Cơ Cấu Cơ Sở Lưu Trú Trên Địa Bàn Tỉnh Ninh Bình, Giai Đoạn 2000-2005


việc giải quyết việc làm cho người lao động và giảm tỷ lệ thất nghiệp, thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh phát triển.

Việc thu hút các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch đã thu được nhiều kết quả. Đã có 36 dự án được UBND tỉnh phê duyệt với tổng mức đầu tư là hơn 6.576 tỷ đồng [34]. Một số khu du lịch trọng điểm được đầu tư xây dựng như: Khu Tam Cốc - Bích Động, khu du lịch sinh thái Tràng An, sân golf hồ Đồng Thái, khu biệt thung lũng Thái Vi, đất ngập nước Vân Long được đẩy nhanh. Trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án, chủ đầu tư đã chấp hành tốt các chế độ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến nghiệm thu thanh toán các hạng mục công trình dự án.

Cùng với xu hướng chung của cả nước hiện nay, do lượng khách quốc tế ngày càng tăng, khách nội địa có nhu cầu đi nghỉ nhiều hơn nên các khách sạn, nhà nghỉ xây dựng thêm để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Ngành du lịch đã không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch. Nhìn chung số lượng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng nhanh cả về số lượng, quy mô và phương thức hoạt động. Đến nay cơ sở lưu trú của Ninh Bình đã đạt 103 cơ sở lưu trú với 1.576 phòng nghỉ và 2.602 giường. Trong đó đã có 21 cơ sở lưu trú được công nhận đạt loại hạng từ 1 đến 2 sao, chiếm tỷ lệ 20,3% tổng số lưu trú hiện có. Trong năm 2008, có 8 cơ sở lưu trú được xây dựng mới, với tổng số vốn đầu tư là 124 tỷ đồng, trong đó có 1 khách sạn 1 sao và 6 khách sạn 2 sao [34]. Bên cạnh đó các khu vui chơi giải trí đã bước đầu đáp ứng nhu cầu của du khách


Bảng 3.3. Cơ cấu cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2000-2005


Đơn vị

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Cơ sở lưu trú

Cơ sở

35

38

40

45

60

76

- Số lượng phòng

Phòng

500

511

561

626

815

1.051

- Số lượng giường

Giường

800

869

937

1,064

1,468

1.742

1. Phân theo loại hình

Cơ sở







- Khách sạn

"

18

20

25

25

28

38

- Nhà khách, nhà nghỉ

"

10

12

17

17

20

30

- Làng du lịch

"

1

1

1

1

1

1

- Khu du lịch

"

7

7

7

7

7

7

2. Phân theo sở hữu

Cơ sở







- Nhà nước


3

3

3

3

1

1

- Tư nhân

"

32

35

37

42

57

73

- Cổ phần

"





2

2

3. Phân theo qui mô

Cơ sở







- Dưới 10 phòng

"

5

7

10

12

12

29

- Từ 10 đến 19 phòng

"

25

22

25

27

20

30

- Từ 20 đến 99 phòng

"

5

9

15

16

28

11

4. Phân theo hạng sao

Cơ sở







- Chưa xếp hạng

"

22

18

20

40

53

63

- Đạt tiêu chuẩn


12

19

19



5

- 1 sao

"




1

1

1

- 2 sao

"

1

1

1

4

6

7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch 1992 - 2008 - 12

Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình.

Có thể nói, từ khi tái lập tỉnh đến Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã từng bước khắc phục những khó khăn để đưa hoạt động du lịch có được những kết quả


đáng kể. Với mức tăng trưởng như thời gian qua có thể thấy được du lịch Ninh Bình đang có những bước đi đúng, sự quan tâm đầu tư phát triển của tỉnh thời gian qua cho du lịch cùng với sự tăng trưởng của các ngành kinh tế khác đã góp phần quan trọng thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững hơn. Quan trọng hơn cả là hoạt động kinh doanh du lịch đã đóng góp tích cực và có hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và du lịch đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành nghề phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo. Du khách đến với Ninh Bình sẽ nhận thấy sự khởi sắc thực sự của ngành du lịch Ninh Bình. Ninh Bình đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn, độc đáo, thú vị của du khách trong nước và quốc tế. Có được những thành tựu đó là do sự đồng lòng, nhất trí, đoàn kết của toàn dân Ninh Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước nói chung và Đảng bộ tỉnh Ninh Bình nói riêng.

3.1.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành kinh tế du lịch Ninh Bình vẫn còn một số hạn chế, yếu kém cần khắc phục để trong tương lai đưa ngành kinh tế du lịch tỉnh có bước phát triển đột phá hơn.

Thứ nhất: cơ chế chính sách đầu tư vẫn còn những bất cập, công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch vẫn chưa theo kịp tăng trưởng kinh tế.

Công tác quy hoạch phát triển du lịch chưa hoàn chỉnh. Toàn tỉnh hiện nay mới lập được quy hoạch chi tiết phát triển du lịch khu vực Tam Cốc - Bích Động, cố đô Hoa Lư, khu du lịch Tràng An, khu du lịch sinh thái Vân Long, vì vậy đã gây khó khăn cho các nhà đầu tư chọn các dự án phát triển du lịch theo khả năng của doanh nghiệp. Công tác quy hoạch khá tốt, nhiều đồ án du lịch còn có sự tham gia về ý tưởng của các chuyên gia quốc tế như dự án quy hoạch khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, hoặc gần đây là quy hoạch phát triển khu du lịch sinh thái Vân Long, nhưng trong quá trình thực hiện lại “bê tông hóa” nhiều hạng mục công trình của khu du lịch quốc gia Tam Cốc - Bích Động. Nhiều hạng mục xây dựng thiếu sự hài hòa với cảnh quan thiên nhiên ở khu du lịch


này. Thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước có phát triển nhưng chưa có sự cân bằng, đồng đều giữa các vùng du lịch .

Thứ hai: hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch chậm phát triển và thiếu đồng bộ.

Hiện nay du lịch Ninh Bình đang phải đối mặt với một thực tế là do thực hiện quy hoạch và đặc biệt là quản lý quy hoạch du lịch, còn nhiều bất cập nên Ninh Bình đang gặp khó khăn về mặt bằng trong xây dựng phát triển hệ thống các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nói chung, hệ thống các khu du lịch, đặc biệt là hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên còn hạn chế, nên lượng khách quốc tế lưu trú rất ít (năm 2008 mới có 23.036 lượt khách, chiếm 3,9% tổng số khách quốc tế đến du lịch tại Ninh Bình) [58]. Các khu giải trí, trung tâm mua sắm quy mô lớn, hiện đại vẫn chưa có, đã hạn chế đến mức chi tiêu của du khách trong tiêu dùng cũng như kéo dài ngày nghỉ của du khách địa phương. Có thể nói cơ sở lưu trú và hệ thống dịch vụ du lịch chất lượng còn chưa cao, chưa tạo hấp dẫn cho du lịch nên phần đông khách du lịch đều đến và đi trong ngày, do vậy chưa tận dụng được nguồn thu.

Thứ ba: Hạn chế về đội ngũ lao động

Trong những năm gần đây, hệ thống các cơ sở dịch vụ, đặc biệt là cơ sở lưu trú, của khối doanh nghiệp tư nhân phát triển nhanh chóng. Sự phát triển này đã có những đóng góp tích cực vào việc cải thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của Ninh Bình. Tuy nhiên cũng đã tạo thêm “gánh nặng” cho du lịch Ninh Bình về một đội ngũ lao đông có chất lượng thấp. Phần lớn các chủ doanh nghiệp du lịch và các nhân viên phục vụ tại những cơ sở này chưa được đào tạo cơ bản về quản lý và nghiệp vụ du lịch. Tình trạng này là tương đối phổ biến ở các khu, điểm du lịch, thậm chí ngay ở những trọng điểm của du lịch Ninh Bình như cố đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động, vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn ngập nước Vân Long…

Số lượng và chất lượng hoạt động đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và nguồn nhân lực trong ngành còn nhiều hạn chế về mặt trình độ chuyên môn và ngoại ngữ, lao động có tay nghề cao còn quá ít so với nhu cầu. Hoạt động lữ


hành vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển cả về quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật và thị trường.

Thứ tư: Hạn chế về quản lý nhà nước trong hoạt động du lịch.

Trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch còn bị động, lúng túng, chưa chú trọng nhiều đến việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ kỹ thuật trong du lịch. Tổ chức bộ máy và biên chế của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh và cấp huyện, thành phố chưa theo kịp sự phát triển của du lịch. Việc phối hợp giữa các ngành chức năng và chính quyền địa phương trong quản lý hoạt động kinh doanh du lịch còn chưa chặt chẽ, chức năng của các ban ngành còn chồng chéo. Hiện tượng trốn thuế, kinh doanh du khi chưa đủ điều kiện vẫn còn xảy ra. Việc quản lý hoạt động du lịch còn chồng chéo, không tập trung, khó quản lý quy hoạch, còn bất bình đẳng trong kinh doanh du lịch đối với các doanh nghiệp và đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Thứ năm: Hạn chế về sản phẩm du lịch.

Hoạt động trong cơ chế thị trường, việc xây dựng các sản phẩm du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch đặc thù là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của kinh doanh du lịch. Mặc dù đã ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, việc đầu tư cho xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch, nhất là các sản phẩm du lịch đặc thù còn nhiều bất cập, chưa tạo ra được các sản phẩm du lịch mới, độc đáo, có sức thu hút khách cao.

Việc đầu tư để xây dựng một số sản phẩm đặc trưng của du lịch Ninh Bình được xác định trong các quy hoạch tổng thể như du lịch làng quê, du lịch sinh thái với việc khai thác các giá trị của hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Cúc Phương, hệ sinh thái đất ngập nước Vân Long với việc quan sát Voọc quần đùi trắng; du lịch làng nghề, tham quan nhà thờ đá Phát Diệm ở Kim Sơn, du lịch mạo hiểm tại Cúc Phương,… vẫn chưa có được sự quan tâm thỏa đáng.

Thứ sáu: Hạn chế về tính liên kết của Ninh Bình với các địa phương phụ cận.

Hoạt động du lịch là hoạt động không có ranh giới hành chính vì vậy sự liên kết giữa các địa phương, đặc biệt là các địa phương phụ cận, trong sự phát


triển du lịch có ý nghĩa rất quan trọng. Tính liên kết này trong hoạt động phát triển du lịch càng trở nên quan trọng trong xu thế hội nhập của du lịch Việt Nam với khu vực và quốc tế. Tuy nhiên thời gian qua, du lịch Ninh Bình chưa chủ động tạo ra sự liên kết này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế các dòng khách đến với Ninh Bình, đăc biệt là Hà Nội và các tours du lịch trong không gian du lịch Hà Nội và phụ cận chưa được hình thành một các rõ nét; chưa tạo được hình ảnh du lịch chung của vùng, trong đó Ninh Bình là một điểm đến quan trọng.

Như vậy những hạn chế trên đã ảnh hưởng rất lớn đến du lịch của Ninh Bình. Tốc độ phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. Nên hoạt động du lịch phần lớn còn khai thác tự nhiên. Có nơi còn làm nghèo đi các sản phẩm du lịch tự nhiên.

3.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Những tồn tại, hạn chế trên không chỉ xảy ra tại Ninh Bình, không chỉ xảy ra trong ngành kinh tế du lịch mà nó tồn tại trong hầu hết các tỉnh thành và các ngành kinh tế của nước ta bởi vì một đất nước chịu thiệt hại nặng nề trong hai cuộc chiến tranh kéo dài, nền kinh tế gần như kiệt quệ, mới chỉ chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường chưa lâu, kinh nghiệm còn thiếu, lại chịu sự cạnh tranh khốc liệt trong quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu.

Bên cạnh đó nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước chậm được triển khai hoặc hoàn thiện không triệt để, thiếu những hướng dẫn cụ thể và đồng bộ nên hiệu quả chưa được như mong muốn. Vai trò quản lý Nhà nước về du lịch chưa được phát huy đầy đủ. Công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, các thủ tục đôi khi còn quá phiền hà phức tạp, một bộ phận cán bộ quan liêu, tham nhũng làm cho một số nhà đầu tư và du khách lo ngại. Việc phân cấp quản lý về du lịch giữa tỉnh, huyện, thành phố và xã chưa rõ ràng, rành mạch cả về tổ chức hoạt động, công tác quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch.

Công tác tuyên truyền quảng bá về tiềm năng du lịch của tỉnh chưa được chú trọng đúng mức, thiếu trọng tâm, tính chuyên nghiệp chưa cao nên chưa thu hút được du khách và các nhà đầu tư. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên ngành du


lịch, nhất là ở những cơ sở trực tiếp kinh doanh phục vụ du lịch tính chuyên nghiệp chưa thật cao, còn nhiều hạn chế về năng lực tổ chức, quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần thái độ phục vụ.

Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch phần lớn có quy mô nhỏ, năng lực tài chính hạn chế, năng lực cạnh tranh bằng chất lượng phục vụ và giá cả chưa cao; liên doanh liên kết trong hoạt động kinh doanh du lịch còn yếu. Tính mùa vụ của du lịch Ninh Bình rất rõ nét do chịu ảnh hưởng của sâu sắc của đặc điểm khí hậu á nhiệt đới ở khu vực phía Bắc và ảnh hưởng khác mang tính xã hội như mùa lễ hội, mùa nghỉ hè của học sinh sinh viên… Tuy nhiên đây là vấn đề thực tế đối với các địa phương ở khu vực phía Bắc, trong đó có Ninh Bình.

Nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch, nhất là phát triển du lịch bền vững còn hạn chế, du lịch cộng đồng chưa được khai thác. Trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương đối với phát triển du lịch chưa được phát huy đầy đủ. Các chiến lược mang tính dài, trung hạn về kinh doanh, sản phẩm, thương hiệu, nguồn nhân lực, liên doanh liên kết, chuyển giao, đầu tư khoa học kỹ thuật còn chưa được chú trọng đúng mức. Tất cả những nguyên nhân yếu kém nói trên đang từng bước hạn chế bước phát triển kinh nói chung và kinh tế du lịch của tỉnh nói riêng. Những hạn chế này đang được Đảng bộ tỉnh Ninh Bình từng bước khắc phục và giải quyết nhằm tạo điều kiện cho ngành kinh tế du lịch ngày càng phát triển.

3.2. Những kinh nghiệm rút ra trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình

Từ khi tái lập tỉnh cho đến năm 2008, Ninh Bình đã trải qua 16 năm phát triển. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình cùng với sự đoàn kết, nỗ lực của nhân dân, các ngành các cấp đã tạo nên những bước phát triển đáng trân trọng trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội nhất là trong lĩnh vực du lịch của tỉnh. Điều đó cũng minh chứng những chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, trong đó định hướng kinh tế du lịch phát triển thành ngành mũi nhọn là hoàn toàn hợp lý. Từ thực tiễn quá trình lãnh đạo phát triển ngành kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình có thể rút ra những kinh nghiệm sau:


3.2.1. Vận dụng sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế du lịch vào hoàn cảnh cụ thể của tỉnh

Ngày nay kinh tế du lịch đang ngày càng khảng định vai trò quan trọng của nó đối với nền kinh tế thế giới. Nhiều quốc gia đã rất thành công trong việc đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần to lớn vào quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Ở nước ta, trong quá trình đổi mới, xây dựng đất nước và qua các kỳ Đại hội Đảng và Nhà nước luôn đề ra những chiến lược phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn để hướng tới mục đích phát triển ngành du lịch để làm sao trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tương xứng với tiềm năng của đất nước. Qua điểm chủ đạo đó đã được các Đảng bộ địa phương trên cả nước quán triệt và vận dụng rất hiệu quả. Trong đó Đảng bộ tỉnh Ninh Bình là một điển hình tiêu biểu.

Trên cơ sở những lợi thế và tiềm năng to lớn về du lịch Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã thành công trong việc quán triệt, vận dụng một các sáng tạo những chủ trương chính sách chung của Đảng và Nhà nước để khai thác và phát triển du lịch. Qua các kỳ Đại hội, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã liên tục có những điều chỉnh sửa chữa, bổ sung những đường lối chính sách phát triển kinh tế nói chung và kinh tế du lịch nói riêng.

Để có thể vận dụng sáng tạo những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trước hết đòi hỏi phải quán triệt sâu sắc đường lối chung của Đảng và Nhà nước nhằm đảm bảo cho việc thực hiện ở địa phương không bị chệch hướng. Do đó, việc vận dụng một cách sáng tạo những đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước là kinh nghiệm đóng vai trò quan trọng hàng đầu của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nói chung và kinh tế du lịch nói riêng.

3.2.2. Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với ngành kinh tế du lịch

Vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh là nhân tố quyết định cho sự thành công của ngành kinh tế du lịch. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã chú trọng công tác quy hoạch, cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút nhà đầu tư,

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 26/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí