Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển - 8


Chương III - Một số giải pháp và kiến nghị để phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

công ty cổ phần bảo hiểm PJICO

Việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở công ty PJICO trong thời gian tới có những thuận lợi và khó khăn nhất định chẳng hạn như hiện nay Công ty chủ yếu triển khai với ba mặt hàng chủ yếu là sắt thép, thức ăn gia súc và phân bón, mà trong khi đó các mặt hàng xuất nhập khẩu ở việt nam ngày càng đa dạng và phong phú, điếu đó chứng tỏ thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển của chúng ta rất có tiềm năng. Vì vậy để phát triển nghiệp vụ bảo hiểm này Công ty có thể.

1. Đối với nhà nước.

Thị trường Bảo Hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở nước ta mới thoát khỏi trình trạng độc quyền khoảng 10 năm trở lại đây song cho tới nay tính chất cạnh tranh của thị trường đã đến mức không khoan nhượng và nhiều khi sự cạnh tranh mang tính chất tiêu cực. Vì vậy, cần có sự can thiệp mạn hơn của Nhà nước để bảo đảm cho thị trường Bảo Hiểm của nước ta phát triển một cách lành mạnh và ổn định. Một số kiến nghị với nhà nước là:

+ Để tránh tình trạng hạ phí quá mức (có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán cho các công ty Bảo Hiểm) giữa các công ty Bảo Hiểm để dành khách và mở rộng thị trường của mình, các cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh Bảo Hiểm mà trực tiếp là Bộ tài chính cần xây dựng khung biểu phí thống nhất trong đó có quy định và mức sàn hợp lý. Theo đó các công ty Bảo Hiểm cứ thế mà thực hiện, đồng thời kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện theo biểu phí này. Như vậy tình trạng hạ tỷ lệ phí quá mức giữa các công ty Bảo Hiểm sẽ bị ngăn chặn.

+ Luật Bảo Hiểm đã có hiệu lực song để đi vào thực tế, Nhà nước cần ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn, để từ đó các công ty bảo hiểm có thể thực hiện đúng và thống nhất.

Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có những nguồn vốn đầu tư vào các chương trình phòng chống tổn thất cấp Quốc gia như: chương trình tìm kiếm và cứu nạn trên biển, xây dựng các hệ thống cảng biển hiện đại (một mặt để lánh nạn mặt khác để phát triển hoạt động ngoại thương), xây dựng các biển báo giao thông, tín hiệu giao thông trên biển...


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.


Hiểm.

Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển - 8

2. Đối với Công ty bảo hiểm PJICO

a) Thực hiện tốt công tác đánh giá rủi ro trước khi kí hợp đồng Bảo


Có thể nói rằng công tác khai thác tốt không những chỉ thể hiện ở doanh

thu cao, số lượng hợp đồng phát hành nhiều mà còn thể hiện ở công tác đánh giá rủi ro. Việc thực hiện tốt công tác đánh giá rủi ro tạo điều kiện để công ty tiến hành ký kết hợp đồng mà còn giúp công ty tiến hành đề phòng hạn chế tổn thất, tránh được những tổn thất quá lớn cho công ty.Vì vậy công tác đánh giá rủi ro là vô cùng quan trọng. Ngoài việc tránh được các trường hợp trục lợi Bảo Hiểm từ phía người tham gia, nó còn giúp cán bộ bảo hiểm có thể điều chỉnh lại tỷ lệ phí (từ tỷ lệ phí chung của công ty áp dụng theo từng loại hàng hoá, hành trình, phương thức bảo quản) cho phù hợp hơn. Muốn vậy công ty cần:

- Có mối quan hệ chặt chẽ, thông tin quan lại với các cơ quan đơn vị tàu biển, hải quan, bến cảng để kiểm tra các thông tin mà người được bảo hiểm cung cấp.

- Công ty cần kiểm tra về phương thức đóng góp hàng hoá và hướng dẫn người được bảo hiểm về phương thức đóng gói cho hợp lý nhất.

- Yêu cầu người được bảo hiểm kê khai đúng, đầy đủ vào giấy yêu cầu bảo hiểm theo đúng nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm đồng thời phân tích cho người được bảo hiểm thấy rõ trách nhiệm của họ về việc kê khai này.

- Công ty nên hướng dẫn cho khách hàng chọn những đội tàu mạnh, có uy tín, lai lịch rõ ràng và khả năng tài chính tốt. Bởi bảo hiểm không chịu trách nhiệm cho tổn thất hàng hoá trong trường hợp tàu bị bắt giữ, cầm cố do mất khả năng tài

chính của chủ tàu. Ngoài ra, công ty cần phải nắm bắt được các thông tin về con tàu vận chuyển hàng hoá.

b) Đẩy mạnh công tác khai thác

Khai thác là khâu đầu tiên và quan trọng nhất, quyết định đến sự thành công hay thất bại trong việc triển khai một nghiệp vụ Bảo Hiểm..

Muốn làm tốt công tác khai thác, trước hết công ty cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh để từ đó có đối sách hợp lý trong từng thời kỳ.

Để làm được điều này, hàng năm công ty cần có kế hoạch thu nhập các thông tin về kim ngạch xuất nhập khẩu cho từng mặt hàng, nắm được định hướng xuất nhập khẩu trong năm, đồng thời cử cán bộ đến tiếp cận trực tiếp với khách hàng để nắm bắt được nhu cầu xuất nhập khẩu của từng đơn vị. Từ đó để xác định được những mặt hàng nào là trọng tâm, cần khai thác mạnh và những mặt hàng nào nên hạn chế.

Đồng thời, cũng thông qua tiếp cận với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu xuất nhập khẩu của từng đơn vị để phân chia khách hàng thành từng nhóm như: nhóm khách hàng thường xuyên, nhóm khách hàng không thường xuyên trong nhóm khách hàng thường xuyên lại phân ra theo nhóm mặt hàng mà khách hàng thường xuyên đó xuất hay nhập... từ đó lập một bảng kế hoạch chi tiết trong đó có sự phân nhóm rõ ràng và kế hoạch tiếp cận, khai thác từng khách hàng cụ thể.

Mặt khác để khai thác khách hàng thành công, công ty cần quan tâm đến các biện pháp và cách thức cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh để từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp trong từng trường hợp tiếp cận với khách hàng.

Để tận dụng năng lực khai thác một cách triệt để, ngoài việc sử dụng các cán bộ phòng bảo hiểm hàng hải, các cán bộ khai thác tổng hợp ở các quận huyện, công ty cần tăng cường củng cố hệ thống đại lý chuyên nghiệp đã được đào tạo và có kế hoạch tuyển dụng bổ sung. Đồng thời có biện pháp khuyến khích cụ thể đối với mạng lưới này như cuối mỗi quý hoặc mỗi tháng công ty lập bảng thành tích đại lý và xét thưởng (ngoài hoa hồng) cho các đại lý đạt doanh thu cao.

Một vấn đề khá quan trọng để hỗ trợ công tác khai thác là công tác truyền thông, quảng cáo, khuyếch trương hoạt động của Công ty nói chung và về sản phẩm bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu nói riêng. Hiện nay, hoạt động quảng cáo của công ty còn rất nghèo nàn và khá đơn điệu. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà sự cạnh tranh giữa các công ty ngày càng mạnh mẽ thì Công ty nên đầu tư nhiều hơn cho vấn đề này, nó cũng là yếu tố quyết định đến thành công hay thất bại của công tác khai thác của công ty. Công ty có thể thực hiện bằng cách treo những biển quảng cáo ở trên đường nhất la những nơi vận chuyển hoặc la thông qua các phương tiện đại chúng như truyền hình, báo chí…

Ngoài ra, một kiến nghị nữa để hỗ trợ cho công tác khai thác là việc tổ chức hội nghị khách hàng. Thực tế, việc này đã được công ty thực hiện, song hình thức còn đơn giản và không thường xuyên. Đồng thời công ty cũng nên chú trọng đến vấn đề chăm sóc khách hàng điều đó sẽ giúp công ty và khách hàng ngày càng gắn bó khăng khit hơn.

c) Nâng cao công tác đề phòng hạn chế tổn thất

Thực hiện tốt công tác khai khai thác không những giúp công ty hạn chế được những tổn thất ma con giúp giảm thiểu được chi phí, tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty với các đối thủ cạnh tranh.

Để thực hiện tốtp được công tác này thì công ty có thể:

+ Tổ chức ra một nhóm chuyên trách chuyên về vấn đề này, đồng thời cấn có kế hoạch theo dõi từng loai hàng hoá và từng mặt hàng hay gặp phải những loại rủi ro loài để từ đó có các biện phòng tránh tổn thất.

+ Cử người theo dõi, giám sát quá trình bốc dỡ hàng, quy cách đóng gói, cũng như quá trình vận chuyển hàng hoá từ cảng xuất phát cho dến cảng đích.

+ Tham gia xây dựng những thiết bị, đèn báo an toàn trên sông, biển tao điều kiện tốt nhất cho các tàu hàng được an toàn.

+ Giúp những người tham gia bảo hiểm hiểu rõ được tác dụng của việc đề phòng hạn ché tổn thất.

+ Đối với những khách hàng lâu năm hoặc những hàng hoá được bảo hiểm có giá trị lớn thì công ty lên trích ra một khoản phí để giúp khách hàng thực hiện công tác đề phòng hạn chế tổn thất.

d) Nâng cao chất lượng công tác giám định và giải quyết bồi thường.

Khi mà khách hàng không may gặp phải những rủi ro, ma no thường là những rủi ro mang tính chất thảm hoạ ma thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì nếu công ty bảo hiểm bồi thường kịp thời và đầy đủ sẽ giúp cho khách hàng nhanh chóng thu hồi vốn và tiếp tục ổn định kinh doanh. Vì vậy sẽ nâng cao uy tín của Công ty đối với khách hàng và còn lôi kéo thêm được những khách hàng mới và thực hiện tái tục hợp đồng.

Để thực hiện tốt công tác này cần phải không ngừng nâng cao và nhấn mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách vấn đề này, đồng thới công ty cũng nên tạo mối quan hệ với các công ty, tổ chức giám định khác.

e) Công tác truy đòi người thứ ba.

Việc truy đòi người thứ ba có liên quan trong nghiệp vụ bảo hiểm này la hết sức khó khăn và phức tạp bởi trách nhiêm nay có thể xảy ra ở trong nước hoặc cũng có thể xảy ra ở phạm vi ngoài lãnh thổ của quốc gia bởi bản chất của hoạ động xuất nhập khâủ là hàng hoá phải được vận chưyển ra khỏi biên giới quốc gia. Vì vậy để nâng cao hiệu quả công tác truy đòi người thứ ba thì công ty có thể thực hiện các biện pháp sau.

+ Trong trường hợp tàu bị tai nạn va trách nhiệm thuộc phạm vi trong lãnh thổ ma có liên quan dến người thứ ba thì có thể lập biên bản xác nhận và yêu cầu bên kia phải bồi thường cho chủ tàu bị thiẹt hại.

+ Trong trường hợp chủ tàu là người nước ngoài, PJICO cần phải tiến hành hoàn thiện Hồ sơ truy đòi, sau đó tiến hành đàm phán với chủ tàu nước ngoài thông qua đại diện của bên nước chủ tàu có quốc tịch hay cư trú hoặc qua điện báo, fax...nếu không thương lượng được, nên thuê một công ty đòi thuê nước ngoài nơi tàu cư trú hoặc đưa ra toà án.

g) Nâng cao công tác đào tạo đội ngũ cán bộ

Hiện nay ở công ty PJICO với hơn 90% đội ngũ cán bộ có trình độ đại học, đó là một thế mạnh đối với công ty. Nhưng hầu hết các cán bộ phải đảm đương nhiều công việc, vì vậy để nâng cao được khả năng làm viẹc của cán bộ trong công ty thì Công ty lên thực hiẹn các biên pháp sau đây:

+ Thực hiện chuyên môn hoá trong công việc, tức là mỗi một người đam nhận một khâu khác nhau để đạt hiệu xuất làm việc tốt nhất.

+ không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn công việc cho các cán bộ của công ty nói chung và cán bộ nghiệp vụ nói riêng.

+ Cần có chế độ khen thưởng đối với những cán bộ hoàn thành công việc xuất sắc để động viên họ trong công việc.

Mục lục

Chương I: Khái quát chung về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 1

I. Đặc điểm và trách nhiệm của các bên có liên quan 1

1. Đặc điểm của hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 1

2. Trách nhiệm của các bêncó liên quan 1

II. Tác dụng của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng

đường biển 2

III. Nội dung chủ yếu nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận

chuyển bằng đường biển 4

1. Các loại rủi ro trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận

chuyển bằng đường biển 4

1.1. Theo nguyên nhân 4

1.2. Theo nghiệp vụ bảo hiểm 4

2. Các loại tổn thất 7

3. Hợp đồng bảo hiểm 13

3.1. Định nghĩa và tính chất của hợp đồng bảo hiểm 13

3.2. Các loại hợp đồng bảo hiểm 13

4. Giám định tổn thất và giải quyết bồi thường 19

4.1. Giám định tổn thất 19

4.2. Giải quyết bồi thường 19

IV. Quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu

vận chuyển bằng đường biển 22

Chương II: Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá

xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở công ty bảo hiểm PJICO 30

I. Giới thiệu vài nét về công ty cổ phần bảo hiểm PJICO 30

1. Sự hình thành và phát triển của công ty bảo hiểm PJICO 30

2. Bộ máy tổ chức của công ty 31

3. Các nghiệp vụ bảo hiểm triển khai tại công ty bảo hiểm PJICO 35

II. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu

vận chuyển bằng đường biển ở công ty cổ phần bảo hiểm PJICO 37

1. Những thuận lợi và khó khăn mà PJICO gặp phải khi triển khai nghiệp vụ 37

2. Thực tế triển khai 42

Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị để phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở công ty cổ phần

bảo hiểm PJICO 54

1. Đối với Nhà nước 54

2. Đối với Công ty bảo hiểm PJICO 55

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí