thuật vui chơi, giải trí giai đoạn 2011 2015 là 79.767 tỷ đồng, gấp 1,85 lần giai đoạn 2006 2010 (43.074 tỷ đồng), các năm đều gấp từ 1,17 1,36 lần năm 2010 [150, tr.227].
Đầu tư của kinh tế nhà nước vào phát triển du lịch tăng nhanh so với giai đoạn 2006 2010. Trong giai đoạn 2011 2015, đầu tư của kinh tế nhà nước vào dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 24.919 tỷ đồng, gấp 2,46 lần so
với giai đoạn 2006 2010 (10.129 tỷ
đồng). Đầu tư
vào nghệ
thuật, vui
chơi và giải trí giai đoạn 2011 2015 đạt 47.139 tỷ đồng, gấp 1,56 lần giai đoạn 2006 2010 (30.160 tỷ đồng) [150, tr.235].
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục đà tăng trưởng, đạt hiệu quả cao, tăng khá so với giai đoạn 2006 2010. Đến năm 2015, tổng số dự án đầu tư của nước ngoài vào lưu trú và ăn uống được cấp phép còn hiệu lực là 445 dự án với tổng vốn đầu tư là 11.950,3 triệu USD, gấp 1,05 lần số vốn và 1,47 lần số sự án so với năm 2010 (11.390,9 triệu USD và 302 dự án). Nghệ thuật, vui chơi và giải trí là 143 dự án với tổng vốn đăng ký là 3.622,0 triệu USD, gấp 1,04 lần số vốn và 1,15 lần số sự án so với năm 2010 (3.483,1 triệu USD và 124 dự án) [146, tr.234].
Nhìn chung, công tác chỉ đạo đầu tư phát triển du lịch trong giai đoạn 2011
Có thể bạn quan tâm!
- Chủ Trương Của Đảng Về Phát Triển Du Lịch (2011 2015)
- Sự Chỉ Đạo Của Đảng Về Phát Triển Du Lịch (2011 2015)
- /qđbvhttdl, Kế Hoạch Triển Khai Thực Hiện Chương Trình Hành
- /qđbvhttdl, Ngày 27/02/2014, Về Việc Thành Lập Ban Chủ
- Nhận Xét Quá Trình Đảng Lãnh Đạo Phát Triển Du Lịch (2006 2015)
- Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 - 18
Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.
2015 đạt hiệu quả cao, có sự đột phá mới ngay từ trong tư duy, chính sách và cách làm. Ngay từ năm 2010, đã chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch giai đoạn 20112015, nhằm phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng. Tiếp đó, Quyết định 60/QĐTTg ngày 30/9/2010, đã xác định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển du lịch bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 20112015; Quyết định số 631/QĐTTg, ngày 29/4/2014, Ban hành danh quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài tới năm 2020 thay thế Quyết định 1290/QĐTTg, ngày 26/9/2007, chỉ ra các dự án đầu tư du lịch. Với phương châm được xác định rõ trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch: Đầu tư phát
triển du lịch theo hướng xać
đin
h các nội dung ưu tiên để tiến hành đâù
tư có
tron
g tâm, tron
g điêm
, trańh daǹ
traỉ , manh muń, tiếp tục tập trung đâù
tư vaò cơ
sở hạ tâǹg, cơ sở vât
chât́kỹthuât
du lic
h. Từ đó, kết cấu hạ tầng nói chung và hạ
tầng du lịch nói riêng đã được cải thiện đáng kể, phục vụ đắc lực cho du lịch tăng trưởng.
Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập cần tiếp tục giải quyết. Việc đầu tư vào các khu du lịch, điểm du lịch quốc gia chưa được chú trọng đúng mức. Báo cáo chuyên đề “Du lịch Việt Nam, thực trạng và giải pháp” năm 2014 đánh giá: “Các khu, điểm du lịch quốc gia và các đô thị du lịch là những điểm nhấn quan trọng hình thành sản phẩm du lịch được định hướng phát triển tại
Chiến lược. Tuy nhiên, hầu như
chưa được chú trọng đầu tư
đúng mức”
[21, tr.7], do đó, cơ sở hạ tầng du lịch thiếu đồng bộ, còn chắp vá, làm cho việc tiếp cận các điểm đến chưa thuận tiện, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, đặc biệt là các khu du lịch vùng sâu, vùng xa, núi cao, hải đảo.
Kinh phí đầu tư
chưa đầy đủ, thu hút nguồn lực đầu tư
phát triển SPDL
chưa thực sự được khuyến khích. Việc đầu tư phát triển hệ thống nhà hàng, khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí quy mô lớn, các dịch vụ, hệ thống bán hàng lưu niệm du lịch đặc trưng các vùng, miền trên phạm vi cả nước còn nghèo nàn, thiếu đồng bộ [21, tr.12].
3.2.3. Tiếp tục phát triển đa dạng hóa loại hình và sản phẩm du lịch
Đại hội XI (2011) của Đảng tiếp tục nêu định hướng đa dạng hóa loại hình, SPDL, trong đó, ưu tiên phát triển các SPDL biển, đảo, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái để thúc đẩy du lịch phát triển, Đại hội khẳng định: “Đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế” [60, tr.117]. Trên cơ sở định hướng đó, trong giai đoạn 2011 2015, Đảng tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh phát triển toàn diện đa dạng các loại hình và SPDL.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 khẳng định, một trong những
mục tiêu của phát triển du lịch là tạo ra: “Sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới” [128, tr.1]. Để phát triển
sản phẩm du lịch, Chiến lược xác định tiến hành quy hoạch, đầu tư phát
triển SPDL dựa trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch, ưu tiên phát triển SPDL biển, đảo, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và tăng cường liên kết giữa các vùng, miền, địa phương hướng tới hình thành SPDL đặc trưng theo các vùng du lịch.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhiều lần khẳng định quan điểm đa dạng hóa các loại hình và SPDL: “Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch với việc phát triển các loại hình du lịch có sức cạnh tranh” [129, tr.130], và “Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo hướng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu ngày cao của khách du lịch trong đó đặc biệt ưu tiên hướng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch” [129, tr.133]. Quy hoạch nêu rõ hướng phát triển các loại hình và SPDL: Ưu tiên phát triển loại hình du lịch biển; du lịch văn hóa gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu lối sống, du lịch ẩm thực; du lịch sinh thái. Phát triển SPDL theo các vùng với đặc trưng nổi trội để tạo dựng thương hiệu từng vùng. Đa dạng hóa sản phẩm phục vụ các đối tượng khách với những nhu cầu đa dạng như: Du
lịch MICE; du lịch đô thị; du lịch giáo dục; du lịch thể thao; du lịch du
thuyền; du lịch làm đẹp… Tăng cường liên kết để dẫn.
tạo thành SPDL hấp
Chương trình Hành động Quốc gia về du lịch giai đoạn 2013 2020, xác định: Đến năm 2015 xây dựng và chuyển giao quản lý, khai thác khoảng 20 SPDL tiêu biểu, đặc thù, có chất lượng cao, nâng cao chất lượng SPDL cho 30% SPDL của các khu, điểm du lịch trên toàn quốc.
Chương trình chỉ
rõ một trong những hoạt động chủ
yếu trong giai đoạn
2013 2020 là: Hỗ trợ phát triển SPDL. Theo đó, tiến hành nghiên cứu thị trường du lịch Việt Nam nhằm xây dựng các loại hình và SPDL phù hợp.
Thu thập thông tin về thị
trường khách du lịch nội địa phục vụ
việc xây
dựng các loại hình, SPDL đáp ứng nhu cầu đi du lịch trong nước. Thu thập thông tin thị trường khách quốc tế nhằm xây dựng các loại hình, SPDL phù hợp tại các thị trường trọng điểm. Hỗ trợ xây dựng SPDL phù hợp trên cơ sở khai thác thế mạnh về tài nguyên du lịch của 7 vùng du lịch, trong đó, ưu tiên phát triển các SPDL có nhiều lợi thế như du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái; các SPDL chuyên đề, các SPDL khai thác lợi thế về
giao thông vận tải như du lịch đường biển, đường không, đường sắt,
đường bộ, đường sông; các SPDL khai thác thế mạnh trên cơ sở liên kết vùng, SPDL liên quốc gia,…
Trong giai đoạn 2011 2015, triển khai phát triển các loại hình và SPDL, Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan nhà nước tiếp tục đẩy mạnh và ưu tiên phát triển du lịch văn hóa, sinh thái, biển đảo. Đồng thời, chỉ đạo chặt chẽ phát triển các loại hình và SPDL tại các vùng du lịch, các khu du
lịch quốc gia, các tuyến du lịch. Công tác chỉ đạo phát triển SPDL trong
giai đoạn 2011 2015 có nhiều điểm mới so với giai đoạn 2006 2010, thê
hiện ơ
chỗđã tập trung chỉ
đạo đẩy mạnh xây dựng hệ
thống SPDL đa
dạng, phong phú, cóhệ thống từ Trung ương đến địa phương bằng các kế hoạch chặt chẽ, cókiểm soát chất lượng vàcótiń h đặc trưng, đặc sắc theo
từng tuyến du lịch, khu du lịch, vùng du lịch, trong đó, tiếp tục chỉ đạo
phát triển mạnh du lịch biển với quy mô, tầm cỡquốc tế, phát triển du lịch
văn hóa, du lịch sinh thaí lam̀
nền tảng.
Bên cạnh đó, Chính phủ, Bộ Văn
hóa, Thể
thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch thường xuyên chỉ
đạo nâng
cao chất lượng SPDL bằng các hoạt động thiết thực như: Tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch; lồng ghép các hoạt động văn nghệ dân gian tại
các điểm du lịch; tổ chức các hội thi toàn quốc về hướng dẫn viên du lịch,
lễ tân,
ẩm thực, hàng năm tổ
chức bình chọn các doanh nghiệp du lịch.
Tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch, đã khắc phục dần những hiện tượng tiêu cực tác động
xấu đến hình
ảnh du lịch của địa phương và cả
nước, xây dựng môi
trường du lịch Việt Nam lành mạnh, văn minh, lịch sự... góp phần thiết thực nâng cao chất lượng SPDL.
Chỉ đạo đa dạng hóa các loại hình và SPDL hiệu quả cao. Việt Nam có hệ thống SPDL rất phong phú, đa dạng, nhất là các SPDL biển đảo, văn hóa, sinh thái phát triển mạnh: Du lịch sinh thái tại Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, động Phong Nha, vườn quốc gia Cát Tiên, vườn quốc gia Cúc Phương,… Du lịch nghỉ biển kết hợp với tham quan, ngắm cảnh, chèo thuyền, du thuyền trên vịnh, lặn biển, lướt ván ở vịnh Hạ Long, biển Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Phú Quốc,… Du lịch mạo hiểm: Leo núi, nhảy dù, dù lượn, chèo thuyền vượt thác, thám hiểm hang động... tại vùng núi Tây Bắc, Miền Trung Tây Nguyên,... Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, lễ hội,… ở Tam Đảo, Sa Pa, Đà Lạt,... Du lịch chữa bệnh: Tắm nước nóng, nước khoáng, ngâm thuốc bắc, tắm bùn tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bà Rịa Vũng Tàu,… Du lịch văn hóa tại các địa điểm giàu truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nền
văn hóa nghệ
thuật. Du lịch giải trí tại những bờ
biển đẹp, tắm dưới ánh
nắng mặt trời, tham gia vào các hoạt động như cắm trại, các trò chơi có tổ chức và học các kỹ năng mới. Du lịch biển đảo: Bóng chuyền bãi biển, lướt sóng, lượn dù,…
Chỉ đạo phát triển các loại hình và SPDL tại các vùng du lịch có sự phát triển mạnh, đã hình thành SPDL đặc thù của các vùng: Vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ: SPDL đặc trưng là du lịch về nguồn, tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, hệ sinh thái núi cao, hang động, du lịch nghỉ dưỡng núi, nghỉ cuối
tuần...; Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông: SPDL đặc trưng là du lịch văn hóa gắn với văn minh lúa nước sông Hồng; du lịch biển đảo; du lịch MICE; du lịch lễ hội, tâm linh...; Vùng Bắc Trung Bộ: SPDL đặc trưng là du lịch tham quan di sản, di tích lịch sử văn hóa; du lịch biển, đảo; du lịch tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái; du lịch biên giới gắn với các cửa khẩu; Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: SPDL đặc trưng là du lịch biển, đảo; du lịch tham quan di tích kết hợp du lịch nghiên cứu bản sắc văn hóa; du lịch MICE; Vùng Tây Nguyên: SPDL đặc trưng là du lịch văn hóa, tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc; du lịch nghỉ dưỡng núi, tham quan nghiên cứu hệ sinh thái cao nguyên gắn với các sản vật hoa, cà phê, voi; du lịch biên giới gắn với cửa khẩu; Vùng Đông Nam Bộ: SPDL đặc trưng là du lịch MICE; du lịch văn hóa, lễ hội, giải trí; du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch giải trí cuối tuần, du lịch thể thao, du lịch mua sắm; du lịch biên giới gắn với cửa khẩu; Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: SPDL đặc trưng là du lịch sinh thái; du lịch biển, đảo; du lịch văn hóa, lễ hội.
Chỉ đạo phát triển các tuyến du lịch gắn với các SPDL chuyên đề
tiếp tục được đẩy mạnh, nhất là các SPDL thuộc hệ thống tuyến du lịch
đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và tuyến đường bộ dọc
biên giới, các tuyến du lịch liên kết các quốc gia đa dạng và phong phú: Tuyến du lịch tham quan Vịnh Hạ Long, nghỉ dưỡng Trà Cổ, Đồ Sơn, Cát Bà, Nha Trang...; tuyến du lịch di sản: Hoàng Thành Thăng Long, Cổ Loa, Sóc Sơn, Hà Nội cổ, Phong Nha Kẻ Bàng...; tuyến du lịch sinh thái núi, rừng Tây Bắc, Cao nguyên đá Đồng Văn, Ninh Bình, Sa Pa...; tuyến du lịch làng nghề ở hầu hết các vùng, miền Việt Nam; tuyến du lịch du thuyền, tàu biển Hạ Long, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu...; tuyến Du lịch trên sông, hồ: Sông Hồng, sông Hương, sông Hàn, sông Sài Gòn, sông Mêkông...; tuyến Du lịch tâm linh: Chùa Hương, Bái Đính, Yên Tử,
Côn Sơn, Đền Trần, Phủ Dầy...; tuyến du lịch lễ hội: Lễ hội Đền Hùng, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng...; tuyến du lịch liên kết khu vực: Hà Nội Lào Cai Côn Minh; Điện Biên LuôngPhabăng; Đà Nẵng Huế Quảng Bình Quảng Trị Pakse, Savanakhet Viêng Chăn Mukdahan Băng Cốc,...
Tuy nhiên, phát triển SLDL còn những hạn chế. Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch thì đến hết năm 2015, có thể nói, du lịch Việt Nam chưa có được
những SPDL đặc thù, để
lại dấu
ấn đậm nét trong tâm trí du khách. Chất
lượng SPDL chưa cao, khả năng cạnh tranh hạn chế. Hơn nữa, hệ thống SPDL đã hình thành nhưng gặp thách thức trong việc xây dựng sản phẩm đặc thù nổi bật cho từng thị trường khách du lịch. Thiếu các khu vui chơi giải trí có quy mô lớn và sức hấp dẫn đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của du khách. SPDL còn đơn điệu, trùng lặp, ít hấp dẫn [29, tr.13]. Quản lý chất lượng SPDL tồn tại nhiều bất cập, nhất là kiểm soát môi trường, an toàn, vệ sinh, trật tự và văn minh còn nhiều hạn chế. Báo cáo Công tác Văn hóa, thể thao và du lịch giai đoạn 2011 2015 nhận định: “Công tác kiểm soát chất lượng
dịch vụ
tại một số
địa phương chưa được thắt chặt. Tình trạng lừa đảo,
nâng giá dịch vụ... tại một số địa bàn du lịch trọng điểm chưa được ngăn
chặn hiệu quả” [27, tr.31]. Báo cáo Công tác Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2015 chỉ rõ: “Chất lượng dịch vụ tại một số khu, điểm du lịch còn chưa đảm bảo. Hiện tượng nâng giá, ép giá đối với khách du lịch chưa được xử lý hiệu quả” [28, tr.34].
3.2.4. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch
Quán triệt quan điểm của Đại hội XI, trong giai đoạn 2011 2015, công tác XT, QBDL tập trung giới thiệu về đất nước, văn hóa, con người Việt Nam, gắn chặt XT, QBDL với hoạt động thông tin, truyền thông, đối ngoại. Đảng đã thường xuyên chỉ đạo Chính phủ thực hiện nhiệm vụ XT,
QBDL nhằm thúc đẩy du lịch phát triển. Nhìn chung, trong giai đoạn 2011 2015, chỉ đạo XT, QBDL có nhiều đổi mới so với giai đoạn 2006 2010, thể
hiện sự chuyên nghiệp hoá, thực hiện theo chương triǹ h, kế hoạch, chiêń dicḥ
cótron
g điểm, tập trung vaò
thị trươǹ g muc
tiêu đãxać
định, lấy điểm đêń ,
SPDL và thương hiệu du lịch làm đôí tươn
g xuć tiêń
trọng tâm.
Ngày 09/01/2011, Nghị quyết số 03/NQCP, Về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 xác định, một trong những nhiệm vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong năm 2011 là: “...triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình xúc tiến và quảng bá du lịch” [40, tr.12].
Ngày 07/6/2011, Công văn số
3712/VPCPKGVX nêu rõ sẽ
tiếp tục
thực hiện cơ chế và Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2009 2010 từ đầu năm 2011 cho đến khi xây dựng xong cơ chế mới. Công văn số
1698/BTCNSNN ngày 09/02/2011, xác dịnh kinh phí hỗ Xúc tiến du lịch quốc gia năm 2011.
trợ
Chương trình
Tiếp đó,
ngày 27/7/2011, Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
Quyết định số 2284/QĐBVHTTDL, Về việc Phê duyệt Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia năm 2011. Chương trình đã thông qua 4 đề án: Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam ở trong nước” với các nội dung: Duy trì, tăng cường chất lượng các kênh truyền hình du lịch; tuyên truyền du lịch Việt Nam trên báo chí; sản xuất các ấn phẩm, vật phẩm xúc tiến du lịch; tổ chức hoạt động biểu diễn, giới thiệu không gian di sản văn hóa âm nhạc truyền thống Việt Nam phục vụ xúc tiến du lịch. Đề án “Tăng cường giới thiệu về SPDL các vùng miền” gồm các hoạt động: Tham gia, tổ chức một số sự kiện trong Năm Du lịch quốc gia Phú Yên 2011; tham gia Hội chợ ITE 2011; tuyên truyền bầu chọn Vịnh Hạ Long. Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam ở