Về Chế Độ, Chính Sách Cán Bộ Dân Tộc Thiểu Số


Chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện có 29 đồng chí, trong đó: cán bộ nữ có 3 đồng chí, chiếm tỷ lệ 10,34%; dân tộc thiểu số có 14 đồng chí, chiếm tỷ lệ 48,28%. Về trình độ chuyên môn: trên đại học có 2 đồng chí, chiếm tỷ lệ 6,9%; cao đẳng, đại học có 25 đồng chí, chiếm tỷ lệ 86,20%; trung cấp có 2 đồng chí, chiếm tỷ lệ 6,9%. Về trình độ lý luận chính trị: cao cấp, cử nhân có 27 đồng chí, chiếm tỷ lệ 93,10%; trung cấp có 2 đồng chí, chiếm tỷ lệ 6,9%.

Chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có 32 đồng chí, trong đó: cán bộ nữ có 2 đồng chí, chiếm tỷ lệ 6,25%, dân tộc thiểu số có 7 đồng chí, chiếm tỷ lệ 21,88%. Về trình độ chuyên môn: trên đại học có 5 đồng chí, chiếm tỷ lệ 15,63%; cao đẳng, đại học có 27 đồng chí, chiếm tỷ lệ 84,37%. Về trình độ lý luận chính trị: cao cấp, cử nhân có 31 đồng chí, chiếm tỷ lệ 96,88%; trung cấp có 1 đồng chí, chiếm tỷ lệ 3,13%.

Tuy nhiên, công tác quy hoạch còn chậm theo kế hoạch. Việc thực hiện rà soát, bổ sung quy hoạch cấp ủy và các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý các đảng bộ trực thuộc tỉnh, các sở, ban, ngành và các đơn vị tương đương, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cấp tỉnh cho nhiệm kỳ hiện tại 2010-2015 và nhiệm kỳ 2015-2020 được thực hiện vào quý II hằng năm. Tuy vậy, đến ngày 5/8/2013, chỉ có Thành ủy Buôn Ma Thuột thực hiện.

Ngay sau đại hội các Đảng bộ trực thuộc tỉnh và Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã chỉ đạo các cấp uỷ trực thuộc tổ chức kiện toàn số lượng cấp uỷ viên bầu thiếu tại đại hội và kiện toàn các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý, đặc biệt chú trọng bố trí công tác sau đại hội theo đúng định hướng Đề án nhân sự cấp uỷ theo nhiệm kỳ của các đảng bộ huyện, thị xã, thành phố. Kiện toàn các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân qua các nhiệm kỳ, làm tiền đề chuẩn bị nhân sự giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-


2021 và giới thiệu ứng cử các chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021.

Sau khi hoàn thiện các bước rà soát, bổ sung và xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; Ban Thường vụ cấp uỷ, lãnh đạo cơ quan, đơn vị đã tiến hành phê duyệt quy hoạch hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, thẩm định phê duyệt quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo phân cấp. Danh sách cán bộ đưa vào quy hoạch và đưa ra khỏi quy hoạch đều được thông báo công khai trong ban chấp hành đảng bộ, trưởng các sở, ban, ngành (đối với các địa phương), ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo cơ quan, đảng ủy và trưởng các đơn vị trực thuộc (đối với các cơ quan, đơn vị); đồng thời thông báo cho cá nhân cán bộ biết.

3.2.2. Về đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số

Tiếp tục thực hiện Kết luận số 57-KL/TW ngày 3/11/2009 của Bộ Chính trị về công tác dân tộc, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND, ngày 31/12/2010 về tăng cường công tác dân tộc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ thị nhấn mạnh, chính sách cử tuyển được thực hiện theo hướng phân cấp cho các địa phương, ngành, doanh nghiệp đăng ký nhu cầu đào tạo về số lượng và ngành nghề.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Kế hoạch triển khai Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh số 5479/KH-UBND, ngày 4/8/2014 nhấn mạnh đến việc tạo nguồn cán bộ: “Thực hiện quy hoạch, đào tạo, hướng nghiệp học sinh dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở và các cấp học khác để tạo nguồn cán bộ sử dụng của địa phương, đặc biệt chú trọng các vị trí cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cơ sở ở những vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số” [162].

Công tác tạo nguồn xa thông qua thực hiện chế độ cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số tiếp tục được thực hiện. Trong 5 năm, có 1.838 học sinh trúng tuyển vào Trường dự bị Đại học dân tộc Trung ương Nha Trang. Bình quân

Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2015 - 14


hàng năm, có 360 học sinh trúng tuyển, chiếm tỷ lệ hơn 40% chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của trường.

Tiếp tục thực hiện Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, tỉnh Đắk Lắk đã cử 200 học sinh dân tộc thiểu số gửi đi học tại các trường đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp trong cả nước. Tuy vậy, việc theo dõi học sinh cử tuyển trong quá trình đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ở ngoài tỉnh thực hiện không được tốt. Do vậy, tỉnh chỉ nắm được số lượng cử đi và một phần số lượng không tốt nghiệp ra trường, còn số lượng lưu ban, bỏ học hàng năm không thể nắm bắt một cách thường xuyên.

Số sinh viên học cử tuyển ra trường đã được tỉnh bố trí việc làm: 30 sinh viên dân tộc thiểu số học lớp cử tuyển ngành Kinh tế nông lâm vào làm việc tại các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; 18 sinh viên tốt nghiệp ngành bác sĩ hệ cử tuyển vào làm việc tại các đơn vị thuộc Sở Y tế; 37 sinh viên cử tuyển về công tác tại địa phương và thỏa thuận hợp đồng cho 2 trường hợp theo Chỉ thị số 19-CT/TU, ngày 26/7/1999 của Tỉnh ủy.

Công tác đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số cũng đạt được những kết quả quan trọng: Năm 2011, các cơ sở đào tạo đã đào tạo nghề cho 2.636 người dân tộc thiểu số; bao gồm: cao đẳng nghề 462 người; trung cấp nghề

1.470 người; sơ cấp nghề: 704 người. Ngoài ra, tỉnh còn tổ chức dạy nghề cho

1.502 lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số; ngành giáo dục còn dạy nghề hướng nghiệp phổ thông cho 38.702 học sinh dân tộc thiểu số và Trường Cao đẳng nghề thanh niên dân tộc Tây Nguyên đã đào tạo nghề cho hàng ngàn em. Năm 2012, đã tổ chức được 57 lớp tập huấn cho 2.280 lượt người tham gia, trong đó đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số là 1.020 lượt người, chiếm tỷ lệ 44,74; tổ chức được 9 cuộc hội thảo đầu bờ cho 360 lượt người tham gia, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 119 lượt người, chiếm tỷ lệ 33,0%; đào


tạo sơ cấp nghề cho 5.827 người. Ngoài ra, tỉnh còn tổ chức dạy nghề cho

1.072 lao động nông thôn cho 430 người. Trường Cao đẳng nghề thanh niên dân tộc Tây Nguyên đã đào tạo nghề cho hàng ngàn em [155].

Cùng với công tác đào tạo học sinh dân tộc thiểu số theo dự bị và cử tuyển, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cũng luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị các cấp và cán bộ là người dân tộc thiểu số tại chỗ. Trên cơ sở làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng năm và 5 năm để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dự nguồn và đào tạo cán bộ theo tiêu chuẩn chức danh đảm bảo về số lượng, chất lượng từng bước đáp ứng những yêu cầu mới của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chủ động hội nhập quốc tế.

Đào tạo về chuyên môn, có tổng số 1.562 cán bộ, trong đó, đào tạo ở nước ngoài trình độ Thạc sĩ và tương đương có 6 cán bộ; đào tạo trong nước trình độ tiến sĩ có 24 cán bộ; trình độ thạc sĩ và tương đương có 484 cán bộ; trình độ đại học, cao đẳng có 1.054 cán bộ. Đào tạo về lý luận chính trị có tổng số 3.256 cán bộ, trong đó: trình độ đại học Chính trị chuyên ngành có 4 cán bộ; trình độ Cao cấp lý luận chính trị có 794 cán bộ; trình độ trung cấp lý luận chính trị có

2.458 cán bộ. Mở 2 lớp cử tuyển đại học chuyên ngành Hành chính cho 170 học viên là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Cử cán bộ đi đào tạo về cử nhân chính trị chuyên ngành xây dựng Đảng 5 đồng chí, chuyên ngành kiểm tra 2 đồng chí, chuyên ngành Tôn giáo 1 đồng chí. Cán bộ đào tạo sau đại học 233 người; trong đó: Thạc sỹ và bác sỹ chuyên khoa I có 217 người; Tiến sỹ và bác sỹ chuyên khoa II có 16 người [119, 125].

Chương trình bồi dưỡng cập nhật, nâng cao trình độ về kỹ năng công tác theo quy định như công tác xây dựng Đảng, công tác của các đoàn thể trong hệ thống chính trị, an ninh - quốc phòng, kỹ năng quản lý nhà nước theo chương trình quy định cho cán bộ các ngạch và theo chức vụ lãnh đạo, quản lý; bồi


dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý chuyên ngành và vị trí việc làm theo chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm, tin học, ngoại ngữ chuyên ngành, tiếng dân tộc cho cán bộ các cấp của tỉnh… đạt được những kết quả nhất định.

Bồi dưỡng học tập kinh nghiệm ở nước ngoài có 63 cán bộ; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ có 16.097 cán bộ; bồi dưỡng chức danh cấp sở và tương đương có 69 cán bộ; bồi dưỡng chức danh cấp phòng và tương đương có 166 cán bộ; bồi dưỡng cán bộ chuyên môn nghiệp vụ đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn có 210 cán bộ; bồi dưỡng cán bộ chuyên môn nghiệp vụ đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy Ban nhân dân xã, phường, thị trấn có 381 cán bộ; thực hiện chủ trương bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đối tượng I, II, III có 2.426 cán bộ.

Từ năm 2010 đến năm 2015, tỉnh Đắk Lắk đã cử 19 cán bộ dân tộc thiểu số đi học sau đại học, trong đó: tiến sĩ có 2 cán bộ; thạc sĩ có 14 cán bộ; chuyên khoa cấp 1 có 2 cán bộ; chuyên khoa cấp 2 có có 1 cán bộ [162].

Ngoài ra, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, tỉnh thường xuyên mở các lớp dạy tiếng Êđê cho cán bộ, công chức nhất là cán bộ công tác ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số; phối hợp với Trường Đại học Tây nguyên, Học viện Chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh mở các lớp cử tuyển cho con em đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh để bổ sung nguồn cán bộ cấp cơ sở cho các năm sau.

Tuy công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, về lý luận chính trị, các kỹ năng công tác, an ninh - quốc phòng của địa phương đã có nhiều cố gắng, nhưng vẫn còn chưa kịp thời, vì số lượng cán bộ ở các cấp hiện nay chưa được đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều; các đối tượng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chưa thật sự tập trung cho nhiệm vụ học tập.

3.2.3. Về sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số

Nhằm giúp Ủy ban nhân dân có hướng phân cấp cho lãnh đạo các sở, ban, ngành, các đơn vị trực thuộc, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo Ban cán sự Đảng


Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk bổ sung quy định về phân cấp quản lý cán bộ, bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ theo Quyết định số 398-QĐ/TU, ngày 4/1/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đồng thời cũng để thay thế Quyết định số 10/2006/QĐ-UBND, ngày 14/3/2006 của Ủy ban nhân dân.

Bổ sung quy định về phân cấp quản lý cán bộ, bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử theo hướng thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quyết định các chức danh trưởng các bộ phận thuộc cơ quan, đơn vị mình. Không thỏa thuận với Giám đốc Sở Nội vụ như quy định trong Quyết định số 10/2006/QĐ-UBND, ngày 14/3/2006 của Ủy ban nhân dân thay vào đó là báo cáo Sở Nội vụ để theo dõi. Một số chức danh của doanh nghiệp Nhà nước có trên 50% vốn nhà nước thuộc địa phương quản lý phân cấp cho Ban cán sự Đảng và Ủy ban nhân dân quyết định tỉnh.

Tổng số cán bộ trong toàn tỉnh là 46.940 cán bộ, bao gồm: khối đảng, đoàn thể 1.588 cán bộ; khối hành chính 2.896 cán bộ; đơn vị sự nghiệp có

38.313 cán bộ; khối xã 4.143 cán bộ. Trong đó, có 6.014 cán bộ dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 12,81% tổng số cán bộ trong toàn tỉnh, khối Đảng, đoàn thể có 225 cán bộ, chiếm tỷ lệ 14,17%; khối hành chính có 323 cán bộ, chiếm tỷ lệ 11,15%; khối sự nghiệp có 4.615 cán bộ, chiếm tỷ lệ 12,05%; khối xã 851 người, chiếm tỷ lệ 20,54%.

Tỉnh đã bố trí việc làm cho 30 sinh viên dân tộc thiểu số tốt nghiệp cử tuyển ngành kinh tế nông lâm vào làm tại các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; 18 sinh viên tốt nghiệp ngành bác sĩ hệ cử tuyển vào làm việc tại các đơn vị thuộc Sở Y tế; 37 sinh viên cử tuyển về công tác tại địa phương và thỏa thuận hợp đồng cho 2 cán bộ. Năm 2015, tỉ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số vẫn thấp hơn nhiều so với tỉ lệ dân số là người dân tộc thiểu số. Sau nhiều năm thực hiện công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, trong đó, có những biện pháp


quyết liệt của Tỉnh ủy, nhưng tỉ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chỉ đạt tỷ lệ 13%.

Kết quả đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2010-2015 và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 cụ thể:

- Ở cấp tỉnh

Ủy viên Ban Chấp hành có tổng số 55 đồng chí, trong đó: nữ có 3 đồng chí, chiếm tỷ lệ 5,45%; dân tộc thiểu số có 18 đồng chí, chiếm tỷ lệ 32,72%; trẻ tuổi 1 đồng chí, chiếm tỷ lệ 1,81%.

Hội đồng nhân dân có 85 đại biểu, trong đó: nữ 22 đại biểu, chiếm tỷ lệ 25,88%; dân tộc thiểu số có 29 đại biểu, chiếm tỷ lệ 32,12%; trẻ tuổi có 36 đại biểu, chiếm tỷ lệ 42,35%.

- Ở cấp huyện uỷ, thị uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc

Ủy viên Ban Chấp hành, tổng số cấp uỷ có 716 đồng chí, trong đó: nữ có 83 đồng chí, chiếm tỷ lệ 11,59%; dân tộc thiểu số có 109 đồng chí, chiếm tỷ lệ 15,22%; trẻ tuổi có 50 đồng chí, chiếm tỷ lệ 7,12%.

Hội đồng nhân dân có 558 đại biểu, trong đó: nữ 128 đại biểu, chiếm tỷ lệ 22,94%; dân tộc thiểu số có 156 đại biểu, chiếm tỷ lệ 27,96%; trẻ tuổi có 77 đại biểu, chiếm tỷ lệ 13,80%.

- Ở cấp cơ sở

Ủy viên Ban Chấp hành có 5.469 đồng chí, trong đó nữ có 810 đồng chí, chiếm tỷ lệ 14,81%; dân tộc thiểu số có 761 đồng chí, chiếm tỷ lệ 13,91%; trẻ tuổi có 318 đồng chí, chiếm tỷ lệ 5,81%.

Hội đồng nhân dân có 5.464 đại biểu, trong đó: nữ có 996 đại biểu, chiếm tỷ lệ 18,22%; dân tộc thiểu số có 1.461 đại biểu, chiếm tỷ lệ 26,73%; trẻ tuổi có

1.034 đại biểu, chiếm tỷ lệ 18,92%.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình số 13-CTr/TU, ngày 25/7/2002 về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, tổng số cán bộ, công chức thuộc diện Tỉnh ủy quản lý được điều động, luân chuyển từ tỉnh xuống huyện, từ huyện lên tỉnh, từ sở, ban, ngành này sang sở,


ban, ngành khác; từ huyện này sang huyện khác…, gồm có 90 đồng chí; trong đó: cán bộ nữ 17 đồng chí, chiếm 18,89%; cán bộ dân tộc thiểu số có 22 đồng chí, chiếm 22,44% [119].

Cán bộ được điều động, luân chuyển gồm: Phó bí thư Tỉnh ủy 1 đồng chí; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy 3 đồng chí; Tỉnh uỷ viên 13 đồng chí; Ủy viên Ủy Ban kiểm tra Tỉnh uỷ 1 đồng chí; Bí thư huyện ủy 8, Phó bí thư huyện ủy 08 đồng chí; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện 2 đồng chí; phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy Ban nhân dân huyện 5 đồng chí; giám đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh 4 đồng chí; phó giám đốc các sở, ban, ngành đoàn thể 19 đồng chí; phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố 3 đồng chí; trưởng phòng các sở, ban, ngành, đoàn thể 22 đồng chí; phó trưởng phòng các sở, ban, ngành, đoàn thể 6 đồng chí; giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp 3 đồng chí.

3.2.4. Về chế độ, chính sách cán bộ dân tộc thiểu số

Thực hiện theo Quyết định số 1951/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 985/QĐ-UBND, ngày 18/4/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc nâng mức hỗ trợ sinh hoạt phí cho học sinh, sinh viên trường Cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên, mức phụ cấp tăng từ 70.000 đồng/người/tháng lên 200.000 đồng/người/tháng. Sau 5 năm, số lượng học sinh, sinh viên được hưởng các chính sách trên là 17.190 người, với tổng kinh phí 2,922 tỷ đồng.

Từ ngày 1/5/2011, thực hiện chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên là dân tộc thiểu số: học sinh dân tộc thiểu số được khám bệnh và lập sổ khám sức khỏe; hưởng mức học bổng là 664.000 đồng/tháng, được cấp 1 bộ chăn chiếu màn cho một cấp học, 1 bộ áo quần trong năm học; nghỉ hè, nghỉ tết được thanh toán tiền tàu xe, có thêm chế độ tiền tết cho học sinh ở lại trường ăn tết. Ngoài ra, học sinh dân tộc thiểu số nói chung đều được cấp phát đầy đủ sách

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 20/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí