Sự Chỉ Đạo Của Đảng Về Phát Triển Du Lịch (2011 ­ 2015)


dựng các khu, điểm du lịch trọng điểm, tạo những đầu tàu cả về quy mô và chất lượng, tạo thương hiệu và sức cạnh tranh, trở thành các khu du lịch, điểm du lịch có tầm cỡ trong khu vực và quốc tế, trở thành những điểm nhấn, những ngôi sao, xây dựng các thương hiệu vùng, thương hiệu quốc gia của du lịch. Xây dựng và phát triển các trung tâm du lịch lớn trong cả nước, một mặt khẳng định thương hiệu du lịch Việt Nam với các nước, mặt khác, thúc đẩy du lịch phát triển thông qua thu hút vốn đầu tư, quảng bá hình ảnh du lịch. Đồng thời các trung tâm du lịch lớn là cơ sở và điều kiện cần thiết để thúc đẩy du lịch phụ cận phát triển theo, thúc đẩy các ngành kinh tế khác, giải quyết nhiều vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội.

3.1.2.3. Nhiệm vụ và giải pháp

Thứ

nhất,

đổi mới công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế

hoạch phát triển du lịch.

Đại hội XI của Đảng đã chỉ


rõ những nội dung đối với công tác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn 2011 ­

2015, đó là “Đổi mới công tác xây dựng, thực hiện chiến lược, quy

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 - 13

hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế ­ xã hội” [60, tr.215]. Đại hội XI nhấn

mạnh: Đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch và điều hành phát triển kinh

tế theo cơ

chế

thị

trường, trong đó: Tập trung rà soát và hoàn chỉnh quy

hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng trong cả nước và trong từng vùng, nhất là giao thông, thủy điện, thủy lợi, bảo đảm sử dụng tiết kiệm các nguồn lực

và hiệu quả

kinh tế, xã hội, bảo vệ

môi trường. Đồng thời, rà soát, điều

chỉnh, bổ sung quy hoạch và có cơ chế, chính sách phù hợp để phát huy lợi thế của từng vùng, tạo sự liên kết giữa các vùng.

Quán triệt quan điểm Đại hội XI, công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trong giai đoạn 2011 ­ 2015 phải thực hiện theo cơ chế kinh tế thị trường. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch


tập trung vào hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông, điện, nước, môi trường. Đồng thời, thường xuyên tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch. Quy hoạch phát triển du

lịch phải phát huy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương, tăng

cường liên kết, khắc phục tình trạng thiếu liên kết giữa các địa phương trong vùng.

Thứ hai, huy động đa dạng nguồn lực đầu tư phát triển du lịch.

Đại hội XI của Đảng khẳng định: “Xây dựng một số trung tâm du lịch lớn trong nước, gắn kết có hiệu quả với các trung tâm du lịch lớn của các nước trong khu vực” [60, tr.199]. Về chính sách chung, Đại hội xác định: “Đa dạng hóa các hình thức đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài tham gia phát triển kết cấu hạ tầng” [60, tr.118], trong đó: Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng đường sắt, đường bộ, hệ thống sân bay, cảng biển. Đại hội XI cũng chỉ rõ: “Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, áp dụng các hình thức thu hút đầu tư đa dạng, hấp dẫn để huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực cho phát triển” [60, tr.192]. Đồng thời khắc phục tình trạng đầu tư trùng lặp, thiếu liên kết giữa các địa phương trong vùng và thực hiện công khai, minh bạch về cơ chế, chính sách, các dự án đầu tư.

Ngày 16/01/2012, Hội nghị lần thứ tư BCHTW Đảng (khóa XI), Về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đã nêu rõ định

hướng phát triển hạ tầng du lịch: “Huy động đa dạng nguồn lực đầu tư

phát triển các công trình hạ tầng phục vụ du lịch để phát huy thế mạnh và khai thác có hiệu quả tiềm năng của mỗi địa phương” [61, tr.6].

Quán triệt các quan điểm trên, đầu tư phát triển du lịch cần có cơ

chế thông thoáng, hấp dẫn nhằm thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước. Đa


dạng hóa các loại hình đầu tư, tạo cơ chế thuận lợi, khuyến khích các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch. Đầu tư phát

triển du lịch cần tập trung và

ưu tiên cho hệ

thống cơ

sở hạ

tầng: Giao

thông, điện,... nhằm hình thành các trung tâm du lịch lớn, theo phương châm công khai, minh bạch, hoàn thành dứt điểm các công trình du lịch then chốt, trọng điểm, khắc phục tình trạng đầu tư trùng lắp, thiếu liên kết.

Thứ ba, đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch.

Đại hội XI của Đảng xác định: “Đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế” [60, tr.117]. Đối với vùng ven biển, biển và hải đảo, Đại hội chỉ rõ: “Xây dựng hợp lý hệ thống cảng biển, các khu công nghiệp, khu kinh tế, đô thị ven biển gắn với phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, khai thác, chế biến dầu khí, vận tải biển, du lịch biển” [60, tr.203]. Như vậy, nhiệm vụ phát triển loại hình, SPDL trong giai đoạn 2011 ­ 2015 là phát triển đa dạng hóa các

loại hình, SPDL và nâng cao chất lượng các sản phẩm. Với chủ trương

phát triển du lịch bền vững dựa vào các di sản văn hóa, thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và giữ gìn vệ sinh môi trường, sẽ ưu tiên phát

triển các loại hình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái theo thế mạnh, đặc

trưng của các vùng, đi liền với việc xây dựng các trung tâm du lịch có quy mô lớn, chất lượng cao, trong đó sẽ xây dựng các khu du lịch, điểm du lịch

với các sản phẩm hấp dẫn, đa dạng, chất lượng cao, đáp khách du lịch.

ứng nhu cầu

Thứ

tư,

xúc tiến, quảng bá du lịch gắn với phát huy các giá trị

văn

hóa và thông tin đối ngoại.

Xúc tiến, quảng bá du lịch là nhu cầu tất yếu trong quá trình phát triển du lịch. Quảng bá du lịch gắn chặt với mọi hoạt động của thông tin, tuyên truyền. Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hoá, văn nghệ, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá với phát triển


du lịch và hoạt động thông tin đối ngoại nhằm truyền bá sâu rộng các giá trị văn hoá trong công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ và người nước ngoài” [60, tr.225], đồng thời: “Đổi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hoá,

văn học, nghệ thuật, đất nước, con người Việt Nam với thế tr.226].

giới” [60,

Nghị

quyết Hội nghị

lần thứ

chín BCHTW Đảng khóa XI ngày

09/6/2014 Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước nhấn mạnh: “Gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch. Phục hồi và bảo tồn một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một. Phát huy các di sản được UNESCO công nhận, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam” [63, tr.7].

Theo tinh thần đó, công tác XT, QBDL trong giai đoạn 2011 ­ 2015, sẽ tập trung vào giới thiệu về đất nước, văn hóa, con người Việt Nam, các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, các khu, điểm du lịch hấp dẫn, các SPDL đặc trưng. Đồng thời, gắn chặt với hoạt động thông tin, truyền thông, đối ngoại. Thực hiện quảng bá xúc tiến trên nhiều loại phương tiện: Sách, báo, truyền hình,

internet, các chương trình thực trong nước và quốc tế.

tế, các hoạt động giao ngoại giao,...ở cả

Thứ năm, tiếp tục đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Đại hội XI của Đảng đã xác định chủ

trương về

phát triển nguồn

nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế

của đất nước: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế của đất nước”

[60, tr.265]. Để

thực hiện nhiệm vụ

đó, trọng tâm là tiến hành đổi mới

căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, bằng các biện pháp như: Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương


pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng; tiếp tục phát triển và nâng

cấp cơ

sở vật chất ­ kỹ

thuật cho các cơ

sở giáo dục, đào tạo [60,

tr.216]. Đồng thời, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các chuyên gia đầu ngành giỏi, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực. Đối với đào tạo nghề, Đại hội nêu rõ: “Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội; có cơ chế và chính sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo. Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn” [60, tr.217].

Trong giai đoạn 2011 ­ 2015, tập trung vào mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về du lịch. Đồng thời, chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên du lịch phù hợp đáp ứng nhu cầu đào tạo bằng nhiều hình thức. Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Thực hiện đào tạo nghề nguồn nhân lực du lịch theo nhu cầu xã hội, có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp du lịch với cơ sở đào tạo và đẩy mạnh hợp tác liên kết với các nước trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

Trong giai đoạn 2011 ­ 2015, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục đan xen những thuận lợi và thách thức đối với phát triển du lịch. Trong bối cảnh đó, Đảng đã tiếp tục xác định rõ mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch, làm cơ sở để Chính phủ, các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố, nhất là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh tiếp tục triển khai phát triển du lịch trên toàn quốc, thúc đẩy du lịch phát triển.

3.2. Sự chỉ đạo của Đảng về phát triển du lịch (2011 ­ 2015)

3.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch


Quán triệt quan điểm của Đại hội XI (2011) về công tác quy hoạch,

kế hoạch phát triển kinh tế

­ xã hội, công tác quy hoạch, kế

hoạch phát

triển du lịch trong giai đoạn 2011 ­ 2015 đổi mới theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường, khách du lịch, phải thường xuyên tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch, kế hoạch trên tinh thần phát huy tối đa tiềm năng lợi thế, đảm bảo phát triển bền vững. Theo đó, trong giai đoạn 2011 ­ 2015, công

tác chỉ đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển du lịch

của Đảng đã được chủ động triển khai sâu, rộng, toàn diện và chặt chẽ từ quy hoạch cấp quốc gia cho đến quy hoạch các vùng du lịch, khu du lịch trọng điểm quốc gia, có nhiều đột phá so với giai đoạn 2006 ­ 2010.

Chỉ

thị số

01­CT/TW ngày 17/3/2011 của Bộ

Chính trị về

học tập,

quán triệt và triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng yêu cầu: Trên cơ sở nắm vững đường lối, quan điểm, chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết và các văn kiện Đại

hội XI, Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự đảng Chính phủ, các tỉnh uỷ,

thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, các cấp, các ngành... chủ động xây dựng chương trình hành động triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội. Thực hiện chủ trương đó, Quyết định số 2473/QĐ­ TTg, ngày 30/12/2011, Phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, đã xác định rõ quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch trong giai đoạn 2011 ­ 2015, Chiến lược nêu rõ: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, theo chiều sâu đảm bảo

chất lượng và hiệu quả; phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch

quốc tế; phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; phát triển du lịch trên cơ sở huy động


mọi nguồn lực, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia. Chiến lược xác định thực hiện đồng bộ các giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch; phát triển hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá du lịch; đầu tư phát triển du lịch; hợp tác quốc tế về du lịch. Đồng thời, xây

dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hành động về hoàn thiện thể

chế, cơ chế, chính sách và nâng cao năng lực quản lý nhà nước; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, các vùng du lịch, các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, đô thị du lịch, các quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cấp tỉnh, chương trình liên kết phát triển du lịch liên tỉnh, theo vùng và trong khu vực; đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, chương trình hành động quốc gia về du lịch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia,...

Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo toàn ngành du lịch tập trung tổ chức thực hiện với các công việc cụ thể.

Ngày 06/02/2012, Quyết định 297/QĐ­BVHTTDL, Về việc Phê

duyệt chương trình phối hợp chỉ

đạo và tổ

chức thực hiện “Chiến lược

phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, nêu rõ các công việc cần làm của toàn ngành du lịch và các bộ, ngành liên quan để triển khai tổ chức thực hiện Chiến lược: Tổng cục Du lịch phối hợp với văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược; xây dựng chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược. Năm 2012 và các năm sau, Tổng cục Du lịch, các tổng cục, cục, vụ có liên quan thuộc

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng chương trình phối hợp phát

triển du lịch giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các bộ, ngành, đoàn


thể liên quan. Giai đoạn 2012 ­ 2020, xây dựng và tổ chức thực hiện Quy

hoạch Tổng thể phát triển du lịch Việt Nam. Năm 2012 và các năm tiếp

theo, xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch 7 vùng du lịch và các khu du

lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, đô thị

du lịch; xây dựng và tổ

chức

thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch các tỉnh; quy hoạch các

điểm du lịch địa phương và chương trình liên kết phát triển liên tỉnh trong

vùng và liên vùng; xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển

thương hiệu du lịch Việt Nam; xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược

marketing du lịch. Giai đoạn 2011­2015: Xây dựng và tổ chức thực hiện

Chương trình Hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2011­ 2015; xây

dựng và tổ chức thực hiện Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia giai

đoạn 2011­2015; xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình Hỗ trợ phát triển hạ tầng du lịch giai đoạn 2011 ­ 2015...

Tiếp đó, Chỉ thị số 18/CT­ BVHTTDL, ngày 06/02/2012, Về việc tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, yêu cầu toàn ngành du lịch, sở Văn

hóa, Thể thao và Du lịch cấp tỉnh tập trung triển khai Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, bao gồm các công việc: Tổ chức nghiên cứu, quán triệt nội dung của Chiến lược trong Quý II năm 2012. Xây dựng kế hoạch hành động, đề xuất các đề án, dự án cụ thể hóa thành chương trình hành động đến năm 2015 và 2020. Các Tổng cục, Cục, Vụ trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Ngoại giao, Bộ

Kế hoạch và Đầu tư, Bộ

Tài chính, Bộ

Quốc phòng, Bộ

Công an,... xây

dựng các chương trình, đề án theo phân công của Thủ tướng Chính phủ về các nội dung: Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch; hoạch định chiến lược phát triển du lịch trên

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 27/03/2023