Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 - 10


Huế, Du lịch Phố cổ Hội An, Hà Nội...; Du lịch biển, đảo: Lặn biển, dù

lượn,... Giai đoạn 2007 ­ 2008, Tổng cục Du lịch, Vụ Lữ hành nghiên cứu phát triển các loại hình du lịch đường bộ. Từ năm 2008 đến năm 2010, Vụ Lữ hành tiếp tục xây dựng và triển khai các đề án phát triển SPDL đường sắt và SPDL đường biển. Từ đó, nhiều SPDL mới đã hình thành và phát triển nhanh chóng, như: Du lịch sinh thái: Bãi biển Lăng Cô, Nhà vườn Huế, Hồ Ba Bể, Rừng Cúc Phương…; Du lịch MICE, một loại hình du lịch gặp gỡ, xúc tiến, hội nghị, hội thảo; Du lịch bằng xe đạp, xích lô ở Hà Nội…; Du lịch mạo hiểm: Lặn biển Nha Trang, leo núi Tây Bắc…; Du lịch Thể thao: Dù lượn ở Nha Trang, Tuần Châu,... Giai đoạn 2008 ­ 2010, xây dựng và triển khai đề án phát triển các khu vui chơi giải trí và hệ thống các cửa hàng dịch vụ đạt chuẩn.

Chỉ đạo phát triển SPDL tại các vùng du lịch khả quan, SPDL tại các vùng đa dạng, phong phú và chất lượng ngày càng tốt hơn. Đã bước đầu xây dựng các SPDL theo các vùng du lịch.

Vùng du lịch Bắc Bộ: Bao gồm 23 tỉnh từ Hà Giang đến Hà Tĩnh.

SPDL đặc trưng là du lịch văn hoá kết hợp với du lịch tham quan, nghiên cứu. Du lịch văn hoá, nghệ thuật, lễ hội truyền thống, làng nghề chủ yếu ở Hà Nội, Hà Tây, Ninh Bình,...Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng tại vùng biển và ven biển Hạ Long, Bái Tử Long, Cát Bà, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò,... du lịch tham quan Hồ Tây, Hồ Ba Bể,... du lịch tham quan vùng núi: Tam Đảo, Ba Vì, Sa Pa, Yên Tử, Mẫu Sơn, Fansipan,...

Vùng du lịch Bắc Trung Bộ: Bao gồm 5 tỉnh Quảng Bình đến Quảng Ngãi. SPDL đặc trưng là du lịch tham quan các di tích lịch sử cách mạng, kết hợp với du lịch biển, hang động. Du lịch tham quan các di tích lịch sử cách mạng tại các địa bàn có các di sản văn hoá thời Nguyễn (Huế), văn

hoá Chăm (Quảng Nam ­ Đà Nẵng), các di tích chống Mỹ, cứu nước ở

Quảng Trị (địa đạo Vĩnh Mốc, dải đường 9 đến Nam Lào, thành cổ Quảng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Trị...). Du lịch tham quan nghỉ dưỡng, giải trí dải ven biển Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô (Thừa Thiên ­ Huế), Vĩnh Nam Ô, Non Nước, Hội An

(Quảng Nam ­ Đà Nẵng), Mỹ Khê (Quảng Ngãi), vùng núi Bạch Mã, Bà

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 - 10

Ná, cảnh quan hang động ở Phong Nha (Quảng Bình).

Vùng du lịch Nam Trung bộ

và Nam bộ: Bao gồm 25 tỉnh từ

Kon

Tum đến Cà Mau. SPDL đặc trưng là du lịch tham quan, nghỉ dưỡng biển và núi, du lịch sông nước, du lịch sinh thái đồng bằng sông Cửu Long. Phát

triển đa dạng các SPDL tại Thành phố Hồ Chí Minh, các SPDL biển tại

Vũng tàu, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, du lịch tham quan nghỉ dưỡng núi ở Lâm Đồng ­ Đà Lạt và một số tỉnh Tây Nguyên, tham quan di tích tại tháp Chàm (Ninh Thuận, Bình Thuận), Tây Sơn (Bình Định), các chùa Bà núi Sam, núi Sập, khu di tích Ốc Eo Tri Tôm, Thoại Sơn (An Giang)...

Chỉ đạo phát triển SPDL tại các tuyến du lịch đạt kết quả khá tốt. Đã hình thành nhiều tuyến du lịch với các SPDL đặc thù, như: Tuyến du lịch đường biển Hạ Long ­ Đà Nẵng, Huế ­ Khánh Hoà và Thành phố Hồ Chí Minh; tuyến du lịch Vân Nam ­ Lào Cai ­ Hà Nội ­ Hải Phòng ­ Quảng Ninh; tuyến du lịch sông Mê Kông; tuyến du lịch “Con đường huyền thoại theo đường Hồ Chí Minh”; tuyến du lịch “Con đường di sản miền Trung” từ Nghệ An đến Đà Lạt; tuyến du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên”;...

Trong giai đoạn 2006 ­ 2010, nâng cao chất lượng SPDL được triển khai bằng các hoạt động thiết thực như: Năm 2007, phát động

cuộc vận động bình chọn cho Vịnh Hạ

Long là một trong 7 kỳ

quan

thiên nhiên thế giới. Năm 2009, tổ chức ngày Văn hoá các dân tộc Việt

Nam; Festival Cồng, Chiêng,.. Hàng năm, tổ chức các hội thi chuyên

ngành; tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch; tổ chức các hoạt động

văn nghệ

dân gian phục vụ

tại các điểm du lịch, các hội thi toàn quốc

về hướng dẫn viên du lịch, về lễ tân, ẩm thực, hàng năm tổ chức bình


chọn các doanh nghiệp du lịch và trao giải cho 10 doanh nghiệp hàng đầu.

Bên cạnh những thành quả đã đạt được, phát triển sản phẩm và loại hình du lịch còn có những hạn chế. SPDL giữa các vùng du lịch, các khu du lịch còn trùng lắp, đơn điệu, chưa thực sự hấp dẫn, thiếu các khu vui chơi, giải trí có quy mô lớn và sức thu hút cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa

dạng của du khách.

Chất lượng SPDL

ở một số

khu du lịch ít hấp dẫn,

chẳng hạn, nhiều khu du lịch nổi tiếng, có lợi thế lớn như: Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha ­ Kẻ Bàng, Phố cổ Hội An... phát triển SPDL, hệ thống khu vui chơi giải trí, bán hàng lưu niệm còn nghèo nàn, hệ thống khách sạn, chất lượng phục vụ chưa cao. Quản lý phát triển SPDL tồn tại nhiều bất cập, nhất là việc quản lý điểm đến chưa thống nhất, kiểm soát môi trường, an toàn, vệ sinh, trật tự, văn minh và ứng xử du lịch còn nhiều hạn chế, dẫn tới hình ảnh điểm đến du lịch bị phương hại.

2.2.4. Xúc tiến, quảng bá du lịch

Theo tinh thần Đại hội X của Đảng (2006), công tác XT, QBDL tập trung vào quảng bá đất nước, con người, văn hóa Việt Nam. Theo đó, Công tác XT, QBDL trong giai đoạn 2006 ­ 2010 đã được triển khai chủ động, đóng góp thiết thực vào việc thu hút khách du lịch, tạo đòn bẩy để du lịch phát triển.

Đảng đã chỉ

đạo toàn diện về

XT, QBDL từ

quy chế, quy định, nội dung,

phương pháp tiến hành, từ tiến hành XT, QBDL trên báo, tạp chí, truyền hình, trên mạng internet, các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, các kênh truyền hình quốc tế,...

Tiếp tục triển khai công tác XT, QBDL đã xác định trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 ­ 2010 theo hướng :

Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch với các hình thức linh hoạt; phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; tranh thủ hợp

tác quốc tế

trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch

ở trong và


ngoài nước, từng bước tạo dựng và nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam trên trường quốc tế; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và của nhân dân về vị trí, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế ­ xã hội của đất nước [118, tr.2].

Và: “Kết hợp linh hoạt các hình thức tuyên truyền như: Hội chợ, hội thảo, triển lãm... các phương tiện thông tin tuyên truyền khác để xúc tiến,

quảng bá du lịch phù hợp với định hướng phát triển thị trường du lịch ở

trong và ngoài nước. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài và hỗ trợ quốc tế để phục vụ công tác xúc tiến quảng bá du lịch đạt hiệu quả” [118, tr.4].

Luật Du lịch 2005 đã nêu rõ vai trò của Nhà nước và các nội dung XT, QBDL: Nhà nước tổ chức, hướng dẫn hoạt động XT, QBDL với các nội dung: Tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi về đất nước, con người Việt Nam, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách mạng, di sản văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người, bản sắc văn hoá dân tộc; nâng cao nhận thức xã hội về du lịch; huy động các nguồn lực để đầu tư

phát triển du lịch; nghiên cứu thị trường du lịch, tuyên truyền, giới thiệu

SPDL. Luật còn chỉ rõ trách nhiệm, mối quan hệ của các cơ quan quản lý

nhà nước về

du lịch

ở trung

ương, UBND cấp tỉnh và các doanh nghiệp

trong hoạt động XT, QBDL. Trong đó, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình XT, QBDL quốc gia; chủ trì, phối hợp với UBND cấp tỉnh, có sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch tổ chức thực hiện các hoạt động XT, QBDL ở trong nước và nước ngoài; điều phối các

hoạt động XT, QBDL liên vùng, liên địa phương. Cơ quan quản lý nhà

nước về du lịch ở trung ương thiết lập các văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở nước ngoài để đẩy mạnh công tác XT, QBDL theo quy định. UBND cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, chương trình XT, QBDL của địa phương; tổ


chức thực hiện các hoạt động XT, QBDL tại địa phương; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và ở địa phương khác trong hoạt động XT, QBDL.

Nghị

định số

92/2007/NĐ­CP, ngày 01/6/2007 của Chính phủ Quy

định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch đã nêu rõ một số hình

thức xúc tiến du lịch, như: Tuyên truyền, quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và nước ngoài. Xây dựng các sản phẩm

tuyên truyền, quảng bá du lịch. Công bố

các SPDL mới. Tổ

chức và thực

hiện các chương trình, sự kiện, hội chợ, hội thảo,… Nội dung xúc tiến du lịch tập trung vào truyền, quảng bá về đất nước, con người, văn hoá Việt Nam; xây dựng, quảng bá các SPDL… Nghị định còn chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương, UBND cấp tỉnh trong xúc tiến du lịch và nêu rõ các quy định về văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở nước ngoài.

Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 149/2007/NĐ­CP ngày

09/10/2007, Về xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch

[35],

trong đó việc vi phạm quy định về hoạt động XT, QBDL được nêu rõ tại Điều 15, 16, Mục 3, Chương II: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000

đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Lợi dụng hoạt động XT,

QBDL làm phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chương trình khuyến mại du lịch đã thông tin, quảng bá; quảng bá SPDL không đúng với nội dung và chất lượng thực tế. Đồng thời buộc tháo dỡ, tiêu hủy các vật phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch, chấm dứt các chương trình quảng bá. Thông tư số 89/2008/TT­ BVHTTDL, ngày 30/12/2008, Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ­CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ tiếp tục nêu rõ các

vấn đề về chương trình XT, QBDL; sản phẩm XT, QBDL; năm du lịch

quốc gia; hội chợ, triển lãm du lịch; tuyên truyền, quảng bá du lịch trong


các sự kiện quốc tế, quốc gia trọng đại; chuyến thăm của nhân vật nổi

tiếng thế giới,... Đồng thời, chỉ rõ về nội dung, hình thức, cách thức đăng ký, tham gia XT, QBDL.

Trong những năm 2006 ­ 2010, XT, QBDL là một trong những nội dung chủ yếu mà Chính phủ, các bộ, ban, ngành tập trung thực hiện. Nghị

quyết số

01/2006/NQ­CP, ngày 16/01/2006,

Về những giải pháp chủ

yếu

chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế ­ xã hội và ngân sách nhà nước năm 2006, xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm đối với phát triển du lịch năm 2006 là: “Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch” [33, tr.3]. Chương trình Hành động quốc gia về du lịch 2006 ­ 2010 tiếp tục khẳng định, một trong những nội dung trọng tâm phát triển du lịch giai đoạn 2006 ­ 2010 là: “Tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch; thúc đẩy hội nhập quốc tế; nâng cao nhận thức của toàn dân về phát triển du lịch;

nâng cao hình

ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế” [121, tr.2].

Nghị

quyết số

03/2007/NQ­CP, ngày 19/01/2007,

Về những giải pháp chủ

yếu

chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế ­ xã hội và ngân sách nhà nước năm 2007, chỉ rõ: “Trong năm 2007, các bộ, ngành, cơ quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tập trung chủ yếu vào việc đẩy mạnh quảng bá du lịch Việt Nam” [36, tr.8].

Chương trình Hành động của ngành du lịch sau khi Việt Nam gia

nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) giai đoạn 2007 ­ 2012 xác

định, một trong những nhiệm vụ quan trọng là xây dựng và tổ chức thực

hiện chiến lược XT, QBDL. Để thực hiện điều đó, Chương trình xác

định phải nghiên cứu, đầu tư nâng cao chất lượng của công tác XT,

QBDL

ở nước ngoài; đa dạng hoá các hoạt động XT, QBDL cả

trong

nước và ở nước ngoài; sử dụng nhiều công cụ để tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam, đặc biệt là internet; thu hút các nguồn tài trợ cho XT, QBDL; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến.


Năm 2009, Quyết định số

122/2009/QĐ­TTg, ngày 09/10/2009,

Ban

hành quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2009 ­ 2010, xác định các chương trình XT, QBDL được hỗ trợ kinh phí bao gồm: Xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam thông qua các phương tiện truyền thông trong nước và ngoài nước; xuất bản các ấn phẩm, vật phẩm phục vụ công tác XT, QBDL. Tổ chức, tham gia các hoạt động XT, QBDL trong và ngoài nước, bao gồm: Hội chợ, triển lãm; khảo sát phát triển SPDL. Tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo, hội thi chuyên ngành và các sự kiện du lịch khác ở trong và ngoài nước,... Theo đó, hỗ trợ 100% chi phí cho cán bộ của đơn vị chủ trì chương trình thực hiện công tác tổ chức, quản lý và hướng dẫn. Hỗ trợ 100% chi phí trang trí tổng thể khu vực hội chợ, chi phí gian hàng. Hỗ trợ 100% chi phí tuyên truyền quảng bá và mời khách đến giao thương tại gian hàng Việt Nam tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài,...

Năm 2010, Nghị

quyết số

03/NQ­CP, ngày 15/01/2010,

Về những

giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế ­ xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010, tiếp tục chỉ rõ: “Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch; tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế thông qua việc tuyên truyền, giới thiệu về sự kiện văn hóa lớn như các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long ­ Hà Nội, các giải thể thao

quốc tế tổ

chức tại Việt Nam” [39, tr.8]. Tiếp đó,

Quyết định 2323/QĐ­

BVHTTDL, ngày 05/7/2010, Phê duyệt Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia năm 2010, đã nêu rõ nội dung xúc tiến trong năm 2010, bao gồm: Thực hiện xúc tiến, quảng bá du lịch thông qua các phương tiện truyền thông trong nước và ngoài nước; xuất bản các ấn phẩm, vật phẩm như: Sản xuất phim phóng sự giới thiệu tour du lịch tại 4 quốc gia Việt nam, Lào, Campuchia và Myanma, quảng bá du lịch Việt Nam trên các tạp chí du lịch lớn quốc tế,… với tổng kinh phí 16,4 tỷ đồng; tổ chức hội chợ, triển lãm với tổng kinh phí 14,55 tỷ đồng; tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội thi chuyên ngành và các sự


kiện du lịch khác ở trong và ngoài nước với tổng kinh phí 4,4 tỷ đồng; thiết lập, cung cấp hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin du lịch Việt Nam với tổng kinh phí 1,35 tỷ đồng; tổ chức các hoạt động để phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch với tổng kinh phí 1,4 tỷ đồng; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong và ngoài nước, nâng cao năng lực, kỹ năng XT, QBDL với tổng kinh phí 1,9 tỷ đồng.

Công tác chỉ đạo XT, QBDL của Đảng trong giai đoạn 2006 ­ 2010 diễn ra nhịp nhàng, chặt chẽ, hiệu quả tốt, cụ thể:

Chỉ đạo XT, QBDL trên báo chí, truyền hình phát triển mạnh. Bộ Văn

hóa, Thể

thao và Du lịch đã phối hợp chặt chẽ

với Đài truyền hình Trung

ương để xây dựng các chương trình giới thiệu về đất nước ­ con người, về các điểm du lịch trọng điểm của Việt Nam, như: Phát sóng định kỳ trên Đài Tiếng nói Việt Nam các chuyên mục “Tìm hiểu chính sách du lịch”, “Bảo vệ môi trường du lịch”, “Câu chuyện hướng dẫn viên”, “Đi đâu, xem gì, ăn gì” và trang tin du lịch trong nước, quốc tế “Việt Nam ­ Đất nước con người”, “Nhìn ra thế giới”, “Thư bạn yêu du lịch”,... Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các cơ quan báo chí mở chuyên trang Du lịch, cung cấp thông tin cho độc giả về chính sách, định hướng phát triển, về vị trí, vai trò và hoạt động của Ngành trên các báo Nhân dân, Vietnam News, Báo ảnh Việt Nam, Báo và Tạp chí Du lịch.

Chính phủ, Bộ Văn hóa Thể

thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch

chỉ

đạo chặt chẽ việc ứng dụng công nghệ tin học, quảng bá hình ảnh điểm đến Việt Nam trên mạng internet, đã duy trì, nâng cấp các websites: Giới thiệu tổng quan về văn hóa, lịch sử, đất nước, con người và tiềm năng du lịch Việt Nam bằng 5 ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp, Trung, Nhật; trang thông tin điện tử của Tổng cục Du lịch bằng tiếng Anh, Việt; thông tin du lịch trực tuyến bằng hai ngôn ngữ Anh và Việt. Đồng thời các tỉnh, thành phố đều có trang web

riêng để XT, QBDL của địa phương mình như: Trang

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 27/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí