 Đánh giá công tác kiểm soát bộ trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân tại Agribank Quảng Trị 60
3.1.1 Ưu điểm 60
3.1.2 Nhược điểm 62
3.1.3 Nguyên nhân 64
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân tại Agribank Quảng Trị 65
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
III.1 Kết luận 68
III.2 Kiến nghị 69
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
CBTD Cán bộ tín dụng
CMND Chứng minh nhân dân
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
HĐTD Hợp đồng tín dụng
HTX Hợp tác xã
KH Khách hàng
KSNB Kiểm soát nội bộ
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NT Ngoại tệ
SXKD Sản xuất kinh doanh
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TTQT Thanh toán quốc tế
TSBĐ Tài sản bảo đảm
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình nhân sự tại Agribank Quảng Trị qua 3 năm từ 2012- 2014 26
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Agribank tỉnh Quảng Trị từ năm 2012-2014 28
Bảng 2.3: Tình hình dư nợ tại Agribank Quảng Trị từ năm 2012-2014 30
Bảng 2.4 Tình hình cho vay tại Agribank Quảng Trị từ năm 2012- 2014 32
Bảng 2.5 Tình hình nợ xấu qua các năm từ 2012-2014 tại Agribank Quảng Trị 33
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Quảng Trị từ năm 2012-2014 35
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1- Quy trình cho vay tại các ngân hàng thương mại 13
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của chi nhánh Agribank Tỉnh Quảng Trị 24
Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân tại Agribank Quảng Trị 43
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ nợ xấu của Agribank Quảng Trị từ năm 2012-2014 32
Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận trước thuế của Agribank Quảng Trị từ năm 2012-2014 37
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Rủi ro cho vay là một trong những rủi ro thường xảy ra và gây tổn thất đối với hoạt động của một ngân hàng thương mại. Để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra đó thì công tác kiểm soát nội bộ là một công việc hết sức cần thiết trong mỗi ngân hàng để đảm bảo cho quá trình cho vay diễn ra một cách chặt chẽ, đúng trình tự; đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả của ngân hàng. Đề tài: “ Đánh giá công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình và cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị “ đã khái quát lại những kiến thức cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại nói chung và đối với quy trình cho vay khách hàng là hộ gia đình và cá nhân nói riêng. Trên cơ sở đó làm tiền đề cho việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát diễn ra tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị.
Từ những tài liệu thu thập được và sự kết hợp các phương pháp như tổng hợp, phân tích và so sánh, đề tài đã cung cấp một cách tổng quan về quá trình hình thành và phát triển cũng như cơ cấu tổ chức, tình hình nhân sự, tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 03 năm từ năm 2012 đến năm 2014; đề tài tập trung làm rõ quy trình cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình và cá nhân để từ đó đi sâu vào phân tích những rủi ro có thể xảy ra trong quy trình, các công việc kiểm soát cần thực hiện để hạn chế những rủi ro đó.
Sau khi phân tích và đánh giá công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân; phát hiện được những ưu điểm và nhược điểm thì đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần khắc phục và hoàn thiện những nhược điểm còn tồn tại trong công tác kiểm soát, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, nâng cao uy tín và sự hoạt động có hiệu quả của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị.
PHẦN I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Đối với ngân hàng thương mại, một tổ chức tài chính trung gian thì hiệu quả hoạt động không những quyết định sự tồn tại, phát triển của bản thân ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình phân bổ, sử dụng vốn đầu tư và an toàn xã hội.
Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp không thể tránh khỏi những rủi ro. Đặc biệt đối với ngân hàng thương mại, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán, liên quan đến toàn bộ nền kinh tế lại gặp phải nhiều rủi ro hơn bất cứ ngành nghề nào. Trong đó, rủi ro tín dụng là đặc trưng tiêu biểu, dễ xảy ra nhất trong hoạt động ngân hàng. Nguyên nhân xảy ra thực trạng đó là do chủ quan từ phía ngân hàng như về năng lực hay trình độ tổ chức…từ khách hàng do kinh doanh thua lỗ, cố tình gian lận, không hiểu đúng các thay đổi chính sách dẫn đến đầu tư vốn vào những dự án đem lại hiệu quả thấp…hoặc xuất phát từ những nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh…
Để hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra, một nhiệm vụ không thể thiếu được và ngày càng trở nên thiết yếu trong hoạt động của các tổ chức tín dụng là phải tổ chức tốt công tác kiểm soát nội bộ trong bản thân từng đơn vị. Kiểm soát nội bộ là toàn bộ các chính sách, phương pháp, các bước kiểm soát và thủ tục kiểm soát được thiết kế để ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động và nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách quy trình được thiết lập.
Trước những rủi ro đối với chất lượng kiểm soát nội bộ tín dụng, các ngân hàng thương mại phải luôn tìm giải pháp để nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ, chất lượng của hoạt động tín dụng, đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả.
Xuất phát từ thực tế đó cùng với những kiến thức đã được học và khoảng thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị, tôi đã chọn đề tài “ Đánh giá công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt
động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình và cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị” làm đề tài nghiên cứu, hy vọng có những đóng góp hữu ích vào việc hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng NN& PTNT VN chi nhánh tỉnh Quảng Trị.
2 . Mục tiêu nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu những mục tiêu sau:
- Hiểu và khái quát hóa được hệ thống cơ sở lý luận về hệ thống KSNB trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình và cá nhân.
- Tìm hiểu công tác KSNB trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình và cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị.
- Đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của công tác KSNB trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình và cá nhân, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB trong hoạt động cho vay tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác KSNB trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình và cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị.
4 . Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: đề tài nghiên cứu trên cơ sở các thông tin số liệu trong khoảng thời gian 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014.
- Phạm vi về không gian: nghiên cứu công tác KSNB trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt những mục tiêu nghiên cứu, trong quá trình thực tập tại Agribank Quảng Trị tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thu thập thông tin
- Đối với các dữ liệu thứ cấp:
- Thu thập những tài liệu liên quan đến hệ thống KSNB nói chung và hệ thống
KSNB trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân nói riêng.
- Tham khảo một số đề tài về kiểm toán: khóa luận, chuyên đề, luận văn thạc sĩ…để làm cơ sở cho quá trình làm bài.
- Tham khảo một số bài thông tin trên mạng liên quan đến hệ thống KSNB trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân; các thông tư, quy định của ngân hàng Nhà nước liên quan đến hoạt động tín dụng, các báo cáo tài chính (2012- 2014) của Agribank Quảng Trị; các quyết định của Agribank Quảng Trị về việc cho vay và kiểm soát việc cho vay, một số chứng từ trong quá trình cho vay (giấy đề nghị vay vốn, hợp đồng tín dụng, biên bản kiểm tra sau khi cho vay…).Việc sử dụng các tài liệu trên sẽ giúp “ thực tế hóa” các lý thuyết và giúp bài nghiên cứu được sâu sắc và cụ thể hơn.
- Đối với các dữ liệu sơ cấp:
- Quan sát cách thức làm việc của CBTD: CBTD tiếp xúc, trao đổi , giới thiệu các ưu đãi cho vay với khách hàng như thế nào? CBTD hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ và việc kiểm tra hồ sơ cho vay ra sao? Trưởng phòng tín dụng kiểm tra, phê duyệt chứng từ …để từ đó có cái nhìn tổng quan, thực tế về quy trình cho vay diễn ra tại Agribank Quảng Trị.
- Phỏng vấn các cán bộ trong phòng tín dụng, phòng tổ chức cán bộ và phòng kiểm soát nội bộ nhằm giải đáp các thắc mắc và hạn chế về hiểu biết về ngân hàng, về quy trình kiểm soát trong hoạt động tín dụng tại Agribank Quảng Trị.
Phương pháp xử lý thông tin
- Từ những thông tin thu thập được, tôi đã sử dụng 3 phương pháp để xử lý thông tin, đó là: tổng hợp, so sánh, phân tích số liệu để tổng hợp lại những thông tin đã thu thập được, phân tích các chỉ số, so sánh số liệu giữa các năm và sự tăng giảm của các chỉ số trong BCTC để biết được tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng đồng thời dựa vào quy trình kiểm soát, quy trình cho vay để rút ra được những ưu điểm và nhược điểm nhằm tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
6. Cấu trúc của đề tài Đề tài bao gồm 3 phần: Phần I: Giới thiệu đề tài
Phần II:Nội dung và kết quả nghiên cứu Bao gồm 3 chương sau:
Chương 1:Cơ sở lý luận về KSNB trong hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng công tác KSNB trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân tại ngân hàng NN & PTNT VN chi nhánh tỉnh Quảng Trị.
Chương 3: Đánh giá công tác KSNB trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân tại ngân hàng NN& PTNT VN chi nhánh tỉnh Quảng Trị.
Phần III: Kết luận và kiến nghị.
7. Đóng góp quan trọng của đề tài
Qua quá trình tìm hiểu, tôi được biết tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị đã có một số đề tài thực hiện về công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhưng chưa có đề tài nghiên cứu nào về công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình và cá nhân. Vì vậy, với đề tài: “ Đánh giá công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình và cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị” sẽ góp phần hoàn thiện hơn về công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay đối với khách hàng hộ gia đình và cá nhân nói riêng và cùng với những đề tài đã được thực hiện trước cung cấp một cách tổng quát, cụ thể về công tác kiểm soát trong hoạt động cho vay nói chung tại Agribank Quảng Trị, góp phần nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ trong ngân hàng, từ đó góp phần vào sự phát triển của ngân hàng. Đối với bản thân tôi, đề tài giúp tôi củng cố lại những kiến thức đã được học về hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát nội bộ trọng hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình và cá nhân tại ngân hàng thương mại nói riêng. Đồng thời, với khoảng thời gian thực tập tại ngân hàng đã giúp tôi vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn, được tiếp xúc trực tiếp, giao lưu và học hỏi trong môi trường làm việc thực tế, đó là những tiền đề giúp tôi vững bước hơn ngay sau khi ra trường.