Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước - 15


lục 3; Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là đảng viên làm theo mẫu phụ lục số 7.

- Đối với thị xã Phước Long: Trên cơ sở tiêu chuẩn các chức danh công chức cấp xã được Bộ Nội vụ phê duyệt đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chủ động hoàn chỉnh bản mô tả công việc phù hợp với từng chức danh, tiêu chuẩn và đặc thù công việc, điều kiện làm việc của công chức, tạo điều kiện để cơ quan xây dựng tiêu chí đánh giá dựa trên thực tế công việc của cơ quan với nội dung trung tâm là đánh giá kết quả hực hiện công việc của công chức, đồng thời xác định các chỉ số đo lường để công tác đánh giá công chức đi vào trọng tâm và đạt hiệu quả.

Tiểu kết chương 3


Trên cơ sở lý khoa học về đánh giá công chức và thực tiễn đánh giá công chức xã trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước kể từ khi triển khai thực hiện Luật Cán bộ, công chức 2008 có hiệu lực thi hành đến nay, trên cơ sở quy định của Đảng, Nhà nước về đánh giá công chức, luận văn nêu ra mục tiêu, quan điểm và đề xuất 07 giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá công chức xã hàng năm trên địa bàn thị xã Phước Long, đó là: Xây dựng quy chế đánh giá công chức xã; xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá công chức xã; hoàn thiện quy trình đánh giá; tổ chức cho nhiều chủ thể tham gia đánh giá công chức xã; nâng cao tính dân chủ, công khai, minh bạch và tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát công tác đánh giá công chức xã và sử dụng hiệu quả kết đánh giá công chức xã hàng năm cho hoạt động quản lý công chức xã. Luận văn còn chủ động đề xuất, kiến nghị với Trung ương, tỉnh Bình Phước, thị xã Phước Long điều chỉnh, bổ sung một số vấn đề chưa phù hợp để công tác đánh giá công chức cấp xã hàng năm trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước đạt kết quả tốt hơn.


Những giải pháp trên mang tính cơ bản, thực hiện tốt sẽ góp phần rất lớn giúp hoàn thiện đánh giá công chức xã trên địa bàn thị xã Phước Long. Thực hiện điều này đòi hỏi có sự quyết tâm, nỗ lực của các cấp uỷ đảng, chính quyền và bản thân mỗi công chức xã, trong đó cần thiết phải tạo ra được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía xã hội, người dân.


KẾT LUẬN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Công cuộc cải cách hành chính nhà nước đã và đang đặt ra nhưng yêu cầu, đòi hỏi phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy cũng như của bản thân mỗi công chức nhà nước nói chung và công chức xã nói riêng để hướng đến một nền hành chính kiến tạo, phục vụ nhân dân. Đối với công chức cấp xã chịu trách nhiệm tham mưu, giúp Uỷ ban Nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác địa phương. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Uỷ ban Nhân dân xã cũng như đối với bản thân mỗi công chức xã, công tác đánh giá cần đặc biệt quan tâm, chú trọng.

Từ khi triển khai thực hiện Luật Cán bộ, công chức 2008 đến nay công tác đánh giá công chức xã trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước đã được quan tâm nhiều hơn và đạt được những kết quả nhất định, song cũng còn tồn tại nhiều hạn chế, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác cũng như việc quản lý công chức. Những tồn tại, hạn chế đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Yêu cầu cải cách hành chính nhà nước cũng như yêu cầu hiện đại hoá nền hành chính đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế đã và đặt ra yêu cầu xây dựng đội ngũ công chức xã chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả. Để xây dựng được đội ngũ công chức xã ngang tầm nhiệm vụ mới thì công tác quản lý, sử dụng công chức xã cần được chú trọng nhiều hơn, trong đó có công tác đánh giá công chức.

Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước - 15

Những giải pháp đưa ra nhằm hoàn thiện công tác đánh giá công chức xã hàng năm trên địa bàn thị xã Phước Long một cách khách quan, khoa học, xuất phát từ lý luận về đánh giá nhân sự, thực tiễn về công tác đánh giá công chức xã hiện nay và trên cơ sở quy định của Đảng, Nhà nước. Các giải pháp


cần được nghiên cứu áp dụng một cách đồng bộ vì thế rất cần sự quan tâm chỉ đạo của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Uỷ ban Nhân dân thị xã, sự phối hợp các ngành, các cấp. Có như thế công tác đánh giá công chức xã mới đảm bảo chính xác, khách quan, khoa học. Qua đó góp phần quan trọng cho công tác quản lý, sử dụng công chức xã, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của cấp xã trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố trong cả nước, cũng như của thị xã Phước Long.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII (2016), Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

3. Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước (2015), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước lần thứ XI (2015 - 2020).

4. Bộ Chính trị (2010), Quyết định số 286-QĐ/TW, về việc ban hành Quy chế đánh giá cán bộ, công chức.

5. Hồ Chí Minh (2000), toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Ban Tổ chức Trung ương (2017), Hướng dẫn số 06-HD/BTCTW, về sửa đổi, bổ sung một số nội dung về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nêu tại Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW, ngày 05/11/2012 của Ban Tổ chức Trung ương.

7. Bộ Nội vụ (2007), Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV, về ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương.

8. Chi Cục Thống kê thị xã Phước Long (2020), Niên giám thống kê năm 2020.

9. Chính phủ (2009), Nghị quyết số 35/2009/NĐ-CP, về việc thành lập thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước.

10. Chính phủ (2010), Nghị định số 138/2010/NĐ-CP, Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.


11. Chính phủ (2014), Nghị định số 37/2014/NĐ-CP, Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố trực thuộc Tỉnh.

12. Chính phủ 92020), Nghị định số 06/2020/NĐ-CP, Quy định những người là công chức.

13. Chính phủ (2020, Nghị định số 62/2020/NĐ-CP, Quy định về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức.

14. Chính phủ (2020), Nghị định số 90/2020/NĐ-CP, về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

15. Phạm Minh Chính, 20 năm thực hiện chiến lược cán bộ và những bài học quý giá cho chúng ta, Tạp chí Cộng sản, số 907 (5-2018), tr. 9-17.

16. Nguyễn Trọng Điều chủ biên (2006), Nghiên cứu cơ sở khoa học hoàn thiện chế độ công vụ ở Việt Nam, đề tài khoa học cấp bộ.

17. Nguyễn Thị Lệ Dung (2013), Hoàn thiện đánh giá công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện hành chính.

18. Nguyễn Duy Gia chủ biên (1989): Cải cách hệ thống tổ chức, hoạt động của bộ máy quản lý hành chính nhà nước, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước, đề tài khoa học cấp bộ.

19. Tô Tử Hạ (1998), Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia.

20. Nguyễn Thị Ngọc Hân (2012), Một số ý kiến về việc thực hiện các nguyên tắc đánh giá công chức, viên chức, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

21. Trần Đình Hoan (2009), Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán hộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, NXB.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


22. Nguyễn Thu Hương (2010), Đánh giá công chức hành chính, Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính.

23. Nguyễn Ngọc Hiến chủ biên (2002): Hoàn thiện phương pháp đánh giá cán bộ, công chức hằng năm, đề tài khoa học cấp bộ.

24. Nguyễn Ngọc Hiến chủ biên (2002), Hoàn thiện phương pháp đánh giá cán bộ, công chức hàng năm, đề tài khoa học cấp bộ.

25. Học viện Hành Chính, (2004), Giáo trình Tổ chức nhân sự hành chính, Nxb khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

26. Võ Duy Nam (2006): Xây dựng tiêu chí và phương pháp đánh giá thực thi công vụ hàng năm của cán bộ, công chức - Lấy thực tiễn từ tỉnh Bình Dương, Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia.

27. Nguyễn Phương Liên, Kinh nghiệm đánh giá công chức của một số quốc gia trên thế giới , Bài viết đăng trên Website của Viện khoa học tổ chức nhà nước - Bộ Nội vụ.

28. Phạm Thành Nghị và Vũ Hoàng Ngân (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Khoa học xã hội.

29. Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

30. Thang Văn Phúc (2005), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đề tài khoa học cấp bộ.

31. Lê Trọng Tuyến, Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng (2018), “Nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay”, Sinh hoạt lý luận chính trị Học viện Chính trị Khu vực III, số 4 (153), tr. 26-30.


32. UBND thị xã Phước Long (2020), Báo cáo số 126/ BC-UBND, về tình hình kinh tế - xã hội; đảm bảo quốc phòng – an ninh năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ 2021.

33. Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII (2008), Luật cán bộ, công chức.

34. Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Khoá XIII (2013) Hiến pháp năm 2013.

35. Võ Kim Sơn, TS. Lê Thị Vân Hạnh, Ths Nguyễn Thị Hồng Hải (2009), Giáo trình Tổ chức nhân sự hành chính Nhà nước, Nxb khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

36. Nguyễn Thị Tâm (2013), Cán bộ, công chức với cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

37. PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm (2003), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

38. Từ điển tiếng Việt, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Phước (2011), Quyết định số 147/QĐ- UBND, về ban hành kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011-2020.

40. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1557/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”.

41. Đào Thanh Thuỷ (2014), “Những vấn đề đặt ra đối với đánh giá công chức”, Tạp chí Cộng sản điện tử.

42. Tỉnh uỷ Bình Phước (2016), Chương trình hành động số 10- CTr/TU, về phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2020.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2023