Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 - 19


Chất lượng các cơ sở lưu trú, dịch vụ đi kèm ngày một nâng cao, tỷ trọng cơ sở lưu trú được xếp hạng 3 ­ 5 sao ngày càng lớn, một số khách

sạn lớn đã gây dựng được thương hiệu trên thị

trường.

Tính đến năm

2015 số cơ sở lưu trú xếp hạng 3 ­ 5 sao là 747 với 82.235 buồng, tăng

16,7% số cơ sở lưu trú và 23,2% số buồng so với năm 2014 (số cở sở lưu trú xếp hạng 3 ­ 5 sao là 640 với 66.728 buồng), tăng 24,9% số cơ sở lưu trú và 32,6% số buồng so với năm 2013 [phụ lục 12].

Thứ ba, tổng thu từ khách du lịch, đóng góp vào GDP của du lịch

tăng mạnh qua các năm, tiệm cận một số triển trong khu vực.

nước có ngành du lịch phát

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Nhìn chung trong giai đoạn 2006 ­ 2015, tổng thu từ khách du lịch,

đóng góp vào GDP của du lịch tăng mạnh và khá đều qua các năm tuy có thời điểm giảm. Năm 2005 là 30.000 tỷ đồng thì đến năm 2006 là 51.000 tỷ đồng, tăng 70% so với năm 2005. Năm 2010, đạt 98.100 tỷ đồng, tăng 92,3% so với năm 2006 [20, tr.141]. Năm 2015, đạt 337.830 tỷ đồng, tăng 46,9% so với năm 2014, tăng hơn 3,5 lần so với 96.000 tỷ đồng của năm

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 - 19

2010 [143], tăng 42 lần so với năm 1995; 11,3 lần so với năm 2005; 6,62

lần so với năm 2006 và 3,5 lần so năm 2010.

Đóng góp vào thu nhập quốc dân chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của cả nước. Năm 2001, du lịch mới đóng góp 10,1 ngàn tỷ đồng chiếm 3,46% GDP toàn quốc, năm 2005 là 13,84 ngàn tỷ đồng chiếm 3,52% GDP toàn quốc, đến năm 2006 mức đóng góp là 23,23 ngàn tỷ đồng, gấp 2,28 lần năm 1994, gấp 1,68 lần năm 2005 và chiếm 5,46% GDP toàn quốc. Năm

2010, du lịch đóng góp 37,40 ngàn tỷ đồng, tăng 61% so với năm 2006 và

chiếm 5,80% GDP toàn quốc [20, tr.141]. Năm 2015, đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP là 279.287 tỷ đồng (12,7 tỷ USD), con số này gấp 27,7 lần so với năm 2001; 20,2 lần so với năm 2005; 12 lần so với năm 2006 và 7,46 lần so với năm 2010, chiếm 6,6% GDP, du lịch Việt Nam đứng thứ 40/184


nước về quy mô đóng góp trực tiếp vào GDP và xếp thứ 55/184 nước về

quy mô tổng đóng góp vào GDP quốc gia. Trong cùng thời điểm, nếu so

với Philippin (12,5tỷ USD) thì đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP của du lịch Việt Nam đã vượt qua và tiệm cận với hai quốc gia có có ngành du lịch phát triển mạnh là Malaisia (13,0 tỷ USD); Singapo (13,9 tỷ USD), lần lượt bằng 91% của Malaisia và 97% của Singapo [78, tr.11].

Nguyên nhân ưu điểm

Thứ nhất, tình hình thế giới, khu vực có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch. Trong giai đoạn 2006 ­ 2015, tình hình kinh tế chính trị thế giới cơ bản ổn định, hòa bình hợp tác là xu thế lớn, toàn cầu hóa tiếp tục là yêu cầu đặt ra với các quốc gia và tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế chính trị thế giới, cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh. Khu vực châu Á ­ Thái Bình Dương là khu vực năng động, có nhiều nền kinh tế phát triển.

Đồng thời, du lịch đã trở

thành một trong những ngành kinh tế

phát triển

nhanh nhất, có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế ­ xã hội ở nhiều quốc gia. Khách du lịch có xu hướng đến với châu Á, đặc biệt là các quốc gia có an ninh tốt, tình hình chính trị, xã hội ổn định. Những yếu tố đó, đã tạo thuận lợi cho du lịch Việt Nam phát triển, trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn đối với bạn bè quốc tế.

Thứ hai, tình hình an ninh, chính trị, trật tự xã hội của Việt Nam ổn

định, kinh tế ­ xã hội tăng trưởng khá; tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng. Đảng tiếp tục tiến hành đổi mới toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Kinh tế đất nước có sự phát triển nhanh và khá ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu đi du lịch tăng mạnh theo thời gian, từ đó, có điều kiện “cần” và “đủ” để có thể tập trung phát triển du lịch. Đồng thời, Việt Nam có tài nguyên du lịch phong phú. Được thiên nhiên ưu đãi, tài

nguyên du lịch thiên nhiên của Việt Nam rất đa dạng với hệ thống hang

động, bãi biển, suối khoáng,... Tài nguyên du lịch nhân văn cũng rất phong


phú, với các lễ hội, truyền thống văn hoá, nghệ thuật ẩm thực,... có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng được công nhận là di sản thiên nhiên, di sản

văn hóa thế

giới, từ

đó, cho phép Việt Nam có thể

khai thác, phát triển

nhiều loại hình, SPDL, xây dựng các vùng du lịch, khu du lịch liên hợp,...để thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như: Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao, chất lượng lao động, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật đã có sự phát triển nhất định, đảm bảo cho phát triển du lịch.

Thứ ba, chủ trương phát triển du lịch đúng đắn của Đảng là nguyên nhân quan trọng quyết định sự phát triển du lịch. Đảng đã nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của phát triển du lịch đối với sự phát triển kinh tế ­ xã hội của đất nước. Trên cơ sở nắm bắt tình hình thế giới, khu vực và trong nước, Đảng đã kịp thời hoạch định mục tiêu, phương hướng, đề ra nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch phù hợp, tạo điều kiện và tiền đề quan trọng để du lịch phát triển.

Thứ tư, đã huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham

gia phát triển du lịch. Đảng khẳng định chủ trương phát triển du lịch trở

thành ngành kinh tế mũi nhọn. Từ đó, du lịch được ưu tiên, tập trung sức và đẩy mạnh phát triển. Nhà nước đã xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế

hoạch phát triển du lịch cụ

thể

trong từng giai đoạn với tầm nhìn chiến

lược và kịp thời tháo gỡ

những khó khăn về

vốn, về

chính sách, về

con

người,.. tạo điều kiện tốt nhất có thể để du lịch phát triển nhanh và bền vững nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Chính phủ, toàn ngành du lịch đã luôn chủ động, tích cực và cố gắng nỗ lực trong việc triển khai chủ trương phát triển du lịch của Đảng, nhất là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành

phố, đã có sự phối hợp ngày một tốt hơn trong điều hành, quản lý phát


triển du lịch. Sự quyết tâm cao độ của nhiều địa phương cùng với sự cần cù, sức sáng tạo trong các tầng lớp nhân dân đã tạo ra nội lực chủ yếu để

thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của du lịch. doanh nghiệp du lịch, các hiệp hội du lịch,...

4.1.2. Hạn chế

Sự năng động của khối các

Một là, nhận thức của Đảng về du lịch đã có sự chuyển biến và ngày càng hoàn thiện, song chưa thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển.

Đảng đã nhận thức được vị trí, vai trò vô cùng quan trọng của du

lịch, là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, song trong những năm 2006 ­ 2015, Đảng mới chỉ khẳng định những vấn đề mang tính định hướng chung nhất về du lịch. Chiến lược phát triển

kinh tế ­ xã hội 2001 ­ 2010 được thông qua tại Đại hội IX (2001) của

Đảng xác định phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,

song trong hai kỳ Đại hội tiếp theo là Đại hội X (2006) và Đại hội XI

(2011), vẫn chưa có kế hoạch triển khai cụ thể. Chủ trương phát triển du lịch chưa được đề cập nhiều.

Đảng hội X của Đảng chủ trương mở rộng, nâng cao chất lượng và phát triển mạnh du lịch [57, tr.92]. Đại hội XI xác định ưu tiên phát triển và hiện đại hóa du lịch [60, tr.198­199], song hệ thống văn bản nhằm tạo môi trường thuận lợi du lịch phát triển với tư cách là một ngành kinh tế mũi nhọn, cần được ưu tiên phát triển và hiện đại hóa chưa đồng bộ. Luật Du lịch 2005 sau 10 năm tổ chức thực hiện, đã bộc lộ thiếu sót, các chính sách về thủ tục visa, đầu tư, quản lý chất lượng SPDL... còn rườm rà, chưa thực phù hợp. Diễn đàn Kinh tế Thế giới đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch của các quốc gia 2 năm một lần dựa trên 4 chỉ tiêu chính: Môi trường du lịch, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, cơ sở hạ tầng, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn theo thang điểm từ 1 đến 7. Theo đó, chỉ tiêu chính sách phát triển du lịch của


Việt Nam xếp hạng thấp nhất trong 4 chỉ

tiêu, xếp thứ

112/141 quốc gia

được đánh giá, sau hầu hết các nước ASEAN, chỉ xếp trên Myanmar (hạng 136), cách xa so với Singapore (hạng 1), Indonesia (hạng 9), Philippines (hạng 17), Malaysia (hạng 24), Thái Lan (hạng 49), Campuchia (hạng 64) và Lào

(hạng 80) [153, tr.21].

Hai là, chỉ đạo phối hợp giữa các lực lượng trong phát triển du lịch còn một số bất cập, hiệu quả chỉ đạo một số mặt cụ thể còn hạn chế.

Khi hoạch định chủ trương phát triển du lịch, Đảng đã chỉ đạo các cơ quan Nhà nước thể chế hóa thành các quy hoạch, kế hoạch. Bản thân các quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển du lịch đã có kế hoạch triển khai nhiệm vụ cụ thể đối với các bộ, ngành, cơ quan, các tỉnh, thành phố trong việc phối kết hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du

lịch để điều hành phát triển du lịch. Tuy nhiên, sự phối kết hợp giữa các

lực lượng liên quan còn hạn chế, ở cả các cơ quan Trung ương, liên kết các ngành, các vùng, địa phương và ngay trong từng địa phương. Biểu hiện cụ thể là hiện tượng trùng lặp về SPDL giữa các vùng du lịch, tiến hành XT, QBDL ít có sự phối hợp, hình thức đơn điệu. Theo đánh giá Bộ Văn hóa,

Thể

thao và Du lịch thì: Sự

liên kết giữa các cơ

quan nhà nước ở

Trung

ương chưa thật chặt chẽ trong xây dựng chính sách. Sự phối kết hợp liên ngành, địa phương chưa đồng bộ, không thường xuyên cả trong nhận thức và hành động. Phối hợp giữa các Sở, Ban, ngành trong từng địa phương về phát triển du lịch còn rất hạn chế. Phối hợp liên vùng đã bắt đầu được chú ý, nhưng còn lúng túng trong nội dung, chưa rõ ràng trong phân công, phân nhiệm và giải pháp để phát triển du lịch [21, tr.9]. Báo cáo Công tác Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2011 ­ 2015, Phương hướng, nhiệm vụ

giai đoạn 2016 ­ 2020 chỉ

ra: Sự

liên kết, hỗ

trợ

giữa các đơn vị

trong

Ngành, đơn vị trong Ngành với đơn vị ngoài Ngành, giữa Trung ương với địa phương, giữa các địa phương còn yếu, hiệu quả đạt thấp, không đồng


bộ [27, tr.30]. Một số hoạt động liên kết như: Liên kết vùng Đồng bằng

sông Cửu Long, vùng Tây Bắc, vùng Duyên hải miền Trung, hoặc theo SPDL giữa Đà Nẵng ­ Quảng Nam ­ Thừa Thiên Huế đã mang lại những hiệu quả tích cực. Tuy vậy, sự phối hợp giữa các địa phương còn thiếu chủ động và những mô hình này còn ít.

Quá trình chỉ đạo phát triển du lịch, hiệu quả một số mặt còn hạn

chế. Chủ

trương phát triển du lịch của Đảng đã được các cơ

quan Nhà

nước thể chế hóa bằng các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế ­ xã hội của đất nước, bảo đảm tính khả thi, đồng thời phát huy được thế mạnh để tạo ra SPDL đặc thù của từng địa phương, từng vùng. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, khiến cho quy hoạch phát triển du lịch chưa đi vào cuộc sống và phát triển du lịch không đạt được mục tiêu. Quá trình lập quy hoạch phát triển du lịch còn thiếu thông tin, quy hoạch còn thiếu tính liên ngành, phân cấp từ khâu lập quy hoạch đến quản lý sau quy hoạch tại một số vùng du lịch, khu du lịch quốc gia chưa tốt.

Chỉ đạo triển các loại hình, SPDL còn nhiều hạn chế, chất lượng,

khả năng cạnh tranh của SPDL chưa cao. SPDL tại các vùng du lịch, các khu du lịch còn trùng lắp nhiều. Chỉ đạo hoạt động XT, QBDL, xây dựng

hình

ảnh Việt Nam như

một điểm đến hấp dẫn chưa đi vào chiều sâu,

thông tin du lịch chưa đủ và kịp thời cho khách du lịch và các nhà đầu tư. XT, QBDL còn thiếu tính chuyên nghiệp, cách làm đơn điệu, vốn đầu tư ít

và thấp hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới [21,

tr.16]. Chỉ

đạo đầu tư

phát triển du lịch còn bất cập, vốn đầu tư

còn ít,

triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển du lịch ở một số tỉnh, thành hiệu quả chưa cao. Chỉ đạo công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch còn nhiều hạn chế. Đến năm 2015, vẫn chưa


có trường đại học đào tạo chuyên ngành du lịch, các trường đại học và cao đẳng chuyên nghiệp có chương trình đào tạo ngành học du lịch cũng chưa thống nhất được chương trình khung đào tạo, không có mã ngành đào tạo tiến sỹ du lịch khiến hạn chế việc đào tạo chuyên sâu về du lịch, còn bất

cập về

khung chương trình, về

tiêu chuẩn nghề

nghiệp. Nhìn chung, lao

động du lịch tuy có sự tăng trưởng lớn về số lượng và chất lượng nhưng so

với yêu cầu cạnh tranh trong khu vực thì vẫn còn có hạn chế năng và ngoại ngữ.

nhất là kỹ

Ba là, kết quả phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, có mục tiêu chưa hoàn thành.

Mặc dù kết quả thu nhập du lịch là đáng ghi nhận, nhưng tỷ lệ đóng góp của du lịch trong tổng GDP còn nhỏ, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mục tiêu đến năm 2010, du lịch Việt Nam vào nhóm các nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực chưa đạt được, nếu so sánh với 04 nước dẫn đầu khu vực là Malaysia, Thái Lan, Singapo và Indonesia khoảng cách về thu nhập du lịch còn khá xa, năm 2015, đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP của Thái Lan là 36,4 tỷ USD, của Inđônêxia là 28,2 tỷ USD, Việt Nam là 12,7 tỷ USD [78, tr.11]. Như vậy, đóng góp trực tiếp vào GDP của du lịch Việt Nam chỉ bằng khoảng 1/3 của Thái Lan, chưa bằng 1/2 của Indonesia, cụ thể là: Bằng 35% của Thái Lan, 45% của Inđônêxia. Mức đóng góp đó còn thấp so với tiềm năng, kỳ vọng.

Lượng khách du lịch Việt Nam, nhất là lượng khách quốc tế, tăng mạnh, tuy nhiên, mục tiêu thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển

du lịch trong khu vực vẫn chưa đạt được. Khoảng cách về lượng khách

quốc tế giữa Việt Nam với 04 nước dẫn đầu khu vực là Malaysia, Thái

Lan, Singapo và Indonesia luôn trong khoảng từ 1,2 ­ 3,5 lần. Báo cáo kinh


tế xã hội năm 2015 của Chính phủ cho thấy: Năm 2014, Malaixia đón 27,4 triệu lượt khách, Thái Lan đón 24,8 triệu lượt, Singapo là 15,1 triệu lượt, Inđônêxia là 9,4 triệu lượt trong khi Việt Nam đạt 7,87 triệu lượt [48, tr.13]. Lượng khách du lịch quốc tế của Malaysia gấp 3,5 lần so với Việt Nam; Thái Lan là 3,15 lần; Singapo là 1,92 lần.

Năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam còn thấp và còn khoảng cách khá xa so với một số nước trong khu vực. Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, năm 2011, Việt Nam xếp thứ 80 trên tổng số 139 nước,

trong khi Singapo xếp thứ 10, Malaysia xếp thứ 35, Thái Lan xếp thứ 41.

Năm 2013, Việt Nam xếp thứ 80/140 nước, Singapore xếp thứ 10, Malaysia xếp thứ 34, Thái Lan xếp thứ 43. Năm 2015, Việt Nam xếp thứ 75/141 quốc

gia trong bảng xếp hạng. So với một số nước trong khu vực, Việt Nam

đứng sau, cụ thể: Singapore xếp thứ 11, Malaysia xếp thứ 25, Thái xếp thứ 35, Indonesia xếp thứ 50 và Philippines xếp thứ 74. Việt Nam chỉ xếp trên các nước: Lào (xếp thứ 96), Campuchia (xếp thứ 105) và Myanmar (xếp thứ 134). Các chỉ tiêu cụ thể là: Môi trường du lịch (hạng 73), cơ sở hạ tầng (hạng 94), tài nguyên du lịch nhân văn và tự nhiên (hạng 33), chính sách phát triển du lịch xếp hạng thấp nhất (112) [153, tr.21]. Như vậy, có thể nói việc thực hiện mục tiêu cho giai đoạn 2006 ­ 2015 đứng từ góc độ kinh tế là còn hạn chế, chưa đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có nền du lịch phát triển trong khu vực.

Nguyên nhân hạn chế

Thứ nhất, những tác động tiêu cực của tình hình thế giới, khu vực. Suy thoái, khủng hoảng kinh tế xảy ra ở nhiều nước, diễn biến chính trị phức tạp tại nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới, các vấn đề về môi trường, dịch bệnh, khủng bố,... những vấn đề này đã gây ra những tác động tiêu cực trong phát

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 27/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí