Chủ Trương Của Đảng Về Phát Triển Du Lịch (2011 ­ 2015)


công nghệ tiếp tục trên đà phát triển mạnh mẽ, đã và đang tác động sâu sắc tới sự phát triển kinh tế, xã hội trên toàn thế giới nói chung và du lịch nói riêng. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đan xen xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa tiếp tục tạo ra cơ hội lớn để thúc đẩy du lịch thế giới phát triển.

Hai là, du lịch tiếp tục là ngành kinh tế phát triển nhanh trên thế

giới, khách du lịch có xu hướng chuyển dần sang châu Á ­ Thái Bình Dương

Du lịch đã và đang là ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế ­ xã hội ở nhiều quốc gia. Giai đoạn 2011 ­ 2015, du lịch tiếp tục là ngành kinh tế có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Theo dự

đoán của Tổ

chức Du lịch Thế

giới, năm 2012 trên thế

giới có trên 1 tỷ

người đi du lịch, năm 2020 sẽ là 1,4 tỷ. Ngành Du lịch chiếm 9% (cả trực tiếp lẫn gián tiếp) đối với GDP toàn cầu, đóng góp 1/12 toàn bộ lao động của thế giới [95, tr.1].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Châu Á ­ Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực phát triển kinh tế năng động. Khách du lịch trên thế giới có xu thế chuyển dần sang khu vực châu Á ­ Thái Bình Dương và Đông Nam Á, những nơi có nền kinh tế phát triển năng động và nền chính trị hòa bình ổn định, mà trong đó, Việt Nam được đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện. Năm 2000, châu Âu là khu vực đứng đầu với 56,8% thị phần khách du lịch quốc tế; đứng thứ hai là châu Mỹ với 18,7%; tiếp đến là châu Á ­ Thái Bình Dương 16,7%... Tuy nhiên thị phần của châu Âu, châu Mỹ có xu hướng giảm dần. Năm 2011, thị phần khách du lịch quốc tế của châu Âu giảm xuống còn 51,2%; châu Mỹ 15,9 và khu vực châu Á ­ Thái Bình Dương tăng lên 22,1%. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới, đến 2020 khu vực châu Á ­ Thái Bình Dương sẽ chiếm 27,34% khách du lịch quốc tế toàn cầu [95, tr.2].

Ba là, hợp tác trong khối ASEAN ngày càng tăng cường, tạo cơ hội hợp tác du lịch nội khối

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 - 12

Xu thế hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 mang lại những cơ


hội lớn trong hợp tác phát triển du lịch khu vực. Du lịch các nước Đông Nam Á giữ vị trí quan trọng trong khu vực châu Á ­ Thái Bình Dương: Năm 2011 các nước ASEAN đón 77,2 triệu khách du lịch quốc tế, chiếm 35,6% lượng khách du lịch quốc tế và 28,3% thu nhập du lịch toàn khu vực châu Á­Thái Bình Dương. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới, năm 2020 lượng khách quốc tế đến ASEAN là 125 triệu, mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 ­ 2020 là 6%/năm. Hiệp hội Du lịch các nước ASEAN không ngừng nâng cao vị thế trên trường quốc tế, cùng với đó là các chính sách về hợp tác trong phát triển du lịch giữa các nước. Đây là cơ hội to lớn mà Việt Nam có thể tận dụng để phát triển du lịch [95, tr.2].

Những tác động tiêu cực

Một là, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, bất ổn chính trị, tranh chấp chủ quyền,...diễn ra ở nhiều nơi Trên thế giới, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng

diễn biến phức tạp, khó lường. Những căng thẳng, xung đột vũ trang,

tranh chấp biên giới, lãnh thổ, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố diễn ra gay gắt: Xung đột chính trị, khủng bố (lực lượng phiến quân IS); quan hệ ngoại giao căng thẳng giữa các quốc gia: Trung Quốc ­ Nhật Bản do xung đột trên biển

Hoa Đông, tình hình bất

ổn ở

Trung Đông, dòng người nhập cư ồ ạt vào

châu Âu từ Syria... Các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính ­ tiền tệ, điện tử ­ viễn thông, sinh học, môi trường, biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, thiên tai, dịch bệnh,

… sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, là những tác động tiêu cực tới phát triển du lịch thế giới và Việt Nam.

Hai là, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, các tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá kinh tế quốc tế


Trong giai đoạn 2011 ­ 2015, kinh tế toàn cầu nhìn chung phát triển

chậm và không

ổn định, dù đã xuất hiện một số

tín hiệu lạc quan. Sau

hơn 7 năm xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu (năm 2008), kinh tế thế giới vẫn chưa lấy lại được đà tăng trưởng như trước đó. Khủng

hoảng kinh tế tại các nền kinh tế lớn trên thế giới như: Khủng hoảng nợ

công tại châu Âu giai đoạn 2010 ­ 2013, khủng hoảng tài chính Nga năm 2014... đã khiến du lịch toàn cầu chịu ảnh hưởng lớn, du lịch Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Thêm vào đó là các động tiêu cực của quá trình

toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế: Khoét sâu thêm ngăn cách giàu

nghèo, làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội trong từng nước và giữa các nước với nhau, cạnh tranh gay gắt song là cuộc chạy đua không cân sức giữa các nước giàu, các tập đoàn tư bản khổng lồ với các nước kém phát triển, tạo ra nguy cơ làm biến dạng hoặc mất đi bản sắc dân tộc, sự gia tăng các

hiện tượng tiêu cực và tệ

nạn xã hội, mất độc lập tự

chủ

của các quốc

gia,... đây là những thách thức cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nói chung và phát triển du lịch nói riêng.

Ba là, tranh chấp chủ quyền biên giới, biển, đảo tại châu Á ­ Thái Bình Dương và khu vực Đông Nam Á tiếp tục diễn biến phức tạp

Khu vực châu Á ­ Thái Bình Dương và khu vực Đông Nam Á tiếp tục là địa bàn cạnh tranh, tranh chấp quyết liệt giữa các nước lớn. Tình trạng tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biên giới, chủ quyền biển đảo diễn biến phức tạp, gây ra những căng thẳng trong khu vực và quốc tế, kéo theo những diễn biến chính trị phức tạp ở các nước. Những điều đó tác động tiêu cực đến phát triển du lịch khu vực và Việt Nam.

3.1.1.2. Tác động của tình hình trong nước Thuận lợi

Một là, kinh tế, chính trị ổn định, đời sống nhân dân tiếp tục được nâng


cao.

Trong giai đoạn 2011 ­ 2015, tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam ổn

định, tốc độ tăng GDP bình quân 5 năm đạt trên 5,9%/năm, quy mô và tiềm lực của nền kinh tế tiếp tục tăng lên; GDP năm 2015 đạt 193,4 tỉ USD, bình quân đầu người khoảng 2.109 USD. Sau gần 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng, diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Thế và lực của Việt Nam vững mạnh thêm nhiều, đời sống nhân dân được cải thiện một cách căn bản, an sinh xã hội được bảo đảm và ngày càng cải thiện. Chính trị ­ xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững. Văn hóa ­ xã hội có những bước phát triển tích cực. Những điều đó tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

Hai là, quan hệ

đối ngoại và hợp tác quốc tế

ngày càng được mở

rộng và đi vào chiều sâu.

Đến năm 2015, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 8 nước, nâng cấp lên đối tác chiến lược toàn diện với hai nước, lập quan hệ đối tác toàn diện với 10 nước. Việt Nam đã chủ động, tích cực trong việc đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do, hội nhập sâu và toàn diện hơn

vào nền kinh tế

khu vực và thế

giới. Việt Nam đã ký kết ba FTA song

phương với các đối tác quan trọng, bao gồm FTA với Hàn Quốc, FTA với Liên minh kinh tế Á ­ Âu và FTA với Liên hiệp châu Âu. Tính đến năm 2015, Việt Nam đã ký kết 11 FTA và có quan hệ kinh tế ­ thương mại với 224 quốc gia và vùng lãnh thổ. Những hoạt động kinh tế đối ngoại đã đóng góp tích cực vào việc mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tăng cường thu hút đầu tư. Những thành tựu to lớn và quan trọng đó là cơ sở làm cho thế và lực, sức mạnh tổng hợp cũng như uy tín và vị thế quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao, tạo tiền đề quan trọng cho thúc đẩy du lịch phát triển.

Ba là, những thành tựu đạt được về phát triển du lịch những năm


2006 ­ 2010 tạo đà mạnh mẽ cho giai đoạn tiếp sau

Trong những năm 2006 ­ 2010, du lịch phát triển trong điều kiện đất

nước hội nhập sâu rộng với nền kinh tế quốc tế. Bám sát tình hình thế

giới, khu vực trong nước, Đảng đã kịp thời ban hành chủ trương và chỉ đạo chặt chẽ sự phát triển du lịch. Du lịch Việt Nam đã có sự phát triển nhanh

chóng cả

về quy mô và chất lượng, đóng góp quan trọng vào sự

nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những điều đó là chẳng những là

tiền đề

quan trọng để

Đảng tiếp tục lãnh đạo phát triển du lịch mà còn

cung cấp cho Đảng, Nhà nước những kinh nghiệm quý báu về phát triển du lịch trong những năm tiếp theo.

Khó khăn, thách thức

lãnh đạo

Trong giai đoạn 2011 ­ 2015, ở trong nước, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, song phục hồi còn chậm, tăng trưởng chưa đạt chỉ tiêu đề ra; chất lượng tăng trưởng một số mặt còn thấp. Những hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá, xã hội, y tế, kéo theo những khó khăn để phát triển du lịch. Tranh chấp chủ quyền biển, đảo, đặc biệt là ở Biển Đông, gây ra những căng thẳng trong quan hệ quốc tế, đe dọa hòa bình, ổn định và tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, trong đó có du lịch.

3.1.2. Chủ trương của Đảng về phát triển du lịch (2011 ­ 2015)

Chủ trương phát triển du lịch của Đảng thể hiện ở Văn kiện Đại hội XI (2011) và văn kiện các hội nghị Trung ương Đảng trong giai đoạn 2011 ­ 2015. Chủ trương phát triển du lịch của Đảng trong giai đoạn 2011 ­ 2015 thể hiện ở những vấn đề sau đây:

3.1.2.1. Mục tiêu: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ngay từ Đại hội IX, Đảng đã nhận thức được vị trí, vai trò của du lịch

và chủ

trương phát triển du lịch trở

thành ngành kinh tế

mũi nhọn. Chủ


trương đó tiếp tục được tái khẳng định tại Đại hội X và Đại hội XI. Trong giai đoạn 2006 ­ 2010, du lịch đã có sự tăng trưởng nhanh chóng, từng bước hòa nhập với các nước trong khu vực. Giai đoạn 2011 ­ 2015, khẳng định mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là sự tiếp tục khẳng định vai trò ngày càng lớn và quan trọng của du lịch trên phạm vi cả nước và hầu hết các địa phương, khẳng định vị trí động lực của du lịch đối với kinh tế, xã hội, vừa có sự đóng góp lớn vào GDP, vừa kích thích các ngành khác phát triển.

Cụ thể hóa mục tiêu đó, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định: Tốc độ tăng trưởng của du lịch bình quân thời kỳ 2011 ­ 2020 đạt 11,5 ­ 12%/năm. Năm 2015: Việt Nam đón 7 ­ 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36 ­ 37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10 ­ 11 tỷ USD, đóng góp 5,5 ­ 6% vào GDP cả nước; có tổng số 390.000 buồng lưu trú với 30 ­ 35% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó có 620.000 lao động du lịch trực tiếp [128, tr.2]. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030 tiếp tục chỉ rõ: Năm 2015 thu hút 7,5 triệu lượt

khách du lịch quốc tế, phục vụ 37 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách

quốc tế 8,4%/năm và nội địa 5,7%/năm. Đóng góp của du lịch năm 2015

chiêḿ 6% tổng GDP cả nước. Năm 2015 có390.000 buồng khách sạn, có 2,1

triệu lao động, trong đó620 nghìn lao động trực tiếp [129, tr.2­3]. Tiếp đó, Chương trình Hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013 ­ 2020 nêu rõ: Đến năm 2015 thu hút 7­7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 36­37 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 10­11 tỷ USD [130, tr.2].

3.1.2.2. Phương hướng

Thứ nhất, đẩy mạnh phát triển du lịch, tập trung nguồn lực cho phát triển du lịch.


Đại hội XI (2011) của Đảng xác định, tập trung phát triển mạnh du lịch: “Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh như các dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch,...” [60, tr.39]. Đại hội chỉ rõ: “Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như du lịch, hàng hải, hàng không, viễn thông, công nghệ thông tin, y tế” [60, tr.116].

Ngày 17/10/2013, Kết luận số

74­KL/TW, Hội nghị

lần thứ

tám

BCHTW Đảng (khóa XI) về

“Tình hình kinh tế

­ xã hội năm 2013 và

nhiệm vụ năm 2014” và “Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI về kinh tế ­ xã hội, trọng tâm là ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng” đã xác định, một trong những nhiệm vụ cơ bản để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế ­ xã hội năm 2014 là: “Đẩy mạnh phát triển du lịch, các ngành dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh”

[62, tr.4]. Hội nghị nhấn mạnh: “Tiếp tục phát triển các ngành dịch vụ có

tiềm năng, lợi thế, có giá trị

gia tăng cao, như

công nghệ

thông tin, viễn

thông, vận tải, du lịch,…” [62, tr.4].

Phát triển mạnh và tập trung phát triển du lịch thể hiện sự quyết tâm của Đảng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Điều đó có nghĩa là cần tiếp tục tập trung vốn đầu tư, khoa học công nghệ, con người, ban hành các cơ chế, chính sách, kịp thời tháo gỡ những khó khăn từ công tác quy hoạch, tuyên truyền, quảng bá, thu hút kêu gọi đầu tư, huy động vốn,

xây dựng nâng cấp hệ

thống cơ sở

vật chất, phát triển thị

trường, phát

triển nguồn nhân lực,... tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du lịch phát triển.

Thứ hai, ưu tiên phát triển và hiện đại hóa du lịch.

Đại hội XI của Đảng đã nêu những định hướng lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững: Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại


nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa

mở rộng quy mô, vừa chú trọng nâng cao chất lượng hiệu quả, từ tăng

trưởng chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên, sử dụng lao động giá rẻ sang tăng trưởng chủ yếu dựa vào áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Theo định hướng đó, một trong năm vấn đề mà Đại hội xác định là: “Phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch,...” [60, tr.198], đồng thời chỉ rõ: “Ưu tiên phát triển và hiện đại hoá các dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, thương mại, du lịch,...” [60, tr.198­199]

.

Ưu tiên phát triển và hiện đại hóa du lịch nghĩa là ưu tiên về vốn đầu tư, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống cơ sở vật chất... Hiện đại hóa du lịch là chủ trương đúng đắn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong điều kiện mới. Không nhất thiết phải xây dựng những công trình quá to lớn, vĩ đại mà phải quán triệt quan điểm tiện nghi, tiện sử dụng với chức năng thông minh được hỗ trợ bởi công nghệ hiện đại, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách, hấp dẫn, đa dạng, riêng biệt, đảm bảo khai thác công năng tiện nghi nhưng tiết kiệm, thân thiện môi trường.

Thứ ba, hình thành các trung tâm du lịch lớn trong cả nước.

Chiến lược phát triển kinh tế ­ xã hội 2011 ­ 2020 do Đại hội XI của Đảng thông qua xác định, một trong những vấn đề quan trọng để thúc đẩy du lịch phát triển là: “Hình thành một số trung tâm dịch vụ, du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế” [60, tr.116].

Chủ trương hình thành các trung tâm du lịch lớn trong cả nước nghĩa là phát triển du lịch phải có trọng tâm, trọng điểm để tập trung nguồn lực xây

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 27/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí