Lượng Khách Du Lịch Đến Ninh Bình Thời Kỳ 1995 - 2006


ngành kinh tế quan trọng của tỉnh với nhịp độ hoạt động và tỷ lệ tăng trưởng cao, du lịch Ninh Bình góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Đảng bộ đã huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển nhanh, cơ sở vật chất - kỹ thuật được tăng cường, văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân ổn định và được cải thiện nhiều mặt. Vị thế Ninh Bình được khảng định và nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Quán triệt chủ trương, đường lối, chính sách của Trung ương Đảng và Chính phủ, Đảng bộ Ninh Bình đánh giá cao vai trò của ngành kinh tế du lịch và từng bước phát triển du lịch thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Ngay từ khi tách tỉnh Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã nhận thức đầy đủ rằng, du lịch là một hoạt động kinh tế tổng hợp, đa dạng, phong phú. Với sự tham gia của nhiều ngành, địa phương và các thành phần kinh tế, phát triển kinh tế du lịch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác. Phát triển du lịch được coi là khâu đột phá trong phát triển kinh tế của tỉnh. Năm 2005, hòa nhập với công cuộc đổi mới của đất nước, ngành du lịch Ninh Bình bám sát Nghị quyết đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, chương trình hành động du lịch tỉnh Ninh Bình năm 2005 - 2010, đã nỗ lực vượt qua khó khăn, huy động nội lực, tranh thủ nguồn lực, tham mưu cho UBND tỉnh bổ sung quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái Vân Long, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Thông báo số 21/TB-UBND ngày 13/5/2005 của UBND tỉnh về kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị kiểm điểm bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

Để khai thác tốt lợi thế và tiềm năng có hiệu quả, ngành du lịch Ninh Bình đã đề ra định hướng phát triển chi tiết, đặc biệt là chương trình hành động du lịch tỉnh Ninh Bình năm 2000 - 2005. Chương trình đã tạo ra sự chuyển biến nhiều mặt của ngành du lịch từ phát triển sản phẩm du lịch đến tuyên truyền, quảng bá, từ nâng cao nhận thức về du lịch và chuyển hóa thành hành động thiết thực trong phát triển du lịch đến tăng cường năng lực quản lý du lịch, từ đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch đến giáo dục du lịch toàn dân… làm cho hoạt động du lịch sôi nổi và phong phú thêm.


Có thể nói sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh là yếu tố quan trọng nhất trong nhân tố góp phần đưa du lịch của tỉnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch Ninh Bình từ một ngành có vị trí nhỏ bé trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, trong vòng 16 năm (1992-2008) du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Bình.

Trong quá trình đổi mới đất nước, ngành kinh tế du lịch nước ta đã đạt được những thành tựu ban đầu quan trọng, ngày càng tăng cả về quy mô và chất lượng, dần khảng định là ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Từ nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của ngành du lịch, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Bình đã từng bước chỉ đạo đưa ngành du lịch tỉnh từng bước phát triển tương xứng với tiềm năng và phù hợp với sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và chính phủ. Trong từng giai đoạn phát triển Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, tạo hướng đi đúng cho ngành kinh tế du lịch của tỉnh.

Sự chỉ đạo đồng bộ trên mọi hoạt động của ngành du lịch từ công tác kiện toàn bộ máy tổ chức nhà nước về du lịch đến việc phát triển các loại hình du lịch, phát triển mạng lưới doanh nghiệp, công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, khai thác bền vững các nguồn tài nguyên và tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch làm nên yếu tố cộng hưởng, mang lại hiệu quả to lớn cho ngành kinh tế du lịch Ninh Bình.

Việc lãnh đạo hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cho ngành du lịch đã được Đảng bộ, UBND tỉnh quan tâm hàng đầu. Việc thành lập Công ty du lịch ngay sau khi tái lập tỉnh (1992), Quyết định thành lập Sở Du lịch (1995) của UBND tỉnh Ninh Bình là những mốc quan trọng đầu tiên trong việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý của ngành du lịch tỉnh. Ngành du lịch đã có một cơ quan chủ quản chuyên trách về chức năng, nhiệm vụ quản lý ngành du lịch. Để tăng cường công tác chỉ đạo và đảm bảo tính hiệu quả của những hoạt động kinh doanh du lịch, UBND tỉnh đã có sự chỉ đạo và tham mưu cho các huyện thị thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch của huyện như huyện Gia Viễn (2006). Điều này thể hiện rõ sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh đối với ngành du lịch.


Nên ngay sau khi tái lập tỉnh (năm 1992), UBND tỉnh Ninh Bình ra Quyết định số 332/QĐ-UB ngày 1/10/1992 về việc quy định các điểm du lịch trong tỉnh. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình được phê duyệt từ năm 1995 làm cơ sở cho quá trình xây dựng và phát triển du lịch sau này, năm 1997 đã xây dựng và phê duyệt quy hoạch chi tiết khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, từ năm 2001 đã tiến hành xây dựng quy hoạch chi tiết và lập các dự án đầu tư xây dựng các khu du lịch khác như: hồ Đồng Chương, Vân Long, Kênh Gà - Vân Trình, cố đô Hoa Lư, hang động Tràng An, khu sân golf - hồ Yên Thắng, khu du lịch hồ Yên Đồng… Như vậy công tác quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình cho đến nay liên tục được điều chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện và phù hợp với tình hình biến chuyển của nền kinh tế - xã hội trong tỉnh và trong cả nước.

Trên cơ sở quy hoạch du lịch của địa phương, việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng tiến hành mạnh mẽ, các công trình trọng điểm được triển khai và thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư vào ngành du lịch; năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng được khảng định. Việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng đã được triển khai đồng bộ, mạnh mẽ, nhiều công trình trọng điểm được tiến hành ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Du lịch tỉnh đã thu hút được nhiều dự án lớn phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, nhiều dự án lớn mang tầm quốc gia, khu vực, quốc tế đã và đang được triển khai xây dựng. Các tuyến đường, các cụm cảng đường không, đường thủy, đường sắt và các cơ sở lưu trú đã và đang được xây dựng, nâng cấp từng bước đưa vào phục vụ cho ngành kinh tế của tỉnh và du lịch nói riêng.

Công tác phát triển tuyến, điểm du lịch tại các vùng du lịch phát triển nhanh và cân đối hài hòa trong tổng thể. Du lịch Ninh Bình đã chấm dứt sự đơn điệu về loại hình du lịch, phát triển nhiều sản phẩm du lịch thuộc các loại hình như: du lịch văn hóa lịch sử, du lịch lễ hội tâm linh, du lịch sinh thái, leo núi, làng nghề, du lịch tắm ngâm, chữa bệnh, du lịch thể thao, du lịch cuối tuần: giải trí, câu cá, chơi golf… loại hình du lịch nào cũng hấp dẫn, có thể thu hút khách đến tham quan dài ngày và đa dạng hóa thành phần tham gia kinh doanh. Du lịch


Ninh Bình đã có sự kết hợp hài hòa du lịch truyền thống với du lịch hiện đại trong bảo tồn và phát triển bền vững tiềm năng du lịch.

Đối với công tác quảng bá xúc tiến du lịch, UBND tỉnh đã ra quyết định thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư và phát triển du lịch, nhờ vậy mà hình ảnh của du lịch Ninh Bình ngày càng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Các hoạt động quảng bá, tiếp thị đã được thực hiện liên tục dưới mọi hình thức từ tham gia các hội chợ, thông qua các cơ quan thông tin đại chúng đến việc tranh thủ các hội nghị, đoàn tham quan, tổ chức các lễ hội, đăng cai sự kiện…

Về công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng được tỉnh hết sức quan tâm chú trọng. Trên địa bàn tỉnh, những cơ sở, trung tâm đào tạo các ngành liên quan đến ngành du lịch ngày càng nhiều, chất lượng luôn được cải tiến. Các chương trình liên kết, hợp tác đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đã được tỉnh chú trọng và từng bước đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và phục vụ du lịch phát triển nhanh, từng bước chuyên nghiệp hơn đáp ứng mọi nhu cầu của nhiều thành phần khách du lịch.

Công tác phát triển mạng lưới doanh nghiệp và đa dạng hóa các loại hình hoạt động kinh doanh của tỉnh Ninh Bình đã được thực hiện tốt và đồng bộ. Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII (1996) đã xác định phấn đấu đưa kinh tế du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nên nhiều chính sách, cơ chế mới được ban hành tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được tự chủ và năng động hơn trong hoạt động kinh doanh du lịch. Các cơ sở lưu trú, công ty lữ hành, vận chuyển du lịch, vui chơi giải trí… thi nhau ra đời, tạo nên thị trường sôi động, đồng thời cũng mang tính cạnh tranh cao. Phương thức hoạt động của các doanh nghiệp cũng rất linh hoạt có thể kinh doanh chỉ riêng một ngành nghề hoặc kết hợp nhiều loại hình khác nhau. Việc tổ chức các chương trình, tuyến du lịch có thể thực hiện độc lập, tự quảng bá, tiếp thị kể cả trong trong ngoài nước. Nhưng phổ biến hơn cả là phương thức liên doanh, liên kết hoặc hợp tác tổ chức các doanh nghiệp trong quy trình liên hoàn phục vụ, bao gồm: lưu trú, vận chuyển, tham quan, vui chơi, giải trí… nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách


du lịch. Ngoài ra, còn tùy theo loại hình du lịch, đối tượng, mùa vụ… các doanh nghiệp có phương thức hoạt động độc đáo riêng để thu hút du khách.

Đánh giá đúng lợi thế của du lịch Ninh Bình, cùng với việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2000 - 2005) đã tạo ra những thuận lợi cơ bản cho giai đoạn phát triển 5 năm tiếp theo (2006 - 2010). Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ 5 khóa 19 họp ngày 9/3/2006 đã thống nhất Chương trình hành động toàn khóa giai đoạn 2005 - 2010 nhằm thực hiện mục tiêu cơ bản của “Chương trình phát triển du lịch, dịch vụ và xuất nhập khẩu”. Qua triển khai, chương trình phát triển du lịch được đánh giá là một trong những chương trình kinh tế của tỉnh đạt hiệu quả tương đối tốt. Nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về vai trò của du lịch trong đời sống xã hội và phát triển kinh tế của tỉnh có những bước chuyển biến tích cực. Các chỉ tiêu về phát triển du lịch đạt mức tăng trưởng cao, môi trường hoạt động du lịch có nhiều tiến bộ.

Được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, du lịch Ninh Bình đã vươn lên tự khảng định mình, tích cực tham gia chủ động hội nhập du lịch trong nước và thế giới, đã thiết lập quan hệ hợp tác du lịch nhiều mặt với các tỉnh bạn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Sapa, Điện Biên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế… để hình thành các tuyến du lịch liên tỉnh và các nước, các tổ chức du lịch trên thế giới. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đặc biệt là cơ sở lưu trú phát triển nhanh chóng. Hoạt động du lịch đã tạo việc làm cho hàng chục ngàn lao động trực tiếp và gián tiếp trong tỉnh; tăng thêm nguồn thu cho xã hội. Điều quan trọng hơn nữa là qua hoạt động du lịch, giao lưu giữa các vùng, các thành phần kinh tế trong tỉnh với các tỉnh khác và với nước ngoài được mở rộng, góp phần hình thành, củng cố môi trường cho nền kinh tế mở, góp phần phát triển kinh tế xã hội và tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè trong và ngoài nước. Doanh thu từ du lịch của Ninh Bình ngày càng tăng, góp phần tăng ngân sách thu nhập của tỉnh. Nhận thức về vai trò của du lịch trong nhân dân cũng có những chuyển biến tích cực. Vị thế của du lịch Ninh Bình ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Trong thời gian tới, với sự


quan tâm của chỉ đạo của các ngành các cấp, tin tưởng rằng ngành du lịch sẽ tiếp tục bứt phá, khai thác thế mạnh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, thu hút ngày càng nhiêu khách lưu trú, đẩy mạnh hiệu quả, tính chuyên nghiệp trong công tác quảng bá, đa dạng hóa sản phẩm du lịch… xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Những thành tựu đạt được trong quá trình phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình (1992 - 2008).

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, phát triển du lịch là trách nhiệm của các cấp, các ngành và của mỗi người dân. Trong 16 năm qua (1992 - 2008) hoạt động du lịch ở tỉnh Ninh Bình đã có bước phát triển khá nhanh, đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Kinh tế du lịch phát triển đã giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, mở rộng các mối quan hệ và hợp tác của tỉnh. Du lịch Ninh Bình phát triển đã làm thay đổi hình ảnh Ninh Bình trong nhận thức của bạn bè trong nước và quốc tế. Hạ tầng du lịch của tỉnh được đầu tư lớn, các khu du lịch được hình thành và phát triển. Lượng khách du lịch đến Ninh Bình giai đoạn 2001-2008 tăng bình quân 21,4%/năm. Riêng năm 2008, ngành Du lịch đón hơn

1.900.000 lượt khách, trong đó có 584.000 lượt khách quốc tế. Phấn đấu đến năm 2015 đón 3.000.000 lượt khách du lịch trở lên, trong đó có 1.000.000 lượt khách quốc tế; thu hút 900.000 - 1.000.000 khách lưu trú ở Ninh Bình, trong đó có 350.000 - 400.000 khách quốc tế. Từ năm 2015 trở đi, tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân 10%/năm [58].


Bảng 3.1. Lượng khách du lịch đến Ninh Bình thời kỳ 1995 - 2006

Đơn vị tính: Lượt khách



Năm

Tổng số khách du lịch

Khách quốc tế

Khách nội địa


Số lượng

% tăng so với năm

trước


Số lượng

% tăng so với năm

trước

Số lượng

% tăng so với năm

trước

1995

180.500

10,82

58.000

11,98

122.500

10,28

1996

205.800

14,02

66.650

14,91

139.150

13,59

1997

234.104

13,75

60.667

-8,98

173.437

24,64

1998

307.698

31,44

83.048

36,89

224.650

29,53

1999

405.600

31,82

96.400

16,08

309.200

37,64

2000

451.000

11,19

111.000

15,15

340.000

9,96

Tăng TB 1995-

2000

20,10

13,86

22,65

2001

510.700

13,24

159.850

44,01

350.850

3,19

2002

647.072

26,70

254.375

59,13

392.697

11,93

2003

739.671

14,31

218.805

-13,98

520.866

32,64

2004

877.343

18,61

287.900

31,58

589.443

13,17

2005

1.021.236

16,40

329.847

14,57

691.389

17,30

2006

1.186.988

16,23

307.017

-6,92

879.971

27,28

Tăng TB 2001-

2006

18,37

13,94

20,19

Tăng TB 1995-

2006

18,67

16,36

19,63

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch 1992 - 2008 - 11

Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình.

Từ năm 2001, khi có Nghị quyết về phát triển du lịch, kinh tế du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tổng doanh thu thuần túy du lịch của tỉnh Ninh Bình trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Nếu như năm 1995 tổng doanh thu của toàn ngành du lịch mới đạt 8,55 tỷ đồng thì đến năm 2000 đã tăng lên gấp 3,27 lần để đạt mức 28 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng


trung bình giai đoạn 1995 - 2000 là 26,78%/ năm. Sau 10 năm thực hiện quy hoạch, năm 2005 doanh thu du lịch thuần đã đạt 63,18 tỷ đồng tăng gấp 7,39 lần so với bắt đầu thực hiện quy hoạch. Và đến năm 2008 toàn ngành du lịch Ninh Bình thu được hơn 162 tỷ đồng, tức là gấp 20 lần so với năm 1995 [70]. Với mức tăng trưởng về doanh thu du lịch nói trên, ngành du lịch Ninh Bình cũng góp phần đáng kể trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Với mức tăng trưởng về doanh thu du lịch nói trên, ngành du lịch Ninh Bình cũng đóng góp đáng kể trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, trở thành nguồn vốn đầu tư góp phần phát triển những ngành khác trong tỉnh Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung. Tính tổng các khoản mà ngành du lịch Ninh Bình đã nộp cho ngân sách Nhà nước (bao gồm cả nghĩa vụ thuế và các khoản lệ phí khác) từ năm 1995 đến nay là 74 tỉ đồng, và mức đóng góp đó tăng lên theo từng năm.

Bảng 3.2. Doanh thu ngành du lịch của Ninh Bình thời kỳ 1995 - 2008

(Không kể doanh thu ngoài xã hội)

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

1995

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Doanh thu thuần du lịch


8,55


30,56


40,41


41,61


51,00


63,18


87,98


109,012


162,1

Nộp vào NSNN


1,5


3,5


4,63


4,5


6,06


7,46


8,63


10,512


16,15

Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Tỉnh Ninh Bình

Có thể nói, du lịch Ninh Bình đang từng bước phát triển, tạo ra diện mạo mới, góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động. Từ năm 2000 trở lại đây có sự tăng đột biến lực lượng lao động trong ngành du lịch. Nếu năm 1995, du lịch Ninh Bình chỉ thu hút 267 lao động thì đến năm 2008 con số này đã là

6.250 người, tăng 23 lần. Du lịch phát triển đã góp phần không nhỏ vào trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/08/2022