Phát Triển Các Sản Phẩm Du Lịch Trên Cơ Sở Khai Thác Tiềm


liên quan đến phát triển du lịch còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển. Do đó, việc cần làm là phải đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch, cần nhận thức sâu sắc rằng: Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao, vì vậy, để du lịch phát triển phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ, ngành, các cơ quan liên quan, du lịch có khả năng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển, đem lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, đối ngoại và an ninh, quốc phòng.

Việc nhận thức sâu sắc đúng đắn vị trí, vai trò của ngành du lịch

không những khắc phục tình trạng liên kết chưa chặt chẽ trong phát triển du lịch, mà còn góp phần đổi mới mạnh mẽ tư duy trong quá trình tổ chức

thực hiện phát triển du lịch ngay từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch phát

triển du lịch để

các quy hoạch kế

hoạch phát triển du lịch thực sự

gắn

liền với thực tiễn, phù hợp quy luật kinh tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

thị

trường, bảo đảm nhất

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 - 21

quán từ quan điểm, mục tiêu, chương trình hành động và có thể chế, chính sách đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Hai là, có cơ chế phối hợp rõ ràng, cụ thể giữa các bộ, ngành, các cơ quan trong tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch.

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp nên trong quá trình phát triển luôn đòi hỏi và yêu cầu phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, các cơ quan liên quan. Trong những năm 2006 ­ 2015, sự phối hợp, liên kết trong tổ

chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch đã tạo nên

những thuận lợi nhất định từ công tác quản lý nhà nước đến xác định thị

trường trọng điểm, xây dựng sản phẩm đặc thù. Điều đó thể hiện rõ ở

việc khi phân công các công việc, Chính phủ đều triển khai các công việc rõ


ràng đối với các bộ, ngành, các cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố, các sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở du lịch, các doanh nghiệp du lịch, hiệp hội du lịch và cộng đồng dân cư. Sự phối hợp đó còn thể hiện rõ trong phát triển các vùng, khu du lịch: Liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Bắc, duyên hải miền Trung, hoặc theo chủ đề du lịch về nguồn liên kết giữa Phú Thọ ­ Yên Bái ­ Lào Cai hoặc theo sản phẩm như giữa Đà Nẵng ­ Quảng Nam ­ Thừa Thiên Huế, chẳng hạn tại khu du lịch miền Trung, ba địa phương Quảng Nam, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế, nhiều chương trình quảng bá đã được ba địa phương phối hợp xây dựng chiến lược cùng xúc tiến như “Đà Nẵng biển gọi”, “Quảng Nam ­ Hành trình di sản”; “Lăng Cô huyền thoại biển”; “Ba địa phương ­ một điểm đển”… Cùng với đó, các chương trình tham gia hội chợ, giới thiệu SPDL cũng được mở rộng trong và ngoài nước. Chỉ riêng năm 2015, công tác xúc tiến

quảng bá được đẩy mạnh đến các thị

trường như: Thành phố Hồ

Chí

Minh, Hà Nội, Cần Thơ, các tỉnh Tây Nam Bộ, Hội chợ JATA và chương trình giới thiệu du lịch 3 địa phương tại Nhật Bản… Kết quả rõ nét nhất của sự hợp tác liên kết giữa 3 địa phương chính là đã đưa thương hiệu du lịch miền Trung đến với du khách trong và ngoài nước như là điểm đến lý tưởng của Việt Nam.

Tuy nhiên, sự phối hợp, liên kết trong phát triển du lịch còn một số

bất cập, sự phối kết hợp liên ngành, địa phương chưa đồng bộ, chưa

thường xuyên. Sự liên kết giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương chưa thật chặt chẽ, phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong từng địa phương về phát triển du lịch còn hạn chế, phối hợp với cộng đồng dân cư ít được quan tâm. Phối hợp liên vùng đã bắt đầu được chú ý, nhưng còn lúng túng trong nội dung, chưa rõ ràng trong phân công, phân nhiệm và giải pháp, phối hợp


giữa các địa phương còn thiếu chủ động vì vậy hiệu quả liên kết chưa cao. Do đó, cần một sự phối hợp chặt chẽ, mạnh mẽ, đồng bộ, không chỉ giữa Chính phủ và doanh nghiệp mà ngay giữa các cơ quan thuộc Chính phủ với nhau, giữa Trung ương với địa phương, với các cấp và giữa Nhà nước, các hiệp hội du lịch và doanh nghiệp với cộng đồng dân cư.

Ba là, phát triển đồng bộ các nội dung cơ bản của du lịch, lựa chọn nội dung tập trung phát triển phù hợp.

Trong giai đoạn 2006 ­ 2015, du lịch Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, còn khiêm tốn với tiềm năng và kỳ vọng của xã hội, SPDL chưa hấp dẫn, chất lượng dịch vụ chưa cao, công tác XT, QBDL còn trùng lắp, thiếu tính chuyên nghiệp, nguồn nhân lực còn thiếu và yếu, hệ thống giao thông còn nhiều bất cập, quản lý các khu du lịch, điểm đến du lịch còn nhiều hạn chế... Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, liên quan chặt chẽ đến các ngành nghế khác, để phát triển du lịch phải đồng thời phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, văn hóa, đặc biệt là giao thông, điện, nước... Do đó, để thúc đẩy du lịch phát triển, phải phát triển đồng bộ các nội dung: Cơ sở hạ tầng, XT, QBDL, nguồn nhân lực… Bên cạnh đó, cần lựa chọn nội dung “trụ cột” để tập trung phát triển phù hợp theo từng thời điểm sát với thực tế. Trong những năm 2006 ­ 2015, Đảng đã chỉ đạo tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch, lấy đó làm nền tảng để phát triển du lịch. Vì vậy, phát triển là đồng bộ, song cần lựa chọn nội dung sát đúng, trong đó, quán triệt phương châm yếu chỗ nào, khắc phục chỗ đó.

4.2.3. Phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác tiềm

năng, thế mạnh về tự nhiên, văn hóa, xã hội, đất nước, con người Việt Nam

Sản phẩm du lịch có vai trò rất quan trọng, bao gồm toàn bộ những dịch

vụ tạo ra các hàng hóa mang tính đặc thù do các cá nhân và tổ chức kinh doanh


du lịch cung cấp để phục vụ những nhu cầu của các đối tượng du khách khác nhau. SPDL tác động to lớn đến sự phát triển du lịch bởi nó quyết định sức thu hút khách du lịch. Giá trị của SPDL là nó thoả mãn nhu cầu có tính chất đa

dạng của khách du lịch trong quá trình đi du lịch như: Ăn, uống, ở, đi lại,

những nhu cầu về tinh thần: Tham quan, tìm hiểu, mở rộng nhận thức, tăng cường giao lưu, được tôn trọng... Do đó, phải không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng SPDL nhằm thu hút khách du lịch.

Phát triển các SPDL trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh về tự nhiên, văn hóa, xã hội, đất nước, con người Việt Nam là điều kiện tiên quyết để tạo ra các SPDL đặc thù, độc đáo, đại diện về tài nguyên du lịch

cho quốc gia với những dịch vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu, mong

đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo. Phát triển SPDL trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh về tự nhiên, văn

hóa, xã hội, đất nước, con người là một trong những yếu tố quyết định

năng lực cạnh tranh, hấp dẫn du khách và có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, bởi nó quyết định “sự khác biệt” của SPDL để thu hút khách du lịch.

Thực tế quá trình Đảng lãnh đạo phát triển của du lịch Việt Nam

chứng minh vai trò vô cùng quan trọng của phát triển SPDL trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh về tự nhiên, văn hóa, xã hội, đất nước, con người, SPDL càng phong phú, đa dạng, đậm bản sắc, chất lượng cao thì du lịch càng phát triển mạnh và ngược lại, SPDL nghèo nàn, chất lượng kém thì du lịch khó phát triển, thậm chí tụt lùi. Muốn du lịch phát triển mạnh cần phải có chiến lược phát triển SPDL rõ ràng cho từng giai đoạn, lấy SPDL làm trung tâm trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh về tự nhiên, văn hóa, xã hội, đất nước, con người. Định hướng phát triển SPDL được xác định dựa trên những phân tích, đánh giá về tài nguyên du lịch, thế mạnh về tự nhiên, văn hóa, xã hội, đất nước, con người.


Dưới dự lãnh đạo của Đảng, du lịch Việt Nam đã trải qua hơn 65 năm phát triển. Trong giai đoạn 2006 ­ 2015, du lịch đã có những bước tiến khá dài, đang từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển các SPDL có nhiều tiến bộ, SPDL ngày càng phong phú đa dạng, chất lượng ngày một được nâng cao. Việt Nam là một trong những quốc gia có hệ thống SPDL khá đa dạng và có nhiều điểm mạnh: Đa dạng về sản phẩm: Du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm, du lịch đô thị...; các SPDL giàu giá trị truyền thống văn hóa với hệ thống di sản, di tích, lễ hội

đặc sắc; có thế

mạnh

nổi trội đối với sự phát triển các SPDL biển đảo; các

SPDL gắn liền với các địa danh nổi tiếng và kỳ tích lịch sử qua các thời kỳ; có thế mạnh trong việc liên kết phát triển các SPDL nội vùng và liên vùng; chất lượng dịch vụ, cơ sở lưu trú du lịch ngày càng được nâng cao; giá cả hợp lý;... Bên cạnh những điểm mạnh, SPDL của Việt Nam vẫn còn khá nhiều tồn tại như: SPDL còn trùng lặp, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có; chưa có được những SPDL chủ lực đặc thù mang đậm bản sắc dân tộc.

Từ thực tiễn phát triển SPDL trong giai đoạn 2006 ­ 2015, có thể rút ra một số vấn đề sau:

Một là, quy hoạch phát triển SPDL phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh.

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 ­ 2010 của Đảng đã yêu cầu

phát triển du lịch dựa trên cơ sở

khai thác các thế

mạnh về

điều kiện tự

nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử nhằm phát huy tối đa tiềm

năng và thế mạnh. Trong các kế hoạch phát triển du lịch của Việt Nam, đều đề cập đến việc phát triển các SPDL dựa trên tiềm năng thế mạnh về tự

nhiên, sinh thái, văn hóa, tập trung khá rõ ở Chiến lược phát triển du lịch

Việt Nam 2001 ­ 2010 và được nói rõ trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tuy nhiên, trong khoảng


thời gian từ năm 2006 đến năm 2015, mặc dù đã nhiều lần đề cập đến việc sẽ xây dựng chiến lược phát triển SPDL và được chú trọng nhiều từ năm 2014, song Việt Nam chưa xây dựng và triển khai một chiến lược phát triển SPDL dài hạn nào.

Làm thế nào quy hoạch phát triển SPDL phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh là vấn đề đặt ra cho Đảng và Nhà nước. Tổng kết quá trình phát triển SPDL giai đoạn 2006 ­ 2015 cho thấy, việc đầu tiên mà chúng ta cần làm đó là đánh giá đúng các tiềm năng thế mạnh về du lịch, nhất là về tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn, các di tích văn hóa, lịch sử. Trên thực tế, đây là việc Đảng đã lãnh đạo tốt trong những năm 2006 ­ 2015, khi tiến hành quy hoạch phát triển du lịch đều có đánh giá sát, đúng về tài nguyên du lịch, trên cơ sở đó tiến hành xác định những SPDL cần tập trung phát triển cho từng giai đoạn. Phát triển SPDL trên cơ sở đánh giá đúng các tiềm năng thế mạnh về tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn, các di tích văn hóa, lịch sử mang đậm bản sắc dân tộc là một nội dung chiến lược quan trọng xuyên suốt để nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực và quốc tế của du lịch Việt Nam. Trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội, Việt Nam đã tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao, trong đó, tập trung và ưu tiên phát triển SPDL biển, đảo, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái, từng bước hình thành hệ thống khu, tuyến, điểm du lịch quốc gia.

Hai là, phát huy thế mạnh và tăng cường liên kết giữa các vùng, miền, địa phương hướng tới hình thành SPDL đặc trưng theo các vùng du lịch.

Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển các SPDL đặc trưng

theo vùng, tuy nhiên, sự phối hợp liên kết của các vùng, khu du lịch khá hạn chế, dẫn đến sản phẩm có tính trùng lắp, đơn điệu giữa các vùng. Vì vậy, tăng cường liên kết giữa các vùng, miền, địa phương hướng tới hình thành

SPDL đặc trưng theo các vùng du lịch là vấn đề cần thiết. Trong những


năm 2006 ­ 2015, trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng tỉnh, từng vùng, việc liên kết giữa các vùng nhằm hình thành SPDL đặc trưng được triển

khai mạnh mẽ và bước đầu đã hình thành SPDL đặc trưng, tạo thương

hiệu cho các vùng du lịch, chẳng hạn: Vùng trung du miền núi Bắc Bộ với SPDL đặc trưng là du lịch văn hóa, sinh thái gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số; Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, SPDL đặc trưng là tham quan thắng cảnh biển, du lịch văn hóa với các giá trị của nền văn minh lúa nước và các nét sinh hoạt truyền thống đồng bằng Bắc Bộ; Vùng Bắc Trung Bộ, SPDL đặc trưng là tham quan tìm hiểu

các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, du lịch biển, du lịch sinh thái.

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

SPDL đặc trưng là du lịch nghỉ

dưỡng

biển, đảo gắn với di sản, tìm hiểu văn hóa biển, ẩm thực biển. Vùng Tây nguyên SPDL đặc trưng là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa khai thác các giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên. Vùng Đông Nam Bộ SPDL đặc trưng là du lịch đô thị, du lịch MICE. Vùng đồng bằng sông Cửu Long SPDL đặc trưng là Du lịch sinh thái, văn hóa sông nước miệt vườn. Vấn đề đặt ra là liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa các vùng và phải đi vào chiều sâu để tạo ra các chuỗi SPDL đặc trưng mang tính liên vùng, khắc phục sự trùng lắp, một mặt vừa thu hút khách du lịch, mặt khác là quảng bá, xúc tiến và xây dựng thương hiệu du lịch cho các vùng.

Ba là, phát triển hệ thống SPDL chất lượng, đa dạng và đồng bộ,

đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế.

Đại hội X và XI đều chủ trương phát triển đa dạng các loại hình

SPDL nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách du lịch. Việt Nam đươc thiên

nhiên ưu đaĩ để phát triển các loại hình, SPDL bởi sự đa dạng về điều kiện điạ

hiǹh, khíhâu

, thuy

văn và lịch sử phát triển VH ­ XH, với hàng chục nghìn di tích

và các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, trong đó, nhiều di sản có lịch sử hàng trăm, hàng ngàn năm, nhiều thắng cảnh tự nhiên đẹp nổi tiếng và


được xếp hạng quốc gia và quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các trung tâm, khu du lịch và loại hình du lịch có tính đặc sản và độc đáo cao, đa dạng, mang tầm vóc quốc gia và khu vực, để thông qua du lịch, mang Việt Nam và các SPDL Việt Nam đến với thế giới, cũng như mang tinh hoa thế giới đến với Việt Nam.

Trong những năm 2006 ­ 2015, tổ chức triển khai phát triển SPDL theo các chương trình, kế hoạch của Chính phủ, đặc biệt là theo Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống SPDL phong phú đa dạng. Tuy nhiên, SPDL Việt Nam thiếu đồng bộ, trùng lắp nhiều, quá trình phát triển sản phẩm chưa được nghiên cứu bài bản, vì vậy, chất lượng và giá trị hàm chứa trong sản phẩm chưa cao. Hoạt động du lịch được cấu thành bởi trên 70 loại dịch vụ trực tiếp và trên 70 dịch vụ gián tiếp. SPDL là một loại sản phẩm đặc biệt do nhiều loại dịch vụ hợp thành với mục đích cơ bản là thoả mãn nhu cầu tiêu thụ của khách du lịch. Do đó, để nâng cao chất lượng SPDL phải đồng thời tiến hành nâng cao chất lượng của nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, trong đó, những vấn đề cần ưu tiên hiện nay đó là: Phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, thông tin, truyền thông, năng lượng, cấp thoát nước, hiện

đại hóa mạng lưới giao thông công cộng. Đầu tư nâng cấp phát triển hệ

thống bảo tàng, nhà hát, cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe đủ điều kiện, tiện nghi phục vụ khách du lịch. Phát triển hệ thống khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, cơ sở dịch vụ thông tin, tư vấn du lịch, cơ sở dịch vụ đặt giữ chỗ, đại lý, lữ hành, hướng dẫn, phương tiện và cơ sở dịch vụ phục vụ vận chuyển khách du lịch, cơ sở dịch vụ phục vụ tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao, hội nghị.

4.2.4. Liên kết, phối hợp chặt chẽ trong xúc tiến, quảng bá du lịch

Liên kết, phối hợp chặt chẽ trong XT, QBDL có vai trò rất quan trọng,

bởi XT, QBDL chính là công tác tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi về đất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2023