/qđ­bvhttdl, Kế Hoạch Triển Khai Thực Hiện Chương Trình Hành


các nội dung; triển khai xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án phát triển du lịch. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của địa phương, quy hoạch các khu, điểm du lịch, kế hoạch phát triển du lịch 5 năm và hàng năm.

Ngày 07/3/2012, Nghị

quyết số

06/NQ­CP

Ban hành Chương trình

Hành động Chính phủ

nhiệm kỳ

2011­2016

xác định rõ các nội dung chỉ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

đạo để

thúc đẩy du lịch phát triển. Thực hiện Nghị

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 - 14

quyết này,

ngày

29/03/2012, Bộ

Văn hóa, Thể

thao và Du lịch ban hành Quyết định số

1183/QĐ­BVHTTDL, Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Hành

động của Chính phủ trong các lĩnh vực về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch nhiệm kỳ 2011­2016. Kế hoạch đã xác định những công việc cụ thể của ngành du lịch và công tác quy hoạch phát triển du lịch trong giai đoạn 2011 ­ 2015, bao gồm: Tiến hành xây dựng nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 149/2007/NĐ­CP ngày 9/10/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch và Nghị định số 92/2007/NĐ­ CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch, báo cáo Chính phủ vào năm 2012. Tổ chức xây dựng quy hoạch

mạng lưới cơ sở

đào tạo văn hóa, thể

thao và du lịch đến năm 2020; Quy

hoạch phát triển nguồn nhân lực văn hoá, thể thao và du lịch đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, hoàn thành trong năm 2012 và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Năm 2013 tiến hành xây dựng các đề án phát triển du lịch Việt Nam.

Cuối năm 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hoàn thành đề án

Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và báo cáo Chính phủ.

Trên cơ sở

đó, ngày 22/01/2013, Thủ

tướng đã ban hành Quyết định số

201/QĐ­TTg, Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Quy hoạch tiếp tục khẳng định


các quan điểm về phát triển du lịch đã được nêu trong Chiến lược phát

triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đồng thời

bổ sung, điều chỉnh mục tiêu về phát triển du lịch, các định hướng phát

triển và giải pháp thực hiện. Mục tiêu tổng quát về phát triển du lịch do

Quy hoạch xác định không thay đổi so với Chiến lược. Điểm khác nhau là,

Quy hoạch đã bổ sung, điều chỉnh về quy hoạch các vùng, khu, đô thị du lịch phát triển du lịch: “Phát triển 7 vùng du lịch với những sản phẩm đặc trưng theo từng vùng; 46 khu du lịch quốc gia; 41 điểm du lịch quốc gia; 12 đô thị du lịch và một số khu, điểm du lịch quan trọng khác tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch cho các vùng và cả nước” [129, tr.2]. Quy hoạch còn chỉ rõ định hướng phát triển du lịch về thị trường khách du lịch, SPDL, tổ chức không gian du lịch, đầu tư phát triển du lịch, tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch và các nhóm giải pháp để thực hiện các mục tiêu trên.

Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ngày 18/02/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 321/QĐ­TTg, Phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013 ­ 2020. Chương trình xác định, đến năm

2020, du lịch cơ

bản trở

thành ngành kinh tế

mũi nhọn, có tính chuyên

nghiệp, tiếp tục làm rõ mục tiêu phát triển du lịch giai đoạn 2011 ­ 2015. Để thúc đẩy du lịch phát triển, Chương trình đã xác định tập trung vào các

hoạt động: Hỗ

trợ

phát triển

SPDL, phát triển thương hiệu du lịch Việt

Nam, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến du lịch, củng

cố hệ

thống tổ

chức, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ

quản lý du lịch.

Đồng thời, Chương trình xác định rõ các giải pháp và nguồn kinh phí để thực hiện.

Trong giai đoạn 2011 ­ 2015, công tác chỉ đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch có sự đột phá mạnh mẽ so với giai đoạn 2006 ­ 2010, điều đó thể hiện rõ ở việc đã chủ động triển khai xây dựng và tổ chức thực


hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Tính liên ngành đã được thể hiện rõ trong các quy hoạch, kế hoạch, biểu hiện cụ thể là công việc của các bộ, ngành, các cơ

quan rất chi tiết, cụ

thể, từ

đó khắc phục sự

chồng chéo giữa quy hoạch

ngành du lịch với các ngành khác, khắc phục sự thiếu liên kết trong quy

hoạch. Khi xây dựng xong đã ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch,

chương trình hành động, kế hoạch thực hiện rất cụ thể, chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương, rất thuận lợi để triển khai đến các bộ, ngành, các cơ quan liên quan, cụ thể:

Một là, đã xác định rõ 05 quan điểm phat́ triển du lich. Đây là lần đầu

tiên trong các chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam có các quan điểm cụ thể về phát triển du lịch. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, đây là cơ sở để chỉ đạo toàn bộ hoạt động phát triển du lịch, đảm bảo cho du lịch phát triển theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng. Đồng thời, đảm bảo

cho du lịch phát triển theo hướng bêǹ

vưñ g cóchât́ lươn

g, cótrọng tâm, trọng

điêm

và chất lượng ngày càng cao.

Hai là, việc triển khai các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch du lịch rất

cụ thể, gắn chặt giữa quy hoạch với kế hoạch, chương trình hành động, kết hợp điều chỉnh quy hoạch phát triển các vùng du lịch. Giai đoạn 2006 ­ 2010, phát triển du lịch theo 3 vùng: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ, đến giai đoạn 2011 ­ 2015, phát triển du lịch theo 7 vùng: Trung du, miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc; Bắc Trung Bộ; Tây Nguyên; Duyên hải Nam Trung Bộ; Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là sự điều chỉnh đúng đắn, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia và với điều kiện cụ thể của từng Vùng. Trên cơ sở đó, Thủ tướng đã tiếp tục chỉ đạo, xây dựng và triển khai thực hiện 07 quy hoạch phát triển du lịch tương ứng 07 vùng du lịch, đồng thời, chỉ đạo ban hành quy hoạch phát triển các khu du lịch quốc gia: Núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh; di tích


Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận,... Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, các bộ, ngành, cơ quan, các tỉnh, thành, sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương triển khai hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của các ngành, địa phương phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, địa phương về du lịch. Hơn nữa, đối với từng nội dung, đều xác định các mục tiêu cụ thể với các chương trình hành động cụ thể, chi tiết, tỉ mỉ, đây cũng là điểm khác biệt so với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trong giai đoạn 2006 ­ 2010, là cơ sở để tạo nên bước đột phá trong hoạt động của từng nội dung này.

Bên cạnh những thành công đã đạt được, công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch vẫn còn tồn tại những hạn chế, đó là quá trình lập quy hoạch phát triển du lịch còn thiếu thông tin, chẳng hạn: Khách du lịch cần gì, trong thời gian nào,…do đó, quy hoạch phát triển du lịch ở một số nơi mang tính chủ quan, chỉ dựa vào thế mạnh của mình, trong khi du lịch vận hành dựa trên nguyên tắc cung ­ cầu của kinh tế thị trường. Hầu hết các quy hoạch phát triển du lịch khá lạc quan về các chỉ tiêu phát triển nhưng rất ít quy hoạch đạt được mục tiêu đề ra. Việc phân cấp từ khâu lập quy hoạch đến quản lý sau quy hoạch tại một số vùng du lịch, khu du lịch quốc gia chưa cụ thể dẫn đến ở nhiều nơi tổ chức thực hiện du lịch diễn ra không theo quy hoạch, hiệu quả sau khi quy hoạch chưa cao, thu hút vốn đầu tư gặp khó khăn. Một số ít địa phương triển khai phát triển du lịch không đúng với quy hoạch, chiến lược tổng thể chung của quốc gia, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

3.2.2. Tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch

Đại hội XI của Đảng chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển du lịch. Vì vậy, trong giai đoạn 2011 ­ 2015, chỉ đạo


đầu tư phát triển du lịch được tiến hành chủ động, linh hoạt, đạt hiệu quả cao, tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng để thúc đẩy du lịch phát triển.

Ngay từ năm 2010, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã xây dựng tờ

trình số

146/TTR­BVHTTDL, ngày 20/7/2010,

Về việc tăng cường hỗ

trợ

đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch giai đoạn 2011­2015, nhằm phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng các khu du lịch, góp phần tạo thuận lợi cho du khách, thu hút đầu tư vào các khu du lịch, đặc biệt là ở các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch, khu vực vùng sâu, vùng xa có tiềm năng du lịch nhằm hình thành các khu du lịch có tầm cỡ khu vực và thế giới. Tờ trình xác định nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch giai đoạn 2011­2015 khoảng 15.000 tỷ đồng. Những địa bàn ưu tiên lập trung phát triển là: Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch

gắn với các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước bao gồm 21 khu du lịch

quốc gia theo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001­2010. Các tỉnh, thành thuộc địa bàn trọng điểm phát triển du lịch nằm trong 07 vùng lãnh thổ gắn với các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước được đề xuất trong dự thảo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Các tỉnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa có tiềm năng phát triển du lịch, có khả năng liên kết với các tuyến du lịch. Các trung tâm các và vùng phụ cận ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Các khu du lịch, điểm du lịch nhằm hình thành các tuyến du lịch.

Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 60/QĐ­TTg ngày 30/9/2010, Ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn

đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 ­

2015. Quyết định xác định đối tượng, nguyên tắc, nội dung và mức hỗ trợ

phát triển du lịch từ ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2011 ­ 2015. Về

đối tượng hỗ

trợ

là các dự

án xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm tạo điều

kiện thuận lợi cho các khu du lịch phát huy hiệu quả và để khách du lịch tiếp


cận các khu du lịch, các dự án hạ tầng du lịch có khả năng thu hút nhiều khách du lịch từ các trung tâm du lịch tới các vùng phụ cận, các dự án hạ tầng du lịch tại các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch vùng miền Trung ­ Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc. Về nguyên tắc: Số lượng dự án hạ tầng du lịch được hỗ trợ hàng năm của mỗi địa phương không quá 3 dự án, không hỗ trợ khởi công dự án mới khi các dự án đang được hỗ trợ chưa hoàn thành. Ưu tiên hỗ trợ dự án hạ tầng du lịch tại các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc

gia, khu du lịch địa phương, các dự

án hạ

tầng du lịch gắn với các điểm,

tuyến du lịch thuộc các tỉnh có điều kiện kinh tế ­ xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa có tiềm năng du lịch nhưng khó khăn về ngân sách. Nội dung hỗ trợ là các dự án xây dựng đường giao thông từ trục chính đến khu du lịch, các dự án cấp điện, nước, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, xây dựng bến cảng du lịch, bảo vệ tôn tạo tài nguyên du lịch.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, xác định rõ: “Huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch” [128, tr.1], trọng tâm đầu tư là phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Để thực hiện mục tiêu đó, Chiến lược xác định: Nhà nước có chính sách ưu tiên hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch. Thu hút các nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch. Ưu tiên đầu tư các khu du lịch quốc gia, điểm du

lịch quốc gia, đô thị du lịch, các khu, tuyến, điểm du lịch thuộc các địa

phương có điều kiện kinh tế ­ xã hội khó khăn có tiềm năng phát triển du

lịch.

Ưu tiên

đầu tư

phát triển hệ

thống hạ

tầng giao thông, thông tin,

truyền thông, năng lượng, cấp thoát nước, môi trường, văn hóa, y tế, giáo dục để phát triển du lịch.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định rõ mục tiêu đầu tư phát triển du lịch: Đảm bảo kết cấu hạ tầng thuận lợi cho điểm đến du lịch, tăng nhanh cơ sở vật chất


kỹ thuật đồng bộ, hiện đại cho ngành du lịch, đưa Việt Nam trở thành

điểm đến hấp dẫn trong khu vực. Phương châm đầu tư là đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải; tập trung ưu tiên đầu tư vào các nội dung then chốt, các địa bàn trọng điểm là các khu, điểm du lịch quốc gia quan

trọng để

tạo động lực thúc đẩy sự

phát triển du lịch cả

nước, mang lại

hiệu quả kinh tế cao. Tiến hành đồng thời nhiều hình thức đầu tư trong đó coi trọng thu hút và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài; tăng cường hợp tác công ­ tư; đầu tư từ ngân sách nhà nước được tập trung có ưu tiên làm tiền đề tạo hiệu ứng kích thích và thu hút đầu tư khác. Quy hoạch chỉ rõ các nội dung ưu tiên đầu tư, khu vực tập trung đầu tư và tổng đầu tư cho từng vùng du lịch, khu du lịch và các giải pháp thực hiện. Giai đoạn 2011 ­ 2015 cần tổng vốn đầu tư là 372 nghìn tỷ đồng (tương đương 18,5 tỷ USD), trong đó, vốn từ ngân sách nhà nước chiếm 8 ­ 10%, vốn từ khu vực tư nhân chiếm 90 ­ 92%. Các nội dung ưu tiên đầu tư bao gồm: Đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật là 6.475 triệu USD (35%); đầu tư hạ tầng là 5.180 triệu USD (28%); quảng bá xúc tiến, xây dựng thương hiệu là 2.775 triệu USD (15%); đào tạo nhân lực là 1.295 triệu USD (7%); nghiên cứu và phát triển là 1.295 triệu USD (7%); bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch là 1.110 triệu USD (6%) và các lĩnh vực khác 370 triệu USD (2%). Đồng thời, Quy hoạch chỉ rõ mức đầu tư đối với các vùng du lịch, các khu du lịch trên phạm vi toàn quốc trong giai đoạn 2011 ­ 2015 [129, tr.25­26].

Từ năm 2011 đến năm 2014, thu hút đầu tư nước ngoài phát triển du lịch

tiếp tục thực hiện theo Quyết định số

1290/QĐ­TTg

của

Thủ

tướng Chính

phủ, ngày 26/9/2007, Về việc ban hành danh mục quốc gia kêu gọi đầu tư

nước ngoài thời kỳ 2006 ­ 2010. Ngày 29/4/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 631/QĐ­TTg, Về việc ban hành danh mục quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài tới năm 2020, thay thế Quyết định số 1290/QĐ­TTg ngày 26/9/2007. Quyết định đã xác định rõ các dự án du lịch kêu gọi đầu tư nước


ngoài trong giai đoạn 2014 ­ 2015: Khu du lịch Đankia ­ Đà Lạt với vốn đầu tư 2000 triệu USD; Khu du lịch sinh thái và giải trí Hồ Núi Cốc tổng diện tích 2600 ha với vốn đầu tư 500 triệu USD. Ngoài ra, Quyết định còn đề cập đến một số dự án phát triển du lịch sinh thái tại thành phố Cần Thơ và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Nghị quyết số 92/NQ­CP ngày 08/12/2014 Về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới nêu rõ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng cơ chế ưu đãi thu hút đầu tư, sớm hình thành một số khu du lịch trọng điểm quốc gia có sức cạnh tranh quốc tế, tạo động lực cho du lịch Việt Nam phát triển, đồng thời, tăng cường hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho khách du lịch tiếp cận khu du lịch, điểm du lịch theo hướng tập trung vào các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia đã được xác định tại Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, các bộ, ngành, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ đã triển khai mạnh mẽ việc xây dựng các chiến lược, chương trình, kế hoạch đầu tư phát triển du lịch tại 07 vùng du lịch và 46 khu du lịch quốc gia, trong đó, chỉ rõ tổng mức đầu tư, định hướng đầu tư, và các dự án đầu tư của từng vùng du lịch, khu du lịch trong giai đoạn 2011 ­ 2015 (xem phụ lục 14). Hiệu quả chỉ đạo đầu tư phát triển du lịch có sự phát triển mạnh mẽ so với giai đoạn 2006 ­ 2010.

Tổng vốn đầu tư phát triển du lịch tăng mạnh so với giai đoạn 2006 ­ 2010. Tổng vốn đầu tư vào lưu trú và ăn uống giai đoạn 2011 ­ 2015 là 126.704 tỷ đồng, gấp 1,97 lần giai đoạn 2006 ­ 2010 (64.194 tỷ đồng), các năm đều cao hơn năm 2010 từ 1,2 ­ 1,64 lần, các năm cao nhất là 2013 (28.677 tỷ đồng) gấp 1,64 lần năm 2010 (17.436 tỷ đồng). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội vào nghệ

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 27/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí