đối chiếu kết quả của nhiều chủ thể, vì vậy sẽ có sự chính xác, khách quan, trung thực hơn so với biểu quyết công khai bằng hình thức “giơ tay”.
- Đổi mới phương pháp đánh giá thông qua báo cáo: Phương pháp này hướng đến việc nâng cao tính trung thực trong đánh giá và phù hợp với loại hình đánh giá thực hiện nhiệm vụ được giao của công chức xã. Với các loại hình đánh giá này, nội dung đánh giá báo cáo là cụ thể và khá tập trung nên việc báo cáo, tường thuật về hoạt động sẽ dễ dàng và chi tiết giúp cấp trên đánh giá được chính xác kết quả hoạt động của công chức. Đối với loại hình đánh giá định kỳ, sử dụng phương pháp này là cách để công chức tự đánh giá mình trước khi được người khác đánh giá, do vậy công chức phải hết sức trung thực với bản thân khi đánh giá. Công chức cần dựa vào các tiêu chí cụ thể được cấp trên quy định hoặc cơ quan hướng dẫn cho mỗi nội dung để tự đánh giá. Bản tự nhận xét, đánh giá của công chức cần phải bổ sung kèm theo bảng điểm tự chấm của công chức cho mỗi tiêu chí được đánh giá. Hai văn bản này được công khai nhằm thẩm định đầy đủ các khía cạnh mà công chức tự đánh giá. Ngoài ra, dựa trên hồ sơ nhật ký công vụ của công chức, người đánh giá có thêm thông tin để đối chiếu với những nội dung công chức tự báo cáo, điều này hỗ trợ rất lớn cho người đánh giá đưa ra ý kiến đánh giá trung thực, có cơ sở. Áp dụng phương pháp đánh giá qua báo cáo theo mô hình này cũng sẽ giúp cho việc thực hiện phương pháp bình bầu theo cách như đề xuất nêu trên được thuận tiện.
- Phương pháp đánh giá dựa trên sự kiện đáng chú ý:
Phương pháp này chưa được tiến hành một cách có hệ thống và rộng rãi tại cấp xã trên địa bàn thị xã Phước Long. Để phương pháp này được sử dụng nhiều hơn và phát huy hiệu quả hơn trong đánh giá công chức xã, có thể kết hợp và hỗ trợ cho các phương pháp khác khi đánh giá và cần thực hiện một số nội dung sau:
+ Hướng dẫn công chức xã xây dựng được nhật ký công vụ.
+ Hướng dẫn công chức xã xây dựng được nhật ký công vụ.
Bảng 3.2: Mẫu nhật ký công vụ của công chức cấp xã
Kết quả thực hiện công việc thường xuyên | Kết quả thực hiện công việc theo chỉ đạo, đột xuất | Kết quả thực hiện công việc kiêm nhiệm được phân công | |
Ngày …. | 1. Công việc 1 - Ưu điểm……... - Hạn chế……… - Biện pháp khắc phục……….. 2. Công việc 2 ……………. | 1. Công việc 1 - Ưu điểm……... - Hạn chế……… - Biện pháp khắc phục………….. 2. Công việc 2 ……………. | 1. Công việc 1 - Ưu điểm……... - Hạn chế……… - Biện pháp khắc phục………….. 2. Công việc 2 ……………. |
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Điểm Về Đánh Giá Công Chức Cấp Xã Trên Địa Bàn Thị Xã Phước Long, Tỉnh Bình Phước
- Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Đánh Giá Công Chức Cấp Xã Trên Địa Bàn Thị Xã Phước Long, Tỉnh Bình Phước
- Đổi Mới Phương Pháp Đánh Giá, Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin, Mạng Xã Hội Trong Đánh Giá
- Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước - 15
- Tự Đánh Giá Kết Quả Công Tác, Tu Dưỡng, Rèn Luyện Của Công Chức
- Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước - 17
Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.
Với nhật ký công vụ, mỗi công chức xã có điều kiện ghi chép lại đầy đủ, chính xác, chi tiết thời gian làm việc, nội dung công việc, tự đánh giá những thành tích đóng góp của mình đối với tập thể và những mặt chưa làm được để có biện pháp khắc phục. Việc công chức tự ghi chép nhật ký công vụ giúp Thủ trưởng cơ quan theo dõi tốt hơn việc thực hiện công vụ của công chức, nhất là với những công việc công chức không thực hiện tại trụ sở cơ quan hoặc giải quyết ngoài giờ hành chính. Nhật ký công vụ không chỉ giúp công chức tự đánh giá được trách nhiệm, thái độ, kỹ năng, hiệu quả làm việc
của mình mà còn là căn cứ quan trọng để thủ trưởng cơ quan đánh giá chất lượng công việc, kết quả, hiệu suất làm việc của công chức để có phương pháp phân công, sắp xếp tổ chức cho hợp lý. Sau mỗi quý, công chức tự lập báo cáo tóm tắt kết quả công việc gửi về Thủ trưởng đơn vị.
+ Thống nhất xác định số lượng và cấu trúc các sự kiện để đánh giá. Đây là việc không dễ thực hiện bởi qua một năm công tác của công chức có rất nhiều sự kiện diễn ra, nhiều công việc được thực hiện, có cả những việc công chức đã làm được, có thành tích và những việc chưa làm được, gây hậu quả. Nếu xem xét hết tất cả các kết quả công việc sẽ rất mất thời gian để các chủ thể đánh giá tổng hợp, phân tích. Bởi vậy, chỉ nên lựa chọn những sự kiện điển hình theo mục đích đánh giá.
3.2.4.2. Ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong đánh giá công chức cấp xã
Xác định rõ việc ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những nhiệm vụ trọng tâm chiến lược, là phường pháp chủ yếu để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin đã được đặt ra trong đánh giá công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng đó là ứng dụng nhanh, hiệu quả công nghệ thông tin vào toàn bộ các hoạt động, nghiệp vụ, làm thay đổi cơ bản phương thức đánh giá công chức cấp xã. Trong đánh giá công chức xã, công nghệ thông tin được xác định vừa là yêu cầu, vừa là giải pháp quan trọng để đánh giá công chức mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm. Từ khi triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới, Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ về chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020; Quyết định 1557/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”, tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo quyết liệt và ưu tiên giành nhiều nguồn lực về tài chính, nhân lực cho hoạt động đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hiện đại hoá tất cả các lĩnh vực hoạt động và phục vụ công tác. Trong đó, đã xác định rõ công nghệ thông tin vừa là nội dung cải cách trong công tác chỉ đạo điều hành vừa là công cụ hỗ trợ tích cực cho công tác đánh giá công chức hàng năm. Thông qua việc ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin để tra cứu sử dụng khi cần thiết một cách nhanh chóng, chính xác, bao gồm: các thông tin cá nhân, quan hệ gia đình; chức vụ, đơn vị công tác; quá trình công tác; diễn biến đào tạo, tiền lương; các danh hiệu khen thưởng, kỷ luật; đánh giá, xếp loại công chức hàng năm, sở trường công chức, tình trạng sức khỏe… Nhiều công việc thủ công, mất nhiều thời gian, nay đã thao tác, khai thác trực tiếp trên phần mềm. Ngoài ra, công nghệ thông tin còn sử dụng để cập nhật và lưu giữ các thông tin của công chức như thông tin về chấp hành nội quy cơ quan, quy chế văn hóa công sở… Từ đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, đánh giá công chức sẽ đảm bảo đồng bộ và ứng dụng tin học ở mức độ cao hơn; giảm thiểu hơn nữa các công việc thủ công, sự vụ, để tập trung rất cao cho các nhiệm vụ cải cách công vụ, công chức và đánh giá công chức hàng năm.
3.2.5. Nâng cao sử dụng kết quả kết đánh giá công chức cấp xã trong công tác cán bộ và chính sách cán bộ
Triển khai thực hiện nghiêm túc việc sử dụng kết quả đánh giá công chức xã đã được quy định cụ thể tại Điều 6 - Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, việc sử dụng kết quả đánh công chức xã được quy định như sau: Kết quả đánh giá là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều
động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức; Công chức xã 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bố trí công tác khác. Công chức 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thôi việc. Mặt khác sử dụng kết quả đánh giá công chức hướng đến tuyên dương kịp thời công trạng của công chức đạt được mới tạo điều kiện công chức thiết tha, có trách nhiệm thực sự trong việc đánh giá cấp dưới, đồng nghiệp cũng như tôn vinh những cá nhân lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, nhằm tạo động lực cho công chức khắc phục hạn chế, phấn đấu thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao.
Hiện nay, công tác quy hoạch cán bộ đã được Ban Tổ chức Trung ương Đảng quy định“Trong mỗi nhiệm kỳ Đại hội đảng bộ các cấp, chỉ xây dựng quy hoạch cán bộ 01 lần, đồng thời hằng năm tiến hành rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch” và “Khi rà soát, bổ sung quy hoạch, ban thường vụ căn cứ vào đánh giá cán bộ để xem xét, bỏ phiếu quyết định, không cần thực hiện đầy đủ các bước như xây dựng quy hoạch ban đầu” [6]. Chính vì vậy, Cấp ủy quan tâm sử dụng hiệu quả kết quả đánh giá công chức vào công tác điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hàng năm, sẽ làm cho công chức xã thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao và nêu cao vai trò, trách nhiệm của từng công chức xã khi tham gia đánh giá công chức hàng năm, góp phần làm cho kết quả đánh giá công chức dân chủ, khách quan, công bằng hơn.
3.2.6. Nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia đánh giá công chức
Đánh giá công chức liên quan đến yếu tố con người và là lĩnh vực rất khó, nhạy cảm. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm của các chủ
thể tham gia đánh giá. Theo quy định của pháp luật thì việc đánh giá công chức xã được tiến hành bởi ba chủ thể là cá nhân công chức, tập thể công chức và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Mặc dù nội dung tiêu chí và phương pháp đánh giá công chức đã được đổi mới nhằm nâng cao tính khách quan trong đánh giá công chức, nhưng nhìn chung tính chủ quan vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn, còn tình trạng nể nang, né tránh trong đánh giá công chức. Vì thế, để đánh giá có kết quả, hiệu quả của các chủ thể tham gia quá trình đánh giá phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với ý kiến đánh giá của mình cũng như phải có nhận thức đánh giá nhất định để có thể đưa ra kết quả đánh giá một cách khoa học và công tâm.
Trong các chủ thể tham gia đánh giá công chức xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có vai trò rất quan trọng. Là người trực tiếp sử dụng cũng như là người quyết định đánh giá đối với công chức hoặc là người tham gia, dẫn dắt quá trình đánh giá. Với vai trò như vậy, họ phải hướng công chức, tập thể đi đúng mục đích đánh giá đồng thời phải tạo được bầu không khí cởi mở, dân chủ, sẵn sàng tiếp thu các ý kiến góp ý, phát biểu, nhận xét, minh bạch về thủ tục, giữ được sự công tâm, khách quan trong suốt quá trình đánh giá. Lãnh đạo phải hướng dẫn, tạo mọi điều kiện để công chức trong cơ quan được biết về những quy định của Đảng và Nhà nước, cấp trên về đánh giá công chức, mục đích, ý nghĩa của việc đánh giá trong quản lý công chức, đồng thời lãnh đạo cũng phải thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi học hỏi mô hình, kinh nghiệm của các địa phương khác để áp dụng mô hình đánh giá công chức phù hợp cho địa phương mình.
Cá nhân công chức tự đánh giá cần phải nêu cao tính trung thực, kháchquan, công tâm. Tuy nhiên xu hướng tự đánh giá bao giờ cũng tìm cách che đi khuyết điểm mà chỉ báo cáo những công tạng đã đạt được. Do vậy, bản thân
công chức cần nêu cao tính tự giác, trung thực, trách nhiệm trong đánh giá chính mình, kết quả công việc đã thực hiện.
Đối với tập thể tham gia đánh giá công chức cũng phải nhận thức rõ đây không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mà còn là trách nhiệm của cả tổ chức. Mỗi ý kiến góp ý chân tình, khách quan sẽ giúp cho công chức được đánh giá hoàn thiện hơn. Đồng nghiệp trong cơ quan là những người thường xuyên tiếp xúc, làm việc với công chức.
Để đánh giá công chức xã một cách hiệu quả cần phải nâng cao nhận thức của công chức về ý nghĩa của hoạt động đánh giá dựa trên các kết quả công việc mà công chức đảm nhiệm. Thông qua việc tuyên truyền, phổ biến cho công chức xã, thị trấn hiểu được lợi ích của đánh giá công chức, kết quả của việc đánh giá công chức có ý nghĩa quan trọng đến việc phát triển con đường chức nghiệp; thấy được những lợi ích của việc sử dụng kết quả đánh giá công chức để đào tạo, bồi dưỡng và nhiều vấn đề khác liên quan đến cá nhân công chức. Việc đánh giá công chức sẽ giúp công chức phản ánh chính xác nhất cũng như giúp nhìn nhận được những khó khăn, yếu kém của công chức trong quá trình thực thi công việc, như vậy sẽ giúp công chức nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh giá công chức.
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các xã trên địa bàn thị xã Phước Long cần phải thay đổi tư duy trong hoạt động đánh giá công chức của đơn vị mình, coi kết quả đánh giá là một nội dung quan trọng trong đánh giá và trong quá trình đánh giá thì người đứng đầu cũng cần phải thực sự khách quan, công bằng trong việc đánh giá.
3.3. Kiến nghị, đề xuất
3.3.1. Đối với Trung ương
Trên cơ sở của Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Chính phủ sớm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Quy chế đánh giá công chức, trong đó cần xây
dựng một hệ thống tiêu chuẩn đánh giá công chức gồm 02 phần: Phần các tiêu chuẩn chung đối với công chức và phần có tính mở cho phù hợp với đặc thù của ngành, địa phương, lĩnh vực, từ đó các cơ quan, đơn vị sẽ dựa trên hệ thống tiêu chuẩn chung để xây dựng quy chế riêng cho mình mà vẫn đảm bảo tính thống nhất và đặc thù.
Đối với công chức xã trên địa bàn thị xã Phước Long chủ yếu thực hiện nhiệm vụ thừa hành cấp trên, thực thi công việc theo các quy trình nghiệp vụ đã được quy định nên nếu có sáng kiến thì chỉ tập trung đề xuất khắc phục các hạn chế khi thực hiện quy trình nghiệp vụ để hoàn thành tốt công việc được giao nên cần quy định cụ thể thế nào là sáng kiến, ở lĩnh vực nào thì bắt buộc phải có sáng
kiến để xem xét đánh giá công chức xã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và công khai sáng kiến cho mọi người biết; còn các vị trí công chức khác đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chỉ cần hoàn thành tốt, hiệu quả nhiệm vụ được giao, không vi phạm kỷ luật. Tránh tình trạng công nhận sáng kiến một cách qua loa cho đảm bảo tiêu chuẩn xét thành tích thi đua, khen thưởng của cá nhân và tập thể; các sáng kiến sau khi được công nhận lại đưa vào tủ lưu, không phát huy tác dụng.
3.3.2. Đối với địa phương
- Đối với tỉnh Bình Phước: Căn cứ Quyết định số 270-QĐ/TW ngày 16 tháng 07 năm 2010 về việc ban hành Quy chế đánh giá cán bộ, công chức; Luật Cán bộ, công chức 2008, Nghị định số 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ, tỉnh Bình Phước cần cụ thể hoá các văn bản hướng dẫn đánh giá công chức xã là đảng viên trên cơ sở đảm bảo sự thống nhất về quy trình, nội dung đánh giá công chức, đảm bảo mỗi công chức xã chỉ làm một bản tự đánh giá hàng năm. Tác giả đề xuất như sau: Công chức xã chưa là đảng viên làm theo mẫu phụ