Phụ lục 2
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 121/2006/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2006
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Cơ Sở Lưu Trú Trên Địa Bàn Tỉnh Ninh Bình, Giai Đoạn 2000-2005
- Lãnh Đạo Thực Hiện Tốt Công Tác Quản Lý Nhà Nước Của Chính Quyền Các Cấp Đối Với Kinh Tế Du Lịch
- Cơ Cấu Gdp Theo Ngành Kinh Tế Ở Ninh Bình Thời Kỳ 2000 - 2006
- Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch 1992 - 2008 - 16
- Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch 1992 - 2008 - 17
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
Về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006 - 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Tổng cục Du lịch tại công văn số 56/TCDL-BCN ngày 17 tháng 01 năm 2006 và công văn số 499/TCDL-BCN ngày 05 tháng 5 năm 2006, của Bộ Tài chính tại công văn số 5506/BTC-HCSN ngày 27 tháng 4 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006 - 2010 với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu của Chương trình:
a) Mục tiêu tổng quát:
Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006 - 2010 góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam, phấn đấu từ năm 2010 Việt Nam trở thành một trong các quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Giai đoạn 2006 - 2010: tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch quốc tế tăng từ 10
- 20%/năm; tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch nội địa tăng từ 15 - 20%/năm. Thu nhập du lịch năm 2010 đạt khoảng 4 - 5 tỷ USD;
- Nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ du lịch;
- Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế;
- Phát triển du lịch bền vững.
2. Nhiệm vụ chủ yếu:
- Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá về du lịch;
- Đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam, bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch;
- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch;
- Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch.
3. Nội dung của Chương trình:
a) Tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch; thúc đẩy hội nhập quốc tế; nâng cao nhận thức của toàn dân về phát triển du lịch; nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế;
b) Thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch;
c) Đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo có sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới; bảo vệ tài nguyên môi trường, phát triển du lịch bền vững;
d) Đổi mới, tăng cường thể chế, chính sách phát triển du lịch; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch; đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
Điều 2. Kinh phí thực hiện Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006 - 2010
Kinh phí thực hiện Chương trình được bảo đảm từ các nguồn: ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, đóng góp từ các doanh nghiệp và huy động khác, gồm:
1. Ngân sách trung ương (bố trí cho Tổng cục Du lịch): 121.109 triệu đồng, trong đó:
a) Năm 2006: 27.737 triệu đồng, được trích từ nguồn kinh phí chi sự nghiệp kinh tế thuộc ngân sách trung ương năm 2006, nhưng chưa phân bổ;
b) Từ năm 2007 - 2010: căn cứ quy định của Luật Ngân sách nhà nước và dự toán kinh phí do Tổng cục Du lịch lập, Bộ Tài chính thẩm định và bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo tiến độ thực hiện.
Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình, trường hợp có những nhiệm vụ phát sinh nhất thiết phải bảo đảm kinh phí để thực hiện các mục tiêu
của Chương trình, giao Bộ Tài chính thống nhất với Tổng cục Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung kinh phí để triển khai thực hiện.
2. Ngân sách địa phương: căn cứ nhiệm vụ, nội dung Chương trình của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tài chính, Tổng cục Du lịch hướng dẫn việc bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để các địa phương thực hiện.
3. Đóng góp từ các doanh nghiệp và huy động khác.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Tổng cục Du lịch:
a) Trên cơ sở các nội dung của Chương trình và các quy định hiện hành, Tổng cục Du lịch chủ trì xây dựng, trình cấp có thẩm quyền (hoặc phê duyệt theo thẩm quyền) các dự án cụ thể (bao gồm mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nhu cầu nguồn lực, tiến độ thực hiện từng nội dung, phân công trách nhiệm,...);
b) Lập dự toán kinh phí cho từng dự án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước (đối với những nội dung do ngân sách trung ương bảo đảm), đồng thời phối hợp với Bộ Tài chính dự kiến mức kinh phí đối với những nhiệm vụ do ngân sách địa phương bảo đảm và nguồn kinh phí huy động ngoài nguồn ngân sách nhà nước;
c) Định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ xử lý những vấn đề phát sinh, vướng mắc (nếu có);
d) Quý IV năm 2010, tổng kết, đánh giá và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Chương trình;
đ) Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Quy chế quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí thực hiện Chương trình; xây dựng cơ chế tài chính huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện các nội dung của Chương trình.
2. Bộ Tài chính:
a) Thẩm định dự toán kinh phí các dự án theo đúng quy định về chức năng, nhiệm vụ;
b) Căn cứ tiến độ thực hiện các dự án, tổng hợp, bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
c) Hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí kinh phí thực hiện (đối với những nhiệm vụ do ngân sách địa phương thực hiện);
d) Chủ trì phối hợp với Tổng cục Du lịch và Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Ban hành cơ chế tài chính huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện các nội dung của Chương trình;
- Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí thực hiện Chương trình.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính và Tổng cục Du lịch nghiên cứu, xây dựng để ban hành cơ chế tài chính huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước thực hiện các nội dung của Chương trình.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 5. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch và Thủ trưởng cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;
- Các đ/c thành viên BCĐ Nhà nước về du lịch;
- VPCP: BTCN, TBNC, các PCN:
Nguyễn Quốc Huy, Trần Quốc Toản, BNC, Website Chính phủ, Ban Điều hành 112, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ: VX, QHQT, TH, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (3b). Trang (40b).
KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Vũ Khoan - Đã ký
Phụ lục 3
UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tỉnh Ninh Bình Độc lập- Tự do- Hạnh - phúc
Số:2682/2001/QĐ-UB Ninh Bình, ngày 04 tháng 12 năm 2001
QUYẾT ĐỊNH
V/v thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư phát triển Du lịch Ninh Bình
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994
Căn cứ Pháp lệnh du lịch số 11/1999/PL- UBTVQH10 ngày 08/2/1999 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ về chiến lược phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2020;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh tại tờ trình số 498/TT/TCCQ và Giám đốc Sở Du lịch tại công văn số 136/CV-DL ngày 7/8/2001;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình trực thuộc Sở Du lịch.
Trung tâm Xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình là đơn vị sự nghiệp kinh tế tự trang trải quỹ tiền lương, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoảng tại Kho bạc và có con dấu riêng.
Trụ sở của Trung tâm Xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình đặt trong trụ sở của Sở Du lịch Ninh Bình (đường Trần Hưng Đạo, thị xã Ninh Bình)
Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình:
1. Chức năng:
Trung tâm Xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Du lịch về xúc tiến đầu tư phát triển du lịch tại địa phương; tổ chức các dịch vụ thông tin tuyên truyền, tiếp thị quảng cáo, nghiên cứu và khai thác thị trường; tổ chức đào tạo nghiệp vụ; tư vấn đầu tư du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch và triển khai các tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật chuyên ngành.
2. Nhiệm vụ:
- Xúc tiến du lịch trong nước và nước ngoài;
- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, dạy nghề, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho cán bộ, công nhân viên làm công tác du lịch do ngành quản lý và các thành phần kinh tế khác (nếu có)
- ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác quản lý và xúc tiến du lịch của ngành;
- Cung ứng các dịch vụ du lịch, dịch vụ tư vấn trong việc thực hiện các dự án đầu tư về du lịch;
- Thông tin về thị trường du lịch trong nước và nước ngoài cho các đơn vị kinh doanh về du lịch;
- Tổ chức hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học về du lịch theo đúng chủ trương định hướng của ngành du lịch;
- Quản lý tổ chức, quỹ tiền lương, lao động và tài chính, tài sản của Trung tâm theo các quy định hiện hành của Nhà nước, UBND tỉnh và Sở du lịch;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở du lịch giao.
3. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm:
- Trung tâm do Giám đốc trực tiếp quản lý, điều hành theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Giám đốc Sở Du lịch về mọi hoạt động của Trung tâm;
- Giúp việc Giám đốc có Kế toán trưởng;
Giám đốc và Kế toán trưởng được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định hiện hành của UBND tỉnh;
- Trung tâm được bố trí 02 cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ có trình độ đại học về Du lịch đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của Trung tâm và 01 văn thư hành chính kiêm nhiệm thủ quỹ của Trung tâm (có trình độ chuyên môn trung học chuyên ngành);
Các chức danh cán bộ làm công tác chuyên môn nghiệp vụ và văn thư hành chính nói trên trước khi ký hợp đồng lao động vào làm việc tại Trung tâm phải được sự thoả thuận bằng văn bản của Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh;
- Ngoài các chức danh nói trên khi nhu cầu về nhiệm vụ tăng lên và các nguồn thu đủ khả năng chi trả lương, các chế độ chính sách cho người lao động thì Trung tâm được ký kết một số hợp đồng lao động; giao Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh quy định cụ thể số lượng lao động được hợp đồng thêm và hiệp y danh sách trước khi Giám đốc Sở Du lịch ký hợp đồng lao động.
Điều 3: Kinh phí hoạt động của Trung tâm:
1. Trung tâm Xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình được thu từ các nguồn tài chính sau:
- Thu từ cung ứng dịch vụ du lịch, dịch vụ tư vấn trong việc thực hiện các dự án đầu tư về du lịch;
- Thu từ cung cấp thông tin về thị trường trong nước và nước ngoài;
- Thu học phí về đào tạo, đào tạo lại, dạy nghề bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch;
- Các khoản thu có liên quan đến công tác xúc tiến du lịch;
- Các khoản thu về hỗ trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có)
2. Trung tâm được ngân sách tỉnh hỗ trợ:
- Kinh phí hoạt động cho bộ máy, tiền lương, các khoản phụ cấp và bảo hiểm cho 5 chức danh nói ở điều II, khoản 3; các chức danh trên được vận dụng xếp ngạch, bậc lương, thực hiện các chế độ BHXH, BHYT
- Hàng năm Trung tâm được hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động xúc tiến du lịch tuỳ theo khả năng ngân sách của tỉnh và khả năng tự trang trải của Trung tâm.
Điều 4. Chánh văn phòng HDND & UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Giám đốc các Sở: Du lịch, Kế hoạch- đầu tư, Tài chính- vật giá, Lao động- Thương binh & xã hội, thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Trung tâm Xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như điều 4
- Lưu VT,VP7,VP5
T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Chủ tịch
- D/186 Lê Minh Hồng