/qđ­bvhttdl, Ngày 27/02/2014, Về Việc Thành Lập Ban Chủ


nước ngoài” với các nội dung: Quảng bá du lịch Việt Nam thông qua các sự kiện lớn tại nước ngoài; tuyên truyền quảng bá trên kênh truyền hình và nghệ thuật biểu diễn; mời, đón các đoàn làm phim, phóng viên du lịch nước ngoài, phát sóng, đăng tải trên kênh truyền hình và phương tiện truyền thông và Đề án “Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch, đa dạng hóa các phương thức cung cấp thông tin, dịch vụ du lịch” bao gồm: Thiết lập, cung cấp hệ thống cơ sở

dữ liệu, thông tin du lịch Việt Nam phục vụ công tác xúc tiến du lịch; tổ

chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng xúc tiến du lịch cho các bộ quản lý nhà nước về du lịch.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 khẳng định, một trong những nội dung tập trung ưu tiên là đẩy mạnh XT, QBDL, theo đó, Nhà nước có chính sách ưu tiên hỗ trợ đầu tư, đẩy mạnh XT, QBDL theo hướng chuyên nghiệp, quảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh quốc gia. Đồng thời, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch XT, QBDL trong và ngoài nước với các hình thức linh hoạt, phù hợp, gắn xúc tiến du lịch với xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, ngoại giao, văn hóa và triển khai thực hiện chương trình xúc tiến du lịch quốc gia.

Trong giai đoạn 2013 ­ 2015, công tác XT, QBDL tiếp tục được đẩy mạnh. Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định tập trung vào xây dựng bộ máy và cơ chế xúc tiến quảng bá theo hướng tập trung chức năng xúc tiến cho Tổng cục Du lịch. Thành lập các trung tâm XT, QBDL tại các địa phương trọng điểm du lịch, các thị trường quốc tế trọng điểm. Tăng cường vốn ngân sách cho XT, QBDL. Tiến hành xúc tiến quảng bá theo chiến dịch trọng điểm, xây dựng

cơ chế hợp tác trong và ngoài ngành. Đẩy mạnh xã hội hóa XT, QBDL,

phát huy tối đa sức mạnh truyền thông, sự

hợp tác của các cơ

quan đại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.


diện ngoại giao tại các nước, truyền thông qua các mạng xã hội, ưń g dung

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 - 16

công nghệ thông tin, truyêǹ thông vaò hoaṭ động XT, QBDL.

Năm 2013, Quyết định số 2151/QĐ­TTg, ngày 11/11/2013, Phê duyệt

Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013 ­ 2020 xác định rõ mục tiêu, các nhiệm vụ giải pháp, nguồn kinh phí thực hiện. Mục tiêu xuyên suốt là góp phần thực hiện các mục tiêu của Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, Chương trình tập trung vào đẩy mạnh hoạt động XT, QBDL du lịch Việt Nam ở trong và ngoài nước; tổ chức sản xuất ấn phẩm, vật phẩm phục vụ xúc tiến du lịch và đa dạng hóa các nguồn kinh phí thực hiện. Kinh phí thực hiện XT, QBDL từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, đóng góp của doanh nghiệp và các nguồn huy động hợp pháp khác. Trong đó, bảo đảm 100% kinh phí cho các hoạt động do các cơ quan Trung ương chủ trì. Hỗ trợ không quá 70% kinh phí đối với các hoạt động do các cơ quan Trung ương chủ trì có sự tham gia của địa phương, hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch và các đối tác khác. Hỗ trợ không quá 50% kinh phí đối với các hoạt động do địa phương, hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch và các đối tác khác chủ trì.

Triển khai Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013 ­ 2020.

Năm 2014, Bộ

Văn hóa, Thể

thao và Du lịch ban hành Quyết định số

430/QĐ­BVHTTDL, ngày 27/02/2014, Về việc thành lập Ban Chủ

nhiệm Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013­2020. Ban

Chủ

nhiệm có nhiệm vụ

tham mưu giúp Bộ

trưởng Bộ

Văn hóa, Thể

thao và Du lịch quản lý và điều hành Chương trình Xúc tiến Du lịch quốc gia giai đoạn 2013­2020 theo đúng các mục tiêu, nội dung của Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Năm 2014, Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch ban hành Quyết định

số 1836/KH­BCĐNNVDL, ngày 06/6/2014, Kế

hoạch chỉ

đạo phối hợp

triển khai giải pháp cấp bách thông tin, xúc tiến du lịch tại thị trường


trọng điểm để

thu hút khách du lịch,

nhằm

triển khai một số

giải pháp

cấp bách về thông tin, môi trường du lịch Việt Nam và tiến hành xúc tiến

du lịch tại một số

thị

trường trọng điểm để

thu hút khách du lịch. Kế

hoạch nêu rõ:

Bộ Văn hóa, Thể

thao và Du lịch, Bộ

Ngoại giao, Đài

Truyền hình Việt Nam,... tổ chức họp báo quốc tế giới thiệu chiến dịch truyền thông và quảng bá du lịch Việt Nam; tổ chức các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài tại Việt Nam phản ánh thông tin chính xác về du lịch Việt Nam; tổ chức mời, đón một số đoàn doanh nghiệp lữ hành, báo chí nước ngoài thông tin về du lịch Việt Nam; đẩy mạnh truyền thông du lịch nội địa; giới thiệu SPDL tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga. Ký kết kế

hoạch hợp tác du lịch tàu biển giữa Việt Nam và Philippin... Để triển

khai kế hoạch này, ngày 26/8/2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã

chủ

trì cuộc họp triển khai Kế

hoạch số

1836/KH­BCĐNNVDL, tiến

hành giao nhiệm vụ

cụ thể

cho các cơ

quan thuộc Bộ

và phối hợp với

các bộ, ngành liên quan.

Tiếp tục triển khai Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013 ­ 2020. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 3423/QĐ­ BVHTTDL, ngày 17/10/2014, Ban hành Chương trình kích cầu du lịch nội địa với chủ đề “Người Việt Nam du lịch Việt Nam ­ Mỗi chuyến đi thêm yêu Tổ quốc”. Mục tiêu là góp phần thúc đẩy tăng trưởng khách du lịch nội địa, phấn đấu đạt và vượt 37,5 triệu lượt khách nội địa trong năm 2015. Chương trình tập trung thúc đẩy phát triển du lịch tại các điểm đến, tập trung vào vùng núi,

đồng bằng, vùng ven biển, hải đảo của Tổ quốc và phát động chiến dịch

khuyến khích người Việt Nam định cư ở

nước ngoài về

thăm quê hương,

hướng về biển đảo Tổ

quốc. Tiếp đó, ngày 20/10/2014, Bộ

Văn hóa, Thể

thao và Du lịch ban hành Quyết định 3455/QĐ­BVHTTDL, Về việc Phê duyệt “Chiến lược marketing du lịch đến năm 2020”. Mục tiêu là xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam với các giá trị và SPDL khác biệt, độc


đáo, có chất lượng, có sức cạnh tranh, là điểm đến du lịch hấp dẫn ở Đông Nam Á. Ngày 12/11/2014, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư liên tịch số 163/2014/TTLT­BTC­BVHTTDL, Về việc hướng

dẫn cơ

chế

quản lý tài chính Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia giai

đoạn 2013­2020, hướng dẫn cụ thể về cơ chế quản lý tài chính trong xúc tiến du lịch.

Công tác XT, QBDL trong giai đoạn 2011 ­ 2015 đã được triển khai mạnh mẽ, chủ động, mang lại hiệu quả thiết thực, là đòn bẩy hiệu quả, góp phần quan trọng thúc đẩy du lịch phát triển, cụ thể:

Chỉ đạo XT, QBDL trên báo chí, truyền hình tiếp tục được duy trì

và đẩy mạnh. Các chương trình giới thiệu về đất nước ­ con người, các

chuyên trang du lịch, cung cấp thông tin về chính sách, định hướng phát

triển, các chương trình, thông tin du lịch, điểm đến du lịch hấp dẫn luôn được đăng tải trên các báo, Tạp chí Du lịch,... Các chương trình chuyên về du lịch giới thiệu về du lịch Việt Nam, thiên nhiên, văn hóa Việt Nam trên các kênh truyền hình của Đài truyền hình Việt Nam, Đài phát thanh,...

Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin để XT, QBDL có hiệu quả cao, xây dựng các ấn phẩm du lịch đa dạng, nhiều ngôn ngữ. Các hoạt động xúc tiến du lịch trên mạng internet được triển khai đồng bộ trên cả nước, đã duy trì và nâng cấp các websites chuyên về du lịch với nhiều ngôn ngữ, cung cấp các thông tin về các SPDL, các điểm đến du lịch hấp dẫn ở Việt Nam, thủ tục hành chính về du lịch,... Các ấn phẩm du lịch phong phú, đa dạng, gồm các loại sách, bản đồ, tờ gấp giới thiệu về du lịch Việt Nam, nhiều ấn phẩm viết bằng song ngữ.

Chỉ đạo tham gia các hoạt động XT, QBDL ở nước ngoài tiếp tục được đẩy mạnh. Việt Nam đã ký các hiệp định hợp tác du lịch với hơn 80 quốc gia. Đã tích cực triển khai Chiến lược marketing du lịch ASEAN 2011 ­ 2015 với tiêu đề “Đông Nam Á ­ cảm nhận sự ấm áp”. Tổ chức


XT, QBDL trong các chương trình, sự kiện văn hóa ­ du lịch như tuần lễ

văn hóa ­ du lịch Việt Nam

ở nước ngoài, tham gia các hội chợ

du lịch

quốc tế được tiến hành đều đặn và thường xuyên.

Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường xuyên mở các lớp tập huấn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực XT, QBDL. Năm 2011, Tổng cục Du lịch tổ chức khóa tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng xúc tiến

du lịch cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp ngành du lịch 17 tỉnh, thành

thuộc khu vực miền Trung và Tây nguyên tại thành phố Nha Trang cho

100 học viên với các nội dung: Kỹ năng xúc tiến du lịch; xây dựng và

quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam; kinh nghiệm xúc tiến du lịch của một số quốc gia;... Năm 2012, Tổng cục Du lịch tổ chức khóa tập huấn về nghiệp vụ và kỹ năng xúc tiến du lịch tại thành phốHà Tĩnh cho hơn 50 học viên là cán bộ thuộc các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Trung

tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư vàDu lịch, Trung tâm Thông tin Xuć

tiến Du lịch, các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị liên quan tới du lịch của 19

tỉnh, thành từtỉnh Thanh Hoá đến CàMau... Các sở Văn hóa, Thể thao và

Du lịch cũng thường xuyên mở

các lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ

năng,

chuyên môn nghiệp vụ về công tác XT, QBDL cho cán bộ đơn vị mình.

Nhìn chung trong giai đoạn 2011 ­ 2015, chỉ đạo hoạt động xúc tiến du lịch được tiến hành chặt chẽ hơn, theo hướng chuyên nghiệp hóa, có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các bộ ngành, các tỉnh, thành phố, các sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các doanh nghiệp, các hiệp hội du lịch. Đã

xây dựng và triển khai kế hoạch XT, QBDL cho từng năm với các đề án

tuyên truyền, quảng bá du lịch ở trong nước và nước ngoài, giới thiệu về SPDL, nghiên cứu thị trường, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công

tác xúc tiến du lịch, đặc biệt là Quyết định số 2151/QĐ­TTg, ngày

11/11/2013, Phê duyệt Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn


2013 ­ 2020. Đây là lần đầu tiên, xây dựng và triển khai công tác XT, QBDL theo một kế hoạch dài hạn. Điều đó thể hiện tư duy mới của Đảng, Nhà nước trong XT, QBDL. Công tác XT, QBDL được thực hiện theo

chương triǹ h, kế hoạch cótrong điểm tập trung vaò thị trươǹ g mục tiêu đã

xác đinh, có sự liên kết giữa nhà nước và doanh nghiệp, Hiệp hội Du lịch và cộng đồng dân cư.

Tuy nhiên, công tác XT, QBDL còn thiếu tính chuyên nghiệp, từ năm 2010 đến năm 2013, XT, QBDL tiến hành theo kế hoạch từng năm, chưa có chiến lược dài hạn, đến năm 2013, mới xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến du lịch giai đoạn 2013 ­ 2020. XT, QBDL Việt Nam so với các nước du lịch phát triển trong khu vực và thế giới là nhỏ bé, điều đó thể hiện rõ ở vốn đầu tư cho XT, QBDL ít và thấp hơn nhiều so với nhiều nước. Các quốc gia ở châu Âu, châu Úc có ngành du lịch phát triển dành khoảng 70­ 100 triệu USD cho XT, QBDL: Pháp (84,3 triệu USD), Tây Ban Nha (97,1 triệu USD), Úc (85,4 tri ệu USD), Bồ Đào Nha (69,7 triệu USD). Một số nước khác như: Malaysia (98,2 triệu USD), Hàn Quốc (56 triệu USD), Trung Quốc (11,8 triệu USD), Nhật Bản (18 triệu USD), Thái Lan (80 triệu USD), Singapore (trên 100 triệu USD)... Trong khi đó ngân sách dành cho XT, QBDL Việt Nam hàng năm khoảng 2­3 triệu USD [21, tr.16]. Hơn nữa, đến năm 2015, chưa có văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở nước ngoài, trong khi đó, Malaysia có 35 văn phòng đại diện du lịch tại nước ngoài, Thái Lan có 28, Singapore 23.

3.2.5. Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch

Quán triệt quan điểm của Đại hội XI về đạo tạo phát triển nguồn

nhân lực, trong giai đoạn 2011 ­ 2015, công tác đào tạo phát triển nguồn

nhân lực du lịch tập trung vào thành lập cơ sở

đạo tạo mới và

nâng cao

chất lượng mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về du lịch, đồng thời, chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên, tiếp tục thực hiện đào tạo nghề du lịch


theo nhu cầu xã hội, liên kết chặt trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Công tác chỉ đạo đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch giai đoạn 2011 ­ 2015 có nhiều điểm mới.

Nghị quyết số 39/NQ­CP ngày 04/10/2010, đã xác định rõ quy hoạch phát triển nhân lực cho các bộ, ngành và địa phương giai đoạn 2011 ­ 2020.

Ngày 22/7/2011, Quyết định số 1216/QĐ­TTg, nêu rõ mục tiêu phát triển

nhân lực du lịch giai đoạn 2011­2015: Tổng số nhân lực năm 2015 khoảng 620 nghìn người, tỷ lệ nhân lực qua đào tạo khoảng 58,0% tổng số nhân lực của Ngành. Đến năm 2015, trong tổng số nhân lực qua đào tạo, trình độ

sơ cấp nghề

chiếm khoảng 43,0%; trình độ

trung cấp chiếm khoảng

27,5%; trình độ cao đẳng và đại học khoảng 28,5%; trình độ trên đại học khoảng trên 1,0%. Trong thời kỳ 2011 ­ 2015, tỷ lệ nhân lực được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng làm việc trong tổng số nhân lực qua đào tạo của Ngành khoảng 35,0 ­ 40,0% [127, tr.5].

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tiếp tục nêu rõ định hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch,

tập trung vào phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo; thực hiện chuẩn hóa

giảng viên, chuẩn hóa giáo trình khung đào tạo du lịch, từng bước thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch hợp chuẩn với khu vực và quốc tế; đa dạng hóa phương thức đào tạo, khuyến khích đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp. Triển khai định hướng đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong năm 2012, phải xây dựng xong

và tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch thực

hiện giai đoạn 2011­2020.

Tiếp đó, Chỉ

thị số

18/CT­BVHTTDL, ngày

06/02/2012 yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành du lịch phải tập trung hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Triển khai thực hiện phát triển nguồn nhân lực du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động xây dựng đề án Quy hoạch phát triển nhân


lực ngành du lịch giai đoạn 2011­2020 và ngày 29/9/2011, ban hành Quyết định số 3066/QĐ­BVHTTDL, ngày 29/9/2011, Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011­2020. Quyết định xác định rõ quan điểm, mục tiêu phát triển nhân lực du lịch Việt Nam giai đoạn 2011­ 2015.

Về quan điểm: Phát triển nguồn nhân lực du lịch phải xuất phát từ công cuộc đổi mới và đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển ngành du lịch, là hướng ưu tiên đặc biệt, là yếu tố quyết định sự phát triển du lịch. Phát triển nhân lực du lịch đủ số lượng, chất lượng, có năng lực nhanh chóng thích ứng với nhu cầu phát triển du lịch, cơ cấu ngành nghề đa dạng và cân đối, hợp lý, hài hòa theo vùng, miền. Phát triển nhân lực du lịch phải hài

hòa, bình đẳng cho tất cả các dân tộc và nhóm xã hội, coi trọng đào tạo

nghề, đào tạo truyền nghề, đào tạo tại chỗ, ưu tiên phát triển nhân lực bậc

cao, có kỹ

năng phục vụ

trực tiếp và nhân lực ngành du lịch

ở các vùng

chưa phát triển, dân tộc thiểu số. Phát triển nhân lực du lịch là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó ngành du lịch là nòng cốt.

Về mục tiêu: Năm 2015 có 620.000 nhân lực du lịch trực tiếp và

khoảng 1,5 triệu nhân lực gián tiếp. Trong đó, có 70­80% đội ngũ cán bộ quản

lý nhà nước về du lịch ở Trung ương và địa phương được đào tạo chuyên

môn, đáp ứng yêu cầu của công việc, 60­70% đội ngũ cán bộ quản lý ở doanh nghiệp và giám sát được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về du lịch, 60% nhân lực phục vụ du lịch được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn du lịch, ngoại ngữ, tin học. Có 80% cơ sở đào tạo du lịch đáp ứng yêu cầu xã hội

với 80­90% giáo viên được đào tạo và chuẩn hóa, cơ sở vật chất, thiết bị

giảng dạy được trang bị, nâng cấp đồng bộ, hiện đại. Phấn đấu năm 2015, có

3.500 người có trình độ trên đại học; 88.200 người có trình độ đại học và cao đẳng; 86.800 người có trình độ trung cấp; 133.200 người đạt trình độ sơ cấp;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2023