Công Tác Tuyên Truyền Quảng Bá, Xúc Tiến Du Lịch


Sở Du lịch đã phối kết hợp với các cơ sở đào tạo và chính quyền địa phương nơi có khu, điểm du lịch mở các lớp bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng cho các lao động tham gia làm dịch vụ du lịch (chụp ảnh, chèo đò, bán hàng lưu niệm,…) cho 4.050 người.

Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay và trong những năm sắp đến, đội ngũ cán bộ, công nhân viên phục vụ du lịch Ninh Bình còn nhiều hạn chế. Số lượng nhân viên phục vụ vừa thừa lại vừa thiếu, thừa lao động chưa được qua đào tạo, tay nghề thấp. Nhưng lại thiếu lao động có chuyên môn nghiệp vụ cao.

2.3.2.6. Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch

Du lịch là ngành với những nét đặc thù riêng, đòi hỏi phải được thông tin, quảng bá, mở rộng giao lưu, hợp tác. Xác định tầm quan trọng đó, trong những năm qua bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ thì công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, tiềm năng thế mạnh, nét đặc sắc văn hóa du lịch của quê hương Ninh Bình đã được tập trung triển khai. Hình ảnh du lịch Ninh Bình ngày càng có nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến.

Năm 2002 Sở du lịch Ninh Bình đã chính thức đưa Trung tâm xúc tiến đầu tư và phát triển du lịch đi vào hoạt động. Trong thời gian qua hoạt động của trung tâm có nhiều tiến bộ góp phần kêu gọi đầu tư và mở rộng thị trường khách du lịch trong và ngoài nước. Từ khi ra đời trung tâm đã có sự phối hợp tích cực với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh để triển khai các thực hiện các chương trình quảng bá, xúc tiến hình ảnh du lịch Ninh Bình. Phát động chương trình báo chí viết về du lịch Ninh Bình, tham gia tuyên truyền báo ảnh trên báo Ninh Bình, báo Nhân dân, Tuần tin tức, báo Quân đội nhân dân, báo Du lịch, tạp chí Du lịch… tổ chức các hội chợ, hội thảo, các hoạt động văn hóa, lễ hội và sự kiện du lịch để thu hút khách đến với Ninh Bình. Trung tâm đã tổ chức thành công hội thi “Nấu các món ăn dân tộc Việt Nam ngành du lịch Ninh Bình - 2002”, phát động chương trình Báo chí viết về du lịch Ninh Bình và đã thu hút được nhiều tầng lớp dân cư tham gia. Đặc biệt, trong năm 2008 tỉnh đã tổ chức “ Tuần lễ du lịch” với nhiều nét văn hóa đặc sắc, là dịp để quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch Ninh Bình đến với du khách trong và ngoài nước.

Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch đã được sự quan tâm tập trung chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh và lãnh đạo ngành du lịch trong việc phối hợp để


nhằm tạo ra sự đa dạng hóa các sản phẩm du lịch mang đặc trưng Ninh Bình. Ngành du lịch đã tích cực truyên truyền quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng: Internet, báo, đài truyền hình ở Trung ương và địa phương với các chuyên mục “Mỗi tuần một chuyến đi”, “Ấn tượng Hạ Long cạn”, “Hoa Lư huyền thoại”… in hàng vạn ấn phẩm du lịch quảng bá trong nước và quốc tế, tham gia hội thảo, hội chợ quốc tế ở Hải Phòng, Thái Nguyên, Quảng Nam Đà Nẵng. Phối hợp với Nhà xuất bản Thế giới xây dựng sa bàn điện tử. Sở Du lịch Ninh Bình đã phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng 4 bộ phim giới thiệu về tiềm năng du lịch Ninh Bình gồm “Non nước Tràng An- Ninh Bình”, “Non nước Ninh Bình”, “Làng đá Ninh Vân”, “Về thăm Gia Viễn”, xuất bản và đưa vào lưu hành cuốn sách “Non nước Ninh Bình” bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

Ngoài ra trang thông tin điện tử du lịch Ninh Bình ninhbinhtourism.com.vn) thường xuyên cập nhật tin bài, ảnh giới thiệu và phản ánh hoạt động du lịch, đặt liên kết với các trang web du lịch của các tỉnh, thành trong cả nước. Năm 2008 ước đạt 301.897 lượt truy cập, trong đó tỷ lệ truy cập trang tiếng Anh là 35%. Tổ chức 2 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch và 2 lớp đào tạo tiếng Anh và Pháp giao tiếp du lịch cho trên 100 học viên tại khu du lịch Tam Cốc - Bích Động và Vân Long, 10 lớp bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng cho hơn 900 cán bộ và nhân dân làm du lịch tại xã Gia Sinh và thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải. Tư vấn về chuyên môn nghiệp vụ cho các doanh nghiệp khách sạn, đoàn khách du lịch, công ty lữ hành trong nước và quốc tế.

Công tác xúc tiến quảng bá của du lịch Ninh Bình thời gian qua đã có nhiều cố gắng, hoạt động xúc tiến đã được triển khai toàn diện hơn, đã giúp cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư phát triển du lịch tại Ninh Bình.

Hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch trong những năm qua đã đạt được được những kết quả đáng kể, nhất là tạo được sự chuyển biến nhận thức trong cộng đồng về vị trí, vai trò của du lịch trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong nhân dân. Để chuyển hóa thành hành động cụ thể trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển du lịch của các cấp lãnh đạo, các ban ngành, đoàn thể, địa phương trong toàn tỉnh.


2.3.2.7. Công tác phát triển doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch và quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp

Để thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển, UBND tỉnh đã ban hành và áp dụng các quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Tập đoàn đầu tư Việt Nam Hotel Project BT (Hà Lan) đầu tư xây dựng quần thể làng du lịch tại xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư với tổng số vốn dự kiến là 2,35 triệu USD (dự án 100% vốn nước ngoài). Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đầu tư 630,937 tỷ đồng vào xây dựng khu du lịch Tràng An, công ty TNHH Đầu tư phát triển thương mại sản xuất Hoàng Phát đầu tư 199 tỷ đồng để xây dựng khu văn phòng, siêu thị, khách sạn cao tầng, địa điểm tại phường Tân Thành, Thành phố Ninh Bình.

Bảng 2.6. Tổng hợp dự án đầu tư vào khu du lịch trung tâm Thành phố Ninh Bình

Đơn vị: triệu đồng


Tên dự án

Chủ đầu tư

Vốn đầu tư

Thời gian

XD công trình NB Complex

building

CT ĐTPTTM Hoàng

Phát


199.053


2005-2008


XD nhà nghỉ, dịch vụ du lịch

CTTNHH Thiên

Trường An


6.450


2006-2007

XD Khách sạn, khu công viên

cây xanh Hồ Biển Bạch


DNTN Minh Đức


15.490


2006-2007

XD Khách sạn tiêu chuẩn 3 sao

DNTN Hoàng Sơn

27.987

2007-2009

XD dịch vụ du lịch sinh thái và

nuôi trồng thủy sản

CTTNHH Thái

Thịnh


14.578


2007-2008

XD nhà hàng khách sạn và dịch

vụ du lịch


DNTN Chính Tâm


13.947


2007-2008


XD khu liên hợp KS nhà hàng

CTCP Long Thúy

Đằng


12.500


2007-2009

XD Trung tâm vui chơi giải trí

và ẩm thực Minh Phố


CTTNHH Minh Phố


79.999


2008-2010

XD KS 5 sao Quang Dũng

DNTN Quang Dũng

553.092


XD Khu nuôi trồng thủy sản kết

hợp nhà nghỉ


CTTNHH Xuân Đạt


50.064


2007-2009

Tổng vốn đầu tư vào Khu


973.160


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch 1992 - 2008 - 10

Nguồn: Phòng Thẩm định, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ninh Bình


Cùng với công tác phát triển mạng lưới doanh nghiệp, việc quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp du lịch cũng đã được tỉnh Ninh Bình chú trọng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, bình ổn thị trường, khả năng cạnh tranh và tạo cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp du lịch.

Trong những năm qua, Sở du lịch Ninh Bình đã tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện nhiều việc liên quan đến công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn. Bước đầu đã quản lý và giám sát được các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc biệt là du lịch lưu trú, ăn uống và lữ hành. Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch đang từng bước được hoàn thiện và nâng cao hiệu lực như: tinh giảm biên chế, bố trí cán bộ có năng lực, trình độ đảm nhận các vị trí chủ chốt đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong quá trình hội nhập. Đã tiến hành sáp nhập phòng Nghiệp vụ với phòng Kế hoạch, thành lập Trung tâm xúc tiến và phát triển du lịch. Trung tâm đã chỉ đạo các đơn vị kinh doanh du lịch thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Nghị định 39/CP về kinh doanh lưu trú, Nghị định 27/CP của Chính phủ về kinh doanh lữ hành hướng dẫn du lịch đối với 36 đơn vị kinh doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh.

Trong 2 năm 2004 và 2005, Sở du lịch đã phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển du lịch tổ chức thực hiện chương trình điều tra cơ bản về cơ sở lưu trú du lịch. Qua đó đã lập được danh sách chi tiết các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh, tái thẩm định 2 khách sạn 2 sao là khách sạn Hoa Lư và khách sạn Thùy An.

Năm 2006, nhằm tăng cường hoạt động quản lý nhà nước tại các khu du lịch, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy và ngành đã căn cứ Luật Du lịch phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền địa phương các cấp tham mưu cho UBND tỉnh ra Quyết định số 1961/QĐ- UBND ngày 19/9/2006 về việc thành lập Ban quản lý Khu du lịch Tam cốc - Bích động và đưa Ban Quản lý chính thức vào hoạt động từ tháng 10/2006. Đây là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân và được chính quyền nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ, bước đầu công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường đi vào nề nếp, công tác điều hành được thực hiện tốt.


Trong những năm qua, công tác phát triển mạng lưới doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch và quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp đã được tỉnh chỉ đạo thực hiện tốt. Đây có thể là một trong những thành công lớn trong công tác phát triển doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch và quản lý nhà nước về du lịch. Mạng luới doanh nghiệp hoạt động trong nghành du lịch không ngừng được tăng lên cả về chất lượng lẫn số lượng. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được các cấp, các ngành, các địa phương phối hợp chặt chẽ và đã tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch chuyển hướng đúng theo nền kinh tế thị trường. Đây là tiền đề để du lịch Ninh Bình phát triển nhanh và bền vững trong những giai đoạn tới theo đúng tinh thần của Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.

2.3.2.8. Công tác bảo tồn, bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên để phát triển du lịch bền vững

Thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và thực hiện Luật di sản văn hoá. Những năm qua Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể trong tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến việc tổ chức thực hiện Luật di sản văn hoá, tạo bước chuyển về nhận thức, vai trò, vị trí của di sản văn hoá trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Công tác quản lý quy hoạch, bảo vệ, sưu tầm, trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị văn hoá của các di tích lịch sử và danh thắng được quan tâm và đã đạt những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Từ năm 2003-2008 tỉnh đã huy động các nguồn đầu tư, trị giá gần 100 tỷ đồng để chống xuống cấp di tích lịch sử văn hoá. Trong quá trình tu bổ, tôn tạo di tích đều có sự quản lý, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật, mỹ thuật, ngăn chặn được sự xuống cấp nghiêm trọng của những di tích quan trọng. Riêng với di tích Quốc gia Cố đô Hoa Lư, tỉnh đã tập trung xây dựng quy hoạch tổng thể và đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt năm 2003. Năm 2004, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị vùng bảo vệ đặc biệt Cố đô Hoa Lư. Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Hoa


Lư- Thăng Long- Hà Nội, tỉnh đã và đang triển khai dự án tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá trong vùng bảo vệ đặc biệt Cố đô Hoa Lư (gồm 13 di tích), triển khai thực hiện dự án xây dựng quảng trường trung tâm Thành phố, tượng đài vua Đinh Tiên Hoàng, sân tổ chức lễ hội Cố Đô Hoa Lư…

Thực hiện chương trình mục tiêu “ Bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể” những năm qua tỉnh đã quan tâm đến công tác nghiên cứu, sưu tầm các di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu như: Sưu tầm và phát hành tập sách “Truyền thuyết Hoa Lư”, “Kinh đô Hoa Lư thời Đinh - Tiền Lê”, “Hát chầu văn”, “Hát xẩm”… Việc triển khai sưu tầm các giá trị văn hoá phi vật thể đã góp phần nâng cao nhận thức, niềm tự hào cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là cho thế trẻ, từ đó xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá của dân tộc trong thời kỳ hội nhập. Bên cạnh đó, các địa phương xây dựng các dự án nhỏ nhằm tạo cơ chế cho cộng đồng địa phương được tham gia hoạt động bảo tồn. Thông qua đó chính cộng đồng sẽ tích cực bảo vệ tài nguyên du lịch, thực chất là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh thái.

Đối với bất kỳ ngành kinh tế nào, sự phát triển bền vững cũng gắn liền với vấn đề môi trường. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với đối với sự phát triển của ngành du lịch, nơi môi trường được xem là yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại của các hoạt động du lịch. Luật Môi trường (2005) được ban hành là cơ sở pháp lý cơ bản đối với việc bảo vệ môi trường ở nước ta. Trong lĩnh vực du lịch, hoạt động quản lý đảm bảo môi trường được cụ thể hóa tại Quyết định 02 về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch và chỉ thị 07 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giữ gìn trật tự trị an về môi trường tại các điểm tham quan du lịch. Trên cơ sở tuân thủ những quy định về môi trường của pháp luật tỉnh Ninh Bình đã xây dựng các quy định cụ thể tại từng địa phương và tại các điểm du lịch, bên cạnh đó còn có những quy định bắt buộc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với mọi dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Để có thể khai thác, quản lý các hoạt động du lịch đạt hiệu quả cao mang tính bền vững, tránh ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, bảo vệ tài nguyên du lịch, xây dựng môi trường du lịch an toàn, tỉnh Ninh Bình đã ban hành nhiều quy định, quy chế và tiến hành những đợt kiểm tra nhằm tạo ra một môi trường du


lịch tốt nhất cho du khách, đảm bảo khai thác và tôn tạo tài nguyên du lịch mà tỉnh đang có sao cho hợp lý nhất.

Tóm lại, du lịch Ninh Bình có được những kết quả là nhờ vào rất nhiều những nhân tố chủ quan và khách quan, trong đó nhân tố mấu chốt dẫn đến thành công là vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình với việc đề ra đường lối, chính sách đúng đắn, sáng tạo để phát triển ngành kinh tế du lịch. Sự sát sao trong công tác quản lý, sự đồng thuận giữa các ban ngành của tỉnh và địa phương tạo ra sự tin tưởng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo nên sự yên tâm, hài lòng về mọi mặt cho du khách đến với Ninh Bình. Bên cạnh đó còn phải kể đến những nhân tố khách quan khác như đường lối, chính sách đổi mới kinh tế nói chung và du lịch nói riêng của Đảng và Nhà nước ta bắt đầu từ Đại hội VI và liên tục được điều chỉnh bổ sung qua các kỳ đại hội sau đó. Từ chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Ninh Nình không ngừng vận dụng sáng tạo vào địa phương để tạo ra điểm mạnh của du lịch, nhằm thực hiện chủ trương đưa kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Cộng thêm vào đó, Ninh Bình còn là một vùng đất giàu tiềm năng, điều kiện lịch sử, địa lý vô cùng thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. Con người Ninh Bình thông minh cần cù, thông minh, sáng tạo, giàu truyền thống yêu nước, nỗ lực hết mình để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Từ một ngành kinh tế non nớt, yếu kém lúc tái lập tỉnh đến năm 2008 du lịch Ninh Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chỉnh phủ nói chung, Đảng bộ và các cấp chính quyền Ninh Bình nói riêng đã thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Bình. Với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành và của mỗi người dân. Chúng ta tin tưởng rằng, trong thời gian tới, kinh tế du lịch của tỉnh sẽ ngày càng phát triển, đưa Ninh Bình trở trành một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước.


Chương 3

ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM

CỦA QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NGÀNH KINH TẾ DU LỊCH CỦA ĐẢNG BỘ NINH BÌNH


3.1. Đánh giá chung quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (1992 - 2008)

3.1.1. Ưu điểm

Về sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong quá trình phát triển ngành kinh tế du lịch.

Trong thời kỳ đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương và định hướng phát triển du lịch đúng đắn, sáng tạo. Từ thực tiễn sinh động của đất nước thời kỳ mở cửa, từ nhu cầu chiến lược của ngành du lịch, Đảng bộ, nhân dân tỉnh Ninh Bình đã vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương đề ra những chủ trương, đường lối phát triển kinh tế du lịch thích hợp mang lại hiệu quả cao nhất.

Sau 16 năm tái lập tỉnh (1992-2008), được sự quan tâm của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và sự giúp đỡ của các bộ, ngành, Đảng bộ và nhân dân Ninh Bình đã quyết tâm phấn đấu, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đạt được những thành tựu quan trọng, hoàn thành khá, toàn diện mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, XIII, XIV, XIX đề ra. Kinh tế phát triển, tốc độ tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 1995: Công nghiệp - xây dựng 19%, Nông - lâm nghiệp, thủy sản 55,4%, dịch vụ 26,4%, năm 2007: Công nghiệp - xây dựng: 40%; Nông, lâm - ngư nghiệp: 26%; Dịch vụ: 34%. Sự chuyển hướng này thể hiện rõ sự năng động và sáng tạo trong đường lối chỉ đạo phát triển ngành kinh tế nói chung và ngành dịch vụ - du lịch nói riêng của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình. Thực tế phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Bình những năm gần đây cho thấy nền kinh tế đã có những bước chuyển dịch quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Kinh tế du lịch đã thể hiện là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/08/2022