Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 - 22


nước, con người, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách mạng, di sản văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người, bản sắc văn hoá dân tộc cho nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế, nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn, phát huy truyền thống mến khách của dân tộc. Đồng thời còn huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất ­ kỹ thuật du lịch, các đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch cũng như phát triển, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch, góp phần vào nghiên cứu thị trường du lịch, xây dựng SPDL phù hợp với thị hiếu du khách. Liên kết, phối hợp chặt chẽ trong XT, QBDL là chiếc cầu nối giữa cung ­ cầu trong hoạt động du lịch, thúc đẩy du lịch phát triển. Hơn nữa, XT, QBDL là

hoạt động đặc thù, nếu không liên kết, phối hợp chặt chẽ thì không thể

tiến hành có hiệu quả. Tiến hành XT, QBDL cần sự phối hợp chặt chẽ

giữa Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành, các cơ

quan thông tấn báo chí, truyền hình, các sở du lịch, sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các hiệp hội du lịch, các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư.

Thực tiễn quá trình Đảng lãnh đạo phát triển du lịch cũng cho thấy tầm quan trọng của sự liên kết, phối hợp chặt chẽ trong XT, QBDL. Trong

những năm từ 1975 đến năm 1994, Việt Nam chưa có chiến lược XT,

QBDL, đây là một trong những nguyên nhân làm cho du lịch tăng trưởng

chậm chạp trong giai đoạn này. Từ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

năm 1995 đến năm 2006, sự

liên kết

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 - 22

trong công tác XT, QBDL được đầu tư và quan tâm, du lịch có bước phát triển nhanh chóng. Trong giai đoạn 2006 ­ 2008, liên kết, phối hợp trong XT, QBDL nhằm thúc đẩy du lịch phát triển luôn được coi là một phần quan trọng trong chương trình phát triển du lịch của quốc gia nhằm xây

dựng hình

ảnh đất nước cũng như

quảng bá các SPDL, tìm kiếm thị


trường, thu hút đầu tư phát triển du lịch. Trong những năm 2009 ­ 2011,

Việt Nam đã xây dựng và triển khai các chương trình XT, QBDL cho từng năm, trong đó, đã xây dựng và triển khai bốn đề án: XT, QBDL trong nước; XT, QBDL các vùng, miền; XT, QBDL ở nước ngoài và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến, đa dạng hóa hình thức cung cấp thông tin du lịch. Đặc biệt là từ năm 2013, Chính phủ đã ban hành và triển khai Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013 ­ 2020, tập trung vào

liên kết để xúc tiến du lịch trong nước, nước ngoài, xúc tiến thông qua

marketing, sản xuất ấn phẩm, vật phẩm, đồng thời tạo cơ chế, chính sách thông thoáng để tạo bước đột phá trong công tác XT, QBDL. Công tác XT, QBDL đạt được những kết quả khá nổi bật: Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò của du lịch, trong đó có XT, QBDL đã được củng cố, nâng dần lên và chuyển biến theo hướng tích cực; quy mô và phạm vi hoạt động được mở rộng; chất lượng hoạt động được cải thiện và nâng cao một bước; công tác XT, QBDL từng bước đi vào nề nếp. Đây là một trong những nguyên nhân trọng yếu thúc đẩy du lịch phát triển trong giai đoạn này mà biểu hiện cụ thể là sự tăng trưởng nhanh chóng của du lịch. Tuy nhiên, các hoạt động XT, QBDL còn thiếu tính chuyên nghiệp, trùng lắp nhiều, hiệu quả chưa cao.

Từ thực tiễn Đảng lãnh đạo công tác XT, QBDL trong giai đoạn

2006 ­ 2015, có thể rút ra một số vấn đề sau:

Một là, cơ cấu lại tổ chức bộ máy XT, QBDL theo hướng tập trung chức năng xúc tiến, quảng bá cho Tổng cục Du lịch.

Cục Xúc tiến Du lịch ra đời năm 2003 là cơ quan thuộc Tổng cục Du lịch trực tiếp thực hiện chức năng XT, QBDL. Tuy nhiên khi chưa phát huy được vai trò thì đến năm 2007, Cục Xúc tiến Du lịch đã chuyển chức năng về Vụ Thị trường du lịch khi Tổng cục Du lịch chuyển sang trực thuộc Bộ Văn


hóa Thể thao và Du lịch. Trong những năm 2007 ­ 2015, chức năng XT, QBDL do Tổng cục Du lịch phối hợp với Cục Hợp tác Quốc tế của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện. Theo phân công, Cục Hợp tác quốc tế của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm XT, QBDL ở các thị trường nước ngoài. Trên thực tế, cách làm của Cục hợp tác Quốc tế không có nhiều thay đổi theo hướng chuyên nghiệp, chưa vạch ra được một chiến lược dài hơi cho XT, QBDL Việt Nam. Trong khi đó, Cục Hợp tác quốc tế lại thực hiện khá nhiều việc trong lĩnh vực đối ngoại văn hóa, thể thao. Cục Hợp tác Quốc tế đang làm phần việc XT, QBDL ở các thị trường nước ngoài. Việc để Cục Hợp tác Quốc tế làm cả công việc XT, QBDL như vậy là chưa hợp lý, cản trở các hoạt động XT, QBDL vốn rất cần sự phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch với các doanh nghiệp, địa phương và các bộ, ngành khác. Chính vì vậy rất cần có một tổ chức tương xứng thuộc Tổng cục Du lịch giữ vai trò điều hành và quản lý như một đầu mối duy nhất trong công tác XT, QBDL.

Hai là, liên kết, hợp tác giữa các vùng, miền, địa phương du lịch, với khu vực và quốc tế trong XT, QBDL.

Trong giai đoạn 2006 ­ 2015, quán triệt chủ trương của Đảng, các

hoạt động liên kết phối hợp liên vùng, giữa các địa phương, liên kết với khu vực và quốc tế đã mang lại những kết quả quan trọng cho hoạt động XT, QBDL. Mô hình liên kết của tám tỉnh miền núi Tây Bắc, của ba tỉnh miền Trung (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam) đã từng bước xây dựng cho thương hiệu du lịch của các vùng này. Đảng và Nhà nước đã có những cam kết song phương, đa phương trong hợp tác phát triển du lịch,

trong XT, QBDL với các nước ASEAN và nhiều quốc gia trên thế giới.

Mối quan hệ này vừa có cả sự hợp tác, vừa có cả sự cạnh tranh và không kém phần khốc liệt, do đó, một mặt cùng với các nước ASEAN xúc tiến ASEAN như một điểm đến du lịch hấp dẫn chung ở châu Á, mặt khác cần


liên kết riêng với từng quốc gia để có những chính sách XT, QBDL phù

hợp. Đồng thời, cần tranh thủ sự giúp đỡ của Tổ chức Du lịch Thế giới, của các quốc gia phát triển hàng dầu về du lịch về chuyên gia, về tư vấn, về kinh phí, đào tạo.

Bên cạnh đó, để liên kết, hợp tác với khu vực và quốc tế trong XT, QBDL cần nhanh chóng thành lập và có cơ chế vận hành linh hoạt đối với các văn phòng đại diện ở các thị trường du lịch trọng điểm. Trong giai đoạn 2006 ­ 2015, mặc dù đã có chủ trương thành lập, song Việt Nam chưa thành lập văn phòng đại diện du lịch ở nước ngoài, do đó, điều cần thực hiện là

thành lập những văn phòng đại diện du lịch

ở một số

thị

trường trọng

điểm, nhằm tạo thuận lợi hơn cho việc tiếp cận, nghiên cứu, tổ chức các sự kiện, xúc tiến thị trường, quan hệ công chúng, từ đó thu hút khách quốc

tế. Đồng thời với mỗi thị

trường, sau khi đã nghiên cứu kỹ

cần có một

chiến lược rõ ràng, nhất quán đáp ứng thị hiếu của du khách nước đó, phải xây dựng và triển khai các đề án thu hút khách du lịch từ các thị trường du lịch trọng điểm.

Ba là, sử QBDL.

dụng hợp lý và tăng ngân sách Nhà nước cho công tác XT,

Trong giai đoạn 2006 ­ 2015, dưới sự lãnh đạo của Đảng, du lịch

Việt Nam hội nhập ngày một sâu rộng với khu vực và thế giới. Công tác XT, QBDL đã có những bước phát triển quan trọng, song còn thiếu tính chuyên

nghiệp, cách làm phổ

biến là phát tờ

rơi, tổ

chức hội chợ, các đoạn phim

quảng cáo,... Cần phải nhận thức rõ rằng, XT, QBDL không phải chỉ quảng cáo về tiềm năng du lịch, hay quảng bá hình ảnh chung chung về đất nước, mà là thực hiện đầy đủ và đảm bảo chất lượng các khâu, bao gồm: Nghiên cứu thị trường, định hướng xây dựng sản phẩm và xúc tiến du lịch, xây dựng

thương hiệu du lịch quốc gia. Để thực hiện những điều đó, cần có nguồn

kinh phí tương ứng. Các quốc gia có ngành du lịch phát triển đều dành khoảng


70 ­ 100 triệu USD cho XT, QBDL, trong khi đóngân sách dành cho XT, QBDL hàng năm khoảng 2 ­ 3 triệu USD. Thiếu kinh phí khiến việc tham gia các sự kiện du lịch, hội chợ ở các thị trường không làm nổi bật được hình ảnh điểm đến và tầm vóc quốc gia, các đợt xúc tiến không thể kéo dài, mang tính liên tục, vì vậy, việc huy động, tăng ngân sách cho hoạt động XT, QBDL là rất cần thiết.


Kết luận chương 4

Du lịch đang ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới, đóng góp ngày càng lớn vào GDP, với nhiều triển vọng tích cực, có tốc độ phát triển cao, đem lại lợi ích kinh tế ­ xã hội to lớn, là ngành mang về nhiều ngoại tệ, đóng góp đáng kể cho cán cân thanh toán ngoại tệ của các quốc gia, là ngành kinh tế quan trọng ở nhiều quốc gia, có vai trò ngày một lớn đối với các nền kinh tế trên thế giới, góp phần giải quyết các vấn đề văn hóa, xã hội.

Trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2015, Đảng đã từng bước hoàn chỉnh các chủ trương, chính sách nhằm khai thác tiềm năng, thế

mạnh của Việt Nam về du lịch với mục tiêu hàng đầu là phấn đấu đến

năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đảng đã lãnh đạo toàn diện, chặt chẽ đối với phát triển du lịch, chính vì vậy, du lịch có sự phát triển mạnh mẽ, đạt được những kết quả khá nổi bật bật cả về tư duy, năng lực hoạch định và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, lãnh đạo phát triển du lịch vẫn tồn tại những hạn chế nhất định, những hạn chế này cần phải được Đảng nhận thức một cách khách quan, toàn diện và nhanh chóng khắc phục để tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh phát triển du lịch trong thời gian tiếp sau.

Quá trình lãnh đạo phát triển du lịch trong những năm 2006 ­ 2015, đã

đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý cả

trong hoạch định chủ

trương,

chính sách và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện phát triển du lịch, là cơ sở để Đảng tiếp tục hoàn thiện chủ trương, chính sách và chỉ đạo phát triển du lịch trong thời gian tiếp sau. Đánh giá khách quan những ưu điểm và hạn chế trong quá trình Đảng lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm


2015, thông qua đó rút ra kinh nghiệm là cần thiết và hữu ích không chỉ đối với quá trình lãnh đạo của Đảng đối với phát triển du lịch, mà còn đối với cả quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.



1. Du lịch đã trở

KẾT LUẬN

thành một trong những ngành kinh tế


quan trọng

của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch là động lực, là đầu tàu kéo theo

sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, là nguồn thu nhập quan

trọng, có đóng góp lớn vào GDP, đóng góp nhiều cho sự tăng trưởng và

phát triển kinh tế của các nước, đồng thời, phát triển du lịch còn góp

phần giải quyết nhiều vấn đề về văn hóa, xã hội: Việc làm cho người

lao động, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị các di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa, chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, góp phần tăng cường sức mạnh nền quốc phòng, an ninh,...

Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. Có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở ngã ba giao thương quốc tế, diện tích 331.210km2, tổng chiều dài trên 3000km nằm dọc theo bờ biển Đông, có nhiều địa danh nổi tiếng,

nhiều khu dự

trữ

sinh quyển của thế giới. Việt Nam còn có hệ

thống di

sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng, là quê hương của những làn điệu dân ca. Bên cạnh đó, các điều kiện khác như: Nguồn lao động, hệ thống giao thông, điện, nước,... đều có thể đảm bảo để phát triển du lịch.

Trong giai đoạn 2006 ­ 2015, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến chuyển mau lẹ, tình hình Biển Đông trở nên ngày càng phức tạp, mâu thuẫn về lợi ích giữa

các thế

lực, tranh chấp chủ

quyền biển, đảo giữa các quốc gia ở

Biển

Đông diễn ra quyết liệt, tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường. Ở trong nước, sau gần 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam có bước đột phá lớn, thoát khỏi

nhóm các nước kém phát triển, tình hình chính trị, xã hội

ổn định, vị

thế

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 27/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí