Nâng Cao Chất Lượng Đào Tạo Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du


http://www.tourismdanang.vn/ của thành phố travel.com/ của thành phố Nha Trang,...

Đà Nẵng, http://www.nhatrang­

Chỉ đạo quảng bá, XT, QBDL thông qua việc tổ chức các năm du lịch quốc gia, các sự kiện văn hoá, lễ hội, các sự kiện quốc tế được tổ chức tại Việt Nam được chú trọng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch đã bám sát chủ đề xuyên suốt giai đoạn 2006 ­ 2010 là “Việt Nam ­ Vẻ

đẹp tiềm

ẩn” để

chủ

động phối hợp tổ

chức các năm du lịch quốc gia:

Năm Du lịch Quảng Nam 2006 với chủ đề “Một điểm đến ­ hai di sản văn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

hoá thế

giới”,

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 - 11

Năm Du lịch Thái Nguyên 2007 với chủ đề

“Về thủ

đô gió

ngàn ­ Chiến khu Việt Bắc”, năm du lịch Cần Thơ 2008 các tỉnh Đồng bằng sông cửu long với chủ đề “Miệt vườn sông nước cửu long”, năm du lịch Hà nội 2010 với chủ đề “Thăng long ­ Hà Nội hội tụ ngàn năm” chào mừng sự kiện 1000 năm Thăng long ­ Hà Nội. Đồng thời thông qua tổ chức các sự kiện như: Festival Huế, Festival cồng chiêng quốc tế tại Gia Lai; Tuần Văn hoá ­ Du lịch Mê Kông ­ Nhật Bản tại Cần Thơ; liên hoan du lịch Hà Nội, Lễ hội hoa Đà lạt,…

Chỉ đạo XT, QBDL tại các nước được Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức triển khai chặt chẽ. Đã chủ động ký kết hợp tác phát triển du lịch với các nước để thúc đẩy XT, QBDL. Năm 2006, Việt Nam ký kết với Philippin hợp tác du lịch giữa hai nước trong giai đoạn 2006 ­ 2008. Năm 2007, Việt Nam ký hiệp định hợp tác du lịch với Hy Lạp, Tuynidi, Nga,... Đến năm 2010, Việt Nam đã ký và thực hiện tương đối tốt 43 hiệp định hợp tác du lịch song phương, có quan hệ với trên 1000 hãng du lịch lữ hành. Tổng cục Du lịch phối hợp với Bộ Ngoại giao, các cơ quan, đối tác liên quan, nhất là hàng không và hệ thống cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài để tăng cường thông tin, giới thiệu hình ảnh Việt Nam trên các chuyến bay quốc tế của Vietnam Airlines, trên một số kênh truyền hình quốc tế lớn và báo viết chuyên ngành (TTG của Thái Lan, Travel của Hoa Kỳ, Echo Tourisme và Voyages Ebdo của


Pháp, Paradise của Australia), phối hợp với Vietnam Airlines, Air France, Cathay Pacific,... Tổ nhiều chức chương trình giới thiệu hình ảnh du lịch Việt

Nam và gặp gỡ

doanh nghiệp du lịch tại Pháp, Đài Loan,

Thụy Điển, Anh,

Đức, Mĩ, Singapo, Thái lan, Úc,... Hàng năm Việt Nam tham gia đều đặn các diễn đàn Du lịch ASEAN; hội chợ Top Resa tại Pháp; ITB tại Đức; các hội chợ du lịch tại Malaysia, Thái Lan; hội chợ JATA tại Nhật Bản, WTM tại Anh; tuần Việt Nam tại Nhật Bản;... Thông qua đó hình ảnh du lịch Việt Nam ngày một đầy đủ, gần gũi với cộng đồng quốc tế.

Công tác XT, QBDL đã có những bước tiến quan trọng, đóng góp thiết

thực vào sự tăng trưởng và phát triển của du lịch. Tuy nhiên còn hạn chế,

trong giai đoạn 2006 ­ 2010, Công tác XT, QBDL chưa được quan tâm, đầu tư

đúng mức, điều này thể

hiện

ở việc, kinh phí dành cho XT, QBDL còn ít,

chưa xây dựng chiến lược xúc tiến, quảng bá dài hạn mà XT, QBDL được tiến hành theo kế hoạch hàng năm, đó là cách làm thiếu tính chuyên nghiệp, mùa vụ, hiệu quả không cao. Hơn nữa, cách thức XT, QBDL còn đơn điệu, trùng lắp về nội dung, XT, QBDL ở thị trường nào cũng gần giống nhau, phổ biến nhất là in ấn tờ rơi để phát cho mọi người, tham gia hội chợ.

2.2.5. Nâng cao chất lượng đào tạo phát triển nguồn nhân lực du

lịch

Theo tinh thần Đại hội X (2006) của Đảng, công tác đào tạo phát

triển nguồn nhân lực du lịch tập trung vào phát triển cơ sở đào tạo du lịch, đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo theo hướng chuẩn hoá, đồng thời, phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên, đào tạo viên du lịch, thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội, xây dựng các tiêu chuẩn nghề nghiệp du lịch và hợp tác quốc tế để đào tạo du lịch.

Tiếp tục triển khai phát triển nguồn nhân lực du lịch do Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 ­ 2010 xác định: “Xây dựng hệ thống cơ sở


đào tạo nguồn nhân lực du lịch gồm: dạy nghề, đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học về du lịch” và “Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch; đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hoá quốc gia cho ngành du lịch; gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy” [118, tr.2]. Để thực hiện các nội dung trên, Chiến lược xác định phải xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch, nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành du lịch với cơ cấu nhân lực phù hợp. Đồng thời, Nhà nước, doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, tiến hành thí điểm mô hình dạy nghề có sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và doanh nghiệp. Bên cạnh đó là tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực du lịch và có chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân tài, chuyên gia, nghệ nhân tham gia vào việc phát triển du lịch của đất nước.

Trong giai đoạn 2006 ­ 2010, Chính phủ luôn xác định, đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phải thực hiện để phát triển du lịch.

Nghị quyết số 01/2006/NQ­CP, ngày 16/01/2006, Về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế ­ xã hội và ngân sách nhà nước năm 2006, xác định trọng tâm đối với phát triển du lịch năm 2006 là:

“...đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch” [33, tr.3]. Chương trình Hành

động quốc gia về du lịch 2006 ­ 2010 nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ

chủ yếu để phát triển du lịch là: lịch” [121, tr.2].

“Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du

Chương trình Hành động của ngành du lịch sau khi Việt Nam gia

nhập Tổ

chức Thương mại Thế

giới giai đoạn 2007­2012 khẳng định:


Nhiệm vụ trọng tâm để phát triển du lịch là tăng cường năng lực đội ngũ

lao động trong Ngành. Theo đó, nhiệm vụ

cụ thể

được xác định là xây

dựng và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân

lực

du lịch đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Nội dung chủ

yếu của

Chương trình bao gồm: Nâng cao năng lực quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch; bồi dưỡng, đào tạo lại đối với cán bộ quản lý và lao động du lịch; xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên, đào tạo viên du lịch; đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cơ sở đào tạo du lịch; xây dựng chương trình, giáo trình; xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp du lịch; ứng dụng công nghệ mới trong phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đồng thời tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế, các thành phần trong và ngoài nước tham gia vào đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội, áp dụng mô hình đào tạo linh hoạt theo tín chỉ, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp để

nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng đúng nhu cầu doanh của xã hội.

nghiệp, nhu cầu

Chương trình Hành động của ngành du lịch sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới giai đoạn 2007 ­ 2012 còn chỉ rõ các công việc, thời gian phải hoàn thành đối với việc xây dựng và triển khai Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam, cụ thể: Tháng 9/2007, Vụ Tổ chức cán bộ phê duyệt và tổ chức triển khai Chương trình. Tháng 10/2007, Vụ Tổ chức Cán bộ hoàn chỉnh Đề án thành lập Trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng và Trường Đào tạo Cán bộ quản lý Du lịch, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập. Từ năm 2008 và các

năm tiếp theo, triển khai dự

án đầu tư

xây dựng Trường Trung cấp Du

lịch Cần Thơ, Đà Lạt, Nha Trang, trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng và

Trường Đào tạo Cán bộ

quản lý Du lịch Trung

ương. Từ năm 2008 đến

năm 2010, Vụ

Tổ chức cán bộ

phối hợp tiến hành thành lập Trường

Trung cấp Du lịch tại Kiên Giang, Bình Thuận, Nghệ An, Thái Nguyên,


Lào Cai. Từ năm 2008 và những năm tiếp theo, triển khai chương trình

hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo về nội dung đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Công tác chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực du lịch trong giai đoạn

2006 ­ 2010 đạt được những kết quả tích cực. Lực lượng nhân lực du lịch trong giai đoạn 2006 ­ 2010 tăng đều qua các năm. Đến năm 2010, số lao động trong ngành du lịch là gần 1,4 triệu, chiếm 3,8% tổng số lao động cả nước, trong đó, lao động trực tiếp là 478.065 người. Số lao động qua đào tạo trên đại học và đại học năm 2010 là 62.943 người. Số lao động đào tạo qua cao đẳng và trung cấp là 126.490 người [20, tr.141].

Chỉ đạo phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về du lịch

đạt hiệu quả cao. Từ năm 2008, Vụ Tổ chức Cán bộ thuộc Tổng cục Du

lịch triển khai dự

án đầu tư

xây dựng Trường Trung cấp Du lịch Cần

Thơ, Đà Lạt, Nha Trang và Trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng, Trường

Đào tạo Cán bộ

quản lý Du lịch Trung

ương. Trong thời gian từ

năm

2008 đến năm 2010, đã thành lập các Trường Trung cấp Du lịch tại Kiên

Giang, Bình Thuận, Nghệ

An, Thái Nguyên, Lào Cai và chủ

động phối

hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để xây dựng và triển khai chương trình hợp tác về nội dung đào tạo theo nhu cầu xã hội. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 3 trường: Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng tàu; Cao đẳng Du lịch Hà Nội và Trung cấp Du lịch Cần Thơ. Đến năm 2010 cả nước có 284 cơ sở tham gia đào tạo du lịch, gồm: 62 trường đại học; 80 trường cao đẳng (trong đó có 8 trường cao đẳng nghề); 117 trường trung cấp (trong đó có 12 trường trung cấp nghề); 02 công ty đào tạo và 23 trung tâm, lớp đào tạo nghề. Hầu hết các tỉnh, thành phố đều có trung tâm chuyên


đào tạo, bồi dưỡng nghề du lịch ngắn hạn hoặc trung tâm đào tạo đa ngành nghề tham gia đào tạo, bồi dưỡng du lịch.

Chỉ đạo tuyển chọn cán bộ, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn nghiêp vụ đội ngũ cán bộ ngành du lịch được tiến hành chặt chẽ. Đã chỉ đạo mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và hướng dẫn du lịch tại hàng chục trường đào tạo du lịch: Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý ngành cho cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch cấp huyện các tỉnh vùng Tây Nguyên; các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại Trường Trung cấp Công nghệ Hà Nội; các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Đà Nẵng;... Đồng thời, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ,

chuyên môn, mở

nhiều đợt kiểm tra và lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ

năng

chuyên môn cho đội ngũ cán bộ ngành du lịch. Năm 2009, Tổng cục Du lịch tổ chức khóa “Tập huấn nâng cao năng lực quản lý bảo vệ môi trường cho cán bộ quản lý về du lịch” tại hai tỉnh Nghệ An và Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục Du lịch đã tổ chức kỳ kiểm tra đánh giá trình độ và cấp chứng chỉ ngoại ngữ du lịch cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch quốc tế với các thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Hàn, Đức, Thái Lan, Tây Ban Nha, Italia. Năm 2010, mở các lớp bồi dưỡng kiến thức, nâng cao kỹ năng về quảng bá, XT, QBDL, bảo vệ môi trường… Từ 2006 đến 2010, Hội đồng thi tuyển công chức Tổng cục Du lịch đã ra thông báo kết quả thi tuyển kèm theo danh sách các thí sinh trúng tuyển tại kỳ thi tuyển công chức Tổng cục Du lịch.

Chỉ đạo hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực du lịch có bước phát

triển mới, đã thu hút được nhiều nguồn vốn tài trợ đào tạo du lịch, liên

kết với các nước trong đào tạo du lịch. Năm 2006, Ủy ban châu Âu đã ký

với Chính phủ

Việt Nam Hiệp định Tài chính tài trợ Dự

án Phát triển

nguồn nhân lực du lịch Việt Nam với vốn đầu tư 12 triệu euro. Năm


2009, Chính phủ

Đại công quốc Luxembour tài trợ dự

án “Tăng cường

năng lực nguồn nhân lực ngành du lịch và khách sạn Việt Nam” thực

hiện từ

20/01/2010 đến 31/12/2012 với mục tiêu tổng quát hỗ

trợ

phát

triển nguồn nhân lực ngành du lịch Việt Nam.

ở các vùng du lịch trọng điểm tại

Tuy nhiên, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch còn có những hạn chế. Quy mô và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của du lịch. Xây dựng khung chương trình đào tạo chưa thống nhất ở các trường. Xây dựng khung tiêu chuẩn nghề du lịch triển khai còn chậm. Quy mô hợp tác quốc tế về đào tạo du lịch còn nhỏ.

Kết luận chương 2

Du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu trên thế giới với tốc độ phát triển nhanh, đem lại lợi ích kinh tế ­ xã hội cho nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, đặc biệt là với các quốc gia đang phát triển. Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch với đặc điểm địa lý, khí hậu, tài nguyên du lịch, các yếu tố văn hoá, dân tộc mang nhiều nét đặc sắc, riêng biệt, là một quốc gia hòa bình, thân thiện, Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn trong những năm đổi mới.

Trong những năm 2006 ­ 2010, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, đan xen cả những thuận lợi, thách thức đối với phát triển du lịch. Bám sát thực tiễn, Đảng đã từng bước hoàn thiện

chủ

trương, chính sách phát triển du lịch, thể

hiện rõ ở

Chiến lược phát

triển kinh tế xã hội 2001 ­ 2010 của Đảng, Văn kiện Đại hội X (2006) và

các hội nghị

Trung

ương trong giai đoạn 2006 ­ 2010, trong đó, mục tiêu

xuyên suốt của Đảng là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của đất nước. Đảng nêu rõ phương hướng phát triển du lịch trong giai đoạn 2006 ­ 2010, chủ trương chung là ưu tiên, khuyến khích phát triển du lịch, tập trung đẩy mạnh phát triển du


lịch, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền du lịch phát triển trong khu vực, đến năm 2020, du lịch Việt Nam cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Quá trình phát triển du lịch trong giai đoạn 2006 ­ 2010, Đảng đã

tập trung chỉ

đạo trên các lĩnh vực: Công tác quy hoạch, kế

hoạch phát

triển du lịch; đầu tư phát triển du lịch; XT, QBDL; phát triển SPDL và

phát triển nguồn nhân lực du lịch. Các Quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển du lịch đã được các cơ quan Nhà nước, nhất là Chính phủ, Bộ

Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, các bộ

ngành, cơ

quan

liên quan, các tỉnh, thành phố, các sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai mạnh mẽ, du lịch Việt Nam có sự phát triển nhanh chóng, đóng góp

quan trọng vào sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước. Tuy

nhiên, thực tiễn phát triển du lịch giai đoạn 2006 ­ 2010, còn một số hạn chế cần được tiếp tục tháo gỡ trong giai đoạn tiếp sau.

Chương 3

SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH (2011 ­ 2015)

3.1. Những yếu tố

mới tác động và chủ

trương của Đảng về

phát triển du lịch (2011 ­ 2015)

3.1.1. Những yếu tố mới tác động đến phát triển du lịch ở Việt Nam (2011 ­

2015)


3.1.1.1.Tác động của tình hình thế giới, khu vực Những tác động tích cực

Một là, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn; khoa

học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Trên thế giới, hòa bình, hợp tác, phát triển tiếp tục là xu thế lớn, tạo điều kiện thuận lợi để các quốc gia phát triển du lịch. Quá trình toàn cầu hóa đi vào chiều sâu, gắn với hợp tác quốc tế ngày càng chặt chẽ, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Bên cạnh đó, khoa học

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 27/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí