Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 - 18


vực. Đại hội X nêu chủ trương phát triển mạnh du lịch và ưu tiên phát triển du lịch, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch [57, tr.201]. Đây là định hướng đúng đắn nhằm hiện thực hóa chủ trương phát triển du lịch

trở

thành ngành kinh tế

mũi nhọn.

Đại hội XI (2011) chỉ

rõ sẽ

tiếp tục

phát triển mạnh du lịch và tập trung sức phát triển du lịch, ưu tiên phát

triển và hiện đại hóa du lịch [60, tr.198­199]. Điểm mới của Đại hội XI so với Đại hội X của Đảng đó là Đảng xác định tập trung phát triển và hiện đại hóa du lịch. Đây là xu thế hoàn toàn phù hợp, đảm bảo cho du lịch phát triển nhanh và bền vững. Những điều đó thể hiện sự quan tâm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

rất lớn của Đảng đối với phát triển du lịch trong việc tiếp tục ưu tiên

đầu tư phát triển, nhanh chóng đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 - 18

Hai là, Đảng lãnh đạo các cơ

quan Nhà nước thể

chế

hóa chủ

trương phát triển du lịch thành các chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch thiết thực và hiệu quả.

Đảng đã lãnh đạo Chính phủ cụ thể hóa chủ trương, định hướng phát triển du lịch phù hợp với thực tế. Để hiện thực hóa nghị quyết của Đảng

vào cuộc sống, Đại hội X (2006) khẳng định chủ trương tăng cường sự

lãnh đạo của Ðảng đối với Nhà nước trong việc cụ

thể

hóa đường lối,

quan điểm, chủ

trương, chính sách lớn của Ðảng thành kế

hoạch, các

chương trình mục tiêu của Nhà nước. Đại hội XI cũng nêu rõ: “Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình hành động, các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm, vùng lãnh thổ bảo đảm phát huy lợi thế và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước” [60, tr.146­147]. Chủ trương phát triển du lịch của Đảng đã được cụ thể hóa thành các chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch theo từng giai đoạn.


Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 ­ 2010 là công trình quy hoạch phát triển đầu tiên của ngành du lịch Việt Nam, có

giá trị rất to lớn, lần đầu tiên du lịch Việt Nam phát triển theo một kế

hoạch dài hạn với mục tiêu và định hướng chi tiết. Quy hoạch khái quát về bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước tác động đến phát triển du lịch

lúc bấy giờ, tiềm năng thế mạnh, vai trò của du lịch trong nền kinh tế.

Đồng thời nêu rõ mục tiêu phát triển du lịch thời kỳ 1995 ­ 2010 và giai đoạn 2006 ­ 2010. Xác định và tổ chức thực hiện các chiến lược phát triển nguồn nhân lực; phát triển SPDL; chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ; chiến lược đầu tư phát triển du lịch; chiến lược bảo vệ môi trường,

phát triển thị

trường. Mặt khác, còn trình bày chi tiết về

phát triển các

vùng, khu, tuyến, điểm, thành phố

du lịch, định hướng đầu tư

xây dựng

khách sạn và các khu vui chơi, giải trí phục vụ phát triển du lịch. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 ­ 2010 nêu rõ về mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của phát triển du lịch thời kỳ 2001 ­ 2010 và giai đoạn 2006 ­ 2010, đồng thời, xác định các giải pháp để thực hiện các mục tiêu.

Giai đoạn 2006 ­ 2010, Chương trình Hành động quốc gia về du lịch 2006 ­ 2010 xác định rõ mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể phát triển du lịch, đồng thời xác định 4 nội dung nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn này: Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá về du lịch; đa dạng hoá, nâng cao chất

lượng SPDL, bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch; đào tạo, phát triển

nguồn nhân lực du lịch; tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch.

Chương trình cũng chỉ rõ nguồn kinh phí và giải pháp thực hiện. Chương

trình hành động của ngành du lịch khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương

mại Thế

giới (WTO) giai đoạn 2007 ­ 2012

đã xác định rõ mục tiêu phát

triển du lịch giai đoạn 2007 ­ 2010 và những nhiệm vụ của giai đoạn này, bao gồm nhiệm vụ về công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức; xây dựng pháp luật, thể chế và cải cách hành chính; phát triển cơ sở hạ tầng và cơ


sở vật chất kỹ thuật du lịch; xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch; xúc

tiến quảng bá du lịch; phát triển thị

trường và bảo vệ

môi trường, phát

triển du lịch bền vững; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch và phối hợp liên ngành trong phát triển du lịch.

Trong giai đoạn 2011 ­ 2015, Đại hội XI của Đảng chủ trương đẩy

mạnh và tập trung,

ưu tiên phát triển du lịch, thực hiện chủ

trương đó,

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được ban hành. Chiến lược đã đánh tổng kết quá trình phat́ triển du

lịch giai đoạn 1995­2010, nhưñ g thaǹ h tưu, han chê,́ nguyên nhân vàbaì học

kinh nghiêm, đồng thời xác định những nội dung về quan điểm, mục tiêu, giải

pháp phát triển du lịch và những chương trình hành động cụ thể. Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tiếp tục khẳng định lại các quan điểm đã được nêu trong Chiến lược và bổ sung, điều chỉnh mục tiêu phát triển du lịch, nhấn mạnh các định hướng phát triển và giải pháp thực hiện. Các mục tiêu, định hướng và hệ thống giải pháp phát triển du lịch trong Chiến lược, Quy hoạch và các kế hoạch là phù hợp với

thực tiễn du lịch Việt Nam, có tính khả thi cao. Đây là giai đoan du lịch gắn

liêǹ

vơí sự nghiêp

đẩy mạnh công nghiêp

hoá, hiên

đại hoá

đât́ nươć, cónhiêù

thuân

lơi

nhưng không it́ khókhăn vàthaćh thưć. Du lịch đãcósự phát triển

vượt bậc, goṕ

phâǹ

quan tron

g vaò

tăng trưởng kinh tê,́ giam

ngheò , đam

baỏ

an sinh xãhôị , bao

tôǹ

vàphat́ huy giátrị văn hóa, bao

vệ môi trươǹ g,... Những

điều đó là minh chứng cho sự triển du lịch của Đảng.

đúng đắn trong hoạch định chủ

trương phát

Ba là, Đảng chỉ đạo phát triển du lịch toàn diện song có trọng tâm, trọng điểm; sự phối hợp giữa các lực lượng liên quan ngày một tốt hơn

Tính toàn diện trong chỉ đạo phát triển du lịch thể hiện ở chỗ: Đã

chỉ

đạo phát triển đồng bộ

các nội dung cơ

bản của du lịch từ công tác


xây dựng quy hoạch du lịch, phát triển SPDL cho đến đầu tư phát triển du lịch, XT, QBDL, đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch,... Điều đó hoàn toàn đúng đắn vì bản thân từng nội dung của du lịch có mối quan hệ tác động chặt chẽ, vừa là điều kiện, vừa là động lực, cơ sở để thúc đẩy nhau cùng phát triển. Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch là cơ sở

để tiến hành các nội dung khác của du lịch. Đầu tư phát triển du lịch là

động lực, là điều kiện để nâng cao chất lượng SPDL, công tác XT,

QBDL... trực tiếp hiện thực hóa các quy hoạch, kế hoạch du lịch vào cuộc sống. Công tác XT, QBDL vừa quảng bá sản phẩm, vừa thu hút nguồn đầu tư, mở rộng thị trường song để thực sự mang lại hiệu quả phải trên

cơ sở SPDL, nguồn nhân lực, điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng du lịch,

ngược lại, phát triển SPDL là cơ sở của XT, QBDL, SPDL càng đa dạng phong phú, chất lượng càng cao thì càng thuận lợi để thu hút đầu tư, xúc tiến du lịch. Nguồn nhân lực du lịch tác động đến toàn bộ quá trình phát triển du lịch.

Đảng chỉ đạo phát triển du lịch là toàn diện, song có trọng tâm, trọng

điểm để tập trung nguồn lực, tạo khâu đột phá, tạo điều kiện thuận lợi

nhất để du lịch phát triển. Thực tế, quá trình Đảng lãnh đạo phát triển du lịch trong những năm 2006 ­ 2015 cho thấy, giai đoạn 2006 ­ 2010, đã tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, ưu tiên xây dựng hệ thống giao thông, điện, nước tại các vùng du lịch, khu du lịch trọng điểm. Đây là lựa chọn hoàn toàn đúng đắn và phù hợp, bởi cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch là yếu tố quyết định để tạo động lực, cơ sở cho du lịch phát triển, khi cơ sở hạ tầng được đảm bảo, sẽ là nền tảng để tiếp tục thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển, từ đó, tiếp tục tạo động lực, tạo sức bật để du lịch phát triển, nhất là trong điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch còn thiếu và yếu, thì lựa chọn đó hoàn toàn phù hợp. Giai đoạn 2011 ­ 2015, tiếp tục tập trung vào xây dựng cơ sở


hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tiếp tục ưu tiên xây dựng hệ

thống giao thông, điện, nước, đồng thời, đẩy mạnh XT, QBDL; phát triển đa dạng các sản phẩm, loại hình du lịch;… Đây là những sự lựa chọn phù hợp, sát đúng. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch luôn là nền tảng để phát triển du lịch, để thu hút đầu tư… do đó, cần được tiếp tục phát triển.

Sau giai đoạn đầu tập trung đầu tư

phát triển, cơ sở

hạ tầng, cơ

sở vật

chất đã đảm bảo cơ bản để phát triển du lịch, tức là đã có điều kiện “cần” để tiến hành XT, QBDL đạt hiệu quả cao, để nâng cao chất lượng SPDL... Mặt khác, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh XT, QBDL, phát triển nguồn nhân lực vừa là yêu cầu đặt ra để thu hút, làm hài lòng khách du lịch,

vừa là điều kiện “đủ” để phát triển du lịch, do đó, cần được đẩy mạnh

phát triển. Xét trong từng giai đoạn với thực tế nguồn lực quốc gia, lựa

chọn nội dung như vậy để tập trung phát triển là hoàn toàn phù hợp.

Trong quá trình chỉ đạo từng nội dung, cũng đã có sự lựa chọn phù hợp. Tập trung đầu tư phát triển đồng bộ, phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch, song ưu tiên vào xây dựng hệ thống giao thông, hệ thống điện nước tại các khu du lịch quốc gia, các vùng trọng điểm du lịch, các địa phương có tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa khó khăn về kinh tế, chứ không đầu tư dàn trải, tràn lan. Tiến hành XT, QBDL là toàn diện ở cả trong

nước và quốc tế, với các hình thức, phương thức, công cụ đa dạng, phong

phú, song có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các thị trường chủ yếu, chứ không dàn trải. Đào tạo phát triển toàn diện nguồn nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, song lấy đào tạo theo hướng chuẩn hóa với các tiêu chí cho từng nghề, đào tạo theo nhu cầu của xã hội, cuả doanh nghiệp du lịch làm khâu đột phá. Phát triển đa dạng hóa các loại hình và SPDL, song tập trung vào SPDL biển, đảo; du lịch sinh thái; du lịch văn hóa ­ là những sản phẩm Việt Nam có thế mạnh nổi trội.


Sự phối hợp trong chỉ đạo phát triển du lịch ngày một tốt hơn giữa các cơ quan hữu quan. Giai đoạn 2006 ­ 2010, phát triển du lịch tiếp tục được triển khai theo Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 ­ 2010; Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 2001 ­ 2010 và Chương trình Hành động quốc gia về du lịch 2006 ­ 2010; Chương trình Hành động của ngành du lịch khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) giai đoạn 2007 ­ 2012. Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể và chỉ đạo các bộ, ban

ngành, sở

Văn hóa, Thể

thao và Du lịch thực hiện nghiêm túc các quy

hoạch, kế

hoạch phát triển du lịch.

Giai đoạn 2011 ­ 2015, chỉ

đạo phát

triển du lịch triển khai theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013 ­ 2020. Các nội dung công việc của các lực lượng liên quan được quy định rất cụ thể, chi tiết với những kế hoạch hành động rõ ràng, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố, các sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các công ty du lịch, các hiệp hội du lịch, cộng đồng dân cư. Có thể khái quát điểm mới về công tác chỉ đạo phát triển du lịch giai đoạn 2011 ­ 2015 so với giai đoạn 2006 ­ 2010 ở hai khía cạnh:

Thứ nhất, có sự tham gia đầy đủ của cả hệ thống chính trị, bao gồm đầy đủ các thành phần, lực lượng: Đảng, Nhà nước, các cơ quan thông tấn, báo chí truyền hình, các doanh nghiệp, các hiệp hội du lịch và cộng đồng dân cư, trong đó, sự tham gia của cộng đồng dân cư được nêu rõ trong kế hoạch triển khai của Chính phủ là điểm mới so với giai đoạn 2006 ­ 2010, tuy rằng trên thực tế còn khá mờ nhạt.

Thứ hai, sự phối hợp giữa Chính phủ, các bộ, các ban, ngành, UBND

các tỉnh, thành phố

đã được cụ

thể

hóa, chi tiết thành các văn bản với


những nhiệm vụ

cụ thể

của từng bộ

phận: Quyết định 297/QĐ ­

BVHTTDL ngày 06/02/2012, nêu rõ các chương trình phối hợp chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược. Chỉ thị số 18/CT­BVHTTDL, ngày 06/02/2012, xác định rõ các công việc cần làm của toàn ngành du lịch và các bộ, ngành trong triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch du lịch,…

Bốn là,

du lịch phát triển

mạnh và đạt được những kết quả

quan

trọng,

hầu hết các mục tiêu đề

ra trong giai đoạn 2006 ­ 2015 đều hoàn

thành, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước.

Thứ nhất, số lượng khách du lịch tăng nhanh và khá ổn định, thu hẹp dần khoảng cách với các nước có có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn 2006 ­

2015 tăng nhanh, vượt mục tiêu đề ra 5,9%. Lượng khách du lịch quốc tế

tăng bình trung bình 9,2 %/năm, tuy có thời điểm cụ thể, lượng khách

quốc tế đến có sự thay đổi bởi chịu tác động của những biến động có tính

chất quốc tế

và khu vực. Nếu như

năm 2006 lượng khách quốc tế

đến

Việt Nam là 3.583.486 lượt thì đến năm 2010 đạt 5.049.855 lượt [20, tr.141] và đến năm 2015 đạt 7.943.651 lượt, tăng gần 32 lần so với năm 1990 (250.000 lượt), gần 3 lần so với năm 2004, tăng 121,6% so với năm

2006, tăng 57,3% lần so với năm 2010 [phụ lục 8]. Trong giai đoạn 2011 ­

2015, khách quốc tế đến duy trì đà tăng trưởng trung bình hàng năm cao

hơn so với giai đoạn 2006 ­ 2010 (9,48% so với 8,95%).

Vị trí của du lịch Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trên bản đồ du

lịch thế

giới. Năm 1995, du lịch Việt Nam, từ

chỗ

chiếm 4,6% số

lượng

khách du lịch khu vực Đông Nam Á; 1,7% khu vực châu Á­Thái Bình Dương và 0,2% toàn cầu, thì đến năm 2013, du lịch Việt Nam đã chiếm 8,2% số

lượng khách khu vực Đông Nam Á; 2,4% khu vực Châu Á­Thái Bình

Dương và 0,68% toàn cầu [21, tr.3]. Khoảng cách về số lượng khách du


lịch quốc tế đến Việt Nam so với các nước có ngành du lịch phát triển

trong khu vực được thu hẹp dần. Năm 1994 khách quốc tế đến Việt Nam

chỉ

bằng 2/3 số

khách du lịch quốc tế

đến Philippin; 1/4 của Inđônêsia;

gần 1/6 của Thailan, Singapo và Malaisia [117, tr.3], thì đến năm 2015,

Việt Nam đã vượt qua Philippin về số lượng khách du lịch quốc tế

(Philippin đón khoảng 5,3 triệu lượt); báo cáo kinh tế ­ xã hội năm 2015

của Chính phủ cũng cho thấy: Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt

Nam đã tiệm cận so với Inđônêsia và thu hẹp dần khoảng cách so với Thái lan, Malaisia, Singapo [48, tr.13].

Lượng khách du lịch nội địa tăng nhanh và đều qua các năm, vượt mục tiêu đề ra. Năm 2006, lượng khách du lịch nội địa đạt 17,5 triệu lượt người,. Năm 2010, đạt 28 triệu lượt người [20, tr.141]. Năm 2015, đạt 57 triệu lượt người, tăng gần 57 lần so với năm 1990 (1 triệu) và gần 4 lần so với năm 2004, tăng 225,7 % so với năm 2006, tăng 103,5% so với năm 2010 [phụ lục

9].

Thứ hai, xây dựng cơ sở lưu trú du lịch phát triển mạnh và đều qua các năm, chất lượng ngày càng được nâng cao.

Tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2006 ­ 2015 khoảng

14%/năm về số cơ sở và 8,4%/năm về số buồng. Năm 2006 có 7.039 cơ sở lưu trú với 160.000 buồng, tăng 20,4% số cơ sử lưu trú và 28% số buồng so với năm 2004. Năm 2010 là 12.352 cơ sở lưu trú với 237.111 buồng, tăng 7,7 % số cơ sở lưu trú và 9,4 số buồng so với năm 2009 [20, tr.141]. Năm 2015, số lượng cơ sở lưu trú là 18.800 với 355.000 buồng, tăng 3,1 lần số cơ sở lưu trú và 2,73 lần số buồng so với năm 2005, tăng 167% số cơ sử lưu trú và 122% số buồng so với năm 2006, tăng 52,2% số cơ sử lưu trú và 49,7% số buồng so với năm 2010 [phụ lục 11].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2023